(viết theo lời hứa với em gái Đinh thị Hiệp)
***
KỂ RA số phận di dân của người Quảng Trị từng trải qua bao nhiêu giai đoạn. Cái ý nghĩa của Di Dân đó là thực sự bỏ quê, giã từ nơi "chôn nhau cắt rốn" ra đi nhưng chẳng hẹn ngày về.
Khói lửa, chết chóc phủ chụp lên số phận quê mình, từ thời ông bà đổ lại. Tất cả gom lại trong hai tiếng "chạy giặc" mà thôi. Từ thời giặc Pháp đã lắm đoạn trường, đến lúc sau này chẳng kém đau thuơng. Bao thời sống dưới hai lằn đạn, Quảng trị khổ, đói đã đành nhưng trên bàn thờ mọi nhà không bao giờ thiếu bát nhang thờ người thân thuộc từng chết vì chiến tranh. Chuyện nhà cửa cháy- xây không biết mấy bận. Cho đến lúc chỉ có tranh lợp tạm nhưng chẳng chịu yên, lại thành tro bụi rồi lại dựng xây...
Hình ảnh mái tranh nghèo dần dà là hình ảnh quen thuộc cho người dân quê mình, một quê hương "cày lên sỏi đá" cố sống qua ngày đoạn tháng. Mỗi mùa đông lạnh cắt da cắt thịt,"cắn ngón tay không còn chảy máu", người quê mình từng quay quắt, có lúc chẳng biết lấy chi bỏ đầy cái bao tử trống không.
Đó là nỗi khổ của chiến tranh, đói lạnh.
Đó là nỗi khổ của chiến tranh, đói lạnh.
Mùa Hè Đỏ Lửa, người Quảng Trị phải đành bỏ xứ mà đi. Người quê mình phải di dân vào tận xứ Bình Tuy, một thời người ta gọi là đất "Thầy Thím" do đây có đông dân tộc người Chăm, tiếng QT quen miệng gọi là "Chàm".
Người Chàm, tháp Chàm cũng do tiếng chỉ dân tộc Champa mà ra.
Xưa Công chúa Huyền Trân hi sinh thân ngọc để đổi hai châu Ô và Rý cho người QT hiện nay thì từ cái năm máu lửa 1972 con cháu người Qt lại tiến sâu hơn nữa. BÌnh Tuy những mật khu, những rừng gỗ quý ken dày , sức người làm không xuể , biển cả đầy ắp cá đang chờ sức người Qt vào khai hoang lập ấp:
"Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo"
1975 hòa bình rồi, thống nhất rồi ; thế mà người di dân QT vẫn không thoát khỏi cái "số cực". Rừng đốn hết, nào củi, nào than, tất cả cho cái bao tử. "Miệng ăn núi lở", thế là ba cái rẫy bạc màu lần hồi không còn lợi tức! Miệng ăn càng sinh sôi, nảy nở càng đông, rừng đốt làm than dần hồi cũng hết. Thế là vài năm sau 1975 lại tiếp tục di dân theo kiểu đi 'kinh tế mới' vào tận miền nam lục tỉnh-Bạc Liêu, Rạch Giá, Long Xuyên, Cần Thơ nhất là Bạc Liêu. Nhưng đâu có yên, bà con QT sống không quen kiểu "ướt át vùng sông nước"như dân lục tỉnh, nên cũng lại phải tứ tán lần nữa? Rõ ràng, số khổ nó vẫn theo bước chân "giang hồ' người dân xứ Quảng.
Ai nói hai chữ 'cu ly' chỉ trong lịch sử thời Pháp thuộc? hết gạo, cạn cơm người QT tại tỉnh Bình Tuy (Hàm tân, Đức Linh) chen nhau tìm đến các nông trường cao su Long Khánh -Bà Rịa- Biên Hoà sau này còn gọi cái tên mới là tỉnh Đồng Nai. Họ 'ào ào' đầu đơn xin vào các đội cu -li nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Có may mắn hay cái số còn 'chộ hạt cơm' mới vô được các tổ-đội canh tác cao su. Cao su còn non quả thiệt là ân huệ của trên ban xuống. Ngoài gạo tiêu chuẩn, người công nhân nông trường nhận đất còn thưa lại có cơ hội trồng dặm đậu,mè kể cả tỉa lúa khô để có thêm lợi tức. Một quá khứ, nhiều đồn điền cao su Long Khánh, vài nơi gần Long Thành hay Bà Rịa, ta đi đâu cũng nghe giọng nói Quảng Trị 'đặc sệt'. Người QT gần nhau vàn công nhau cắt lúa rẫy đất nông trường, hay nhổ đậu, thu hoạch mè...
Ôi thương làm răng, Quảng trị đời "bọ mẹ" di dân, đẻ ra đời con, rồi đến đời cháu cùng ở một nhà. Mấy thập niên trôi qua, lớp mẹ cha ra đi biệt xứ, nay đến đời cháu con sinh ra lớn lên nơi xứ lạ quê người nhưng trở thành thân thuộc như quê cha đất tổ chẳng biết lúc nào.
Nhiều lắm, người QT -tiếng QT- bao nhiêu khuôn mặt, màu da khắc khổ cho đến giọng nói nghe quen tai khó lòng lẫn lộn. Tiếng và người trải dài từ Bà Tô, Bình Giã, Ngãi Giao; từ các nông trường Hòa Bình, Cụ Bị, Xà Bang cho đến giáp giới Đức Linh Bình Thuận hay tiếp với Biên Hòa...
Những mái tranh trong những vùng đất rẫy từ ngày Khai Hoang Lập Ấp vào xứ Bình Tuy, cũng như sau 1975 bao dãy nhà tranh xây dựng quy cũ, ngay hàng- thẳng lối trong các nông trường cao su, phần đông đều là những thế hệ di dân QT, già và trẻ ngày ngày nương nhau mà sống.
Chạy giặc, di dân lập ấp, rừng rú biển cả, tiếp đến là những liếp rừng cao su bạt ngàn xa ngót tầm mắt miền đất đỏ Long khánh trong nam để chan hòa máu và mồ hôi bao nhiêu thế hệ Quảng Trị quê mình.
Kiếp 'cu ly' nông trường, đổi mồ hôi kiếm gạo tiêu chuẩn: nơi này đội trưởng nông trường quyền thế 'như vua'. Gạo cơm , phân bón , tiền bạc lương huớng , cắt công , khai công trong tay đội trưởng . Trên đội trưởng là trưởng nông trường . Tất cả đều có đời sống dư dật giàu sang, chỉ có người 'cu li' trực tiếp lao động là khổ. Nhưng cái thời này , gạo quý 'như vàng' người Qt dám đi đâu để mất tiêu chuẩn . Vài ba năm đầu , cao su chưa cao , 'cu li' nông trường còn có đôi chút an ủi nhờ trồng chen vào giữa những luống cao su nào đậu nào bắp , nhất là lúa 'vại' tức khác với lúa cấy chỉ mọc đất khô . Nông trường cũng chẳng gây khó khăn chi vì trồng chen ở giữa thì cao su khỏi bị cỏ hãm cũng hay . Một công hai việc cho người 'cu li' . Người Qt lại 'vàn công' nhau , thu hoạch mùa màng giữa những luống cao su. Thời này ngó vậy mà vui, vừa có gạo vừa có thêm tiền.
Khác với những kẻ ra đi, ra đi đây là ra đi đợt hai, đợt ba sau khi di dân vào nam rồi. Người ở lại Bình tuy, nhất là ở huyện Hàm Tân lại càng thiếu thốn hơn. Những đồi cát bạc màu sát biển, lúa bắp không còn lên nỗi. Những nương rẫy, trồng lên bới xuống nhiều lần, đến nỗi tranh cũng khó mọc lên cao.
Ôi! những buổi cắt tranh sao quá gian nan chán nản. Cái thuở được phát tồn lợp nhà và tiêu chuẩn gạo di dân LẬP ẤP 1973 -74 đã nằm trong quá khứ. Người bứt tranh đứng nhìn những đồi hoang hóa, tranh cao không quá đầu gối, chỏng cọng ngao ngán trong lòng. Tranh tốt thì người bứt không biết mệt. Tranh xấu vừa làm vừa chạy quanh. Bứt tranh là tiếng cũ, có thể gọi là cắt tranh hay cắt gianh theo tiếng Bắc. Tiếng gì thì tiếng, tranh dài ngọn là điều mừng rỡ nhất để về lợp mái tranh nghèo đang thời giột nát, hay lợp nhà mới nếu không có tiền mua. Nhưng tiền đâu, nếu hai bàn tay chỉ biết cầm cuốc, liềm, rựa?
nghề bứt tranh: một thời kiếm ra gạo tiền nhờ nó
Chạy giặc, di dân lập ấp, rừng rú biển cả, tiếp đến là những liếp rừng cao su bạt ngàn xa ngót tầm mắt miền đất đỏ Long khánh trong nam để chan hòa máu và mồ hôi bao nhiêu thế hệ Quảng Trị quê mình.
Kiếp 'cu ly' nông trường, đổi mồ hôi kiếm gạo tiêu chuẩn: nơi này đội trưởng nông trường quyền thế 'như vua'. Gạo cơm , phân bón , tiền bạc lương huớng , cắt công , khai công trong tay đội trưởng . Trên đội trưởng là trưởng nông trường . Tất cả đều có đời sống dư dật giàu sang, chỉ có người 'cu li' trực tiếp lao động là khổ. Nhưng cái thời này , gạo quý 'như vàng' người Qt dám đi đâu để mất tiêu chuẩn . Vài ba năm đầu , cao su chưa cao , 'cu li' nông trường còn có đôi chút an ủi nhờ trồng chen vào giữa những luống cao su nào đậu nào bắp , nhất là lúa 'vại' tức khác với lúa cấy chỉ mọc đất khô . Nông trường cũng chẳng gây khó khăn chi vì trồng chen ở giữa thì cao su khỏi bị cỏ hãm cũng hay . Một công hai việc cho người 'cu li' . Người Qt lại 'vàn công' nhau , thu hoạch mùa màng giữa những luống cao su. Thời này ngó vậy mà vui, vừa có gạo vừa có thêm tiền.
Khác với những kẻ ra đi, ra đi đây là ra đi đợt hai, đợt ba sau khi di dân vào nam rồi. Người ở lại Bình tuy, nhất là ở huyện Hàm Tân lại càng thiếu thốn hơn. Những đồi cát bạc màu sát biển, lúa bắp không còn lên nỗi. Những nương rẫy, trồng lên bới xuống nhiều lần, đến nỗi tranh cũng khó mọc lên cao.
Ôi! những buổi cắt tranh sao quá gian nan chán nản. Cái thuở được phát tồn lợp nhà và tiêu chuẩn gạo di dân LẬP ẤP 1973 -74 đã nằm trong quá khứ. Người bứt tranh đứng nhìn những đồi hoang hóa, tranh cao không quá đầu gối, chỏng cọng ngao ngán trong lòng. Tranh tốt thì người bứt không biết mệt. Tranh xấu vừa làm vừa chạy quanh. Bứt tranh là tiếng cũ, có thể gọi là cắt tranh hay cắt gianh theo tiếng Bắc. Tiếng gì thì tiếng, tranh dài ngọn là điều mừng rỡ nhất để về lợp mái tranh nghèo đang thời giột nát, hay lợp nhà mới nếu không có tiền mua. Nhưng tiền đâu, nếu hai bàn tay chỉ biết cầm cuốc, liềm, rựa?
Người bứt tranh (cắt tranh) giỏi, ngoài kiếm được cái nghề chuyên nghiệp làm tranh, đánh tranh bán độ nhật, còn có thêm biệt hiệu. Dân QT ngang đây thấy hơi giống dân nam: chú Hùng nghề bứt tranh xóm ba mạ tôi ở, thì gọi cái tên Hùng Tranh. Tội nghiệp giờ đây chú đã ra người thiên cổ. Nghề bứt tranh cũng chung số phận đó là NGHÈO; 'có đồng nào xào đồng đó' làm gì để dành được?
Thời thế đổi dời; thiên hạ 'đổi mới' trong khi xã hội toàn nhà xây, nghề bứt tranh cũng đi vào 'lịch sử' thế là chú Hùng ngày ngày, thân bệnh hoạn, ngồi ngó ra con đường kiệt xem 'xe nổ' chạy đầy đường. Có thể Chú ngồi nhớ lại những ngày bứt tranh khấm khá: "cái nào ngàn đó" có khi tranh 'hút' lên giá 1.200. Thím Hùng ngày đó 'le te' đi chợ Cam Bình mua đồ bổ, ngon cho chú 'bồi dưỡng', giờ còn đâu?
Hãy để cho Chú Hùng và hình ảnh những cái tranh, đánh dày, đánh mỏng, dài ngắn; hay những gánh tranh người nông phu lúp xúp gánh về tận chợ tỉnh LaGi vẫn đắt hàng, đi vào 'lịch sử' của di dân QT một thời.
Lớp cháu con đâu nghĩ ra hình ảnh những cái rẫy tranh khi bị cháy ra sao? Ai ác bỏ tàn thuốc, hay cố ý đốt. Những liếp tranh đã cắt , chờ khô gánh về lợp nhà nay ra tro bụi. Những mái nhà đang cần tranh lợp mới ra sao? Những nuộc lạt đang ngâm nước, chờ tranh hất lên mái nhà, đòn tay con thơm mùi gỗ rừng, giờ xem như bị đình lại vì tranh đã bị cháy sạch?
Rẫy rừng và những mái nhà tranh tưởng chừng là 'điệp khúc bất tận' cho kiếp người dân lưu xứ Quảng trị quê mình. Nếu có ai có 'cái tâm 'ghi lại thì quả là hình ảnh bi tráng cho người Quảng Trị quê ta đi mãi với kiếp lưu dân. Thật khổ làm sao!
ĐHL
edition 15/9/2022
No comments:
Post a Comment