Tuesday, March 5, 2024

NHẬP CƯ ĐÃ KIẾN TẠO RA MỸ QUỐC

 TỪ NHỮNG CÁNH ĐỒNG DÂU TÂY  VÀ BAO NHIÊU NÔNG PHẨM KHÁC TẠI MỸ CUNG PHỤNG CHO GIAI CẤP GIÀU CÓ HAY NHỮNG TẦNG LỚP NGẠI LAO ĐỘNG CHÂN TAY 

theo nghiên cứu gia Jose Luis Rocha từng nghiên cứu về di dân lao động ông viết trong bài Strawberry and Undocumented Workers Forever- Những Cánh Đồng Dâu Tây và là Chuyện Mãi Mãi của Công Nhân Không Giấy Tờ... 


"Khi tôi đến Thung lũng Salinas của California, mắt tôi tràn ngập một biển dâu tây. Nhìn kỹ hơn, tôi nhận chân ra nhiều con số chỉ ra rằng một nền kinh tế đang khao khát dâu tây tươi lại phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động rẻ và cần cù chịu khó ( lớp người nhập cư không giấy tờ)...

( https://www.envio.org.ni/articulo/3825 )

nhiều cánh đồng dâu tây (strawberry farms)  nơi rất cần thu hoạch dâu chỉ bằng TAY tại Salinas CALI bao đời nay rất cần công nhân nhập cư bất hợp pháp 

Tại sao lại có mâu thuẫn giữa cần và bài trừ nhập cư từ hướng Mễ?

có 4  điều chúng ta cần phân tích

* Nhập cư từ hướng Mễ tây Cơ là hướng bị lợi dụng ào ạt bao năm nay (các nước ngoài Nam Mỹ như Nga, như Trung Cộng, nam á, Cuba đang lợi dụng hướng này
* Nhập cư có điều kiện không đủ cung ứng cho nền nông nghiệp Mỹ
* nông nghiệp Mỹ cần nhập cư không giấy tờ do chỉ vậy mới giữ chân họ được tại các nông trang mà thôi
* nhập cư làm chậm lại sự lão hóa cho Hoa kỳ so với các cường quốc khác

TỪ CHÙM NHO PHẪN NỘ TỚI DÂU TÂY PHẪN NỘ

 

Tại sao giới chủ nông nghiệp Mỹ lại sợ hợp pháp hóa những người nhập cư không giấy tờ?


 Jose Luis Rocha lại viết trong bài "Strawberry Fields and Undocumented Workers Forever?"

...

  "Phải chăng duy trì tình trạng bất hợp pháp là một ẩn ý? Trước đây Để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về dâu tây của Hoa Kỳ, 248 triệu pound dâu tây Mexico từng được nhập khẩu vào năm 2006, một số lượng vượt quá tổng lượng dâu tây xuất cảng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, so ra việc nhập khẩu dâu tây từ Mỹ Latinh vào thị trường dâu tây Hoa Kỳ vẫn có lợi hơn. Tại sao không hợp pháp hóa những người đã nhập cư lậu ở đó? Câu trả lời- khi hợp pháp hóa nói khác đi khi số người bất hợp pháp này có đủ giấy tờ rồi thì các nông trại chỉ giữ người lao động chỉ trong một thời gian thôi. Do khi họ vui sướng được hợp pháp (có giấy tờ), không sớm thì muộn họ sẽ rời bỏ ngành nông nghiệp để tìm việc làm khác được trả lương cao hơn. Họ sẽ được thay thế bởi những người lao động nhập cư mới dĩ nhiên phần đông là không có giấy tờ (undocumented immigrants). Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp đó sẽ cần khoảng 180.000 đến 500.000 công nhân mỗi năm để thay thế những người bỏ đi. Giải pháp cuối cùng là tìm cách giữ lấy tình trạng hiện tại: số lớn lao động không giấy tờ sẽ khiến họ bị 'giam giữ' trong các công việc với đồng lương rẻ mạt cùng những công việc ít ai phát hiện họ hơn. Hai chính phủ Mexico và Hoa Kỳ cố gắng tái ban hành các chương trình tạm thời dành cho những người nhập cư có hành vi tốt: tức là những người chỉ đến Mỹ, làm việc và trở về mà không gây rắc rối gì. Quan điểm như vậy đã quên đi sự phụ thuộc ngày càng tăng của hệ thống an sinh xã hội vào người lao động gốc Latinh. Người Latinh, dân số trẻ và đang phát triển, hiện chiếm 14% dân số Hoa Kỳ và 13% lực lượng lao động. Hơn một phần ba trong số 40 triệu người Latin ở Mỹ dưới 18 tuổi. Trung tâm Tây Ban Nha Pew tính toán rằng đến năm 2050, người gốc Latinh sẽ tăng gấp đôi tỷ trọng nhân khẩu học và tỷ trọng của họ trong lực lượng lao động, chiếm 1/4 lực lượng lao động trên toàn nước Mỹ ngay cả khi dòng di cư giảm. Sự tăng trưởng của dân số Latino sẽ làm tăng vai trò của họ trong nền kinh tế và tài trợ cho an sinh xã hội. Người ta ước tính rằng từ năm 2006 đến năm 2050, lực lượng lao động Hoa Kỳ sẽ tăng từ 143 triệu lên 182 triệu tức là thêm 39 triệu. Trong cùng thời gian này, lực lượng lao động người Latinh sẽ tăng từ 19 triệu lên 46 triệu, tăng trưởng 27 triệu. Khi dân số cao tuổi tăng từ 35 triệu lên 77 triệu, tỷ lệ phụ thuộc vào người lao động sẽ tăng. Tỷ lệ công nhân 4,1 trên mỗi người nghỉ hưu có thể giảm xuống 2,7 vào năm 2025 và 2,4 vào năm 2050. Số lượng công nhân gốc Latinh hỗ trợ tình trạng lão hóa càng tăng đang tăng lên giúp cho hệ thống an sinh xã hội — trừ khi được cải cách nghiêm túc — thật sự sẽ cần họ nhiều hơn bây giờ. Tại sao phải sợ họ và đóng cửa cơ hội lại với họ- những kẻ nhập cư không giấy tờ nhưng có lợi cuối cùng? Dâu tây phẫn nộ là có do số người có lợi này đang bị thanh lọc và bị trả lương quá thấp, những người lao động nhập cư sống bên lề cuộc đời. Càng lúc càng nhận thức ra rằng quyền của họ phải có và nên tôn trọng họ. Trong phần cuối buổi phỏng vấn của chúng tôi, Xochitl Martínez, ở Líderes Campesinas, đã đưa ra lời khuyên cuối cùng: “Bạn nên biết chính John Steinbeck, người có viện bảo tàng ở lối vào thị trấn Salinas, đã viết trong cuốn Red Pony, cuốn sách của Steinbeck từng đề cập đến quyền của chúng ta với tư cách là người lao động. Bây giờ tôi đang đọc Grapes of Wrath. Tôi khuyên tất cả các bạn nên đọc nó nếu muốn biết cuộc đấu tranh của những người công nhân nông nghiệp ở California từng xảy ra ra sao.” 



Hơn 3 thập niên định cư tại Mỹ, người Việt trở thành chủ nhân nhiều nơi. Giới chủ này hơn ai hết lại cần những người nhập cư từ Mễ (hispanic) do họ làm việc mạnh và cần mẫn cũng như chăm chỉ. Nhìn chung, người Mễ thích an phận ỷ vào sức khỏe ...không kiên trì trong học vấn cao hay thương trường  nghị trường như người Á Châu. Đi quanh các thành phố lớn nếu chúng ta nghĩ đến vắng bóng các sắc dân Hispanic có thể các hoạt động ngưng trệ là điều chắc chắn.
Cách đây hai thập niên cuốn phim A Day Without a Mexican ra đời nói lên ý nghĩa đó. Nhưng vì điều tế nhị đụng chạm đến dân tộc nên cuốn phim bị cấm đoán ngay. 


Bộ phim A Day Without A Mexican nói lên lời bình luận về tầm quan trọng của người nhập cư trong xã hội Mỹ. Cuốn phim giả tưởng ... Khi một màn sương mù bí mật bao quanh biên giới California làm liên lạc bị gián đoạn và tất cả người Mexico biến hết. Sự biến mất kỳ lạ đó làm ảnh hưởng đến nền kinh tế tiểu bang. Tất cả đều ngừng hoạt động khi không còn thợ thuyền lao động Mexico cùng người dân Mexico.

Đi vòng quanh San Jose bao lần rõ ràng sự thật này hiển hiện...từ người làm đường, làm cỏ, xây dựng cao ốc tại siêu thị ...du lịch về nam California hai bên xa lộ số 5 bao nhiêu nông trại bạt ngàn những người nông dân đó rõ ràng không phải là Á Châu tôi dám đoan quyết như thế.



TÔI THĂM LẠI KHU Y TẾ LENZEN

TÔI Về thăm Khu Clinic Lenzen NGÀY ĐẦU GIA ĐÌNH ĐI ĐỊNH CƯ TẠI MỸ


 976 Lenzen Avenue, Room 1500 & Lower Level, San Jose, CA 95126 · Phone: (408) 792-5586


***


Mùa Lễ tôi trở về thăm Khu Lenzen Clinic  thuộc Quận hạt Santa Clara Valley Medical Center. Khu y tế này là một trung tâm chủ yếu khám bệnh dành cho người  nhập cư mới đến Hoa Kỳ do Quận điều hành.

Tôi rất nhớ hình ảnh ngày đầu tiên ngơ ngác đi khám bệnh tại đây. Thật khó quên được những giây phút lo lắng bồn chồn: từ ngôn ngữ bất đồng cho tới những thủ tục yêu cầu về tình trạng bệnh lý...

 Cậu mợ tôi khá tốn thì giờ giúp gia đình tôi đi làm dủ loại giấy tờ từ thủ tục lãnh trợ cấp, tìm bác sĩ gia đình, an sinh xã hội...thật sự mà nói, có khá nhiều quyền lợi cho người nhập cư vào giai đoạn đó, nhất là những ai được đi với dạng Tỵ Nạn (refugee)

Trung tâm mang tên Lenzen Clinic này là cơ quan y tế của chính phủ, nhằm tìm và chận đứng bệnh tật cho dân nhập cư vào nước Mỹ. Những lo toan y tế này đích thực là chuyện quan trọng của nước Mỹ nhằm bảo đảm sự an toàn vừa cho dân họ vừa giúp chữa lành bệnh cho những người mới nhập cư.

***

Qua hơn hai mươi năm, trung tâm y tế này vẫn y xưa. Nhìn từ ngoài khu này chẳng có mảy may nào khác lạ.  Bỗng nhiên tôi có nhiều cảm nghĩ bâng khuâng xen lẫn xúc động. Làm sao tôi quên được những cảm giác ngày đó. Hai mươi ba năm, một chặng đường dài cho cuộc đời tỵ nạn,  mới có dịp ghé lại Khu Y Tế này. Thật vậy,  có nhiều kỷ niệm của những cảm xúc đến từ xa lạ ngẩn ngơ...


Tôi ngồi chờ người thư ký trong phòng đợi. Chợt tôi bắt gặp vài nét mặt lo lắng, bỡ ngỡ của một số người nhập cư vừa lục tục tới đang e dè tìm chỗ ngồi gần tôi. Có lẽ họ mới nhập cư? Có thể tôi đoán đúng do có một số cán sự đi theo nói tiếng nước họ cùng thông dịch ra tiếng Anh giúp số người này.
 Đây là hình ảnh chúng tôi cách đây  hai mươi ba năm. Ngày đầu tới đất nước Hoa Kỳ- cái ngày mồng 2 tháng 8, 1995 tôi vẫn khắc ghi trong đầu. Một phi trường xa lạ, một vài thành phố lần đầu trong đời, những ngọn đèn hiệu qua đường...rồi bao nhiêu thủ tục nhiêu khê khác và bước lo cho sức khỏe như nơi tôi đã đến và tới lại hôm nay. 
Cái Ngày Tới Mỹ tôi từng chủ tâm ghi vào đồ vật lưu niệm trong nhà, sau cái kệ đựng sách, bìa lưng tấm hình lớn treo vách. Tôi còn chép vào sổ sách, vẫn không quên nhắc cho vợ con trong nhà kể cả làm tiệc kỷ niệm hàng năm. Tôi rất muốn trong nhà không ai quên cái ngày TRỌNG ĐẠI đó, đó là một ngày ĐỔI ĐỜI quan trọng nhất cho lịch sử riêng của một gia đình bảy người. 

NGƯỜI NỮ Y TÁ GIÀ, NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG CHO TỚI CÁC NGƯỜI LAO CÔNG ...HỌ ĐỀU CÓ  LỜI NÓI CỬ CHỈ TỬ TẾ và ÂN CẦN


Lúc  trở lại khu Y Tế Lenzen nầy, một hình ảnh làm tôi thực sự cảm động đó là tình cảm của những  nhân viên làm việc cùng những y tá tại đây. Trong căn phòng cũ,  vẫn là sự tiếp đón ân cần đầy chân tình, thông cảm thương yêu của những người phục vụ nói trên không hề thay đổi: thương cảm, cảm thông, cùng kiên nhẫn, biết lắng nghe cùng nụ cười hiền hậu.

Họ quá tốt bụng và đầy ắp tình người. Một thứ tình cảm theo thời gian vẫn không hề thay đổi. Ngày đó đối với gia đình tôi vẫn thương cảm nhân đạo, rồi hôm nay sau hơn hai thập niên mẫu mực của tình người này vẫn đầy ăm ắp như thế. 

Tôi không cường điệu, do ngày đó và hôm nay chính tôi là chứng nhân cho một hình ảnh nhân ái, thương yêu của một đất nước Hiệp Chúng Quốc với một truyền thống xuyên thế kỷ đó là nhân ái cùng bao dung. 

Chợt tôi cảm thấy tiếc và xót xa cho xã hội Hoa kỳ đang gặp một biến nạn về chính trị một đột biến đang gây một làn sóng thô bạo cùng áp lực nhất vào truyền thống tốt đẹp bao đời này của người dân Mỹ. Thay đổi tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, người lãnh đạo mới, ông  Donald Trump một tầng lớp quý tộc và tài phiệt mơi đang  hất hủi, ghét bỏ những kẻ nhập cư. Thủ Đô và Tổng thống đã chủ tâm dấu đi bàn tay bao dung truyền thống của một Hiệp chủng Quốd

Trước mắt tôi, phòng ốc tiện nghi đã cũ mèm, lạc hậu. Người nữ y tá Mỹ tuổi đã già vẫn vui vẻ làm việc với cái máy tính đáng 'vứt vào sọt rác'? Cạnh bà, những khung cửa sổ tì vết hư hao, vách tường hoen ố?

Phải chăng là chính sách của chính phủ Donald Trump đã xa rời tinh thần Mỹ Quốc một tinh thần đã cưu mang dòng tộc của họ vào thế kỷ trước và nay họ đã giàu có đã là tài phiệt nên lạnh lùng vứt bỏ hết.
Chúng ta đừng nghĩ nước Mỹ theo tinh thần Trumpism chỉ là Wall Street và "Nước Mỹ Trên Hết


Nữ đại sứ Mỹ Nikki Haley  tại LHQ phủ quyết một mình về chính sách nhập cư của LHQ

đây không là một Hoa Kỳ do cái ý tưởng lụn bại trong vỏ ốc vị kỷ và cách biệt ? Một nước Mỹ lãnh đạo thế giới không phải là một nước Mỹ kiểu Donald Trump một hình ảnh của viên nữ đại sứ Harley tại LHQ chỉ một cánh tay biểu quyết trơ trọi một mình giữa đại loạt cái nhìn quốc tế khinh khi, kinh ngạc  và chán ghét?

Một nước Mỹ bao dung từng thế kỷ đã đón nhận bao mảnh đời bách nạn và từng khối óc cần mẫn, quật khởi giúp đời cùng xây dựng một nước Mỹ hùng cường và nhân đạo. Nước Mỹ lý tưởng đó đi lên từ bao hình ảnh bao dung, thương người như những người làm y tế của Trung Tâm Lenzen chữa bệnh cho dân nhập cư tại thành phố San Jose mà tôi chứng kiến hai mươi ba năm trước và hôm nay.

Những lớp trẻ nhập cư này vừa đặt chân tới Đảo Ellis Nữu Ước vào năm 1908. Takis S. Pappas viết rằng: năm này qua năm khác tất cả đều hội nhập thành thục với Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ cho đến một ngày mọi người chợt nhận ra rằng  giấc mơ cao đẹp của họ nay đã bị chôn vùi. Rồi sau mùa bầu cử vừa qua, đất nước nay không còn là nước Mỹ ngày xưa nữa? các cơ cấu của đất nước này đã thay đổi do một người lãnh đạo mới có cái tên là DONALD TRUMP  ( báo Newsweek 29/1/2017)

Tôi nghĩ rằng trong số các người nhập cư trong cái hình ảnh lịch sử này có thể có dòng họ của ông Donald Trump cũng nên?


Frederick Trump came to the United States as a 16-year-old in 1885 from the town of Kallstadt in the Rhineland-Palatinate area of Bavaria which is in the southwest part of what is now unified Germany

ÔNG NỘI CỦA DONALD TRUMP LÀ FREDERICK TRUMP DI CƯ VÀO MỸ NĂM 16 TUỔI TỨC NĂM 1885 tỪ THÀNH PHỐ KALLSTADT HIỆN NAY THUỘC NƯỚC ĐỨC 

SỔ THÔNG HÀNH NGÀY XƯA CỦA ÔNG NỘI DONALD TRUMP VÀO MỸ 

Credit...Holly Pickett for The New York Times
9.8.2018   CHA MẸ VỢ CỦA TT TRUMP LẠI ĐƯỢC NHẬP CƯ MAU  THEO CÁCH THỨC DÂY CHUYỀN  (chain immigration) MỘT HÌNH THỨC NHẬP CƯ MÀ TT TRUMP RẤT GHÉT 

trong cuộc vận động tái cử Cựu Tổng thống Donald Trump cho biết những người nhập cư đến Hoa Kỳ đang “đầu độc máu của đất nước chúng ta”, một nhận xét hôm thứ Bảy đã nhanh chóng làm đối thủ chính của ông ta là TT đương nhiệm Joe Biden của đảng Dân chủ  ví những lời này chẳng khác gì  lời của Adolf Hitler. Nếu chúng ta lật lại bài viết Mein Kampf" của Hitler đã dùng từ "đầu độc máu của dân tộc chúng ta" và sau đó đã gây nên cuộc diệt chủng Do Thái.
Hitler đã nói "...all great cultures of the past perished only because the originally creative race died out blood poisoning' và nay Trump đang lập lại. 
Trump đả phá mọi ngôn ngữ nhập cư nhưng không biết rằng Mỹ quốc là một quốc gia nhập cư mà thành. Đây là điều ngu si về lịch sử Hoa kỳ.

Cựu đại sứ Nikki Haley nên xấu hổ do đã phù trợ nhân vật Donald Trump người từng khen ngợi Vladimir Putin là thiên tài xứng đáng 'làm tổng thống Mỹ quốc'

Hiện tượng MAGA cũng như 'cuồng Trump' hiện nay là điều đang đến. Nhưng thực tế những cử tri đứng đắn Hoa kỳ thà "chọn một người già cả như Joe Biden còn hơn là Donald Trump' một nhân vật quá nguy hiểm cho nền dân chủ Hoa kỳ.



This day in history: On October 1, 1940, Albert Einstein officially became a U.S. citizen in federal court in Trenton, NJ. At right is Einstein's step-daughter Margot, and at left is his secretary Helen Dukas, being sworn in at the same time. 

ngày 1/10/1940 bác học Albert Einstein chính thức trở thành công dân Hoa kỳ tại Trenton NJ. 

Arnold Schwarzengger  tuyên thệ Thống đốc CALI vào tháng 1/2007

Arnold Schwarzenegger từng hãnh diện trở thành  Công Dân Mỹ!
1983 Arnold trở thành công dân Mỹ và 2007 lên làm Thống Đốc California

Nam diễn viên nổi tiếng, ông đã kỷ niệm 40 năm trở thành công dân Hoa Kỳ bằng cách chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh về cuộc hành trình từ một cậu bé nước Áo (Austria) cho đến khi trở thành công dân Mỹ ông nói “ngày này 40 năm trước, tôi đã trở thành công dân Mỹ. Đó là một trong những ngày tự hào nhất trong đời tôi. Tôi đã nợ nước Mỹ nhiều thứ. Tôi tuy sinh ra ở nước Áo, nhưng trưởng thành và làm nhiều thứ tại nước Mỹ!” vị cựu thống đốc California đã hơn 76 tuổi từng viết .

Giáo sư Đinh Việt- TS luật khoa tốt nghiệp ưu hạng tại Đại học Harvard

​Giáo Sư Đinh Đồng Phụng Việt; sinh ngày 22 tháng 2 năm 1968 tại Sài Gòn. Ông từng là Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ từ năm 2001 đến năm 2003, dưới thời tổng thống George W. Bush. ông từng là kiến trúc sư cho Đạo luật Yêu nước Hoa Kỳ (Patriot Act) sau vụ Khủng bố 9/11 tại Mỹ


Kể không hết nhiều nhân vật nổi tiếng tại Hoa Kỳ từng là người nhập cư. Họ có mặt trong nhiều lĩnh vực từng góp bàn tay xây dựng một Hoa kỳ hùng cường và tự do dân chủ. Từ một nhà bác học lừng danh, tới một nhà văn, tài tử, doanh nhân, kỹ nghệ gia, nhà đấu tranh xã hội hay một nhà giáo dục, tư tưởng  cũng như chính khách... tất cả đều có một quá khứ nhập cư 

Chúng ta không bỏ qua một lực lượng lớn lao động trẻ, năng động tại Hoa kỳ hiện tại đa số có nguồn gốc nhập cự.

Tất cả gộp lại cho chúng ta nói lên một sự thật lịch sử rằng:

NHẬP CƯ TỪNG VÀ HIỆN ĐANG  KIẾN TẠO NÊN MỸ QUỐC


sơ đồ nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp 2021 tại Mỹ


NHƯNG bao nhiêu phũ phàng của tập đoàn làm chính sách tại Thủ Đô Hoa Kỳ đang thách đố tinh thần Mỹ Quốc, chối bỏ lịch sử, gạt bỏ lòng nhân ái của dân tộc Hoa Kỳ do đi từ lòng vị kỷ cùng tham lam quyền lực kể cả quyền lợi và ý nghĩ cực đoan. 
Tập đoàn Trump quên rằng ngày xưa cha mẹ họ đều đến từ những đứa trẻ trong đám nhập cư đang lố nhố tại bến cảng Nữu Ước hơn một thế kỷ trước đây.  Từ Đức hay từ Ái nhĩ Lan hay bất cứ một nước Âu Châu nào đó.  Điều chắc chắn tôi muốn nói lên đây: trong đó có dòng họ  Trump, họ đã từng ra đi cùng mang theo  ước mơ Mỹ quốc.

 Nhưng người dân  Hoa Kỳ hi vọng và khẳng định tinh thần Mỹ Quốc sẽ thắng, một tinh thần đi từ lòng bác ái  thường được nhắc lại trong mùa Lễ Giáng Sinh./.

    ĐHL edition


EDITION 

Trump says immigrants are ‘poisoning the blood of our country.’ Biden campaign likens comments to Hitler


No comments:

Post a Comment