NHỚ HOÀI MIẾNG NƯỚC CHÈ XANH QUÊ NỘI
Trên đường ra Huế và Quảng Trị, trước tiên vợ chồng tôi phải ghé thăm quê nội Truồi. Chỉ có hai đêm ở lại nhà nội cũng là cơ hội cho chúng tôi thăm anh em con chú tôi. Thế mà đúng 40 năm xa quê tính từ cái mốc thời gian 1972 đến nay, tất cả giờ đã thành ông bà nội ngọai cả rồi.
- Tôi ra thăm cái am trongxóm. Xưa nội tôi ngày đêm huơng khói. Cái miếu vẫn còn nét cũ rêu phong. Tôi chợt nao lòng khi nhìn sắc vôi nhợt nhạt của cái am do thiếu người chăm sóc. Sông Truồi vẫn lặng lờ trôi qua trước miếu. Duy hai cây phượng vĩ từ đầu thế kỷ trước mà nội tôi trồng giờ đà mất dấu. Những cơn lụt 'thế kỷ' đã xóa đi sự sống lưu niên -trường đời-ước vọng của nội giờ đã đi theo bóng những người "muôn năm cũ " .Tôi chạnh lòng hình dung lại những tàng phượng đỏ thắm mỗi độ hạ về. Ôi làm sao phai mờ trong trí nhớ đứa cháu phương xa hình ảnh mấy tàng phượng hồng từng phủ bóng mát một bến đò Xuân Lai ngày trước. Mỗi dịp xe qua cầu Truồi tôi từng cố ngoái về phía hạ lưu nhìn cho ra hai cây phượng. Chính nơi đó có nhà nội tôi.Tất cả nay chỉ là hoài niệm. Hôm nay đứa cháu có dịp trở về, nay nhà cửa cây cối đều thay đổi. Vợ tôi thì mới về quê chồng lần đầu làm sao biết được bao ý nghĩ trong lòng tôi.Về thăm nội lần này, chú thím tôi chẳng còn trên cõi đời. Tôi gặp thím đầu tôi vào lúc được tha ra trại Bình Điền vào năm 1980; cái thời mà bột lộc non phải ăn độn thế cơm. Còn chú tôi thì gặp được đứa cháu lúc gia đình tôi lên đường xa quê hương đi Mỹ vào năm 1995. Nay về lại Truồi vào năm này 2012 tôi thiếu vắng từ ông bà nội đã đành nhưng chú thím tôi không còn để mừng mừng tui tủi gặp nhau sau bao ngày xa vắng. Những bát nhang, khung ảnh người vừa quá vãng, những tấm phướng xóm làng đi đám năm rồi còn luu bên bàn thờ. Tất cả còn mới, ngay cả cái nền nhà giờ cũng mới. Từ đường yên tĩnh, mọi thứ im lìm trước mắt đứa cháu phương xa về thăm lại làng xưa. Một cảm giác vừa xúc động- buồn bã, vừa ngỡ ngàng - bơ vơ dâng lên trong lòng.
gánh nước Chợ Lộc Điền hình từ báo LIFE của Mỹ thập niên 1960đò ngang từ chợ Lộc Điền qua lại bến đò Xuân Lai (xóm bột)Thím tôi mất sau chú tôi một thời gian ngắn. Nhìn thím trong khung , di ảnh để lại của thím, nét tươi vui như "hỏi thăm" đứa cháu mới về? Hình ảnh năm xưa khi tôi còn nhỏ từ Quảng trị vô thăm Truồi chợt hiện lên trong trí tôi ...
- Cá hanh
- Một loài cá nước lợ giống cá chép, sống ở các cửa sông, đầm phá. Thịt cá trắng, ngọt và mềm, chế biến được thành nhiều món ăn Cá hanh Truồi do có đầm nước lợ Hà Trung
ngày ngày, thím tôi hay nấu món cá kho ám mà nội tôi thích ăn. Nội tôi hay ăn ngần ấy món ăn , khi nào vào Truồi tôi cũng thấy vậy...cái mâm gỗ tròn đen , cái tô loại nhọn sâu và nhỏ phần đáy, tô cơm in đôi đũa trắc màu đen. Thím dọn cho Nội trên tấm "ngựa" dày đầu nam.Tôi là đứa cháu 'cưng' từ ngoài xa vô nên được ăn chung với Ôn tôi. Tôi nhớ cách giáo bột lọc rành rọt, những cái bánh bột lọc gói trong suốt thấy cả con tôm sông trong đó. Tôi nhớ mệ tôi- cái yếm đen mặc khi trời hè- lưng mệ khom khom đi xuống bến đò. Ngày lại ngày mệ tôi qua chợ Lộc điền với cái hàng bánh bột loc, mệ tần tảo nuôi chồng đỡ con bao nhiêu năm làm dâu xa xứ.
Nghề lọc bột là nghề bao đời nay tại quê Truồi . Củ sắn từ những vùng đất trên trung du gần động Truồi hay Nam Đông đem về mấy chợ kế cận cầu Truồi. Dòng nước trong xanh của sông Truồi lảng đảng trôi qua mấy bến nước hai bên sông ngừơi làng nội tôi nối tiếp nhau làm nghề bột lọc. Thời bé nhỏ tôi cứ lầm quê ngoại tôi mới biết nghề lọc bột , té ra vào quê nội mới tận mắt thấy những cục bột lọc trắng ngần tròn trịa , những cái bánh bột lọc gói ngon nhớ đời và cách giáo bột khéo léo của bà nội cùng bà con tôi.
Tôi lại nhớ tiếng của mấy đứa con chú tôi reo lên , mỗi khi tôi từ Quảng trị vô thăm , chân chưa đến ngõ. Tôi vẫn còn nhớ cái giọng Truồi của đám con chú tôi :-Anh "phóc" anh "phóc"(phúc) anh 'phoc' vô bây ơi !Thuơng,Đẩu , Tích ,Mẫn , Sáu , Huờng, Tuyết ...con chú tôi quá nhiều kể không hết...đó là những đứa cháu nội đang ở bên Ôn tôi, còn những đứa cháu nơi khác... trong Lăng cô , trên Huế nữa!Giờ những đứa em này đã con bầy cháu lũ.Tôi nhớ khi ghé Truồi , chiếc xe quá trễ ! hơn 9 giờ đêm mới đến. Chợ Lộc An trong màn đêm đen ngit chỉ còn mấy đứa em con chú tôi kiên nhẫn đứng chờ chiếc xe đò trễ nãi từ trong nam ra. Cả nhà ríu rít quây quần bên chúng tôi, bàn thờ huơng khói thức cúng đã nguội tàn nhưng vẫn chờ chúng tôi về đến nhà mới dọn xuống.các bậc cấp lên Trúc Lâm Thiền ViệnBù lại những lúc xa quê, tôi được mấy chú em dẫn đi thăm hồ Truồi khu du lịch mới xây với công trình khá lớn hấp dẫn vì sức hấp dẫn thiên nhiên đến với người thuởng ngoạn. Thiền Viện Trúc Lâm một kiến trúc công phu đồ sộ lồng trong cảnh hùng vĩ của nước non khiến chúng tôi lấy làm ngưỡng mộ.
Chiếc đò máy đưa khách qua chùa. Mặt hồ trong xanh, nước sâu đen thẩm dưới đáy, núi non chớm chở xung quanh. Mũi đò huớng về phía chùa, mái chùa cong cong ẩn hiện dưới mấy tàng cây xanh. Pho tượng Thích Ca trắng xóa lớn dần, lòng khách bồn chồn như đang được đến một cảnh bồng lai tiên cảnh nào đó.
Tôi phải trở về nhà từ đường nội tôi. Tôi lại được thuởng thức lại tô bún xáo của Truồi từ đầu xóm mà cái mùi vị nước xáo đã đánh thức khứu giác của tôi năm xưa không lầm vào đâu được! Tôi về không kịp vào mùa dâu. Đứa em dâu suýt xoa:-dâu mới hết mùa đây eng nờ !Vợ chồng tôi còn an ủi nhờ vào những chiếc bánh bột lọc gói, thổ sản xứ Truồi mà ! vợ chồng Ái biết ý làm thật nhiều cho vợ chồng tôi ăn để nhớ hoài một lần về quê.
Và sau hết tôi phải nhắc lại miếng nước chè xanh làm mấy đứa em ở đây thật bất ngờ :-A eng qua Mỹ mà cũng còn ghiền nước chè hí?-anh thích chớ , mà còn đập vô miếng gừng mới ngon đó nghe !Đứa em dâu tất tả ra chợ mua vô nấu cho tôi uống ngay. Sự 'phát hiện' vừa bất ngờ vừa lý thú khiến thím ấy vừa chạy đi mua bó chè lá vừa cười vui vẻ.
phân biệt bó chè Truồi bên phải: BÓ LÉP HƠNCô em dâu đâu biết rằng tôi biết hương vị chè Truồi từ lâu lắm rồi. Thưở học sinh lớn lên từ Quảng Trị tôi từng uống chè tươi Gio Linh và Mỹ Chánh: những bó chè quê ngoại Quảng Trị lại khác với bó chè làng nội từ cách bó cho đến hương vị. Chè mấy làng ở Truồi cùng cách bó rất khác không để thân cành mà chủ yếu là lá nên bó nó dẹp và ít hơn bó chè QT. Khác với quê nội do tôi bắt chước ngoại "đập vô ít gừng"; rõ ràng tôi vẫn mang theo "quê ngoại" bên mình khi về với nội đó rồi.Thú thật những lon bia của Huế,một nền công nghệ mới tạo công ăn việc làm cho quê huơng, tôi cũng trân trọng và đã đánh giá chất lượng của nó thuộc vào loại khá - thơm ngon dịu dàng hơn bia lon Tiger đang được làm tại Sài gòn. Đó là chuyện bia rượu- tiệc tùng, tôi xin tạm bỏ qua một bên.Tôi xin trở lại miếng nước chè được nấu lên từ lá chè non xanh, từ miếng nước sông quê Truồi. Uống mà huớng lòng về người xưa...hình ảnh nội tôi ngồi trầm tư trên cái phản gõ dày, đen nhánh, bên ấm chè gừng nấu từ nước sông Truồi. Thế mà hơn bốn mươi năm sau đứa cháu năm xưa trở về lại đây, một mình uống nước chè xanh như "uống cạn" dòng suy niệm huớng về quá khứ?bó chè truồiKhi hai chúng tôi giã từ, người em dâu không quên bới cho một chai nước chè Truồi để nguội. Lên Huế, tôi không quên cất ngay chai nước vào tủ lạnh. Suốt buổi chiều đến sáng hôm sau tôi chỉ uống chai nước đó thôi.Tôi cảm thấy nó ngon lạ lùng, hết cả cảm giác nóng nực bên ngoài.
Sau bốn mươi năm, tôi thật lòng xúc động khi thưởng thức lại ngụm nước chè xanh, ngòn ngọt chan chát. Lúc đang uống, tôi tưởng như có một dòng sông quê hương mát rượi, lảng đảng trôi vào hồn mình như đưa tôi về vùng kỷ niệm thật xa./.
tu bút 2019đinh hoa lư 2012 - Căn nhà năm xưa cũng chẳng còn. Hình bóng chú tôi những ngày về già khi nội tôi khuất núi, chiều chiều chú thay nội tôi quét sân nay chỉ là hình ảnh còn lại trong tấm hình. Cũng như mọi nơi , xóm nội ở xây dựng lại khác xưa. Nhà từ đường nay xây lại rồi không còn căn nhà cũ nữa.
đinh khắc Thiện...
Cám ơn tác giả đã có một hoài niệm rất cảm động về quê hương , tôi cũng đang là một kẻ tha hương - nhưng không cách trở nhiều như tác giả . "Ly hương nhưng không ly tổ ", mấy ai còn nhớ điều tối thiểu mà cha ông đã dạy . Dòng sông Truồi của quê hương tác giả chảy về đầm Cầu hai và đầm Hà trung - quê tôi . Quê tôi trước Rào sau Biển , đồng khô cỏ cháy nhưng chứa đầy những yêu thương . Quê tôi cách Huế chỉ 20km ,nhưng những năm 1972 ,1973 khi còn là một cậu học trò nhỏ ở vùng quê nghèo lên Dinh (Huế) để học trung học Trung Học , tuần nào tôi cũng phải đi đò mất một buổi để về thăm mạ,... tôi đã đọc hầu hết bài viết của tác giả về làng quê - xứ Truồi của anh , cám ơn đã cho tôi thêm một hoài niệm về xứ Huế mà tôi vốn đang mang nặng ! |
edition by ĐHL 5.9.2023 San Jose USA
No comments:
Post a Comment