Bạn đọc thân mến
Chứng liệu lịch sử nước ta qua hình ảnh vẽ lại đôi lúc nó không đúng lắm. Nhờ vào kỹ thuật và 'màu mè' thêm làm cho chúng ta khó có thể hình dung ra hình ảnh thật của tiền nhân. Chúng ta còn may mắn nhờ vào những tài liệu chính thống của người Pháp liên quan đến lịch sử và văn hóa Việt Nam chúng ta và nhờ đó chúng ta có thể thấy lại được hình ảnh THỰC của dân Việt cách đây hơn một thế kỷ.
CÁM ƠN SỰ RA ĐỜI CỦA MÁY CHỤP HÌNH
Mặc
dù việc phát minh ra máy ảnh từng đóng góp qua nhiều thế kỷ, nhưng thế giới đồng
ý rằng chiếc máy chụp ảnh đầu tiên được nhà phát minh người Pháp Joseph Nicéphore Niépce sáng chế ra
đầu tiên vào năm 1816. Niépce đã phát
triển các hình ảnh chụp ảnh trên giấy có lót clorua bạc (AgCl) và một bức ảnh mà ông
tạo ra khoảng năm 1826 được coi là bức ảnh lâu đời nhất còn sót lại.
bức hình đầu tiên của thế giới do máy chụp hình của Joseph tạo ra
Vào năm 1826 hoặc 1827 Joseph Nicéphore Niépce
đã lắp đặt một chiếc máy ảnh trùm bóng tối trong cửa sổ nhìn ra khu nông thôn của
nhà ông. Niépce có mấy năm hoàn thiện hệ
thống quang học của chiếc máy ảnh đầu tiên này và chế ra một lớp phủ nhạy bén với
ánh sáng đặc biệt—sau tám giờ phơi sáng— đó là bức ảnh đầu tiên của thế giới đó
là SÂN ĐIỀN TRANG của Niépce, bao gồm cả
đường viền của các tòa nhà và một cái cây. Trong bức thư cho anh vào năm 1824
ông viết “đó là một kết quả hết sức kỳ diệu”
Bức ảnh đầu tiên đó vẫn được trưng bày tại Đại
học Texas ở Austin.
*
NGƯỜI PHÁP SAU ĐÓ MANG MÁY CHỤP HÌNH QUA VN...
HÌNH ẢNH THẬT VỀ KHOA BẢNG THỜI PHONG KIẾN VÀ GẦN NHẤT LÀ THỜI TRIỀU NGUYỄN
theo tài liệu các trang mạng khả tín thì...
Trong hơn 900 năm, từ khi bắt đầu mở khoa thi (1075) đến khoa thi cuối cùng tổ chức năm 1919, lịch sử khoa cử Việt Nam có 184 khoa thi với 2785 vị đỗ đại khoa (đỗ Tiến sĩ và Phó bảng), trong đó có 56 Trạng nguyên, gồm 7 trong số 9 thủ khoa Đại Việt và 49 Trạng nguyên.
Trạng nguyên là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa thi Đình thời phong kiến ở Việt Nam, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ Tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3 kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình.
Khoa thi đầu tiên mở năm 1075 dưới thời Lý Nhân Tông, nhưng người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng nguyên. Từ năm 1075 đến năm 1246, có bảy vị đỗ đầu các khoa thi, nhưng chưa có danh hiệu Trạng nguyên. Đến đời Vua Trần Thái Tông (1246 hoặc 1247?) mới đặt ra định chế tam khôi (ba vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) thì mới có danh hiệu Trạng nguyên và người đầu tiên đạt danh hiệu Trạng nguyên là Nguyễn Hiền. Ông cũng là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đỗ Trạng nguyên khi mới 12 (có tâì liệu nói là 13) tuổi. Đến thời nhà Nguyễn không lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa. Do đó Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ (vốn tên là Trịnh Huệ, nhưng do trùng tên với Tuyên phi Đặng Thị Huệ nên phải đổi là Tuệ) đỗ khoa Bính Thìn (1736) thời Lê-Trịnh
[https://congdankhuyenhoc.vn/luoc-su-nen-khoa-cu-viet-nam-thoi-phong-kien-179220524015208456.htm]
TRƯỜNG THI NAM ĐỊNH CÓ QUAN SỨ PHÁP TỚI THĂM
LÍNH VÕNG QUAN ĐI TẠI KINH ĐÔ HUẾ
CẢNH RƯỚC DÂU NHÀ QUAN QUYỀN GIÀU CÓ
Nhà thờ Đức Bà sau này còn gọi là Vương Cung Thánh Đường được
Giám Mục Isodore Comlombert khởi công vào ngày 7/10/1877 một khu đất cao nhất tại
SG xưa. Đây là hình ảnh lúc hoàn thành đầu tiên 1882 chưa có tháp chuông. Hai
tháp chuông nhọn bổ sung vào năm 1895
No comments:
Post a Comment