Sunday, November 19, 2023

UNG THƯ NHÌN QUA LĂNG KÍNH CỦA DNA

Kính nhớ cố Giáo Sư  Phan Ngọc Lan, môn Vạn Vật học kiêm Cố Vấn cho lớp 12A3 trường Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị- niên khóa 1971-1972


Đinh hoa Lư

***

Chào bạn đọc,

   Thời đại hôm nay phải chăng căn bệnh ung thư xảy ra quá nhiều hay nói khác đi thời này có đồng nghĩa là nhiều người tử vong  vì ung thư hơn ngày xưa?

Có người cho rằng:

"ồ, do thông tin hôm nay quá nhiều do xưa không có phương tiện về thông tin nên ít biết thế thôi.

 Khó chấp nhận quan niệm trên trong khi nghe bạn bè, người thân qua đời  do các chứng liên quan đến UNG THƯ thật sự nhiều hơn ngày xưa rất nhiều? 


 TẠI SAO  UNG THƯ THỜI NAY NHIỀU HƠN XƯA?

Truớc tiên chúng ta phải định nghĩa ung thư là gì?

Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ thì Ung Thư là chứng bệnh phát sinh khi sự phát triển tế bào đang ở NGOÀI VÒNG KIỂM SOÁT của cơ thể và nó phát tán đi các cơ quan khác của cơ thể con người.

Ung Thư có thể khởi đầu bất cứ đâu trong cơ thể chúng ta (phổi, thận, gan, tủy xương, tuyến giáp, tụy tạng, dạ dày vv...).  Cơ thể con người cấu tạo từ hàng ngàn tỷ tế bào, đến từ nhiệm vụ tế bào phát triển và nhân rộng  nhờ sự BÀO PHÂN (cell division) để có tế bào mới cho cơ thể mỗi khi tế bào cũ già đi và chết để tế bào con trám chỗ vào ...Cho đến một lúc sự bào phân này gặp 'tai nạn' hay nói khác đi nó đã vượt qua sự kiểm soát thông thường...
Thế là chuyện buồn xảy đến ...UNG THƯ!

Về thuật ngữ, Viện này còn phân biệt Ung Thư là một Chứng  (disease) do rối loạn chức năng phân bào chứ không phải là Đau (sickness, illness) do nhiễm trùng (infection) gây ra...
tóm lại chúng ta phân biệt sự khác nhau giữa CHỨNG và BỆNH 

*CHỨNG (disease) trường hợp của cơ thể không do vi trùng hay vi rus gây ra 
Trụy tim, trật khớp, cao huyết áp, ung thư ...
*BỆNH (sickness) do nhiễm trùng gây ra vd thổ tả, thương hàn, ho lao, cúm, Covid-19...

*** 

THỜI ĐẠI HÓA HỌC HÓA

  Theo thiển ý của người viết, sau thời đại phát triển cơ giới hóa, điện khí hóa xã hội văn minh vật chất của con người đạt  đỉnh cao của thời đại HÓA HỌC HÓA. Bạn có tin vậy chăng? Hóa học quanh ta? cái gì cũng có chất hóa : trái cây cũng được bơm thuốc, ruộng vườn cũng bơm thuốc, ngay cả con heo nuôi trong vườn cũng ăn bằng thức ăn tăng trọng và thực phẩm làm xong còn "tẩm" hóa chất để kéo dài thời gian... còn quá nhiều thứ kể ra không xiết từ những thành phẩm hóa học hóa mà con người đang dùng càng lúc càng tăng. 

Riêng tại VN, các hóa chất đa số đều xuất xứ từ Trung Cộng?

Theo Cơ Quan Y Tế của Liên Hiệp Quốc (WHO) cho hay:

Các loại hóa chất giữ cho trái cây khỏi hư thối tăng trọng là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cho người.  Theo nghiên cứu của Tổ chức Y Tế Thế giới có tới 35% người bệnh trên thế giới mắc bệnh ung thư do liên quan đến  thực phẩm. 

Sự phát triển của Khoa Học trong lĩnh vực Hóa Học từng giúp cho giới thương nghiệp ham lợi nhuận bỏ qua vấn đề đạo đức hay luật pháp: đây là một hội chứng càng lúc càng trầm trọng đe dọa đến mạng sống con người.

Càng tiêu thụ nhiều lại càng phải chú ý các thứ trái và rau có tẩm hóa chất  những có mục đích  giữ sản phẩm tươi khá lâu dài nhưng an toàn cho con người thì không có?

  Việc nội trợ ngoài thực phẩm tươi sống ra, mọi gia đình hiện nay càng lo ngại đến các gia vị, thức ăn làm sẵn kể cả các viên thuốc, nước ngọt chúng ta uống,  hàng ngày mỳ gói cũng là thành phẩm của thời Hóa Học Hóa. Ngay tai các nước văn minh Tây phương, nền canh nông, chăn nuôi càng hiện đại thì càng dùng đến thức ăn "tổng hợp" càng nhiều, đồ ăn thức uống đóng chai và vô hộp cũng liên quan đến "hóa học hóa" càng cao.

Thực phẩm biến đổi gene ( Genetically Engineered Foods. GE Foods) càng dùng nhiều tại Tây Phương cũng làm giới tiêu thụ lo ngại. Mặc dù kỹ thuật di truyền đang làm cho giới sản xuất có những lợi điểm mong muốn khi cấy ghép thay thế gene từ động vật và thực vật vào sản phẩm để tăng hiệu năng nhưng rủi ro tương lại chưa có chứng minh an toàn tuyệt đối cho con người .

Có bao nhiêu thứ hàng thực phẩm ăn uống cực độc của Tàu đang gây hoang mang sợ hãi tại VN và trên thế giới?

Riêng thế giới đang dồn sức chống lại sự đánh cắp "tài sản trí tuệ" của Trung Cộng chưa đánh giá đúng mức sự tàn độc của công nghệ hóa học của Bắc Kinh trong vấn đề thực phẩm làm hại sức khỏe cho con người?

  HÓA HỌC HÓA - MŨI  TÊN BẮN PHÁ TRƯỚC TIÊN VÀO DNA 


Khi bào phân (replication) , nhiễm sắc thể bắt đầu tách thành những dải đôi (helix) gồm hàng loạt(series) dải DNA là một chuỗi (sequence) kép dài mang những gene đó để sao chép,

Các tế bào có nhiệm vụ phải tạo ra các bản sao từ DNA của chúng


Tại sao chúng ta chú ý đến chuyện hóa học hóa, vì cái khóa của  Di truyền là GENE?

  DNA(deoxyribonucleic acid)  va` nhiễm sắc thể (chromosome)

  Cơ bản của xác thân con người là tế bào . Con người ta sống cần ăn uống, tức là hấp thụ dưỡng chất tạo ra năng lượng cho sự bào phân xảy ra liên tục hàng giây trong con người nhằm tạo ra tế bào mới thay thế các tế bào lão hóa vừa tăng số lượng tế bào gấp nhiều lần khi cơ thể con người lớn lên theo thời gian.

Quan sát về hiện tượng ung thư, chúng ta cũng cần nói sơ qua về sự bào phân như thế nào và tại sao có chuyện liên hệ Ung thư và Sự Bào Phân ?

A. Gen, Nhiễm sắc Thể (chromosome) và DNA


Nói đến tế bào chúng ta hay đề cập đến yếu tố di truyền GENE , các nhiễm sắc thể (chromosomes) và DNA của tế bào con người.

=================================
   -Gene cơ cấu chủ đạo sự di truyền có trong nhiễm sắc thể chromosome, chúng ta không nhìn nó như một "nhà máy" mà là một "nhóm chính sách"  ra lệnh tạo ra cái "khuôn"  sao chép truyền thừa tức là di truyền (gene)

  -DNAdeoxyribonucleic acid là chất liệu di truyền của con người và hầu hết các sinh vật khác. Hầu hết mọi tế bào trong cơ thể một người đều mang một dạng DNA. Đa số DNA đều nằm tại nhân tế bào (nucleus) một số ít nằm trong ti thể ( thuộc tế bào chất )


                                                   


 -Nhiễm sắc thể (chromosome) cấu trúc này nằm trong nhân (nucleus) . Không thấy được nó khi tế bào chưa phân chia. Nhiễm sắc thể bao gồm hàng loạt phân tử DNA cuộn lại với nhau giống cấu trúc một bó sợi ôm lấy một thứ protein gọi là histone để nâng đỡ cho cấu trúc này.

Tại sao gọi là nhiễm sắc thể : nhà tế bào học Đức Walter Flemming(1843-1905) đã dùng thuốc nhuộm màu để dễ phân biệt nhận ra các yếu tố trong nhân tế bào. Những phân tử nằm tản mạn trong nhân tế bào có tính chất dễ bắt màu nhất ông đặt tên là chất nhiễm sắc hay còn gọi là NHIỄM SẮC THỂ chroma: màu sắc theo tiếng Hy lạp ) 

==========================

    Trong nhân tế bào  của con ngừơi ta có 23 cặp nhiễm sắc thể tức là 46 nhiễm sắc thể. và cứ một nhiễm sắc thể trên có 2 bản sao (copy) một thừa hưởng từ MẸ  và 1 thừa huởng từ CHA. Nhiễm sắc thể của một cá thể trong tế bào này cấu tạo bởi DNA mang tính cách riêng vì nó là tổng hợp của một "bản mật mã di truyền" đem đến tính cá biệt cho từng người.

 DNA là cái chìa khóa gốc nhất là một cuốn cẩm nang di truyền mà nhiệm vụ sau cùng là bảo đảm tính thừa kế, cùng "bộ chỉ huy" xây dựng hoàn hảo hay nói khác đi đó là sức khỏe cho cá thể đó.



   Khi bào phân (replication) , nhiễm sắc thể có cấu trúc như những vành đai cặp đôi (helix) gồm hàng loạt(series) dãi DNA là một băng dài (sequence) mang những gene đó. Dĩ nhiên chúng ta có thể nói khác đi, ai mang gene đó, nghĩa là anh khác tôi vì tôi không phải là con anh, nhưng tôi là con của ba mẹ tôi có nghĩa là mang gene của hai người sinh ra tôi.

 Trong di truyền khi chúng ta thừa kế nhiễm sắc thể  của cha của mẹ, có nghĩa là chúng ta đã kế thừa từng bản sao gene của từng người. Ước đoán theo khoa học có khoảng 25,000 loại gene khác nhau của loại người nhưng 99% mang chung một "bản mật mã" về gene

Đã là con người thì chúng ta có thể nói rằng sự khác nhau về DNA giữa con nguòi với nhau rất nhỏ, hay nói khác đi DNA con người giống con người (con vật thì giống con vật), hay nôm na rằng loài nào mang DNA đó. Chính sự khác nhau về gene mới làm cá nhân này khác vói cá nhân kia thôi.

Protein là thành phần chính điều khiển tiến trình liên tục bào phân trong cơ thể. Mỗi gene có một mật mã để tạo thành một loại protein riêng biệt .

B: Gene hoạt động ra sao?



Các  nhiễm sắc chromosome cấu tạo bởi các chuỗi DNA , như chúng ta đã biết DNA gồm các chất căn bản bao gồm nhóm phosphate đường, và đạm tố (nitrogenous base). 
4 đạm tố căn bản trong DNA là:

Adenine(A)
Thymine(T)
Guanine(G)
Cytosine(C)

Các chuỗi DNA luôn luôn xếp cặp với nhau ;
C luôn bắt cặp với G>>>>> G-C hay C-G
A luôn bắt cặp với T. >>>>>A-T  hay  T-A

                 công thức và nối hóa học của 4 đạm tố của DNA

 Hàng ngàn cặp đôi (A-TG-C ;....)  như thế tạo thành một  SERIE  , chính sự khác nhau số lượng chứa trong một serie như đã nói chính là sự khác nhau giữa các gene.

Thêm vào đó sự sắp đặt thứ tự của các nitrogenous bases (A-TC-GT-A;G-C;...) trong một serie vừa nói là mật mã một loại protein

Nếu chúng ta nói rằng mỗi một loại gene có mang một mật mã để tạo thành một thứ protein chính là sự sắp đặt theo thứ tự của các cặp base (nitrogenous base) như vừa nói.

  Chúng ta còn khám phá ra rằng trong điều kiện bình thuờng sự sắp đặt hay ho làm sao giữa các cặp đôi này nó kiến trúc với nhau thật vừa vặn khít khao để cung cấp cho chúng ta các thứ protein khác nhau chúng ta thực sự cần (cơ thể bình thuờng đang cần có). Chức vụ những protein này là gì?

- Hướng dẫn để tế bào loại gì thì đúng với loại đó cùng điều khiển chức vụ của tế bào đó
- Cho chúng ta tính cá thể ví dụ như màu mắt
- Kiểm soát cách thức mà cơ thể chúng ta thi hành nhiệm vụ như thế nào
- Có khả năng "tắt và mở" hoạt động các protein khác 
v v

   Có một số gene tự sản xuất ra loại protein cần dùng trong khi đó có một số gene lại cần sự hợp tác với gene khác để kiến tạo ra một loại protein nó cần  (ví dụ: kết hợp noãn và tinh trùng )

C. Khi Rắc Rối Trong Gene Xuất Hiện?!

  Dĩ nhiên cơ thể chúng ta luôn cần các tế bào mới, nào thay thế các tế bào chết khi bị vết thuơng, thay các tế bào lão hóa. Muốn thế, thì các vùng mô đang cần tế bào thuôc về loại đó, ví dụ tế bào mỡ, tế bào gan tế bào da...cần sự bào phân, nghĩa là sự phân chia tế bào ra 2 tế bào mới (gián phân). Nói chuyện sự gián phân trong tế bào đó thì nó cần công việc sao chép từ DNA của nó ra 2 bộ giống nhau để "truyền thừa " cho 2 tế bào con , có nghĩa nó copy từng loạt hàng ngàn các nitrogenous bases  A, T, C, G y chang thứ tự. 

Không may trong quá trình copy đó có những lỗi lầm xuất hiện. Để dễ hiểu chúng ta có thể lấy ví dụ chúng ta nhờ ai đó đánh vần cho chúng ta viết lại một bản sao "võ thuật bí kíp" thật dài mà người đó cứ "đánh vần sai" thành ra "thất bổn truyền" cầm bản sao nói là viết lại "y chang " nhưng sự thật nó đã sai hết ! Tiếp đến đệ tử của ta sẽ dùng bản sao sai đó tập võ cuối cùng đi đến "tẩu hỏa nhập ma"!

 Có một số lỗi lầm không mang hệ quả trầm trọng gì, tế bào khác sẽ uốn nắn lại. Có một số lỗi "kỹ thuật sao chép " sẽ đem lại "tẩu hỏa nhập ma", bằng hậu quả là 'thái độ của gene' sẽ thay đổi. Chúng ta lấy ví dụ, nó làm cho gene cứ ra lệnh luôn "mở công tắc" hay hoàn toàn "đóng công tắc" cho sự kiến tạo protein đưa đến hậu quả quá nhiều hoặc hoàn toàn không có chút protein nào! Vì mỗi loại protein có công dụng riêng, nên "thái độ" của gene thay đổi như vậy sẽ ảnh huởng "thái độ" của tế bào.

Thật ra khi các lỗi hóa thành nhiều trong tế bào mới có khả năng biến một tế bào bình thuờng thành một TẾ BÀO UNG THƯ (cancer cell). ( ví dụ: chứng ung thư máu gây ra khi tế bào ung thư thay thế nhiệm vụ của tế bào tuỷ xương để tạo ra một là ròng bạch huyết cầu (lymphocytic) hay ròng là hồng huyết cầu thôi (myelogenous))

 Con đường dẫn đến thành các tế bào ung thư không phải duy nhất là những lỗi lầm nội tại trong GENE nhưng còn trường hợp khác hơn vì lý do cơ thể chúng ta bị hớ hênh (vulnerable) hay còn gọi là bị phô diễn (exposure) ra ngoài với các tác nhân phá hoại (ví dụ chất hóa học). Rủi ro gây ra ung thư trong trường hợp bị phô diễn này, không thể phá hoại hết các tế bào trong người, hay mang tính di truyền cho gia đình thế hê sau. Ngang đây chúng ta hãy cắt nghĩa rõ hơn, người cha hút thuốc bị ung thư phổi khó có khả năng di truyền cho thế hệ con cái. Trong gia đình có tiểu sử ung thư, đời ông Nội, Cha mẹ, không do hậu quả sinh hoạt mà thành thì nên coi chừng theo dõi yếu tố di truyền hơn.

Trường hợp lỗi lầm về gene cũng có thể có trong quá trình trứng hay tinh trùng hình thành. Nó di hại cho con cái vì các tế bào của thế hệ con cái đang mang những lỗi lầm về gene đó.


D   LỖI LẦM CỦA GENE DẪN ĐẾN UNG THƯ RA SAO?

    - Sao lại lỗi lầm?
    - Càng về già càng dễ ung thư.

  Căn cứ chức năng phân bào (cell division) của tế bào, thì bổn phận này cứ liên tu bất tận làm mãi suốt cả cuộc đời một người. Giống như chiếc máy đúc, chạy mãi ... cắt , chia, dũa, in cho ra những tế bào con khác mới nhưng phải giống nhau. Cho đến lúc về già, thì chức năng này càng "mệt mỏi" và bộ mật mã ghi nhớ càng dễ bị sai lệch thì lỗi lầm nó sẽ xảy ra. Đó là tại sao càng VỀ GIÀ CÀNG DỂ UNG THƯ hơn trẻ.

Đó là những lý do nội tại, chúng ta không muốn cũng không được. Còn chuyện thứ hai là do cách thức sống, thái độ sống của chúng ta,lấy thí dụ hút thuốc, làm lụng tiếp cận với hóa học phẩm hay ăn thức ăn có tẩm chất hóa học lâu ngày... 

Trở về thắc mắc ban đầu, tại sao thời này lại có nhiều bệnh nhân ung thứ đến thế?

 Ngang đây chúng ta đề cập đến cách sống hay thái độ  con người trong cuộc sống. Có nhiều cách sống nó gia tăng cơ hội cho lỗi lầm của gene. VD Trường hợp chúng ta hút thuốc liên tục, uống rượu liên tục trong đời những tế bào nằm dọc theo khí quản liên tục bị phá hoại. Cơ thể người hút này tất nhiên phải gia tăng nhu cầu tái tạo tế bào mới để thay thế. Rượu cũng là chất hóa học nó là cồn ethyl hay ethanol một hợp chất hóa học hữu cơ. Uống rượu lâu ngày các tế bào gan phải khử độc liên tục không được nghỉ ngơi vì phải gia tăng tế bào gan mới thế vào các tế bào gan bị phá do rượu. Sự thay thế này khác với sự thay thế do nguyên nhân "cơ học", lấy thí dụ bị rách da, gãy xương - tế bào da , xương se tái tạo lại. Sự thay thế các tế bào tổn hại do thí dụ hút thuốc lâu năm, uống rượu lâu năm , làm việc trong môi trường hóa học độc hại lâu năm, tất cả gom lại là sự tổn hại từ hậu quả của "tấn công hóa học " lâu ngày. Số lượng tế bào bị thay thế này càng tăng thì nguy cơ bị ung thư càng cao hơn. Khoa học hiện nay tìm ra hàng trăm chất hóa học trong khói thuốc trong đó có nhiều thứ trực tiếp gây hại cho DNA tất nhiên từ đó sẽ gia tăng sự trục trặc của gen.

Ở điểm này có bạn hút thuốc lại lý luận, tại sao ông A không hút thuốc lại ung thư? câu trả lời người đó một là di truyền, hai là yếu tố bộ mật mã trong gien người đó gặp rắc rối, thứ ba nữa có thể không hút nhưng tiếp xúc với hóa chất nhiều. Đối với người hút thuốc thì nguy cơ ung thư phổi cao hơn nếu không hút thuốc. Điều này bạn tự so sánh với chính bạn chứ không so sánh với người khác được. Người ta còn khám phá ra sau này thợ làm nail lâu năm có nguy cơ cao về ung thư, nguòi bán quán cà phê, vũ nữ vũ trường cũng có nguy cơ ung thư cao hơn. Tất cả đều này là tác nhân ngoại nhập cho rủi ro ung thư làm gia tăng bệnh nhân ung thư.

Căn bản mà nói ung thư không phải bệnh tật (ILLNESS, SICKNESS) do bị nhiễm trùng (infection) mà một tai nạn về gene để trở thành một CĂN BỆNH (DISEASE), khi cái "khuôn đúc", bộ mật mã trong gene bị "điên" , bị "thất bổn" tạo ra. 

*Tránh bớt cuộc sống bị "hóa học hóa" là góp phần giảm nguy cơ hư hại sai lệch bộ mật mã về gene trong sứ mạng phân bào và di truyền.

* Ngoài ra chúng ta không quên tấn công vật lý từ tia bức xạ như Tử Ngoại Tuyến (UV ultra Violet) tia Gamma  lâu ngày cũng gây nguy hiểm cho cơ thể do tế bào chúng ta bị tổn thương và đưa đến ung thư 
Ung Thư Da cũng là hậu quả từ tia UV hay nạn nhân của các vụ nổ nhà máy hạt nhân ví dụ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl 1986 đưa đến hàng ngàn nạn nhân bị ung thư máu 

E -TẾ BÀO UNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TÁN RA SAO?


    * DI CĂN (metatassis)

khi các tế bào ung thư tách khỏi khối u đầu và đi vào máu hoặc hệ thống bạch huyết. Các hệ thống này mang chất lỏng đi khắp cơ thể đó là ‘xa lộ’ cho di căn. Điều này có nghĩa là các tế bào ung thư có thể di chuyển xa khỏi khối u ban đầu sau đó hình thành các  u mới khi chúng bám rồi  phát triển ở những bộ phận khác trong cơ thể chúng ta.


  
Tế bào nào cũng cần nguồn oxy và dưỡng chất để mà sống, tế bào ung thư cũng cần như vậy. Không có nguồn máu tiếp tế nuôi sống nó thì ung bướu này chỉ bằng hạt gạo hạt đường là cùng. Trong y học hiện tượng này gọi là tiến tình tạo mạch (angiogenesis) Từ mật mã sai lầm trong việc "sao chép" các tế bào ung thư xuất hiện, thoạt tiên tạo một bướu ác tính tiên khởi, nó phát ra những tín hiệu "phù thủy" cho mạch máu gần nó để dụ cung máu và oxy cho bướu này. Sau khi "no nê"chúng sản sinh ra những tế bào ung thư con tuôn vào mạch máu đi tới nơi khác bám vào, đóng ổ, tạo thành bướu ung mới, hậu quả di căn nói một cách đơn giản là vậy.

TƯƠNG TỰ với giai đoạn một, khi cái bướu này phát triển, nó sẽ phát tín hiệu cho các mạch máu gần chúng. Chuyện này tạo nên số mao mạch mới, như thế chúng đã "cướp" đi một nguồn máu cung cấp. Vì rằng chúng phát triển nhanh và vô tổ chức, các mạch máu trong các bướu này cũng vậy, cũng vô tổ chức và "dễ rò rỉ", khác với các mô khỏe mạnh. Các khoa học gia cũng biết cố gắng lợi dụng những khác biệt này hầu tìm cách chữa trị ung thư, đặc biệt nhắm mục tiêu về chuyện cung cấp máu dến các bướu ung kia, để đưa thuốc đến các bướu đó một cách hiệu quả....

F-cắt nguồn máu cung ứng cho các bướu ung

   Đây là trọng tâm cho các nhà khoa học và nghiên cứu trên thế giới chú ý để phát triển phương pháp mới trị liệu ung thư mới. Đó là phát minh ra những loại thuốc mới tạo thế cắt đứt các nguồn máu nuôi dưỡng các bướu ung thư. Họ hợp tác với nhau cùng lúc điều tra khả năng các dạng thuốc mới đó, những loại thuốc có khả năng đóng các mạch dẫn tới các u gọi là combretastatin. (?) Có điều nguy hiểm: thuốc có hiệu quả với liều lượng cao, nhưng nếu dùng liều lượng thấp lại kích thích các mạch nuôi các bướu kia phát triển mạnh hơn thêm.

  Tuy nhiêu thách đố lớn nhất cho con người hiện nay để chống chọi lại ung thư chính là tránh trường hợp di căn. Đa số tử vong ung thư cũng là hậu quả sự di căn ung thư. Chuyện này có nghĩa là các tế bào ung thư có cơ hội đi tới vùng khác rồi từ đây tạo các bướu thứ cấp (secondary tumor). Di căn (metastasis) thật phức tạp nó thách thức con người phải nghiên cứu nhiều hơn nữa.




di căn










CHEMOTHERAPY: HÓA TRỊ

Hóa trị là gì?

Hóa trị  là một hình thức điều trị bằng thuốc hóa học nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng trong cơ thể. Do tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào khác. Hóa trị thường được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác, chẳng hạn như phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp hormone.

RADIATION THERAPY: XẠ TRỊ

Xạ trị là gì?

 Xạ trị (radiation therapy) là việc sử dụng các hình thức bức xạ khác nhau để điều trị ung thư và các bệnh khác một cách an toàn, hiệu quả. Xạ trị có công dụng phá đi các thứ di truyền trong tế bào ung thư. Một khi thực hiện được xạ trị, các tế bào ung thư không thể phát triển và lan tỏa. Khi các tế bào ung thư bị tia bức xạ phá hoại và này chết đi, cơ thể  sẽ loại bỏ các tế bào chết đó một cách tự nhiên. Tuy thế cùng lúc các tế bào bình thường cũng bị ảnh hưởng bởi tia bức xạ, nhưng chúng có khả năng tự phục hồi nhưng các tế bào ung thư không thể phục hồi như tế bào thường.


Đinh Hoa Lu  biên soạn 

 Last edition 8/12/2021

sources 

NIH 
-Định Nghĩa Ung Thư là Gì?

What Is Cancer? - National Cancer Institute

GENETIC HOME REFERENCES


 EDUCATION PORTAL


CANCER RESEARCH UK 

Radiation Therapy

No comments:

Post a Comment