Một người phụ nữ đi xe đạp bên Hồ Tây trong bầu không khí ô nhiễm nặng nề ở Hà Nội vào ngày 29 Tháng Mười Một, 2023. (Hình: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)
TRÍCH TỪ BÁO NGƯỜI VIỆT TẠI NAM CALIFORNIA ...
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Đường phố thủ đô Hà Nội của Việt Nam bị bao phủ một màn khói mờ mịt do ô nhiễm không khí trầm trọng vào hôm Thứ Hai, 4 Tháng Ba, theo Reuters.
Khói bụi mù mịt gây nên tình trạng ô nhiễm không khí do hàm lượng hạt bụi cao từ khí thải xe cộ và các công trình xây dựng, làm giảm đáng kể tầm nhìn của các phương tiện giao thông trên đường phố. Theo dữ liệu từ AirVisual, cơ quan cung cấp thông tin ô nhiễm không khí toàn cầu hoạt động độc lập, mức độ các hạt nhỏ nguy hiểm được gọi là PM2.5 trong không khí ở Hà Nội, ở mức 187 microgam trên mét khối vào cuối ngày Thứ Hai, mức cao nhất trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, thông qua một ứng dụng điện thoại. Bà Dương Kim Oanh, 58 tuổi, cư dân Hà Nội, cho biết: “Ô nhiễm kiểu này rất có hại cho sức khỏe của chúng tôi. Tôi cho rằng ô nhiễm ở Hà Nội là do số lượng lớn các phương tiện cá nhân và bụi bặm từ các công trình xây dựng, cộng với thời tiết lạnh giá của mùa này.
Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới năm 2021, khí thải từ tám triệu chiếc xe ở Hà Nội chiếm 30% ô nhiễm hạt không khí và lượng khí thải công nghiệp chiếm 30%.
Một cư dân khác ở Hà Nội, bà Phạm Thị Phương cho biết tình trạng ô nhiễm “sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người dân, khiến người dân chúng tôi cảm thấy mệt mỏi, thậm chí ngạt thở.”
Vào ngày 2 Tháng Hai, gần 100 chuyến bay đến và đi từ phi trường quốc tế Nội Bài bị hoãn hoặc chuyển hướng sang các thành phố khác, do sương mù dày đặc và ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng. (báo NV)
BỤI MỊN PM 2.5 LÀ GÌ?
KHOA HỌC Y TẾ
BỤI MỊN PM 2.5 LÀ GÌ,
TẠI SAO LẠI NGUY HẠI?
PM 2.5 là danh từ của cơ quan có thẩm quyền về môi trường và các công ty báo cáo/ Chúng là những hạt bụi phóng thích do kỹ nghệ và xử dụng năng lượng sinh ra. PM 2.5 là hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2.5 micometers. (1 micrometer = 1/triệu của mét) tức gần bằng 3% đường kính sợi tóc con người.
Bụi này nhỏ như thế nên chỉ có kính hiển vi điện tử mới theo dõi nó được. PM 2.5 nhỏ hơn PM10 đó là những hạt bụi kỹ nghệ có đường kính 10 micrometer (10/triệu mét)
NGUỒN GỐC BỤI MỊN PM 2.5
Bụi mịn này đến từ các nhà máy, xe cộ , máy bay, lò đốt trong nhà, cháy rừng, đốt rác nông nghiệp và ngay cả hỏa diệm sơn đều là nguồn gây ra bụi này.
Bụi mịn có thể có ngay đi thẳng vào không khí nhưng cũng có thứ nó tạo ra sau khi hóa hợp thêm với các thứ khí phun ra mới thành. Chúng ta lấy thí dụ khí sulfuric dioxide (SO2) nhả ra từ nhà máy hóa hợp với oxygen cùng các hạt nước trong không khí sẽ cấu tạo thành bụi acid sulfuric (H2SO4) gây độc hại cho ta.
BỤI MỊN ĐỘC HẠI RA SAO?
Do chúng vô cùng nhỏ bé và nhẹ như thế nên các thứ hạt li ti này tồn tại lâu dài trong không khí so với các thứ hạt lớn khác. Do chúng nhỏ hơn 2.5 micrometers nên có thể thông qua mũi và cổ họng con người tiến sâu vào phổi gây ra biến chứng bệnh hô hấp.
Nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm lâu ngày với thứ bụi mịn kỹ nghệ nói trên có liên quan đến tử vong từ tim và bệnh phổi. Thứ đến tác hại bụi siêu mịn này còn liên quan đến các bệnh mãn tính về suyễn, đau tim, bệnh về phế quản và các biến chứng về đường hô hấp.
Theo tờ báo của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ AMA, phơi nhiễm lâu ngày với PM2.5 còn gây nguy hại cho tim mạch do chúng gây thương tổn cho động mạch vành tim đưa đến trụy tim và đột quỵ. Các khoa học gia ước tính nếu một mét khối không khí ô nhiễm chứa tới 10 micrograms bụi mịn kỹ nghệ PM 2.5 nó có nguy cơ gia tăng tới 8% tử suất do mắc các chứng bệnh liên quan tới hô hấp tim mạch , ung thư phổi...
ĐHL BIÊN SOẠN EDIT 5.2.2024
NGUỒN
No comments:
Post a Comment