Saturday, December 16, 2023

TỪ CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN CỦA LAM PHƯƠNG TỚI BÀI THƠ CHIA TAY CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG


Thưa bạn đọc,

Bài này đúng ra trước đây  chỉ viết về bài hát "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" của nhạc sĩ Lam Phuơng. Thế nhưng sau này người viết nhờ có dịp đọc về bài thơ "Chia Tay" của Thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong lòng lại dâng lên một nỗi xót xa, hoài cảm.
Đọc bài thơ của người thi sĩ, tôi cho rằng ý tưởng bài thơ của Vũ Hoàng Chương có ý lồng vào nội dung của bản nhạc Chuyến Đò Vĩ Tuyến nếu không muốn nói đó chính là một sự tương đồng, tương đắc từ người thi sĩ đến với một bản tân nhạc có trước bài thơ đến 4 năm

hình dưới: giấy phép kiểm duyệt bản nhạc Chuyến Đò Vĩ Tuyến được cấp ngày 15.8.1956

Nhắc lại lịch sử của bài hát Chuyến đò Vĩ Tuyến, Theo tác giả Đông Kha trong trang nhacvangbolero.com thì ...giữa bản nhạc này ra đời từ lúc hiệp định Geneva vừa được ký kết và nhạc sĩ Lam Phương chưa tròn 20 tuổi lại là một người gốc sinh ra từ miền tây.

THƠ VÀ NHẠC cả hai đáng cùng hướng một đích về trong thời điểm lịch sư là Hiêp Định Geneve 1954...
Ước vọng về viễn cἀnh “quân Nam về Thᾰng Long” đᾶ không thành hiện thực, nhưng ca khύc này vẫn được nhiều thế hệ yêu thίch vὶ chứa chan tὶnh cἀm và cό sự nhân vᾰn thấm đẫm trong từng câu hάt.

Nhắc đến Chuyến Đὸ Vῖ Tuyến là nhắc đến giọng hάt Hoàng Oanh. Cho dὺ trước và sau cô đᾶ cό rất nhiều ca sῖ khάc nhau hάt bài này, nhưng giọng hάt dᾳt dào tὶnh cἀm, sự luyến lάy cό chừng mực trong từng câu hάt cὐa Hoàng Oanh đᾶ thể hiện được trὸn vẹn у́ nghῖa cὐa bài hάt. Hᾶy nghe lᾳi, hὶnh như không ai thể hiện tốt hσn giọng hάt oanh vàng này ở câu hάt vừa dỗi hờn, vừa là sự oάn trάch cho thời cuộc đᾶ chia lὶa đôi lứa, nhưng cῦng mang niềm hy vọng về một ngày mai cό thể đόn nhau về để sưởi ấm cōi lὸng nhau:

Sưσng khuya rσi thấm ướt đôi mi
Tim em lᾳnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy
Ai gieo chi khύc hάt lâm ly
Như khσi niềm nhớ cuộc từ ly lὸng nᾶo nὺng ...(trích)


***


CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN VÀ ƯỚC NGUYỆN NGƯỜI CON GÁI BÊN BỜ BẾN HẢI vào bài thơ CHIA TAY của thi sĩ Vũ hoàng Chuơng theo thiển ý của người viết, ca sĩ Hoàng Oanh thể hiện đậm đà lôi cuốn niềm xúc động đến với người nghe



BÀI THƠ CHIA TAY  (Vũ Hoàng Chương 1959)




Đò chiều sông lạ tiễn đưa nhau
Gió nấc từng cơn, sóng vật đầu
Hai ngả lênh đênh trời ngụt khói
Người đi, ta biết trở về đâu?

Ta về lơ láo tình thiên hạ
Chiếc bóng người đi tủi dãi dầu
Mặt nước chân bèo nghe nức nở
Duyên tan bèo nước bốn hàng châu

Nắm tay cùng hẹn mai sau
Dòng ngân bắc lại nhịp cầu mong manh
Chừ đây cát bụi tung hoành
Chông gai mười cõi chênh vênh thế cờ

Một đêm quán nước trăng mờ
Kề hương tựa phấn những ngờ chiêm bao
Gió xuân cười gượng bông đào
Lỏng tay vòng ngọc, hoen bào giọt châu

Cuối thôn gà giục sáng từ lâu...
Hết một đêm gần... Thôi, xa nhau!
Vĩnh biệt đây chăng? Rằng tạm biệt;
Mà sao bến vắng nặng mây sầu?

Nhưng thôi, thôi cũng đừng lưu luyến!
Đời loạn còn chi đẹp nữa đâu.
Dứt áo cho tình ta đẹp nhé!
Non cao ngàn thuở nhớ sông sâu.

Tương-Giang kẻ cuối người đầu [*]
Vu-San mưa rối mây nhầu tóc tơ
Sườn non vắng vẻ càng thơ
Nước sông quằn quại mong chờ càng xinh

[**] Rồi mai thiên hạ thái bình
Còn dâu xanh bến, Cao-Đình còn xuân
Còn trăng hai mảnh xa gần
Còn soi bờ liễu sông Tần vẹn gương 

Vũ Hoàng Chương

========================== 
[*] 
điển tích Tương Giang

Tương Giang (sông Tương) trong trang www.ngocbao.org bài Sông Tương nỗi Nhớ Muộn Màng của Phùng Quân thì...

đây là một điển tích  theo Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu  cho rằng Tương Giang lấy từ cổ thi của Tàu

君在湘江頭

妾 在 湘 江 尾

相 思 不 相 見

同 飲 相 江 水

 


Quân tại Tương Giang đầu

Thiếp tại Tương Giang vĩ

Tương tư bất tương kiến

Đồng ẩm Tương Giang thủy


(Chàng ở đầu sông Tương

Thiếp ở cuối sông Tương

Nhớ nhau không thấy mặt

Cùng uống nước sông Tương) 

 

Điển Tích Giấc Vu San 

Giấc Vu San theo trang https://tailieu.vn thì vào đời Chiến Quốc có đất Hồ Bắc có vùng tên là Cao Sơn ngày xưa bên đầm Cao Mộng có 2 ngọn núi cao là Vu San và Vu Giáp. Vua Sở Tương Vương thường du ngoạn đến đây ngủ cạnh đầm Cao Mộng. Đêm nằm mơ thấy gặp nàng Tiên ở Núi Vu San cùng nàng giao hoan ân ái thỏa thích. Nàng tiên cho vua biết nàng là tiên Nữ núi Vu San sáng làm MÂY chiều làm MƯA cho đất Dương Đài. Nàng tiên cho biết có thiên duyên với vua Sở...nói xong biến mất bởi thế sau này có Mây Mưa ám chỉ là chuyện Ái Ân hay "lên đỉnh Vu Sơn" cũng hàm ý nhục vọng thỏa thích 

chú giải [**] Điển tích 

Tiễn đưa một chén quan hà
Xuân đình thoắt đã đổi ra Cao đình
Sông Tần một dải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương quan
Cầm tay dài thở ngắn than
Chia phôi ngừng chén hợp tan nghẹn lời
(câu 1499 đến 1504) Kiều

        "Xuân Ðình" chỉ nơi vui vẻ. Thư của Giản Văn Ðế nhà Lương đáp Trương Tán có câu: "Xuân đình lạc cảnh" (cảnh vui ở Xuân đình). "Cao đình" là một hòn núi ở tỉnh Chiết Giang, phía đông bắc huyện Hàng, nơi đường đi qua lại như một giáp giới giữa hai địa phương được xem là chỗ nghỉ chân và làm nơi tiễn biệt nhau. Thơ cổ có câu: "Cao đình tương biệt xứ" tức nơi biệt nhau ở Cao Ðình.

"Sông Tần" tức Tần Thuỷ, một nhánh ở sông Vị Thuỷ, thuộc tỉnh Thiểm Tây, ý nói nơi chia tay nhau, người ở bên này sông, người ở bên kia sông. Lấy ý câu thơ cổ: "Ðạo vọng Tần xuyên, can trường đoạn tuyệt". (Dõi trông nước sông Tần mà gan ruột đứt từng khúc). Có bản giảng sông Tần là sông Tần Hoài, một con sông chảy ở miền Giang Tô, quê ở của Thúc Sinh. Tác giả "Truyện Kiều" dựa theo bài "Hoài thượng biệt hữu nhân" (trên sông Hoài, từ biệt người bạn) của Trịnh Cốc, thi hào đời nhà Ðường:

Dương Tử giang đầu dương liễu xuân
Dương hoa sầu sát độ giang nhân
Sổ thanh phong địch ly đình vãn
Quân hướng Tiêu tương ngã hướng Tần

    Nghĩa:

Sông Dương ngàn liễu đua tươi
Hoa dương buồn chết dạ người sang sông
Ðình hôm tiếng sáo não nùng
Ai đi bến Sở, tôi trông đường Tần
(Bản dịch của Ngô Tất Tố) 

nguồn 

ĐIỂN TÍCH TRUYỆN KIỀU 


========================================== 

***
 Ngày xưa bao ước nguyện của người con gái đưa người thương vào phương Nam, vượt qua Vĩ tuyến, cam tâm ở lại. Cùng hòa điệu với ý tưởng của NS Lam Phương, Nàng mong một ngày bóng chàng về giải phóng Thăng Long. Năm năm sau, Bài thơ CHIA TAY của cố thi sĩ Vũ hoàng Chuơng- một người Bắc di cư (1954), thi sĩ cũng mong gửi gấm một hình ảnh nào đó khi nàng chia tay người thương giã biệt vào nam. Tháng tư Đen ập xuống miền nam, có thể qua tư tưởng đó  VHC mới bị cái gọi là Chính Phủ CMLT Miền Nam bắt giam ngay vào khám Chí Hòa, và cố tình cho bệnh tật hành hạ đến khi biết người thi sĩ khó lòng qua khỏi mới cho ông về nhà và đúng 5 ngày thì thi sĩ Vũ hoàng Chương từ biệt cõi trần (1976)...

Đò chiều sông lạ tiễn đưa nhau
Gió nấc từng cơn, sóng vật đầu
Hai ngả lênh đênh trời ngụt khói
Người đi, ta biết trở về đâu? 


Miền bắc điêu linh dưới chế độ mới CS do HCM rước học thuyết CS vô thần cố tình áp đặt lên đất Việt qua cái mỹ từ 'giải phóng'. Rồi qua Hiệp Định Geneva chúng ta mới có cơ hội biết đến dòng sông Bến Hải, một con sông nhỏ của vùng Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị, chốn Địa Đầu một thuở ít người biết đến. Sông và Vĩ Tuyến đã trở thành định mạng cho bao cuộc chia ly hay cùng nhau hẹn hò về đất phương nam tìm nguồn sống. Chia tay nhau, người trở về phó mặc cho số phận. Cũng qua nhạc sĩ Lam Phương bài Nắng Ấm Miền Nam từng nói lên niềm ước hiền hòa của dân tộc.



   Lịch sử đã phủ phàng cắt đứt bao niềm mơ ước của người con gái đó. Cũng như bao triệu tâm hồn của người miền Bắc di cư tìm ánh sáng tự do,  mơ ngày giải phóng miền bắc khỏi ách cai trị của Chủ Nghĩa Độc Tài.

 Ta về lơ láo tình thiên hạ
Chiếc bóng người đi tủi dãi dầu
Mặt nước chân bèo nghe nức nở
Duyên tan bèo nước bốn hàng châu...


 Giá như ước mơ đó trở thành hiện thực cho miền mam, vận nước không quá điêu tàn, trơ tráo?  Nếu bạn bè đồng minh chí tình, trọn nghĩa, thì quê hương xưa đâu  phải chịu cảnh đau lòng của hàng hàng lớp lớp dân mình phải bỏ mình trong biển lạnh hay rừng sâu núi thẳm? đâu phải chịu đựng sự dày xéo của lòng người  tham tàn, nham hiểm, hà khắc, độc tài? 

  Và cũng giá như lời nguyền năm xưa của người con gái lúc đưa ngừơi yêu qua bờ Vĩ Tuyến đã thành sự thật thì quê Mẹ làm gì phải lo sợ  mối đại hoạ của Bắc Thuộc Lần Tư?

 Nắm tay cùng hẹn mai sau
Dòng ngân bắc lại nhịp cầu mong manh
Chừ đây cát bụi tung hoành
Chông gai mười cõi chênh vênh thế cờ...

Lam Phuơng đã khéo dẫn dắt tâm sự này trước thi sĩ Vũ Hoàng Chương vài năm. Nhưng tâm tư đó không nằm trong vần thơ mà trong điệu nhạc rumba của bài hát "Chuyến Đò Vĩ Tuyến". Ôi đẹp sao những ước mơ của người di cư từ miền bắc được về với phuơng nam rồi cùng nhận chân ra quả là một miền đất hứa của nắng đẹp hiền hòa dưới chế độ cộng hòa đầy nhân vị...

Hò ... hớ .... hò .... hơ ...
Em và cùng anh xây một nhịp cầu
Để mai đây quân Nam về Thăng Long
Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng

    Ai còn một tấm lòng với quê hương cũng không khỏi đau lòng, thương cho dân tộc đang băng hoại dần mòn nhiều mặt.  Cớ sao hôm nay dân ta phải chịu nô lệ dưới sức ép của đế quốc Tàu Đỏ qua nhiều hình thức...?

THẢM THAY NGÀY NAY ĐẤT NƯỚC TA CHỈ LÀ TRÚC TRE CỦA MỘT THỜI NÔ LỆ


    Càng thương cho thân phận hay nỗi niềm người con gái năm xưa bên bờ Vĩ Tuyến, nó tượng trưng cho ước mơ của gần một  triệu ngừơi miền Bắc di cư, ra đi tránh cảnh "điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm" hay  những âm thầm chịu đựng của bao triệu người ở lại.

 Hôm nay, gần đủ NỬA THẾ KỶ sau khi hàng triệu con dân đất Việt phải bỏ nước ra đi vì thảm họa của Làn Sóng Đỏ CS hay từ một tháng Tư bi thiết 1975, chúng ta lại càng thuơng cảm, thấm thía về nỗi buồn  BIỆT LY bên giòng Bến Hải năm nào ...

Tương-Giang kẻ cuối người đầu
Vu-San mưa rối mây nhầu tóc tơ
Sườn non vắng vẻ càng thơ
Nước sông quằn quại mong chờ càng xinh
  [vhc]

 Sông Bến Hải từng chứng kiến bao niềm đau chia cắt; nhưng giờ đây  chúng ta càng xót đau cho hiện tại,  càng hờn căm bao phường 'giá áo túi cơm', mãi quốc cầu vinh bỏ quên quá khứ cùng lịch sử oai hùng non sông đất Việt.

Dòng sông Bến Hải vẫn còn tên khi đất nước thân yêu vẫn hoài vẫy tay tiễn biệt bao đứa con yêu tổ quốc muốn rời quê hương ra đi do không thể ở chung với những tầng lớp cầm quyền bán nước, nhũng nhiễu dân lành. Mẹ VN biết khi nào có ngày hân hoan đón mừng những người con thân yêu trở về dựng xây cố quốc

Câu trả lời rõ ràng nhất, khi thế lực cầm quyền bạo ngược gian tham không còn, khi những cái bóng đầy ma lực của Tàu Đỏ phải cuốn vó RA ĐI hay tiêu tan trong đầu óc con người lãnh đạo.

Đọc lại bài thơ "Chia Tay" của thi sĩ Vũ hoàng Chuơng, chúng ta có thể tin ông đã gửi gắm tâm sự này vào phần cuối bài:

 Rồi mai thiên hạ thái bình
Còn dâu xanh bến, Cao-Đình còn xuân
Còn trăng hai mảnh xa gần
Còn soi bờ liễu sông Tần vẹn gương ./.


Mong thay!

ĐHL edition 16.12.2023


nguồn tham khảo 

TIỂU SỬ VŨ HOÀNG CHƯƠNG 
ĐÔNG KHA -HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CA KHÚC CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN

cùng các trang về điển tích khác 

No comments:

Post a Comment