THƯƠNG VỀ QUẢNG TRỊ DẤU YÊU
Đã bao lâu rồi không về Miền Trung thăm người em
Nắng mưa đêm ngày cách trở, giờ xa xôi đôi đường
Người ơi Có về miền quê hương thùy dương
Nước chảy còn vương bao niềm thương,
cho nhắn đôi lời...
Nắng mưa đêm ngày cách trở, giờ xa xôi đôi đường
Người ơi Có về miền quê hương thùy dương
Nước chảy còn vương bao niềm thương,
cho nhắn đôi lời...
(Minh Kỳ - Thương Về Miền Trung)
Tôi hay hỏi chính tôi tại sao tôi hay viết về Quảng trị? Một điều dứt khóat rằng tôi không mơ làm một nhà văn mà tôi viết do tôi thương tôi nhớ về kỷ niệm vĩnh viễn chẳng trở về. Bao lâu nay với những dòng viết vội nhưng tôi mang hòai bão vẽ lại hình ảnh một Q trị ngày xưa nay nhạt nhòa trong trí nhớ bao người.
Vài con đường thân thương quanh góc phố nhỏ hay mái trường một thưở học trò. Thành Cổ rêu phong phủ kín năm nao, cùng bao nhiêu thứ khác giờ chẳng còn chi. Chúng nay đã là "cổ vật vô giá" trong lòng người.
Ai hay tìm bóng cố nhân - những người năm cũ nay đã lần lượt "rũ áo phong sương"?
Ôi thời gian! vòng tuần hoàn vạn thuở nhưng là "vị đắng" cho kiếp thế nhân, ngắn ngủi, tầm thuờng trước tạo hóa vô cùng hay khổ đau vì biến thiên nhân thế?!
Người Quảng Trị ra đi, đi mãi. Người Quảng Trị lưu hương từng đếm bước thời gian để ngày mai trở lại. Bao kẻ tha phương chợt nhận ra: họ chẳng còn chi khi đi tìm đường xưa lối cũ?
hính dưới: con đường chính Trần Hưng Đạo ở trên sẽ qua Kho Gạo An Toàn và Ty Cảnh Sát cùng cái hói: đoạn này hướng lên Bệnh Viện và Trường Bồ Đề (sắp đến ngã ba phở Ông Ngẫu)
Tiếng hát Tuấn ngọc vẫn vang lên bên tôi trong blog của Văn Thanh tùng với bài Hoài cảm .." còn đâu mùa cũ êm vui...sương buồn che kín hồn người..qua dần những tháng cùng ngày...".
Hôm nay, sau mấy năm viết bài này tôi thật hạnh phúc được đón nhận một giọng ca truyền cảm chan chứa chất giọng quê hương của Lê mậu Duân. Những bản nhạc từ một tâm tình chân thật đầy tình cảm lồng trong một tâm hồn nghệ sĩ đã sống lại qua một giọng ca điêu luyện và hồn hậu nhưng đầy rung cảm của anh. Từ tâm tình của lính như Kẻ Ở Miền Xa, Thư về Em Gái, Thành Đô... nối tiếp về nỗi xúc động đối với tình quê hương, tình mẹ, tình người và người... như Lạy Mẹ Con Đi, Tâm Sự Người Hát Nhạc Quê Hương, Tình Ca Quê Hương...tất cả đều được giọng ca 'rất Quảng Trị', 'rất Quê Hương' do Lê Mậu Duân chuyên chở.
Càng mừng hơn khi tình cảm dành cho quê mình- Quảng Trị- sau này vẫn còn nhiều "tiếng hát tiếp nối" của thế hệ trẻ như Lê Thu Uyên, Bạch Trà và nhiều tiếng ca trẻ khác như trong "Em Có Về Quảng Trị với Anh Không"cùng nhiều bài hát khác. Người Quảng Trị hôm nay linh cảm rằng: dường như đó là "trái ngọt" sinh ra từ vùng đất "cày lên sỏi đá"- nhưng tâm hồn chân chất cùng tràn đầy hay tiếp nối một tình quê tràn đầy, tha thiết...
Em có về Quảng Trị với anh không?
Trong bão táp nghe gió Lào quạt lửa
Mảnh đất miền Trung cong như đón gánh mẹ
Suốt một đời dầu dãi với nắng mưa... (nhạc Nguyễn chí Quyết)
Trong bão táp nghe gió Lào quạt lửa
Mảnh đất miền Trung cong như đón gánh mẹ
Suốt một đời dầu dãi với nắng mưa... (nhạc Nguyễn chí Quyết)
tình yêu quê hương QT và nhiều tiếng hát tiếp nối
Người viết đã bao lần lắng đọng tâm hồn mình trong nhiều bài hát về quê hương Quảng Trị. Đó là khi "cố nhân xa rồi có ai về lối xưa ". Và có ai về lối xưa? vẫn ngân vang tiếp nối tiếng hát của "người muôn năm cũ ", lúc tiếng hát cố ca nhạc sĩ Duy Khánh trong bản Làng Tôi "mơ trong bóng ngày về..quê tôi chìm trong trời mờ sương..là bao nguồn yêu thương " đang mong chờ bước chân viễn khách về thăm khung trời kỷ niệm dù chỉ một lần. Vẫn âm vang bên tôi tiếng ca gợi nhớ của Anh Thơ- bản Giọt Mưa Thu, "ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi...".
Em ơi! Chờ anh về
Dù cho năm tháng xóa mờ thương nhớ
Đêm nao trăng thề, đã vang ước hẹn đẹp lòng người đi.
Em biết chăng em...
Dù cho năm tháng xóa mờ thương nhớ
Đêm nao trăng thề, đã vang ước hẹn đẹp lòng người đi.
Em biết chăng em...
(Thương Về Miền Trung)
Có thể giờ này trong cơn mưa dầm Quảng trị, vẫn những giọt mưa day dứt không thôi. Viễn khách đang trầm tư, một mình bên ly cà phê phố cũ như cố tìm dư hương ngày tháng xa xăm. Lại một mùa đông rét mướt giăng màn trên quê hương ngày trở lại. Ngày đó cũng là đây, cả thành phố như ẩn mình trong cơn lạnh đầu mùa. Những năm còn xuân xanh trong dĩ vãng, có những anh học trò hay chính là mấy kẻ tình si từng e ấp tiếng hẹn, đợi chờ ai một thuở mới yêu ./.
ĐHL
==================
HƯƠNG CẢI CAY
Đông về, tết sắp tới. Xa quê tết đến chẳng có ý nghĩa, vô vị làm sao. Tháng qua , năm hết, sắp thêm môt tuổi đến nơi. Xưa, tết là những rộn ràng, lo toan, tất bật, soạn sành...
Dù hai vai sắp gánh thêm môt tuổi, nhưng đó là sự đợi chờ ý nghĩa, háo hức không nhạt nhẽo, thờ ơ cùng buồn bã như lứa tuổi về già. Thời gian thật ngắn cho đời người. Nếu chúng ta ai đã đến một thời điểm để hoài cố nhằm tưởng nhớ những gì còn vương đọng lại trong ký ức- chuyện đã qua thì càng thấm thía rằng đời người như điển tích xưa, chỉ là "bóng câu vụt qua song cửa...".
Người viết hi vọng quý độc giả cùng đồng ý nghĩ mỗi lúc đông về giáp tết. Ngoài trau dồi cho mấy món mứt trái trong số thức ăn, người Quảng Trị ai mà chẳng biết hay lơ là với những bó cải cay?
Xin tiếp nối lại bài viết cũ, những suy nghĩ năm xưa về món cải cay, một thứ rau xem ra chẳng lạ lùng chi đối với người quê mình .
Dù hai vai sắp gánh thêm môt tuổi, nhưng đó là sự đợi chờ ý nghĩa, háo hức không nhạt nhẽo, thờ ơ cùng buồn bã như lứa tuổi về già. Thời gian thật ngắn cho đời người. Nếu chúng ta ai đã đến một thời điểm để hoài cố nhằm tưởng nhớ những gì còn vương đọng lại trong ký ức- chuyện đã qua thì càng thấm thía rằng đời người như điển tích xưa, chỉ là "bóng câu vụt qua song cửa...".
Người viết hi vọng quý độc giả cùng đồng ý nghĩ mỗi lúc đông về giáp tết. Ngoài trau dồi cho mấy món mứt trái trong số thức ăn, người Quảng Trị ai mà chẳng biết hay lơ là với những bó cải cay?
Xin tiếp nối lại bài viết cũ, những suy nghĩ năm xưa về món cải cay, một thứ rau xem ra chẳng lạ lùng chi đối với người quê mình .
HUƠNG CẢI CAY QUẢNG TRỊ
chợ QT 1963 - phía xa là lầu Ông Hứa Đức Hào và Lầu Mệ Xạ Bình
Mưa phùn vào độ tháng chạp, lúc mấy o, mấy chị vừa gánh cải vào chợ, quần xắn cao. Cái tơi không che đủ người, có người vừa núp bên vách tường ảnh quán Lido đợi khách. Mùi gừng tuơi đang cắt cho khách mua về lo tết. Bên kia, tiếng máy cắt cẩm lệ xành xạch. Nón lá nhấp nhô, khách mang áo mưa đi chơ. Những cái du du che hàng rau trái...những cửa sắt khép hờ , chờ nắng lên dọn thêm hàng. Hình ảnh và âm thanh cái chợ QT trong tháng chạp là thế, không rộn-ràng ,inh- ỏi còi xe .
Bạn đọc sẽ thắc mắc: cải nơi nào chẳng có, ngay tại đất Mỹ đây cũng có vậy. Nhưng thưa bạn đọc, theo người viết, thứ cải cay Quảng Trị có thứ hương vị 'rất riêng'. Người ta nói "cay như cây cải có ngồng" mà ngồng cải QT khi ăn hương cay này xông vào tận hóc ũi. Nếu ai không ghiền cải, mê dưa cải thì không chịu thứ dưa cải QT được.
Mỗi kỳ thu hoạch cây cải bắt đầu chớm bông. Mấy cái ngồng bắt đầu vươn ra chuẩn bị hé bông là người ta bắt đầu thu hoạch. Tiết trời lạnh vào tháng chạp lúc thiên hạ mua sắm những thứ vào ngày cận tết, ai cũng không quên mua nhiều bó về làm dưa .
Tại sao dưa cải vào ba ngày tết nhà nào cũng không thể thiếu và lại cần đến thế? Chuyện đơn giản vì ngày tết là lúc trong nhà có nhiều loại thịt; nào nồi giò heo hầm măng khô, nào thịt heo kho trứng, nào thịt quay, thịt heo đông cô và nhiều nhiều nữa, kể không hết thịt thà trong mấy ngày tết. Lúc này, dưa cải cay mới là món mọi người trong nhà ai cũng cần khi ăn kẹp với miếng thịt kho cho "đỡ ớn". Chuyện đỡ ớn là năm ba ngày tết, ưu tiên dư dả câu chuyện "thịt mỡ dưa hành" thôi. Ngày thường, giới bình dân trời đông tháng giá người viết còn nhớ mùi vị dĩa dưa cải cay với nước chấm dân dã nhất đó là món nước ruốc nhà quê mà thôi.
Từ cung cách ẩm thực bình dân của người QT nói riêng hay dân miền trung nói chung, chúng ta thấy cái phong vị, nhu cầu ăn uống dân mình nó dung dị và chừng mực đến chừng nào. Như khi ta chấm miếng miếng thịt vịt , phải có vị cay của gừng , hay khi chúng ta ăn cái trứng lộn phải kèm rau răm vậy. Ba ngày Tết dư thừa những thứ béo- bùi do mỡ và thịt, người Quảng trị lấy vị chua, cay nồng trong vắt cải vàng huơm thì thât là hợp khẩu vị và vừa ý.
***
Tôi lại nhớ đến con cá trê nho nhỏ dính cần câu cặm năm nào.
Chỉ con cá nhỏ, mẹ tôi đem nướng thơm phức, xong xắm nước mắm gừng. Bên dĩa dưa môn chua vàng, hai thứ nó hòa hợp và kích thích cái vị giác đến 'chảy cả nước miếng'! Nói và viết ra thì dễ, nhưng giờ tôi chỉ hình dung chứ khó tìm lại đươc vào lúc này .
hoa cải vườn nhà hôm nay
Chuyện ngày xưa, dù chỉ những món ăn đơn sơ nhưng lúc này đã trở thành những kỷ niệm ấm êm. Những huơng vị, những hình ảnh gắn bó với những người còn vấn vương trong lòng hình ảnh một quê huơng ra đi từ thời non trẻ giờ đã ở tận góc trời xa thẳm?
Chợ tết Quảng Trị năm xưa đón xuân với sắc vàng hoa cải. Sắc màu cùng huơng vị khó quên và nay chỉ còn trong tâm khảm. Thời gian trước mắt như tường thành ngăn lối thế nhân. Nó trở thành cái "sân ga" cuối nẻo cho chúng ta ngoái lại phía sau. Quá khứ mù sương như núi đồi trùng điệp. Kỷ niệm ngày xưa thăm thẳm trôi về phía đó. Bao ngõ cũ xa vời, mịt mờ kỷ niệm, nên mỗi độ tết về tôi ngồi nhớ lại hương xưa ./.
Tại sao dưa cải vào ba ngày tết nhà nào cũng không thể thiếu và lại cần đến thế? Chuyện đơn giản vì ngày tết là lúc trong nhà có nhiều loại thịt; nào nồi giò heo hầm măng khô, nào thịt heo kho trứng, nào thịt quay, thịt heo đông cô và nhiều nhiều nữa, kể không hết thịt thà trong mấy ngày tết. Lúc này, dưa cải cay mới là món mọi người trong nhà ai cũng cần khi ăn kẹp với miếng thịt kho cho "đỡ ớn". Chuyện đỡ ớn là năm ba ngày tết, ưu tiên dư dả câu chuyện "thịt mỡ dưa hành" thôi. Ngày thường, giới bình dân trời đông tháng giá người viết còn nhớ mùi vị dĩa dưa cải cay với nước chấm dân dã nhất đó là món nước ruốc nhà quê mà thôi.
Từ cung cách ẩm thực bình dân của người QT nói riêng hay dân miền trung nói chung, chúng ta thấy cái phong vị, nhu cầu ăn uống dân mình nó dung dị và chừng mực đến chừng nào. Như khi ta chấm miếng miếng thịt vịt , phải có vị cay của gừng , hay khi chúng ta ăn cái trứng lộn phải kèm rau răm vậy. Ba ngày Tết dư thừa những thứ béo- bùi do mỡ và thịt, người Quảng trị lấy vị chua, cay nồng trong vắt cải vàng huơm thì thât là hợp khẩu vị và vừa ý.
***
Tôi lại nhớ đến con cá trê nho nhỏ dính cần câu cặm năm nào.
Chỉ con cá nhỏ, mẹ tôi đem nướng thơm phức, xong xắm nước mắm gừng. Bên dĩa dưa môn chua vàng, hai thứ nó hòa hợp và kích thích cái vị giác đến 'chảy cả nước miếng'! Nói và viết ra thì dễ, nhưng giờ tôi chỉ hình dung chứ khó tìm lại đươc vào lúc này .
hoa cải vườn nhà hôm nay
Chuyện ngày xưa, dù chỉ những món ăn đơn sơ nhưng lúc này đã trở thành những kỷ niệm ấm êm. Những huơng vị, những hình ảnh gắn bó với những người còn vấn vương trong lòng hình ảnh một quê huơng ra đi từ thời non trẻ giờ đã ở tận góc trời xa thẳm?
Chợ tết Quảng Trị năm xưa đón xuân với sắc vàng hoa cải. Sắc màu cùng huơng vị khó quên và nay chỉ còn trong tâm khảm. Thời gian trước mắt như tường thành ngăn lối thế nhân. Nó trở thành cái "sân ga" cuối nẻo cho chúng ta ngoái lại phía sau. Quá khứ mù sương như núi đồi trùng điệp. Kỷ niệm ngày xưa thăm thẳm trôi về phía đó. Bao ngõ cũ xa vời, mịt mờ kỷ niệm, nên mỗi độ tết về tôi ngồi nhớ lại hương xưa ./.
ĐHL
No comments:
Post a Comment