Thursday, November 23, 2023

VĂN HÓA LÀ CÁI GỐC CỦA VẤN NẠN KINH NIÊN KỲ THỊ CHỦNG TỘC TẠI HOA KỲ

 

TT Biden và Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden tới đặt vòng hoa khóc thương 10 nạn nhân da đen vô tội bị thảm sát vào hôm 15/5/2022 tại Buffalo



VẤN NẠN KỲ THỊ CHỦNG TỘC: MỘT SỰ KIỆN MÃN TÍNH TẠI HOA KỲ

 tin nóng 15/5/2022

THẢM SÁT  BUFFALO New York 




 




Một thanh niên da trắng 18 tuổi do lòng căm thù chủng tộc vào ngày chủ nhật 15/5/2022 đã vào tận siêu thị TOPS thuộc thành phố Buffalo tiểu bang New York, Hoa Kỳ xả súng tiểu liên giết chết 10 người da đen tại đây. Sự thảm sát và giết người do động cơ chủng tộc càng ngày càng nhiều và mức độ càng lúc càng nghiêm trọng hơn.

Sự đối lập lưỡng đảng và chính sách bảo thủ khiến vấn đề hạn chế vũ khí tại Mỹ càng gặp khó khăn trong lúc người Mỹ càng bị bỏ mạng oan khiên càng lúc càng tăng.

Biết khi nào hết thảm cảnh này?

Hôm nay thứ Ba ngày 17/5 TT Biden đã khẩn thiết kêu gọi người dân Hoa Kỳ hãy mạnh dạn đối đầu với thành phần thù ghét chủng tộc. Ông nói chính bọn này là khủng bố nội địa không hơn không kém. Đối với những chính khách thiếu lương tâm và thiếu lòng yêu nước, TT Biden kêu gọi dân Mỹ nên từ chối những lời dối trá từ những  đài truyền thông do sự thù ghét đã thông qua các phương tiên truyền thông và chính trị cũng như Internet. Phương tiện truyền thông, mạng xã hội chính là phương tiện giúp cho cực đoan hóa những cá nhân cuồng nộ, cách biệt, cô lập giữa lòng xã hội nhân quần.

TT Biden khẳng định một lần nữa Chủ Nghĩa Da Trắng Thượng Đẳng chính nó là độc tố gây hại cho dân tộc Hoa Kỳ, khiến cho đất nước này triền miên sống trong sự lo sợ của bạo lực trong đó quyền tự do súng đạn chẳng khác gì là một nền văn hóa bạo lực mà Hoa Kỳ chưa bao giờ dứt bỏ được.


***


Vấn nạn kỳ thị chủng tộc tại Mỹ qua góc nhìn Khoa Học Xã Hội 




"Nếu bạn không bay được hãy chạy, nếu bạn không chạy nỗi hãy đi, nếu bạn không còn đi nỗi nữa thì hãy bò, bạn hãy làm bất cứ điều gì có thể làm được để tiến lên phía trước"


Dr. Martin Luther King Jr.(1929-1968)

Vấn nạn kỳ thị chủng tộc tại Mỹ qua góc nhìn Khoa Học Xã Hội

Thưa bạn đọc,

Người dân Mỹ tiếp tục đau khổ, xã hội Mỹ còn tiếp tục khổ đau vì những vụ thảm sát vô lý từ những người máu lạnh liên quan đến chủng tộc. Từ thời chấm dứt chế độ nô lệ vào năm 1865 đến nay người da đen thực sự là nạn nhân chính cho thảm nạn kỳ thị chủng tộc tại Mỹ. Hậu quả này vẫn còn dai dẳng đưa đến những bạo loạn xã hội, nhất là sự phản đối của cộng đồng người Mỹ da đen càng lúc càng tăng. Nếu chính phủ Mỹ không coi trọng và tìm cách giải quyết thì bạo lực do kỳ thị chủng tộc cùng hệ quả của nó không dừng lại ở những cuộc biểu tình?

Xã hội Mỹ là xã hội nhập cư nên sự kỳ thị đương nhiên phải có, nhiều hơn trầm trọng hơn bất cứ xã hội nào. Từ thời những người di dân Pilgrims đến nay chỉ có người da trắng là 'chủng tộc thuợng đẳng' và tại sao người da đen lại là nạn nhân ? 

Thật ra nếu không có nạn buôn nô lệ để làm giàu cho các chủ đồn điền người da trắng tại Tân Lục Địa thì tổ tiên họ đâu có bị bắt mang từ Phi châu tới Mỹ châu làm gì, để rồi con cháu họ lớp bị bị bắt bán làm nô lệ suốt từ thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 20...rồi phải chịu sự giết chóc của đảng KKK trong  phong trào Lynching đầu thế 20 hay những hình thức kỳ thị dã man khác?

Người da đen từng bị phân biệt, áp bức, cách biệt cho đến đầu thế kỷ nay không suy giảm. 
Hậu quả này đến từ truyền thống kỳ thị chủng tộc, những nạn nhân da đen người dân da màu đã trở thành bản địa một cách bất đắc chí vì sự di đày của tổ tiên họ. Họ tiếp tục bị hận thù bị giết và tiếng nói công lý chưa thực tâm che chở cho sắc dân da đen. Mặc dù trong ngôn từ chính trị người ta vẫn đề cập ; mặc dù nước Mỹ từng 'hãnh diện; khi có một tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ là ông Barack Obama.

Và trớ trêu mai mỉa thay, những nạn nhân da đen vẫn tăng đều trên mắt báo chí thời sự. Sự phẫn nộ của người da đen vẫn bốc cao nhưng chẳng lay chuyển được gì cho một định kiến và truyền thống kỳ thị trong xã hội Hoa Kỳ. 

  Đó là sự thật khó lòng và khó coi trong thế kỷ 21 này.

TT Lyndon B. Johnson ký Đạo Luật Dân Quyền Civil Rights Act vào ngày 2/7/1964 sau khi kế nhiệm TT Kennedy 
TT John F Kennedy gặp nhóm tranh đấu Dân Quyền tại tòa Bạch Ốc

***

Đạo Luật Dân Quyền  (Civil Rights Act 1964) là kết quả của sự tranh đấu bền bỉ của phong trào Tranh Đấu Dân Quyền Mỹ do nhóm Lãnh Đạo Dân Quyền  , Mục Sư Luther King Jr. từng hợp tác và dần dà bước vào vị trí cầm đầu.


 nhóm lãnh đạo phong trào Đi Bộ Tới Washington ngày 28/8/1963

                Credit...(Tony Dunbar)
Leslie Dunbar nhà đấu tranh dân quyền da trắng Hoa Kỳ trong thập niên của phong trào Luther King Jr.

Ông là tiếng nói dung hòa của phong trào, dùng ảnh hưởng của mình tác động tới các tổ chức tư nhân nhằm ủng hộ cho quyền bầu cử của người da đen phía nam, vận động cho các chương trình cứu đói cho trẻ em nghèo Mỹ gốc Phi, Chương Trình vận Động cho người nghèo của MS Luther King .
Ông mất vào ngày 4.1.2017 tại nhà riêng tại Tiểu Bang  New Orleans  thọ  95 tuổi (https://www.nytimes.com/2017/01/12/us/obituary-leslie-dunbar-white-civil-rights-leader.html)


***

  Ngày 28 tháng 8, năm 1963 Khi mục sư Luther King Jr. cùng các những nhà hoạt động da đen như Bayard Rustin, Cleveland Robinson  dẫn đầu cuộc tuần hành vĩ đại đến Hoa thịnh Đốn thì tiếng nói của người da đen được lắng nghe. Tiếp đến là kết quả tranh đấu này là Đạo Luật Dân Quyền -Civil Rights Act vào năm 1964 được TT Lyndon B. Johnson ký chấm dứt sự kỳ thị người da đen trong mọi bình diện. Nhưng 'Dấu chấm hết' cho sự kỳ thị này không dứt khoát sau cái chết của mục sư Luther King hay những nhà tranh đấu khác. Dấu chấm hết này không thực sự dứt khoát dẫu cho Liên Bang quy định vào thứ Hai tuần thứ ba , tháng Giêng hàng năm là ngày vinh danh cố mục sư Luther King Jr.


 lynching là hình thức tự phát phát triển ngoài vòng pháp luật. xử án một cách tàn bạo hay treo cổ để trừng phạt hay khủng bố phạt  người da đen vào đầu thế kỷ 20 tại Mỹ 

 Lòng thù ghét cùng mặc cảm phân biệt chủng tộc từ khuynh huớng tự tôn cũng gây ra phản ứng tiêu cực, bệnh hoạn hay các vụ khủng bố nội địa.  Khi thành kiến kỳ thị vẫn in sâu vào văn hóa thì khó lòng xóa bỏ được đặc tính kỳ thị vốn dĩ sâu đậm trong xã hội Mỹ quốc. Nhan nhản tại Nga, Đức, Anh Pháp và tại Mỹ các băng nhóm tội phạm cấu tạo từ chủ nghĩa chủng tộc cực đoan mang lại nhiều tội ác. Băng đảng KKK đầu thế kỷ sống ngoài pháp luật, họ tự làm luật rừng để giết chết nhiều người da đen với hình thức lynching. Ngày nay KKK tuy không phát triển mạnh, nhưng 'bản sao' của chúng vẫn còn với hình thức khác tinh vi hơn. Sự giết người hàng loạt, phải chăng là 'biến tướng' của lynching khi bị pháp luật gắt gao trừng trị?



       tỷ lệ thất nghiệp của người da đen khi nào cũng chiếm cao nhất trong xã hội Mỹ


Những người da màu khác cũng từng là nạn nhân của xã hội kỳ thị, mức độ nặng nhất và lâu dài nhất chỉ có người da đen hứng chịu. Đây là hậu quả từ lịch sử tạo nên. Sự cải tiến giáo dục trong một nền văn hóa đa chủng thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu thăng tiến xã hội đi cùng với một nền kinh tế dư thừa vào bậc nhất thế giới. Nước Mỹ là một cường quốc về kinh tế, quân sự, giáo dục nhưng văn hóa kỳ thị vẫn còn quá hằn sâu vào lòng xã hội thì nhu cầu về nhân quyền vẫn còn đòi hỏi mạnh mẽ chứ không đi làm 'khuôn mẫu' cho người khác. Chuyện này chúng ta phải xét lại trong cách nhìn về xã hội Hoa Kỳ. 




Phong trào sit in tạm gọi là “tọa kháng”(sitting) của sinh viên da đen khởi đầu vào ngày 13/2/1960 tại thành phố Greensboro, North Carolina, tại quán ăn trưa Woolworth Store sinh viên da đen bị chống đối khi vào mua ăn trưa tại đây. Hình cho thấy sv da trắng đang đổ sữa trên đầu sv da đen đang ngồi yên không chống cự 


  ***
Bạn thử tưởng tượng, cách đây vài chục năm vào thập niên 1960s, người da đen phải đi xe buýt công cộng riêng, phải vào tiệm ăn riêng, và dùng các công ích riêng tại nước Mỹ thì chúng ta nghĩ ra sao về xã hội 
này. 



Rosa Parks người đàn bà Mỹ da đen người lên xe buýt trước đã từ chối nhường ghế cho một người da trắng lên sau, do đó bà bị bắt giam và phạt tiền,  đã phát sinh cuộc biểu tình rầm rộ 
tẩy chay xe buýt tại thành phố Montgomery Alabama vào ngày 5/12/1955

  Trong những ngày lễ Thánh, Lễ tình yêu, văn chương , văn học người ta ca ngợi tình người, tình gia đình, tình nhân loại. Nhưng những bài viết, những vận động lễ lạc, vấn đề tôn giáo huớng dẫn giáo dục con người thuơng người khác màu da không được chú trọng đúng mức cho con người từ thuỏ ấu thơ. Mức độ phát triển kinh tế, làm xã hội Mỹ chểnh mãng trong công cuộc giáo dục tâm lý con nguòi xã hội biết thuơng nhau trong tình đồng loại hơn là chỉ thuơng nhau đoàn kêt hạn hẹp trong tình đồng chủng.

Hậu quả kỳ thị kinh niên do đó vẫn hằn nặng, sâu sắc trong xã hội Hoa kỳ là điều đương nhiên. 

Phân tích khảo sát hiện nay con số người da đen thất nghiệp vẫn cao hơn da trắng. Lương bỗng cũng thấp hơn người da trắng. Tỷ lệ tù tội cao hơn da trắng, bị cảnh sát da trắng bắn chết nhiều nhất?



Một phụ tá giáo viên tiểu học ở tiểu bang Georgia bị sa thải sau khi đăng những lời xúc phạm nặng nề đối với Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama trên mạng xã hội Facebook khiến nhiều nổi giận.

Cô giáo Jane Wood Allen liên tục gọi bà Obama là “khỉ đột,” và là “nỗi hỗ thẹn của nước Mỹ.” Mặc dù những lời lẽ này sau đó được chủ nhân mau chóng gỡ bỏ nhưng được truyền thông địa phương ghi lại được và lan truyền đến chóng mặt trên mạng.
 SỰ NGUY HIỂM của KHUYNH HUỚNG KỲ THỊ CHỦNG TỘC TRONG VAI TRÒ TRUYỀN THÔNG

 Uốn nắn dư luận (misleading) của các tổ hợp truyền thông lớn tại Hoa Kỳ luôn mang khuynh huớng kỳ thị tiêu cực hay bóp méo sự thật không có lợi thế cho người da đen.

Công luận thường cho rằng  truyền thông là đại diện cho sự thật, cho công lý cho số đông. Thật ra các tổ hợp về truyền thông nhất là tại Hoa Kỳ thông thường đóng vai trò huớng dẫn dư luận theo khuynh huớng chính trị của họ. Nếu nhận xét kỹ, chúng ta sẽ tìm ra. CNN, Fox News kể cả Facebook, TwitterGoogle đều nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng chính trị cả. Đó là lý do tại sao c ác chính trị gia Mỹ luôn e dè, chú trọng kể cả 'tung hết vốn liếng'  vào các tập đoàn truyền thông.

ví dụ


  Trong trận lụt do bão Katrina tàn phá Louisiana truyền thông đưa lên 2 hình ảnh: cũng lội nước ngang ngực trong thành phố New Orleans, cũng kéo đồ nổi bập bềnh trong nước.

Người da đen thì họ dùng câu viết sau 

"một thanh niên lội nước ngang ngực sau khi vào HÔI CỦA (looting) từ một tiệm tạp hóa..." 

cùng hình ảnh đó ,nhưng của hai người da trắng thì truyền thông lại viết:

"hai cư dân lội nước ngang ngưc sau khi TÌM KIẾM (finding) bánh mỳ và soda tư một tiệm tạp hóa trong vùng..."

TUcker Carlson phát ngôn viên cực hữu bảo thủ của Đài Fox News Hoa Kỳ



Giới truyền thông cực hữu và bảo thủ như đài Fox News cho đến hôm nay vẫn cố tình bào chữa cho bao nhiêu tội ác khủng bố và giết người da đen hàng loạt chỉ là "bệnh tâm thần"? Ngay hôm nay sau vụ giết 10 người da đen tại siêu thị TOPS của thành phố Buffalo  ngày 15/5/2022 như tin nêu đầu trang thì Tuck Carlson vẫn cho là "bệnh tâm thần"? Những dự mưu đã tính toán kèm theo các bài viết thù ghét người Mỹ da đen thì Tucker Carlson chẳng cần đọc. Thanh niên da trắng 18 tuổi này đã tôn thờ "Lý Thuyết Thay Thế Vĩ Đại" (Great Replacement Theory) một lý thuyết da trắng cực hữu cùng phổ biến trên Internet để chiêu mộ thành viên cực hữu và nhắm mục tiêu vào người Mỹ da đen. Nếu biên tập viên đài FOx News, Carlson biết rằng đài CNN cho hay tên giết người man rợ này đã post lên online 30 phút trước khi ra tay, thì rõ ràng đây là một toan tính có kế hoạch từ một ý thức hệ cực đoan da trắng chứ không thể là bệnh tâm thần được.


Sự nguy hiểm và khuynh huớng kỳ thị trong truyền thông khi nó giữ vị trí HƯỚNG DẪN dư luận, công luận theo chủ đích của họ. 

Các thành phần cực đoan chính trị, các  thuyết âm mưu thời nay đều nương vào tổ hợp truyền thông nói trên hay ngay cả trên các trang mạng xã hội nằm trong tay các tổ hợp khổng lồ tại Hoa Kỳ như Twitter, Facebook...hôm nay đều có khả năng bóp méo sự thật và là đại họa tiềm ẩn cho sự an nguy của người dân Hoa Kỳ.


những thanh niên da trắng trẻ tuổi như Dylann Roof nhưng đầu óc đã bị truyền thông tẩy não với nhiều định kiến kỳ thị chủng tộc cực đoan nay đã đối diện với án tử hình 


  Định kiến chối bỏ sự thật này của nhóm truyền thông cực hữu khiến chúng ta nhớ lại vụ tàn sát 9 nạn nhân da đen trong nhà thờ CharlesTon S.C. do bàn tay sát thủ da trắng có đầu óc kỳ thị da màu kinh khủng là Dylann Roof 21 tuổi vào đêm 17-6 năm 2015, một hành động khủng bố còn tệ hơn khủng bố thì các xướng ngôn viên cho là 'bệnh tâm thần" ? lịch sử tàn phá nhà thờ người da đen thuờng xảy ra trong lịch sử Mỹ nhưng chưa bao giờ nghe danh từ khủng bố ghép tội cho hành động của đảng KKK? phải chăng đây là sức mạnh da trắng?


đêm 17 /6/2015 Dylann Roof 21 tuổi tôn thờ chủ nghĩa cực đoan chủng tộc, tôn thờ chế độ Hitler đã giết 9 người da đen tại nhà thờ Charleston South Carolina    

  
Khi ra đường gặp một toán thanh niên da đen, cảm giác ta thấy sò sợ chính chúng ta đang bị khuynh huớng của truyền thông huớng dẫn dần hồi bằng hình ảnh bằng tin tức mà chúng ta không hay. Khi chúng ta thu nhận nhân công, người da đen bị thu nhận khó khăn hơn chính cũng từ sự khuynh loát của truyền thông từng huớng dẫn khuynh huớng của mình về cách nhìn chủng tộc. Những từ ngữ những hình ảnh người ta đăng ra đều có sự sắp đặt và có ý định chứ không hoàn toàn vô tư. 


                                                                                                 miner tax 1850 to Chinese

Chúng ta nghĩ thế nào nếu sự kỳ thị này chỉa vào các cộng đồng da màu khác, người Việt, Trung Hoa, Mễ với mức độ khốc liệt ngang hàng với người da đen?

 Lịch sử chứng minh người Trung Hoa, người Nhật từng là nạn nhân kinh hoàng từ nạn kỳ thị chủng tộc tại Mỹ. Chính những suy nghĩ sai và thành kiến da màu của chúng ta những người da màu, là kết quả do các tập đoàn truyền thông tạo ra với mục đích 'định sẵn'. 





                  trại tập trung người Nhật trong Thế Chiến Hai

Người Á Châu cũng từng bị kỳ thị với ví dụ sự ra đời của đạo luật Cấm người Tàu vào năm 1882, hay với người Nhật vào năm 1907. Trong thế chiến Hai các trại tập trung người Nhật cũng từng xảy ra một thời gian khốn đốn cho người Á Châu.

Xưa nay bao nhiêu học giả, văn sĩ, thi sĩ đã viết nhiều về những thảm trạng của người da đen. Nếu chúng ta đặt thân phận chúng ta như họ sẽ hiểu nỗi thống khổ của họ như thế nào. 

Nữ văn sĩ da trắng Mỹ Nelle Harper Lee trong cuốn To Kill a Mockingbird, viết về tệ nạn phân biệt chủng tộc. Trong cuốn sách đó của bà, có một đoạn như sau:  

"Bạn không bao giờ thực sự thông cảm một người cho đến khi bạn xem xét hiểu mọi chuyện trong quan điểm của họ ...cho đến khi bạn khoác lấy màu da của họ và đi bộ quanh đây như họ. "

Hãy thử làm người da đen một thời gian, nếu được, để chúng ta thông hiểu niềm đau thế kỷ của họ ra sao?

RẮC RỐI VỀ VẤN NẠN KINH NIÊN- KỲ THỊ CHỦNG TỘC

  Theo các học giả Mỹ thì Chủ nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc là "một lý tưởng hay hệ thống của niềm tin có được dựa trên sự xét đoán cực đoan về sự bất bình đẳng giữa chủng tộc hay sắc tộc ." Do đó rắc rối chính trị cùng xã hội tại Mỹ về kỳ thị chủng tộc sẽ trở thành một vấn đề. Hiện nay coi bộ  tư pháp Hoa kỳ có phần 'im lặng' trong những sự kiện liên quan đến chủng tộc.

Kỳ thị chủng tộc là vấn đề có thật trong lịch sử Hoa kỳ chứ không phải phát sinh gần đây. Sự yếu kém của các tổ chức của Phong trào Dân Quyền của Mỹ là một thực tế sau khi nhà tranh đấu dân quyền Luther King Jr. mất đi vào năm 1968. Các tổ chức dân quyền cho người da màu như NAACP hay SCLC...đều hoạt động cầm chừng khi không còn ngôi sao sáng chói như mục sư Luther King Jr. hay các học giả da màu khác. Hiện nay sự chậm trễ và thiên vị trong vấn đề chủng tộc khi bồi thẩm đoàn xử án có phần nào đưa lên hình ảnh không tốt cho tư pháp Hoa kỳ làm cho sự phẩn nộ của cộng đồng da đen lên cao thêm,

Chuyện đáng lo, Hoa kỳ đừng để 'truyền thống kỳ thị ',  nói khác đi là 'văn hóa kỳ thị' đột biến thành một” phản ứng cực đoan” ví dụ những hành vi bạo loạn, vũ trang, khủng bố, những nhóm 'sống ngoài pháp luật' gia tăng thì xã hội Mỹ sẽ bất ổn ra sao? Khi những tiếng nói bị khuất lấp không được đáp ứng công bằng trong một xã hội có tiếng dân chủ hàng đầu bị hoen ố vì những hành vi, và tư tưởng kỳ thì chủng tộc kinh niên như vừa nói trên.

Hoa Kỳ hiện đang có quá nhiều vấn đề đa đoan từ quốc tế đến quốc  nội, trong đó hiện tình quốc nội nước Mỹ đang rộ lên sự bất ổn sự biểu tình rầm rộ của người Mỹ da đen từ những vụ án mạng liên tục của những cái chết của người da đen chưa giải quyết ổn thoả lại càng trầm trọng và nguy hiểm hơn từ các nhóm thành phần tự mình vũ trang bằng súng đạn thay vì biểu tình thuần tuý.

ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI HOA KỲ CÀNG ĐÀO SÂU KỲ THỊ CHỦNG TỘC QUA LỜI LẼ UỐN CONG DƯ LUẬN CỦA TỔNG THỐNG TRUMP

-KUNG FLU
-CHINA VIRUS
-WU HAN VIRUS...
Là những thuật ngữ của cựu TT Trump đào sâu hố chia rẽ và kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ

DONALD TRUMP VỚI NHIỀU LỜI LẼ HƯỚNG DẪN NGƯỜI MỸ CÀNG KỲ THỊ CHỦNG TỘC SÂU SẮC HƠN 




THÙ GHÉT CHỦNG TỘC TỪ CỬA MIỆNG CỦA MỘT TỔNG THỐNG  KHI ÔNG TRUMP ĐÃ DÙNG TỪ NGỮ CỦA THUYÊT ÂM MƯU BẺ CONG SỰ THẬT NHẰM  KÍCH ĐỘNG SỰ BÀI XÍCH NGƯỜI Á CHÂU 

Hậu quả với sự sai lầm do một lãnh đạo phát ngôn chỉ gây HẠI CHO CÔNG DÂN HOA KỲ GỐC Á NÓI KHÁC ĐI LÀ THIỂU SỔ DA VÀNG. 

ĐẢNG CS TRUNG HOA KHÔNG BỊ ĐÁNH NHƯNG NGƯỜI MỸ GỐC Á BỊ TRÙ DẬP BỊ THÙ HẰN MÀ THÔI?

May thay lá phiếu của cử tri Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử TT 2020 đã thay đổi cục diện. Nhưng hậu hoạn của sự chia rẽ xã hội Hoa Kỳ vẫn còn?

***

Vụ thảm sát tại Atlanta ngày 17/3/ 2021 hai cơ sở spa đã bị một thành niên cực đoan da trắng ROBERT LONG ĐÃ thảm sát 8 người trong đó có 6 phụ nữ gốc Á CHÂU





Nhiều người già gốc Á tại San Francisco và Oakland bị tấn công vô cớ. Nhiều cửa tiệm gốc Á bị bôi sơn và viết lời kỳ thị. Thư nặc danh kỳ thị cũng gởi tới các nhà gốc Á. Trong nhiệm kỳ TT Trump đã có 

Theo cơ quan Stop AAPI Hate

Theo cơ quan  Stop AAPI  Hate  (Asian American and Pacific Islander) trong năm đầu của Đại Dich đã có 3800 vụ kỳ thị gốc  Á CHÂU đa số nhắm vào đàn bà.

 Ngay danh từ "Kung Flu- China Virus- Wu Han Virus" đã được cựu TT Donald  Trump dùng nhiều lần trong các buổi diễn thuyết, cổ động

Người cổ động Trump và phò Trump, các nhóm bảo thủ cực đoan  càng lúc càng tin vậy. Công thêm sự cổ xúy của mạng truyền thông cực hữu cũng tác động không kém cho vấn nạn tăng thêm.

Văn hóa chịu đựng của người Á Châu  nếu không nói là cầu an chứng tỏ cho chúng ta biết con số 3900 vụ  chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi.



theo VOA: 

Ông Ngọc Phạm, 83 tuổi, là một trong hai nạn nhân bị hành hung cùng một lúc hôm 17/3 tại một con đường tấp nập ở thành phố San Francisco. Nạn nhân còn lại là bà cụ gốc Hoa 75 tuổi Tạ Tiêu Trân (Xiao Zhen Xie). Hình ảnh camera quay lại cho thấy bà Tạ đã phản đòn khiến kẻ tấn công bị thương.

Hung thủ (trái cùng) tên là Steven Jenkins, một người đàn ông da trắng 39 tuổi, ngay sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi có hành vi tấn công vô cớ với ông già VN và tiếp đến là bà già gốc Hoa nói trên 


Chiều Thứ Năm, 25 Tháng Ba,  2021 Dân Biểu Janet Nguyễn (Địa Hạt 72) tổ chức một cuộc họp báo ngay trước thương xá Phước Lộc Thọ trên đại lộ Bolsa, Westminster, để lên án sự gia tăng kỳ thị đang xảy ra trong cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu và người các đảo ở Thái Bình Dương (AAPI) và giới thiệu dự luật mà bà là tác giả để chống lại những tội ác này.


Di sản của của Mục Sư Luther King. Jr, sau khi ông mất đi đó là Đạo Luật Dân Quyền Civil Rights Act được cố TT Lyndon B. Johnson ký ban hành. Đã mấy thập niên trôi qua người dân Mỹ từng thừa hưởng kết quả tranh đấu bền bĩ của Phong Trào Dân Quyền do ông và nhiều nhà hoạt động nổi tiếng khác đủ mọi màu da lãnh đạo. 

Hôm 25 tháng 3, 2021 Dân Biểu Janet Nguyễn đã nhắc nhở mọi người trong đó có người VN phải lên tiếng. Bà nhấn mạnh mọi công dân Hoa Kỳ hay bất cứ ai sinh sống trên nước Mỹ đều được pháp luật bảo vệ. 

Sự Kỳ Thị và Bạo Lực chống người thiểu số dù bất cứ ai trên đất Mỹ đều bị pháp luật Hoa Kỳ trừng trị nghiêm khăc.  
Thành phần kỳ thị dù núp bóng dưới hình thức nào đều phạm luật. 

Luật là Luật. Pháp quyền nước Mỹ luôn luôn tôn trọng nội dung của Luật Pháp. Đạo Luật là Đạo Luật, trong đó có Đạo Luật Dân Quyền 1964 là tấm khiêng che chở cho những sắc dân thiểu số, người Mỹ gốc Phi Châu, người Mỹ gốc Á, hay  gốc Latin đều nằm trong khuôn khổ bảo vệ của luật pháp.

Sự sợ hãi, e dè hay cầu an sẽ làm cho thành phần cực đoan thành kiến cùng kỳ thị lợi dụng  tấn công mạnh thêm. Đừng sợ hãi. Chính bọn kỳ thị là thành phần SỐNG TRONG BÓNG TỐI VÀ LO SỢ chứ không phải người dân lương thiện Hoa Kỳ.

Dành cho Phần Kết

VÀo cuối tháng Tư 2021, TTim Scott, đảng viên Cộng hòa Da đen duy nhất tại Thượng viện Mỹ phản ứng lại bài phát biểu của Joe Biden trước Lưỡng Viện Quốc hội Mỹ, ông nói: “Mỹ không phải là một quốc gia phân biệt chủng tộc”. Liệu chúng ta còn tin vào điều này khi những vấn nạn lịch sử từng xảy ra cho đất nước Hiệp Chúng Quốc bao lâu nay? Có thể con đường thăng tiến của nghị sĩ da đen này quá may mắn nên ông ta nhìn hoàn cảnh của nước Mỹ toàn qua "lăng kính màu hồng" chăng?

KỲ THỊ CHỦNG TỘC NÓ NẰM TRONG VẤN ĐỀ VĂN HÓA. SỰ TRANH ĐẤU CỦA CÁC SẮC DÂN THIỂU SỐ TẠI HOA KỲ NẾU KHÔNG ĐI ĐÚNG HƯỚNG chỉ là sự kéo dài kinh niên vấn đề kỳ thị và bạo lực chẳng bao giờ chấm dứt do các hành động cực đoan bị thôi miên từ các thuyết âm mưu và chủ trương độc ác của các chính khách cực đoan tà kiến. 

Chỉ khi nào Hoa Kỳ vừa song song cải tổ được Giáo Dục thăng hoa Hiến Pháp bằng sự tự nguyện cải tổ chính sách đi theo quyền lợi chung dân tộc hơn là quyền lợi chính trị của đảng phái mới đi đến sự bình đẳng chủng tộc một cách thực tiễn. Chính phủ và chính sách phải thực tâm  giúp và hướng đạo  đưa người dân Mỹ  ý thức và tự nguyện mới mong tiêu trừ được các chủ thuyết cực đoan những trở ngại to lớn từng làm hại tiến trình dân chủ và bình đẵng chủng tộc cho  Hoa Kỳ

Pháp Luật tuy cần thiết nhưng đó là hình thức bắt buộc và cưỡng ép chỉ có  GIÁO DỤC VÀ CẢI TỔ GIÁO DUC  THÀNH CÔNG MỚI HI VỌNG ĐƯA XÃ HỘI  MỸ THỰC SỰ ĐẾN BẾN BÌNH AN TỪ DO BÌNH ĐẲNG CHỦNG TỘC VÀ THĂNG TIẾN NHÂN QUYỀN ./.


ĐHL edition 

No comments:

Post a Comment