Lời mở đầu:
Di dân không phải là "khuôn mặt mới" của một nước, vùng , miền hay thế giới. Chuyện di dân đã xảy ra từ xưa Từ con tàu Mayflower những người những người mang cái tên là Pilgrims "khách hành huong " rời bến Plymouth nước Anh tới bến bờ Virginia xứ Mỹ vào năm 1620 hay các đợt người Minh Huơng lìa xa xứ Trung Hoa khi nhà Minh sụp đổ, thòi kỳ mà hàng loạt người Trung Hoa còn gọi là Minh Huơng di dân sang nước Việt và cái tên Minh Huơng có từ đó. Họ có công mở mang một miền Nam trù phú nhiều mặt cùng đóng góp nhiều nhân tài cho xã hội VN xưa nay.
Đối với VN với hai cuộc di dân lớn nhất 1954 và 1975 đã làm cho người ta có dấu ấn khó quên về nguyên nhân chính của di dân là CHÍNH TRỊ.
Lịch sử cuộc Đổ Xô Tìm Vàng (Gold Rush) tại California vào giữa thế kỷ 19 cũng kích động những cuộc di dân từ bờ Đông tới bờ Tây nước Mỹ. Các mỏ vàng California trong lịch sử còn kích thích các đợt di dân lớn từ thế giới vào tiểu bang này, nhất là người Trung Hoa, họ sang California cách đây từ lâu. Một lịch sử di dân người Trung Hoa trước đây gọi California là Núi Vàng (Gold Mountain). Phần đông người Trung Hoa mong cuộc đổi đời kiếm sự giàu có xong trở về cố quốc; nhưng cuối cùng họ cũng định cư tại Hoa Kỳ đông nhất là vùng San Francisco cho đến nay.
DI DÂN LÀ GÌ?
Có nhiều định nghĩa về di dân nhưng tựu trung lại
DI DÂN LÀ SỰ RỜI BỎ NƠI CƯ TRÚ ĐỂ ĐI TỚI Ở MỘT NƠI KHÁC CÓ TÍNH VĨNH VIỄN VÀ KHÔNG TRỞ LẠI
TÍNH CÁCH CỦA DI DÂN ra sao?
Di dân có hai tính cách
· RA ĐI CÓ TÍNH TỰ NGUYỆN: những người ra đi do họ muốn và chủ động ra đi
· RA ĐI DO BỊ BẮT BUỘC, ngoài ý muốn: chiến tranh, dịch bệnh mất mùa đói khổ, áp bức tôn giáo, hình sự, bất công xã hội... họ bắt buộc phải ra đi ngoài ý muốn của mình.
TÍNH CÁCH ĐỊA LÝ CỦA DI DÂN
Có 2 tính cách địa lý của di dân:
-DI DÂN QUỐC TẾ người di dân do NHIỀU HOÀN CẢNH phải đi ra khỏi nước dù tự nguyện hay bắt buộc; sau đó NHẬP CƯ vào nước khác để trở thành người nhập cư dù hợp pháp hay không, và không trở về cố xứ nữa.
-DI DÂN TRONG NƯỚC vùng này sang vùng khác trong nước. Người dân di cư do thiên thời địa lợi ... thiên cư đi lập nghiệp dù ngay trong nước và không trở về quê cũ nữa.
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH YẾU CHO DI DÂN LIÊN QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Từ xưa đến nay, nói một cách tổng quát, KINH TẾ & VĂN HÓA là 2 nguyên nhân chính cho vấn đề di dân quốc tế.
* KINH TẾ
Kinh tế là hấp lực mạnh nhất đã lôi cuốn hàng triệu người tự ý lìa xa những xứ sở nghèo đói ra tìm cơ hội tại các nước khác. Dĩ nhiên nơi đến của họ là những quốc gia đã phát triển(developed countries). Phong trào di dân từ các nước nghèo đói Châu phi hiện nay vẫn tiếp diễn mặc dầu có nhiều rủi ro về tai nạn trên biển ), ít đợt di dân nào chạy tới các nước đang phát triển hay nghèo khó.
Thí dụ các nước có dầu mỏ: các nước xuất cảng dầu mỏ tại Trung Đông ví dụ tại Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất có tới 74% là dân nhập cư. Ngay tại nước Kuwait có tới 68% là dân nhập cư. Số dân nhập cư tới từ các nước Á Châu và các quốc gia nghèo khó khác tại Trung đông.
Hiện tại số dân nhập cư bất hợp pháp tại Hoa kỳ hiện nay lên con số hơn 15 triệu người. Đa số đến từ các nước nghèo Nam Mỹ. Dĩ nhiên tuyệt đại đa số họ là thanh niên, những người bỏ con vợ lại ở lại , cũng mong tới Hoa kỳ đổi đời sau hết hi vọng vào quốc tịch Mỹ và bảo lãnh vợ con ở nhà. Theo nước Mỹ, họ coi đây là việc nhập cư "dây chuyền"( Chain Immigration)
Con số trên thật ra không nhiều khi so với lịch sử con số nhập cư vào Mỹ đã xảy ra hai ba thế kỷ trước, nhất là từ Châu Âu. Suốt chuỗi thời gian hơn 200 năm, có tới 65 triệu người dân cư đã ra đi tìm đất mới trong đó có tới 40 triệu người Châu Âu tìm "bến đổ" cuối cùng là vùng "đất hứa" Hoa kỳ.
Trong quá khứ Châu Mỹ nói chung hay Hoa Kỳ nói riêng vẫn là sức hấp dẫn hàng chục triệu di dân từ Châu Âu. Cao điểm là những năm 1840s và 1850s có tới hơn 4 triệu di dân đến từ Bắc và Tây Âu. Nói như thế khi chỉ so sánh con số thì đợt nhập cư của người VN từ sau chiến tranh 1975 tăng từ con số 231,000 người cuối 1980 lên đến 1.3 triệu người vào năm 2013 thì quả không phải là đợt nhập cư nhỏ được.
* VĂN HÓA, XÃ HỘI, KHẮC NGHIỆT TÔN GIÁO, CHIẾN TRANH CŨNG TỪNG DẪN TỚI DI DÂN LIÊN QUỐC GIA
20/8/1620 đánh dấu ngày nhóm nô lệ gốc Phi Châu đầu tiên đến Jametown Hoa Kỳ
Chế độ nô lệ đã có từ thời cổ Hy lạp, nhưng theo nội dung bài viết chỉ bàn tới di dân nô lệ thì nét đậm nhất là thời kỳ nô lệ bị bắt hoặc bán mua tại Châu phi và có một hành trình dài qua tận Châu Mỹ.
Nuôi nô lệ và chế độ nô lệ đã là môt truyền thống, nếp sống của xã hội con người vài thế kỷ trước. Những nô lệ bị bán từ Châu phi và đưa tới Bắc Mỹ cùng một số thuộc địa khác tại Nam Mỹ.
người nô lệ Châu Phi bị nhét lên tàu qua Châu Mỹ chật ních như chở con vật; do họ bị loài người xem ngang với con vật vào thời buôn bán nô lệ
Lịch sử ghi lại rằng cho đến cuối thế kỷ 19, có tới 650,000 nô lệ Châu phi tới Tân Thế Giới-Châu Mỹ. Họ là những 'di dân bất đắc chí' do bị bắt và bị mua bán từ Châu Phi. Sau đó giới mộ phu Châu Âu đã đem họ lên những chiếc thuyền, chở họ đi như súc vật và bán như bán súc vật. Di dân nô lệ là hậu quả của một truyền thống tư tưởng trong xã hội con người, thời điểm còn công nhận chế độ nô lệ.
con số nhập cư vào Hoa Kỳ từ 1870 -1900s
Bất ổn chính trị tôn giáo cũng mang gần 2 triệu di dân mà hơn 90% là người Anh tự nguyện tới Mỹ quốc khoảng thời gian từ năm Hoa Kỳ Độc Lập 1776 đến năm 1840.
DI DÂN THEO HƯỚNG TỴ NẠN
Vào đầu thế kỷ 20 cho đến đầu thế kỷ 21 tổng cộng hơn HƠN 20 triệu di dân theo huớng tỵ nạn (refugees) trong đó có các biến cố đáng kể :
-Người Palestine phải rời Do Thái khi nước Do thái được thành lập vào năm 1948 và sau cuộc chiến 1967 trong đó Do Thái đã chiếm phần lớn đất đai tại đây.
Cuộc nội chiến Sudan từ 1955 cho đến nay vẫn còn tiếp diễn đã đẩy tới con số 5.3 triệu dân tản cư lánh nạn trong nước họ, những cuộc di cư ngay trong nước họ với những lý do hoàn toàn bị bắt buộc đó là chiến tranh.
Cuộc chiến VN đã đưa tổng cộng tới 1,800,000 người ra đi với dạng tỵ nạn sau sự sụp đổ của VNCH vào tháng Tư năm 1975
Từ ngày 24/2/2022 cho đến nay TT Nga là Vladimir Putin phát động cuộc chiến xâm lăng Ukraine đã đẩy hơn 4 triệu người Ukraine, 1/10 dân số nước này, phải rời khỏi Ukraine đi tỵ nạn chiến tranh. Trong lúc cuộc chiến đang tiếp diễn thì có hơn 6.5 triệu người phải mất nhà cửa chạy nạn ngay trong nước con số chưa thống kê được...
người tỵ nạn Ukraine chật ních đang chờ phương tiện tại biên giới Ba Lan
***
Cho đến hôm nay, những làn sóng di dân trên thế giới không suy giảm lại còn tăng mạnh do hậu quả chiến tranh và chiến tranh chống khủng bố đang xảy ra trên thế giới nhất là Trung đông và Đông Âu.
Chung lại, làn sóng di dân trên bình diện quốc tế chưa bao giờ ngưng hẳn.
=================================
DI DÂN THEO QUAN NIỆM SỐNG THAY ĐỔI KHI SỰ GIAO THOA THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN NHANH
Giới phụ nữ tại các nước nghèo nhất là Á Châu hiện nay đã vượt qua khuôn khổ gò bó của văn hóa cũ khi phong trào lấy chồng ngoại lên cao cùng với sự nới lỏng về luật lệ chính phủ trong vấn đề di dân. Không riêng gì Việt Nam các nước khác như Ấn Độ, Pakistan...đều có phong trào lấy chồng nước ngoài. Có nhiều lý do để lấy chồng nước ngoài nhưng đa số là vì có đời sống sung túc hơn . Riêng với VN trung bình có tới 100,000 phụ nữ VN lấy chồng ngoại kiều mỗi năm trong khoảng thời gian 2008 tới 2010.
theo ông Đặng thế Hùng chánh văn phòng tổ chức Việt Kiều của Chính phủ VN thì con số này còn tăng theo thời gian.
Làn sóng trao đổi nô lệ tình dục tăng mạnh trên thế giới cũng là yếu tố tiếp theo góp phần làm mất cân đối dân số và biểu đồ dân số tại các nước bị bỏ đi và các nước được tới thêm.
DI DÂN DO KHẮC NGHIỆT TÔN GIÁO
Lịch sử khắc nghiệt tôn giáo đã đẩy những người hành huơng theo con tàu Mayflower từ giả Anh quốc tới xứ sở Mỹ quốc vào đầu thế kỷ 17 đó là chuyện quá khứ .
Thời đại hôm nay hàng trăm ngàn người Kurd đang vượt biên giới Syria để tránh cái nạn nhà nước Hồi Giáo ISIS bắt "cải đạo"(religious convert) nếu không thì bị xử tử. Hiện trạng chiến tranh lồng trong khung cảnh bức bách về tôn giáo tại biên giới ba nước Iraq, Syria và Thổ nhĩ Kỳ đang vẽ bức tranh ảm đạm về tự do tôn giáo cùng chủ nghĩa cực đoan. Hàng triệu người phải di cư hiện tại là nạn nhân của giáo điều cực đoan , suy cho cùng tôn giáo cũng nằm trong phạm trù văn hóa cả.
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH YẾU ĐƯA TỚI DI DÂN TRONG NƯỚC
MÔI TRƯỜNG SỐNG, THẢM NẠN THIÊN TAI BIẾN CỐ CHÍNH TRỊ CŨNG LÀ NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẨY TỚI DI DÂN (di cư) TRONG VÙNG HAY TRONG MỘT NƯỚC
Yếu tố địa lý, môi trường sống thuận lợi là sức lôi cuốn người dân DI CƯ lập nghiệp. Trên bản đồ địa lý nhân văn những vùng đông dân cư thuờng sống gần sông ngòi hay hải cảng. Áp lực khó khăn kinh tế cũng đẩy con người phải chọn huớng ra đi trong một nước . Nói đâu xa ngay tại VN, người dân miền Bắc thuờng di dân vào Nam càng lúc càng đông vì môi trường trong Nam nhất là vùng châu thổ sông Cửu Long hiện nay đã có đông dân miền Bắc và miền Trung vào lập nghiệp.
Chính trị cũng ảnh hưởng tới di dân trong nước hay liên vùng ví dụ một triệu người bắc di cư vào nam sau hiệp định Geneva 1954 chia đôi đất nước.
Cơn bão Katrina vào năm 2005 tại Mỹ đã đẩy hàng trăm ngàn dân Louisiana nước Mỹ rời xa bờ biển vùng Vịnh (Gulf Coast) và họ không có khả năng trở lại; đây là cuộc thiên cư lớn nhất trong một vùng. Trận lụt ở New Orlean sau trận bão Katrina 2005 là sự đe dọa thiên nhiên to lớn làm họ phải ra đi.
Những vùng quá thiếu nước quá khô khan quanh năm đã trở thành yếu tố đẩy dân cư đi nơi khác; ví dụ hàng trăm ngàn dân Bắc Phi phải rời Sahel , một dãi phía dưới sa mạc Sahara từ bờ Đại tây dương nối qua Hồng hải, do nóng hạn thuờng xuyên.
NHỮNG YẾU TỐ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG MỘT NƯỚC GÂY RA DI DÂN LIÊN VÙNG
PHONG TRÀO ĐÔ THỊ HÓA
Phát minh máy hơi nước và điện lực từng đưa các nước phương Tây có những bước tiến rất xa về kỹ nghệ . Những thành phố kỹ nghệ hóa cần nhiều sức lao động đã thu hút hàng triệu lao động trẻ từ bỏ thôn quê lên tỉnh thành kiếm công ăn việc làm mới mẻ hơn, đời sống cao hơn. Từ đó đô thị dần dà có dân số cao dần lên và dân số tại các vùng quê lại tụt thấp.
Phong trào đô thị hóa phát triển sớm vào những năm 1800s ở các nước kỹ nghệ phát triển như Châu Âu và Bắc Mỹ. Tỷ lệ dân số tại các nước này ví dụ, Hoa kỳ,ở các vùng thành phố tăng vọt từ 5% vào năm 1800 đến 50% vào năm 1920.Tại các nước đang phát triển, hiện nay hiện tượng này đang tiếp diển và tăng nhanh ;ví dụ Á Châu có Trung Hoa và Việt Nam.
Ở Nam Mỹ ngay tại thành phố Sao Paulo, Brazil có mật độ tăng dân cao nhất thế giới, khoảng 300,000 nguòi trong một năm. Tại các thành phố kỹ nghệ, tuy mật độ dân số tăng nhanh nhưng tỷ lệ trẻ con ít dần vì khuynh huớng sinh ít con do bận công ăn việc làm.
KHUYNH HUỚNG DI DÂN NGƯỢC DÒNG
TẠI CÁC NƯỚC GIÀU CÓ sau hơn hai thế kỷ phát triển kỹ nghệ , sau phong trào đô thị hóa giờ hiện đang có khuynh huớng di dân "ngược dòng" đó là di dân ra ở vùng ngoại ô yên tĩnh. Ngay tại Mỹ hiện nay huớng di dân ra ngoại ô gần gấp đôi huớng truyền thống cũ là di dân "từ quê lên tỉnh ".
Với phương tiện giao thông liên lạc càng ngày càng hiện đại, nhất là sự phát triển của kỹ nghệ Internet, bắt đầu cuối thế kỷ 20 đến nay phong trào di dân từ thành phố về nơi thôn dã tăng mạnh tại các nước giàu có bao gồm giới giàu , người hồi hưu già cả.
PHẦN CUỐI
DI DÂN VÀ NHỮNG VẤN NẠN
Trước đây trong cuộc chiến Syria con số tỵ nạn của Syria chạy ra nước ngoài lên con số cao nhất thế giới với con số hơn 3 triệu người. Đó là chưa kể có tới 6.5 triệu người dân Syria phải thiên cư ngay trong nước họ, chạy lánh nạn.
Hiện nay tính từ 24/2/2022 cho đến 20/3/2022 ... trong cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine chưa có hồi kết thúc đã có hơn 4.2 triệu người Ukraine phải chạy tỵ nạn ra nước ngoài và có hơn 6.5 triệu người chạy nạn trong nước do bom đạn của Nga đánh phá. Thế giới ước tính con số này phải cao hơn nữa. Đó là chưa kể thảm nạn chết chóc do bom đạn của phi pháo của Nga bắn phá hàng ngày trên toàn lãnh thổ Ukraine một nước chỉ có 40 triệu dân...
Chúng ta chưa quên, Cuộc chiến chống khủng bố đã xô đầy hàng trăm ngàn người Kurd rời bỏ nhà cửa như hiện nay.
Các cuộc di dân do người Bắc phi vượt biển bằng thuyền qua Đia trung Hải hàng năm xảy ra nhiều thảm nạn do sóng gió. Nước Mỹ đang "đau đầu" vì hơn 70,000 đứa trẻ di dân bất hợp pháp từng vượt qua biên giới Mễ và Hoa kỳ và hàng trăm ngàn di dân bất hợp pháp đang chực chờ tại biên giới MỸ -Mễ ngày đêm...
Tại Úc Châu những con tàu chở dân vượt biên hiện đang bị chính quyền Úc "cách ly " ví dụ 10,000 di dân bất hợp pháp đang bị giam vô thòi hạn tại đảo Christmas Island
Hiện nay Cuộc chiến do Putin khởi động xâm lăng Ukraine vào ngày 24/2/2022 cho đến nay đã đẩy hàng chục triệu người Ukraine phải chạy từ vùng này sang vùng khác và chạy ra khỏi nước. Đây là cuộc di dân vì chiến tranh lớn nhất từ Thế Chiến Thứ Hai tới nay trong một thời gian rất ngắn chỉ trong một tháng.
Có vô số ví dụ về di dân thời nay. Nhưng kết luận cuối cùng của nó là tác động tiêu cực xảy đến cho loài người từ kinh tế , xã hội ,nhân văn và nhiều vấn đề khác.
Dù di dân có 2 nội dung chúng là tự nguyện hay bị bắt buộc chúng ta thấy rằng nguyên nhân sâu xa nhất là sự chênh lệch về kinh tế sự bất công xã hội, chiến tranh nhân nạn là nguyên nhân to lớn nhất.
Ngoài những hiểm họa mà thế giới phải đối phó do CHIẾN TRANH VÀ DỊCH BỆNH gây ra, vấn đề DI DÂN trên thế giới hiện nay thiết tưởng cũng là vấn đề CẤP BÁCH đáng để thế giới quan tâm./.
Đinh hoa Lư
Edition 4/4/2022
No comments:
Post a Comment