Wednesday, March 20, 2024

RA TRƯỜNG- MÃN KHÓA TỐT NGHIỆP BẰNG CẤP- ĐẠI HỌC- ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG TẠI HOA KỲ

 

RA TRƯỜNG- MÃN KHÓA- TỐT NGHIỆP TẠI HOA KỲ

 

MÙA RA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HOA KỲ



     toàn cảnh Lễ Ra Trường Commencement lần thứ 122  Tại Đại Hoc Stanford ngày 16/6/2013


   Chào bạn đọc

MỖI NĂM khoảng cuối tháng Năm Dương Lịch hay trung tuần tháng 6 DL lễ Ra Trường còn gọi là Commencement được các trường đại học công và tư tại Hoa kỳ tổ chức trọng thể.

TẠI SAO CÓ CHỮ COMMENCEMENT

COMMENCEMENT chúng ta có thể tạm hiểu là Buổi Lễ RA TRƯỜNG. Từ commencement  đến từ gốc tiếng Latin là INCEPTIO  -“Sự Khởi Đầu/ beginning, start), trong thời Trung Cổ tại Châu Âu đó là nghi lễ nhập môn chứng nhận người nhận bằng này có thể hướng dẫn người khác trong ngành nào đó. Commencement gốc từ tiếng Pháp là Commencer có nghĩa là “bắt đầu”.

Lễ  RA TRƯỜNG/ commencement- khác với từ Tốt Nghiệp/graduation- do graduation  là việc chính thức trao  (official)  bằng cấp nào đó cho cá nhân đạt được sau thời gian học tập. Trong khi Lễ RA TRƯỜNG/ commencement là một sự kiện một buổi lễ duy nhất trong năm của toàn trường hay học viện đánh dấu việc hoàn thành bằng cấp cho toàn học viên trường hay học viện đó với nhiều bằng cấp khác nhau cùng trong một ngày. Thông thường buổi lễ Commencement được tổ chức trên một quảng trường rộng nhất của trường đại học. Dưới khán đài là nhiều dãy ghế sắp đặt theo thứ tự từ bằng cấp cao nhất như Tiến sĩ, xuống đến Thạc Sĩ và Cử Nhân. Các tân khoa đều có mũ áo riêng biệt ngồi hay đứng theo từng phân khoa...


HÀNG NĂM MỖI TRƯỜNG CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT BUỔI LỄ COMMENCEMENT

Thật ra vào cuối học kỳ mùa xuân (spring) hay mùa thu (fall) các sinh viên  tốt nghiệp sau khi thi xong final - đủ điểm đậu - cùng đủ các tín chỉ (units) đòi hỏi. Khi này các phân khoa [Department] sẽ niêm yết các sinh viên tốt nghiệp tức là cuối mùa xuân và thu sau thi final nêu trên .

 Tùy theo thông lệ của trường đại học, các phân khoa sẽ làm "Tốt Nghiệp" (graduation ceremony) cho từng phân khoa. Và lễ này nhỏ hơn vì các phân khoa (department) làm lễ riêng nhau. Các phân khoa sẽ có thời khắc biểu tốt nghiệp cho phân khoa mình, thông thường là tại Hí Viện của Trường.

 Đặc biệt chỉ có trong lễ Commencement trường sẽ mời một nhân vật nào đó có tiếng tăm như tổng thống, thống đốc, thị trưởng, doanh gia hay nhà khoa học nổi tiếng ... làm KHÁCH DANH DỰ cho cuộc lễ và vị khách này sẽ có một bài diễn văn chào mừng các tân khoa.


 

 thị trưởng thành phố New York -Michael Bloomberg- là khách mời danh dự cho Lễ Ra Trường lần 122 của Đại học Stanford California ngày 16.6. 2013


   Như vậy các sinh viên tốt nghiệp vào tháng 5 sẽ tiện dịp chờ thêm lễ tốt nghiệp commencement toàn trường. Trái lại các sinh viên tốt nghiệp mùa thu năm trước tức là trong tháng 12 vừa qua phải đợi lâu hơn 5 tháng mới có dịp dự lễ COMMENCEMENT nếu muốn, như vừa nói trên .
  Các SV sau khi tốt nghiệp chờ bằng gửi về sau một hai tuần và có quyền tham dự lễ COMMENCEMENT hay không tùy ý. Vì vào tháng 4 hàng năm văn phòng hiệu trưởng sẽ gửi về nhà báo cho biết và hỏi sự lụa chọn dự lễ ra trường lớn này của SV. Ngang đây chúng ta cần nói thêm các SV chưa đủ tín chỉ (required units) có làm lễ Ra Trường không? Tín chỉ ở đây có thể là Tín Chỉ Lục Cá Nguyệt (semester units) hay Tín Chỉ Tam Cá Nguyệt (trimester Units).Tùy trường duyệt xét nếu SV đó chỉ thiếu vài ba tín chỉ ngoài major chính thì trường có thể cho làm lễ Commencement này nhưng BẰNG thì phải đợi SV đó học thêm đủ số tín chỉ còn thiếu nộp lại cho trường thì trường mới gửi bằng về sau. 
Có trường sẽ NIÊM YẾT (post) tên các SV đủ tiêu chuẩn mãn khóa vào cuối học kỳ của học kỳ cuối cùng [semester 6 tháng hay trimeter 3 tháng] của SV đó trước khi làm lễ COMMENCEMENT.
   Nhưng có trường hợp khác hơn, sau khi dự lễ COMMENCEMENT xong các sv tiếp tục về các phân khoa dự lễ phát bằng luôn tại đây- ví dụ Đại học Stanford California-  trong ngày có sự  chứng giám của gia đình bè bạn. 

                    
con trai út của ĐHL tại Đại Học Stanford 2013 sau lễ Commencement tiếp tục về phân khoa để nhận bằng 



















Hoặc có trường đại học lại cho các phân khoa làm lễ ra trường từng phân khoa một tổ chức xen kẻ nhau tại hội trường hí viện của trường đại học đó.  Nếu muốn dự lễ Commencement thì tất cả phải đợi vào dịp cả trường làm chung một lần vào cuối tháng 5 tây hay vào tháng 6 như đã nói trên -ví dụ đại học San Jose State University.

 Phân Khoa Computer Science tại đại học SJSU  vẫn có thể tổ chức lễ tốt nghiệp -graduation riêng cho phân khoa mình và cấp bằng cho sinh viên tốt nghiệp.
Hình:  con trai đầu tác giả đang nhận bằng Master Computer Engineering tại  Hí Viện của Đại Học San Jose State University (SJSU) vào mùa thu 2011 

***

Dù sao đi nữa, sự thật hiện nay khó ai chối bỏ rằng Hoa kỳ là nước có lượng sinh viên nước ngoài vào với diện du học đông nhất thế giới và số lượng sv không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây .


  Tổng số SV quốc tế du học tại Hoa kỳ tài khóa 2019-2020

có tới 1,075,496 SV quốc tế học tại Mỹ, chiếm 4.6% tổng số SV đại học tại Hoa Kỳ. Hơn một nửa là SV đến từ Trung Hoa và Ấn Độ. 

Riêng VN theo BBC tính đến tháng Sáu năm 2022 có tới 23,809 du học sinh VN du học tại Hoa Kỳ, xếp hạng 6 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Hàn, Canada và Brazil

***

TIỆC TÙNG CHO LỄ RA TRƯỜNG



                         con trai út tác giả (không đeo kiếng) tại bữa  tiệc dành cho các SV, tổ chức tại phân khoa Computer Science  trước ngày COMMENCEMENT của Đại Học Stanford 2013


      NHÌN CHUNG các trường công lập tại Mỹ  eo hẹp ngân sách hơn trường tư thục (private school) nên lễ Ra Trường tại các trường công không thấy có tiệc mừng.

Riêng tại các trường tư ít nhất có 2 tiệc mừng:

 * tiệc dành cho các SV tân khoa thuờng tổ chức tại phân khoa

 ** tiệc chung lớn hơn dành cho tất cả phụ huynh SV và trường tổ chức đại sảnh hay tại quảng trường lớn hơn 

Hai tiệc này được tổ chức trước ngày COMMENCEMENT. Sau lễ COMMENCEMENT , sv về lại phân khoa nhận bằng cũng có đãi ăn uống nhẹ hơn vui chơi nói chuyện chụp hình lưu niệm trước khi chia tay ra về.


Mỗi phân khoa thường có tiệc riêng dành cho các SV của phân khoa mình trước ngày COMMENCEMENT

Trước ngày Commencement có tiệc dành cho toàn thể phụ huynh các tân khoa của toàn Trường  tại quảng trường Đại Học Stanford

                                                                             *****
Sinh viên sau khi ra trường cử nhân bachelor (under graduate) có thể tiếp tục học -cao học(graduate), hậu đại học (post graduate/ doctorate), hậu tiến sĩ (post - doctorate) ra sao và bao lâu?

   Sau khi ra trường cử nhân SV thuờng tiếp tục học thêm. SV Có thể tiếp tục học lên một cấp tức là cao học -graduation school -để tốt nghiệp bằng thạc sĩ ( master degree) cùng trường hay trường khác. Nhưng muốn học thạc sĩ phải qua buổi phỏng vấn tại trường thu nhận. Thông thuờng ít có SV  nộp đơn tại trường mình mà nộp tại nhiều trường khác nhau để đợi phỏng vấn và đi học trường mới. Theo ý kiến của các SV thường có ý hướng thay đổi cầu tiến hơn là 'ru rú' ở một trường. Rất ít SV học một mạch từ cử nhân cho đến Tiến Sĩ cùng chung ở MỘT TRƯỜNG.

Sau thạc sĩ, nếu SV muốn học thêm tiến sĩ (doctorate degree) tức là post graduation school  tất nhiên phải xong bằng Master degree cùng  thi xong các khóa thi nhập môn đòi hỏi của ngành mà SV đó chọn với điểm số pass cùng khá và giỏi để đi tới các buổi phỏng vấn do các trường đó ra buổi hẹn.
 
Một vài ví dụ các khóa thi NHẬP MÔN cho các ngành:

 LSAT (Law School Admission) sẽ ra  TS Luật Khoa JD
MCAT (Medical School Admission test) cho Y khoa BS (MD)
DAT (Dental School Adimission Test) cho Nha khoa Bác sĩ DMD, DDS
 PCAT (Pharmacy College for Admission Test) cho Dược Sĩ Pharmacist  v.v..


  Sau phỏng vấn pass để vào trường hậu cao học -post graduation school- sv sẽ có thêm 4 năm ra bằng tiến sĩ -doctorate degree- ví dụ MD -general medical doctor dành cho bác sĩ toàn khoa hay tổng quát

. Sau khi nhận bằng Tiến Sĩ Y Khoa (medical doctorate)  tổng quát, tân khoa này phải qua ít nhất 3 năm residency bắt buộc và muốn học thêm chuyên sâu (specialist- post doctorate degree) sẽ cần tối thiểu là 2 năm nữa.
Lấy thí dụ, một bác sĩ y khoa có thể tốn thời gian tại đại học và sau đại học là:
4 năm under graduation school+ 2 năm graduation school / master  + 4 năm post graduation school /doctorate + 3 năm residency+ 2  năm specialist  = 13 đến 15 năm mới trở thành một MD thực thụ


RESIDENCY requirement ra sao?

LUẬT BẮT BUỘC NỘI TRÚ (residency requirement) - Nội Trú THỰC TẬP SAU KHI RA TRƯỜNG 

Luật Hoa Kỳ bắt buộc  tân khoa ngành y hay nha Luật cùng một số ngành khác muốn hành nghề sau khi ra trường bắt buộc phải qua lớp nội trú thực tập (residency requirement) / nội trú thực tập. Luật này áp dụng luôn cho các cá nhân tốt nghiệp quốc tế.

Tân khoa sau khi nhận bằng TS ( vd y khoa hay nha khoa, Luật... ) có nghĩa rằng tân khoa đó phải tìm bệnh viện và một trung tâm y tế công lập đối với Y Khoa Nha hay cơ quan liên quan đến luật, dược ...chấp nhận làm việc sau khi ra trường theo luật của Mỹ còn gọi là Residency Requirement với thời gian tối thiểu 3 năm hay 5 năm nếu có học thêm chuyên ngành. Nếu ra trường vd như TS Y Khoa  nhưng chưa được nơi nào chấp nhận làm residency thì chưa có thể gọi là BS Y KHOA thực thụ (MD) để hành nghề được.

Tuy nhiên có điều lưu ý rằng, sau này có ngành như Dược và Luật  nếu đã hoàn thành đầy đủ chương trình học thì không cần Residency Requirement nữa

Có ngành như EdD (doctorate of Education) tuy là một TS về  giáo dục chỉ cần 2 năm residency là đủ yêu cầu. ( xin lưu ý Ph.D of Education  khác với Doctorate of Education/EdD )

RA TRƯỜNG TS VÀ HẬU TS phải làm gì để làm việc tại Mỹ

Dù tốt nghiệp TS Y, Nha, Dược, Luật ... nào luật của Hoa Kỳ phải thi lấy BẰNG HÀNH NGHỀ TIỂU BANG (State Board) mới được phép làm việc.

Bác Sĩ chuyên ngành kh'ac học bao lâu?

  SV sau tốt nghiệp đại học /cử nhân 4 năm (undergraduate) các sv có thể đi thẳng vào ngành y chuyên khoa ví dụ : tai mắt mũi họng v v...với điều kiện phải pass qua MCAT +  phỏng vấn pass
với thời gian 4 năm nữa là ra các chuyên khoa này ra trường vói cấp độ doctorate degree-như vậy một bác sĩ chuyên ngành này có tối đa 8 năm nhưng không có bằng MD General tức là 

 Bác Sĩ Toàn Khoa 

Bác Sĩ Nha Khoa (Nha Sĩ)


    Sau khi tốt nghiệp cử nhân 4 năm với cùng thi pass DAT tức là Dental Admission Test cùng phỏng vấn đậu sv sẽ vào trường nha khoa thêm 3 năm nữa mới có DDS (Doctor of Dental Surgery ) hay có bằng Nha Sĩ khác như DMD (Doctor of Dental Medicine) tổng cộng 7 đến 8 năm

TS Dược khoa/ Doctor of Pharmacy- PharmD (Dược Sĩ)

  Sau khi SV vào đại học 4 năm, 2 năm sau nếu muốn đi dược  có thể bắt đầu đi thi pass PCAT tức là Pharmacy College Admission Test và sau khi qua cử nhân 4 năm sẽ apply đi phỏng vấn vào dược. Nếu pv pass sẽ vào trường dược học thêm 3 đến 4 năm nữa tổng cộng tối đa  là  8 năm/




Lễ Ra Trường (graduation ceremony) tại trường Đại Học Y Khoa Harard Thành Phố Boston MA, khóa 2016   Đại Học Y khoa và Nha Khoa Harvard - gồm tổng cộng  200 tân TS Y khoa (Doctor of Medicine) &
tân khoa nha sĩ DMDs (Doctor of Dental Medicine) vào ngày 26/5/2016 

trái  lại lễ Commencement cho toàn trường Đại Học Harvard tổ chức tại Harvard Yard thuộc thành phố Cambridge MA


có điều lưu ý trường Y Harvard không có khoa dược -Doctor of Pharmacy (PharmD)

Commencement tại Đại học Princeton khóa năm 2020
         Commencement tại Yale University 20/5/2022

                                                     
                                                       *****
So Sánh ra làm Sao Giữa Các Tiến Sĩ ?

  Chúng ta sẽ đi tới một thắc mắc ông A cũng TS và bà B cũng TS cùng 2 ngành khác nhau (hay cùng một ngành) - thế thì hơn thua nhau cái gì đây?


Điều hơi khó trả lời; nhưng có huớng giải thích đó là degree:

    ví dụ: 1 bác sĩ toàn khoa General Medical Doctor +specialist có degree của  4 năm (undergraduate) +2 năm (graduate) + 4 năm (post graduate)+  3-5 năm (post doctorate /for specialist) =13-15 năm s
ẽ cao degree hơn 1 bác sĩ đi thẳng từ đại học 4 năm vào chuyên ngành  như Optometric Doctor/ BS mắt -Osteopathic Doctor / BS chỉnh hình hay nắn xương -Otolaryngology Doctor / BS tai mũi họng... có degree =  4 năm (undergraduate)+ 4 năm (graduate +doctorate).

Có thể đây là lý do tại sao tại các giám đốc Bệnh viện là các BS toàn khoa (Genderal Doctor) trong khi các bác sĩ chuyên khoa như BS tai mắt mũi họng, BS chỉnh hình chỉ làm tại các khoa. Lý do là BS giám đốc có degree cao hơn. Có BS giám đốc ngoài bằng General Doctor ra, họ còn có thêm một Ph.D về y khoa nữa.

                                               *****

Học & Chi Phí-TUITION tính trung bình một năm.
Theo cập nhật chung tiền tốn kém bao luôn học hành, ăn ở và đi lại, gom chung

CẬP NHẬT BÌNH QUÂN TOÀN HOA KỲ
  • $17,930 ( học sinh trường Cao Đẳng hay còn gọi là Đại Học Cộng Đồng -community college) 
  • $25,890 ( Đại HỌc Công Lập cho SV thường trú của tiểu bang -in-state students at a four-year public college)
  • $41,950 (SV ngoài tiểu bang vào học --out-of-state students at a four-year public college)
  • $52,500 ( SV  4 năm Undergraduate của các trường Đại Học Tư thục Tại Mỹ private non-profit four-year college)

CẬP NHẬT RIÊNG BIỆT KHÁC

Học phí 
& chi phí trung bi`nh toàn niên cho sinh viên 4 năm đầu đại học tức là under- graduate sẽ tốt nghiệp cử nhân -baccalaureate- tại Hoa kỳ khác nhau . Cao nhất là trường tư rồi đến trường công
ví dụ
 -Học phí cho 1 năm sinh viên cử nhân nội trú tại đại học Harvard dao động từ 59,950 usd đến 65,150 USD/ năm

  -Học phí một năm cho sinh viên cử nhân nội trú tại đại học Stanford hiện nay là khoảng 60,749.usd / năm
   -Học phí sv nội trú tại đại học công San Jose State University hiện nay là 24, 223 USD/ năm

Ngoài ra các SV cao học, hậu đại học còn trả học phí phải trả cao hơn.

 Còn thêm một điều chúng ta phải để ý tới  chính sách đối với tình trạng cư trú RESIDENCY của sv (resident hay nonresident out of state trong hay ngoài tiểu bang tới học) học phí đối với sv trong tiểu bang, ngoài tiểu bang kể cả sv quốc tế có chênh lệch nhau cao.

Tiền học trên áp dụng căn bản cho sv thuờng trú residency thôi. Nói chung tùy theo chính sách (policy) của trường đó. 


========================================  

 


Bằng Ph.D là gì?


Ph.D là tiếng tắt từ Tiến Sĩ Triết Học (doctor of philosophy) đây là bằng cấp vừa học thuật vừa có thể là chuyên môn mà người có bằng Ph.D này hội đủ điều kiện để dạy lại môn mà họ học tại đại học hay làm việc ở lĩnh vực này.  Từ Philosophia theo nghĩa đen là “yêu thích sự thông thái” , ngày nay Ph.D  áp dụng cho sinh viên đeo đuổi  nghiên cứu cho kiến thức trong một chuyên môn


Ph.D (Doctor of Philosophy) là bằng cấp sau đại học được công nhận toàn cầu do các trường đại học hay các tổ chức giáo dục tương đương đại học cấp cho các ứng sinh đã có luận văn (essay) hay luận án (thesis) dựa trên nghiên cứu sâu rộng và nguyên gốc của họ trong môn mà ứng viên đã chọn.  Ph.D thường theo sau văn bằng thạc sĩ  nhưng có một số đại học cho phép sinh viên đi học thẳng lên Ph.D từ bằng cử nhân. Một số đại học có quyền hạn 'theo dõi nhanh' để công nhận từ bằng thạc sĩ lên Ph.D miễn là có đủ điểm, kiến thức và kỹ năng nghiên cứu cần thiết. 



Thông thường Ph.D cần tới ba đến bốn năm NGHIÊN CỨU TOÀN THỜI GIAN, sinh viên hoàn thành phần quan trọng của nghiên cứu dưới dạng luận án hay luận văn.  Theo truyền thống của các trường đại học nổi tiếng đào tạo Ph.D trong khuôn viên trường với sự giám sát nghiêm ngặt. Nhưng hiện nay các nghiên cứu sinh dưới dạng học trực tuyến  hay bán thời gian cũng có thể có được bằng Ph.D.



10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU TẠI HOA KỲ  NĂM 2021- 2022


Theo Trung tâm Xếp Hạng Đại Học Quốc Tế (Center for World University Rankings / CWUR), một trung tâm hàng đầu cung cấp dữ liệu so sánh -xếp hạng -cố vấn v v... cho các đại học toàn thế giới. Trung tâm này còn cung cấp tham vấn về chính sách cũng như các lời khuyên cho các chính phủ cũng như các đại học để thăng tiến chính sách giáo dục cùng lợi ích hay phương hướng về nghiên cứu

Từ năm 2012 Trung Tâm CWUR đã công bố nhiều thang bậc so sánh các đại học toàn thế giới

CWUR có trụ sở đóng tại United Arab Emirates (UAE)
website:


BẢNG XẾP HẠNG 10 ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU TẠI HOA KỲ NIÊN KHÓA 2021-2022



==================================

 COMMUNITY COLLEGE: ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG LÀ GÌ
*TUY DỄ DÀNG AI VÔ CŨNG ĐƯỢC -ĐỦ MỌI THÀNH PHẦN NHIỀU LỨA TUỔI NHƯNG ĐI RA NHƯ THẾ NÀO  MỚI LÀ MỘT VẤN ĐỀ !

hình kỷ niệm-
tác giả đang đứng trước Mission College, trường đại học cộng đồng thành phố  Santa Clara, tiểu bang California (2009)

      Trường đại học cộng đồng người ta gọi là COMMUNITY COLLEGE  tương tự  trường Cao Đẳng là một hệ trường học trên trung học nhưng dưới đại học bốn năm (undergraduate schools). Trường này đào tạo các sinh viên ra trường với chứng chỉ cao đẳng  2  năm Associate of Science (AS) hay Associate of Art (AA). Ngoài ra đại học cộng đồng còn cấp các chứng chỉ riêng môn (certificates) cho sinh viên không học trọn vẹn toàn khóa để có bằng Cao Đẳng thực thụ như các sv hai năm khác. Ngành nghề ra trường tại đại học cộng đồng sẽ tương đương với technician tức là chuyên viên kỹ thuật technician nhưng không thể ngang hàng với kỹ sư của đại học 4 năm được.

Trường đại học cộng đồng cung cấp rất nhiều nhân lực ngang hàng chuyên viên techinician nhưng rất cần cho thị trường lao động như phụ tá y khoa, chuyên viên điện tử dưới kỹ sư, cán sự, nhân viên chữa lửa, nấu ăn nhà hàng,, giữ trẻ ...nói chung rất cần  thiết và thông dụng.

Trường đại học cộng đồng nhận mọi lứa tuổi dù già vẫn vào học được. Nhưng không vì thế lại có một số người có phần phán xét tiêu cực về đại học cộng đồng. Trong đại học cộng đồng có rất nhiều bộ môn. Sau một thời gian học ESL (English as Second Language) hay Anh văn dành cho người nhập cư, sinh viên phải nộp chứng chỉ tốt nghiệp trung học để mãn khóa học Tổng Quát  (General Studies) hay lấy được  bộ môn chính (major) của cá nhân đó chọn. Nếu sv nào không có bằng trung học thì phải thi bằng tương đương trung học cho các lớp tráng niên còn gọi là bằng GED ( General Educational Development)

(người viết còn nhớ một kỷ niệm khi chọn major Ban Giám Hiệu Mission College đòi hỏi bằng Trung Học may thay, tác giả nhờ còn có bằng Tú Tài II VNCH  sau đó liền sao nộp và được trường công nhận thay thế GED. Nếu như không có thì phải tới các trung tâm giáo dục người lớn (Adult School) xin thi lấy bằng GED tức là Trung học tương đương tốn thêm thì giờ, sau đó trường   mới đủ điều kiện cho Đại học Cộng Đồng Mission College cấp bằng  mãn khóa)

   Đại học cộng đồng  là chính sách giáo dục tốt đẹp của Hoa Kỳ do có giá học phí rẻ hơn nhiều so với các trường đại học công lập và tư thục như vừa nói ở trên. Đối với Tiểu bang California là một nơi có nhiều đại học cộng đồng nhất; Cali có trên 116  trường đại học cộng đồng community college.

Như đã nói trên trường đại học cộng đồng thu nhận tất cả loại tuổi, kể cả học sinh từ các trường trung học ai không đủ tiêu chuẩn cao để đi thẳng vào đại học chính thức. Tuy nhiên do lợi ích kinh tế, tiết kiệm tiền, cũng có một số học sinh trung học có thể học 2 năm đầu tại đại học cộng đồng do giá học phí rẻ hơn và 2 năm sau họ có thể transfer vào đại học để học tiếp thêm 2 năm nữa và sẽ hoàn thành bằng cử nhân (bachelor) 4 năm và tiếp tục lên cao nếu có khả năng.

từ chữ community college  có một số người có thể  COI THƯỜNG CHỮ COLLEGE ? thực ra chữ college để chỉ cấp độ giáo dục sau bậc trung học. vd  ĐẠI HỌC HARVARD CŨNG CÓ TÊN LÀ HARVARD COLLEGE   vô lý Đại Học Harvard chỉ ngang với trường đại học cộng đồng?
vậy VẤN ĐỀ LÀ NỘI DUNG  phẩm chất củaTRƯỜNG NÀY RA SAO MÀ THÔI.

 Như người viết vừa trình bày, trong đại học cộng đồng có nhiều trình độ nhiều bộ môn. Có một số người lớn tuổi cũng vào cộng đồng ghi danh cho CÓ nhưng chỉ học lay hoay các lớp ESL (English as Second Language)  để 'ăn' 2 năm tiền trợ cấp Pel Grants của liên bang và Cal Grants của tiểu bang California. Đến khi trường bắt nộp chứng chỉ GED để chọn vào Major tức là bộ môn theo học là gì thì không có và vẫy tay chào trường ra về.  Do Chính phủ Hoa kỳ không từ bỏ một ai cả tuy già cả và lớn tuổi cũng được vào học nhưng cuối cùng sức học ra sao có đeo đuổi được hay chăng cuối cùng cũng lộ diện... đây là lý do chính cho những ai ở ngoài chưa 'mài  mòn ghế ' nhà trường cộng đồng thường lấy lý do này để dè bỉu -mỉa mai...sự thật ban giám hiệu nhà trường bắt buộc sv phải nộp bằng trung học hay GED mới tiếp tục lấy major sau khi đủ tín chỉ (lục hay tam cá nguyệt) và thi pass mới dược cấp bằng cao đẳng AA và AS .
 
SV  phải qua các course Anh Văn chính ví dụ như English 1 AENglish 1 B mới được chuyển lên đại học 4 năm tức là undergraduate Lên  Đại Học chính thức cũng phải thi pass lớp WST hay Writing Skill Test mới vào được major chính của mình chọn để ra trường tốt nghiệp cử nhân (undergraduate). Các sv học xong community college, ngoài học lực tốt nghiệp khá và giỏi còn cần có THƯ GIỚI THIỆU của Ban Giám Hiệu hay Ban Học Vấn (dean) của  trường  mới dễ dàng vào đại học 4 năm. Tuy nhiên những sv đã tốt nghiệp đại học cộng đồng rồi thì chỉ cần thêm 2 năm nữa sẽ hoàn tất bằng cử nhân tại đại học tức là University 

  Các SV từ VN hay nước khác du học tại Mỹ, phần nhiều các năm đầu thường ghi danh vào đại học cộng đồng này.  Các du học sinh học ở đây 2 năm đủ tín chỉ sẽ transfer lên đại học và học thêm 2 năm nữa. Trường Community College dành cho sv lớn tuổi từ các trường tráng niên và người lớn kể cả già tuổi hay 'lỡ thời lỡ vận" khác. Người vừa thất nghiệp, mất việc, đi học lại tăng kiến thức  để chờ công việc mới. Các người ngoại quốc gia đình mới nhập cư... Các sv tại community college đều có thể có trợ cấp Bộ Giáo dục (pell grant) để có tiền học nếu nghèo. Trợ cấp này cũng dành cho người có thẻ xanh cũng như công dân Mỹ . ( trợ cấp Liên Bang gọi là PelGrants  cộng thêm trợ cấp tiểu bang đều dành cho sv  trường cộng đồng không kể tuổi tác tùy theo hoàn cảnh và số lượng năm học hay tín chỉ yêu cầu).  


hình: San Jose City College và Evergreen College là hai trường đại học cộng đồng tại TP San Jose có sv Viêt Nam đông nhất

San Jose City College 
SAN JOSE EVERGREEN Community College

De Anza College tại TP Cupertino (kế cận San Jose) cũng có số lượng SV Việt Nam đông nhất


    Như đã nói trên, Bằng cấp ở đại học cộng đồng cao nhất là bằng Cao Đẳng  ASSOCIATE DEGREES
     *  Associate of Science  AS 
     * Associate of Arts  AA
 ngoài ra community college còn cấp các chứng chỉ (certificates) cho sv chỉ học vài lớp chuyên ngành trong community college- người học certificate (chứng chỉ) cũng ra trường Cộng Đồng  nhưng chỉ có áo, nhưng không đội mũ (gown)  chỉ sinh viên nào hoàn tất một trong hai bằng tốt nghiệp AA hay AS mới đội mũ và choàng áo. Sau 2 năm có thể chuyển lên  trường đại học (transfer to university)  sau khi ra trường Đại Học 4 năm này các bachlors sẽ chính thức để lấy bằng cử nhân (bachelor) 
tác giả ĐHL dự lễ commencement -mãn khóa cử nhân tại đại học San Jose State University ngày 24.5. 2014

Chỉ riêng tại tiểu bang California ngoài con số 116 đại học cộng đồng như vừa nói còn có thêm 23 trường đại học cấp tiểu bang (California State Universities /CSUs) còn có Trường Đại Học UC công lập nổi tiếng (Universities of California /UCs) ngoài ra phải kể thêm  83 trường cao đẳng và đại học tư thục trong đó có nhiều trường nổi tiếng.

Nếu tổng cộng toàn bộ, chúng ta có thể tưởng tượng ra hệ thống  giáo dục vĩ đại của Hoa Kỳ. Từ đó, chúng ta không ngạc nhiên khi nền giáo dục Mỹ bao lâu nay vẫn tiếp tục hấp dẫn phong trào du học quốc tế đông đảo tới đất nước này./.

ĐHL  biên soạn và  edit


No comments:

Post a Comment