Sunday, September 4, 2022

TRUYỆN NGỤ NGÔN AESOP TẬP 3


  CHUYỆN ÔNG CHỦ CỐI XAY CÙNG CON TRAI DẪN LỪA ĐI BÁN












Ngày xưa có Ông Chủ Cối Xay già và cậu Con Trai cùng dắt một con Lừa tới chợ để bán nó đi. Họ dẫn Lừa đi khá chậm cốt cho lừa bớt mệt hầu mong bán mau hơn, cùng được giá. 

Trên con đường thênh thang đến chợ tỉnh có vài Khách Bộ Hành nhìn cảnh này liền cười lớn ra điều chế giễu?


Một người la to lên:

-Trời ơi ngu quá? Sao lại đi bộ trong lúc còn cưỡi con Lừa kia được? Các người chắc không mong mình là kẻ khờ nhất trong thiên hạ đấy chứ?

Ông Chủ Cối Xay không muốn bị cười là kẻ "ngu  nhất trong thiên hạ" đành bảo con trai cùng mình cưỡi lên lưng Lừa mà đi.

Mới đi một đoạn đường, hai cha con lại có ba kẻ Lái Buôn đi ngang:

-Ô Hô! Chúng ta đang gặp cảnh gì đây? Phải tôn quý người già cả chứ cậu trai kia? Hãy xuống ngay để một mình lão già kia cưỡi Lừa thôi?

Dù Lão Chủ không mệt nhưng Lão cũng phải bảo con trai trèo xuống để một mình Lão cưỡi; như vậy mới làm vừa lòng ba gã Lái Buôn kia.












Tại một cổng vào Chợ khi họ vượt qua vài người đàn bà đang mang vài rỗ rau cùng vài thứ linh tinh đi bán. Hai cha con lại nghe mấy người đàn bà kia chế giễu:

- Kìa mấy chị xem? Lão già sao ác quá? cứ bám mãi trên lưng lừa lại để đứa bé tội nghiệp kia phải đi bộ?

Lại nữa? Người cha nghe vậy quá xốn xang trong lòng bèn bảo Con Trai trèo lên sau lưng Ông.


Chẳng mấy chốc hai cha con lại nghe tiếng la lớn của một đám người khác trên đường:


-Thật là một tội ác! Bắt con lừa tội nghiệp kia phải mang cả hai người. Trong lúc cả hai đều gánh được con lừa tội nghiệp kia là đàng khác?


-Chắc họ phải đi bán con lừa mà họ không nói đấy thôi?


Ông Chủ và Con Trai vội trèo xuống xong tìm một cái cọc gỗ, rồi hai cha con cùng ra sức gánh Lừa tới Chợ. Ít lúc sau hai cha con đến nơi. Cả khu chợ ồn ào cả lên khi hai cha con cột con lừa vào cộc cùng đang hổn hển gánh tới.


 










Một đám đông người bu quanh lại để nhìn cho rõ con vật  bị gánh một cách lạ lùng?

Lừa không ghét cảnh bị gánh như thế nhưng nó rất ghét cái cảnh đông người bu lại chỉ trỏ cười nói lung tung? Sự khó chịu khiến Lừa đá phành phạch và hí lên inh ỏi. Vừa khi cả ba đang qua giữa một cái cầu, rủi thay sợi thừng đứt mất làm Lừa rơi tòm xuống sông?


Ông Chủ Cối Xay đáng thương tay không về nhà. Cũng do cái tội muốn chiều ý mọi người cuối cùng chẳng làm vừa ý được ai cả! Ông Lại còn mất toi luôn con Lừa./.



LỜI BÀN:
CÂU chuyện trên khiến chúng ta nhớ câu chuyện đẽo cày giữa đường mà ắt hẳn nhiều người chúng ta đều có nghe qua. Việc của mình thì mình phải định đoạt lấy, tự chủ độc lập là trên hết. Chiều theo ý người khác, nhưng người khác lại có nhiều ý thích khác nhau, không ai giống ai cả. Có khi việc của ta lại trở thành 'vật hi sinh' cho họ làm "sân diễn" để hạ thủ lẫn nhau cũng nên. Người bị động là ở điểm này đó là nạn nhân của thời cuộc của tranh chấp tư tưởng hay thậm chí mưu đồ cho nhiều người khác. Chúng ta nếu bị động chiều chuộng hay nghe theo lời người khác thì cuối cùng không làm vừa lòng ai được cả. Được lòng người này lại mất lòng kẻ kia do ý tưởng của họ đa phần là chống hay đố kỵ nhau mà thôi. Anh nông dân đẽo cày ngày xưa do chiều theo ý nhiều người cuối cùng cái cày thành khúc gỗ vô dụng...hậu quả là do chiều ý kẻ khác không độc lập với ý kiến của mình.
Chuyện này chúng ta cũng phải cẩn thận "độc lập tự chủ" trong công việc không phải là 'bướng bỉnh kiêu căng' không nghe lời khuyên bảo của kẻ giỏi giang hơn mình. Tự phụ kiêu căng lại là 'người thầy xấu' đưa ta tới thất bại. Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn và kẻ a dua xu nịnh ta lại là kẻ thù tệ hại nhất chính kẻ này sẽ vun bồi cho cái tính xấu của cá nhân ta phát triển cho đến ngày ta sụp đổ hoàn toàn.

TÓM LẠI BÀI NGỤ NGÔN TRÊN LÀ...

*NẾU BẠN GẮNG LÀM VUI LÒNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI BẠN SẼ KHÔNG LÀM VUI LÒNG ĐƯỢC AI CẢ


*Ở SAO CHO VỪA LÒNG NGƯỜI Ở RỘNG NGƯỜI CƯỜI, Ở HẸP NGƯỜI CHÊ

*Phải chủ động trong công việc của mình, không bị động bởi ai, không ba phải như kiểu "đẽo cày giữa đường"

===================== 


THỎ RÙA  CHẠY  THI













Thỏ kia luôn luôn xem thường và nhạo báng Bác Rùa khi nào cũng cục mịch nhất là 'chậm như rùa'? 

Một ngày Thỏ gặp Rùa liền chào nhưng kèm thêm một câu hỏi châm biếm:


-Này bác Rùa có khi nào bác tới được nơi nào không vậy?


-Có chứ, ta không những tới được mọi nơi mà không chừng lại tới nhanh hơn ngươi nữa đấy . Nếu ngươi không tin hãy đua xem thử? Ta sẽ chứng minh cho ngươi thấy.


Thỏ được dịp cười to hơn khi nghe câu nói ngồ nghỉnh của Bác Rùa. Nhưng đây là dịp để Chú đùa chơi nên đồng ý 'chạy thi' với Bác. Anh Cáo là người được đề nghị làm trọng tài cho cuộc đua. Cáo sẽ vạch ra đoạn đường chạy thi và ra lệnh thời điểm khởi hành. 


Phút đầu tiên như bạn thấy đó, thỏ vụt một cái là hơn Rùa một khoảng xa lắc? Nhìn hình ảnh Rùa ì ạch chạy theo mới nực cười làm sao? Thỏ là kẻ cười to nhất Chú ỷ tài khinh thị nằm bên vệ đường ngủ một giấc chờ Rùa?


Bác Rùa chẳng nói chẳng rằng cứ miệt mài bò mãi. Chậm mà đều Bác chẳng bao giờ nghỉ dù một thoáng giây thôi? Cho đến lúc Rùa ngang qua nơi Thỏ đang nằm.Thỏ ta chẳng hề hay, vẫn còn say sưa trong giấc ngủ êm đềm? 


Chợt Thỏ choàng tỉnh!


Ôi thôi! Bác Rùa sắp tới đích đằng kia rồi?! 


Thỏ quýnh lên dùng hết sức mình nhảy thật nhanh nhưng không còn kịp nữa vì Bác Rùa đã chạm được đích trước chú Thỏ kiêu căng./.


LỜI BÀN


-NGƯỜI GIỎI Ỷ TÀI KIÊU CĂNG KHÔNG LO LÀM VIỆC SẼ THUA NGƯỜI VỤNG MÀ CHĂM CHỈ MIỆT MÀI

-CHẬM MÀ CHẮC

                                              

======================

                           
GIÓ BẮC THI TÀI VỚI ÔNG MẶT TRỜI













Gió BẮC và Ông Mặt Trời luôn luôn gây gổ do không ai chịu nhường ai là KẺ MẠNH NHẤT? Vừa lúc hai vị này đang cãi thì có một Khách BỘ Hành đi dọc theo con đường thiên lý, trên người kẻ này đang khoác chiếc áo choàng.

Mặt Trời liền đề nghị:

-A! đây là cơ hội chúng ta đấy nhé. Hãy đồng ý đi xem ai có sức mạnh làm kẻ Bộ Hành kia cởi được chiếc áo khoác xem nào?

- Được thôi!
Gió Bắc gằn giọng trả lời.

Vừa dứt tiếng, Gió liền thổi ngay một làn hơi lạnh buốt mạnh mẽ chắc khác gì cơn bão. Làn gió từ trên mây kêu vù vù đánh xuống ngay kẻ BỘ Hành kia.
Trận gió đầu này làm chiếc áo khoác quất bần bật vào thân kẻ đi đường. Nhưng gió thổi càng mạnh chừng nào người đó càng quấn chiếc áo bó sát thêm vào thân?

Gió càng tức bực, giận dữ chiếc áo kia càng chuốc lấy thất bại não nề, cuối cùng Gió đành chịu thua!?

Đến phiên Mặt Trời. Những ánh nắng đầu tiên của ÔngMặt vừa dịu dàng vừa ấm áp khiến kẻ Bộ Hành kia cảm thấy thoải mái dễ chịu sau cơn chịu đựng ngọn gió quái ác kia. Người Khách giờ này không còn e ngại gì nữa liền cởi chiếc áo khoác vắt bên vai. Giờ Ông Mặt Trời bắt đầu cho ánh nắng dần dà nóng lên...

Khách bắt đầu cởi chiếc mũ ra quệt mồ hôi đọng trên lông mày. Ánh nắng càng nóng, cuối cùng ông ta bỏ luôn chiếc áo khoác buông mình xuống một bóng râm của tàng cây cạnh đường để tránh ánh nắng gay gắt dọi xuống.

LỜI BÀN:

DỊU DÀNG TỪ TỐN CÙNG LÒNG TTỬ TẾ KHI NÀO CŨNG CHIẾM ĐƯỢC LÒNG NGƯỜI; TRÁI LẠI CƯỜNG LỰC VÀ VŨ PHU CHỈ CÓ THÀNH CÔNG BAN ĐẦU NHƯNG LÚC NÀO CŨNG CHUỐC LẤY THẤT BẠI SAU CÙNG
                                       


                   ==============

 KHI SƯ TỬ CHIA PHẦN?























Ngày xưa có bộ tứ: Sư Tử, Cáo, Lang và Sói sống chung nhau. Cả bốn đồng ý đi săn chung và cùng chia phần với nhau những gì kiếm được.

Ngày đó Sói rượt theo bắt được một con Nai. Lập tức gọi ba người bạn kia tới cùng chia 'chiến lợi phẩm'.


Chẳng cần hỏi han ai, Sư Tử tự cho mình làm ông chủ trong bữa Tiệc đó. Xong y tự tay cắt phần chia con mồi ra làm bốn. Sư Tử ta làm dáng công minh chính trực kêu số cho bốn người:


-Một...Sư Tử dỏng dạc nó đếm bằng vuốt của mình...ta tức là Sư Tử SỐ MỘT. Hai là Sói, Ba là Lang và BỐN là Cáo.


Nói xong Sư Tử cẩn thận chia con nai thành bốn phần đều nhau.


-Ta là Chúa Sư Tử dĩ nhiên ta chọn phần MỘT. Kế tiếp phần HAI cũng là ta ...lý do ta mạnh nhất. Kế tiếp phần BA cũng là ta do ta là kẻ can đảm nhất trong đám này.


Nói đến đây Sư Tử tham lam đưa cặp mắt đỏ ngầu -hung ác lừ lừ nhìn quanh:


-Nào? còn phần BỐN ai đứng ra nhận về mình nào?


Vừa nói hắn vừa gầm gừ trong cổ họng mấy cái VUỐT trương ra 
với  ngụ ý chực chờ làm chuyện gì đó 'rất nhiều  tàn độc'?!


LỜI BÀN 
Chưa bao giờ trên thế giới này nội dung câu chuyện kiểu "Sư Tử Chia Phần" hiển hiện một cách rõ ràng như hôm nay. Thế giới hôm nay hoàn toàn hầu như gần hết kẻ mạnh bao giờ cũng cầm thứ 'cán cân công lý' do họ tự tạo ra. Thân phận nhược tiểu tất cả đều chịu thiệt thòi và lấn ép. Lý kẻ mạnh trong thời đại hạt nhân hôm nay là lý lẽ của những nước có kho vũ khí hạt nhân đầy ắp trong sân nhà họ.
Kẻ mạnh ban phát luật lệ và công bắng cho riêng họ, thu tóm quyền lợi cho họ. Đã hưởng hết mọi quyền lợi nhưng bao rủi ro và tai nạn gần như đổ lên đầu các nước nghèo nàn thua kém. Kẻ mạnh vừa hưởng hết mọi thứ nhưng lại quyết định đánh phá xâm lấn bất chấp mọi thủ đoạn mọi lời ta thán của thế giới.
Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng sau cùng và ban phát công lý điều này phải chăng là định luật.
Trong giao thiệp làm ăn trong đời thường, luật bất công trên vẫn áp dụng. Kẻ có tiền có quyền thế thường lấn ép người nghèo khổ thế cô. Ai sẽ là hiệp sĩ bênh vực cho người yếu thế khi phần hơn phần đúng từng về phía kẻ mạnh tiền và quyền lực.
Trong một nước cũng thế thôi, Ai nắm quyền lực kẻ đó là vua là chủ nhân ông của chế độ của đất nước. Đám dân đen bị trị là thành phần đa số nhưng luôn chịu thiệt thòi và áp bức.
Thế giới của con người tại sao còn nhiều chiến tranh và đau khổ phải chăng phát xuất từ ý nghĩa bên trong câu chuyện ngụ ngôn trên?

-LÝ KẺ MẠNH BAO GIỜ CŨNG THẮNG 

-LÝ KẺ CƯỜNG QUYỀN BAO GIỜ CŨNG GIÀNH PHẦN ĐÚNG
 
-THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU BAO GIỜ CŨNG THUA THIỆT

                                 

                      ĐHL  DỊCH 

No comments:

Post a Comment