ký ức này ghi lại để tri ân từ một câu chuyện thật trong đời
edit by ĐHL
edit by ĐHL
Christmas 2023
*
Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng.
Ngày nao súng phải lạnh lùng
Ngày nao súng phải lạnh lùng
Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng...
(Anh Việt Thu)
Chiếc xe chạy suốt Phi Long đậu nối tiếp vào đoàn xe đang tắt nghẽn bên này cầu Tam Quan rồi tắt máy hẳn. Tiếng lao xao đầu nhỏ sau lớn dần:
-Cầu sập rồi, mới hồi hôm?
-Cầu sập rồi, mới hồi hôm?
- Đ.M dzậy là phải 'tăng po" (transport) rồi?
Ông tài xế xuống trước tiên:
-Thôi chịu bà con à, mời bà con qua bên kia cầu có xe Phi Long chờ, ai giữ lấy vé và số ghế y cũ và nhớ lấy hành lý của mình nghe bà con?
Đa số khách đi là thường dân, họ thúc thủ bước xuống chấp nhận rủi ro. Chuyện cầu bị 'giải phóng' giật sập trong thời chiến này nghe như cơm bữa, họ chỉ mong qua được cầu có xe Phi Long tiếp chuyển bên kia.
-Có đò ngang dưới kia đưa bà con qua, nhớ xe đề Phi Long nghe bà con.
Người tài xế nhắc nhở hành khách trong xe mình một lần chót, mặt ông tài không biết buồn hay vui? gần hết năm rồi gần qua năm mới đón tết tây 1975 nhưng làm ăn vẫn không yên theo chuyện cầu sập do mìn?
Khách không dám phàn nàn, họ biết đang di chuyển qua vùng 'mất an ninh' nên phải coi chừng cái miệng?
một chiếc xe đò Nam Lộc
Hành khách dù già trẻ gì đều là dân thường. Phần nhiều đều nói giọng Quảng Nam hay Bình Định. Họ chú ý đến một ông lính thật trẻ: thời buổi này dám bận đồ nhà binh đi xe hàng? Điều đặc biệt trên cổ áo lại còn mang hai cái lon chuẩn uý?
-Sao chuẩn uý lại bận đồ nhà binh dzậy?
Một người đàn ông bận cái vét trắng, ông quàng bên vai cái xắc đen, mang kính cận. Ông có vẻ là một nhà báo hay nghề nghiệp dân sự nào đó? ông ta hỏi ngay người sĩ quan trẻ đang bộ bận bồ đồ lính màu xanh ô liu kia.
-Thưa ông, tôi mới có phép ngoài Quảng Trị vội vô ngay Đà Nẵng mua vé xe Phi Long đi ngay vô SG ông à.
-Ôi! ôi! anh không biết vùng này mất an ninh lắm không? "Họ' vừa làm sập cầu hồi khuya, người dân đưa đò ngang dưới sông này là trong làng người "bên kia' cả đó anh biết không?
Ông nói nhanh vừa ái ngại nhìn người chuẩn uý trẻ, anh ta dáng người ôm ốm lỏng khỏng, da mặt xanh xao có vẻ mới qua cơn bệnh nào đó, giờ nghe ông nói chợt xanh hơn.
Mấy bà già vài cô chú đi cạnh ông bận áo vét kia nghe vậy lắc đầu lo lắng giùm. Họ đi sát vào hai người cho màu áo lính của anh được khuất vào giữa đám đông dân thường đang bước thấp bước cao xuống bờ sông.
-Đi mau giữa chúng tôi, chuẩn uý... rùn người thấp xuống?
Ông bận áo vét nói xong, mấy ông già và đám nói trên không ai bảo ai đều áp sát vào anh lính trẻ cho anh đi giữa.
-"Họ" đó, mấy người lái đò kia đều là 'du kích' cả tui biết mà.
Ông già có bộ râu bạc, nói nhỏ giọng đi cho anh lính và ông bận cái vét trắng vừa đủ nghe. Bộ râu trắng của ông rung rung không biết vì gió hay vì lo sợ?
Một chú trung niên dáng nông dân tiếp lời ông già:
-Tuần trước một dzụ trong Cầu Bồng Sơn, công binh mới sửa cầu xong giờ cái này. Cũng may là cầu này nhỏ, sông qua bên kia chỉ chút xíu à!
Có khoảng năm con đò ngang rộn ràng đưa người qua lại. Con sông khá nhỏ, nước đục ngầu không biết do phù sa hay đò quậy nước nhiều. Những người bận quần đùi đội nón lá, nam có nữ có. Họ im lìm làm việc. Lạ một điều khách không lo chuyện tiền đò do lái xe lo liệu. Một điều rất lạ không thấy một bóng người lính nào giữ an ninh trên hai múi cầu vừa bị mìn hôm qua?
Người khách trên chuyến xe Phi Long này chẳng còn thì giờ hỏi han anh lính ngoài kia Quảng Trị mới vào đây. Anh chàng tuy mang áo lính nhưng trên khuôn mặt kia còn phảng phất nét non nớt thư sinh. Nghĩ cũng có lý, nếu không 'non nớt thư sinh" sao dám 'xâm mình' bận đồ lính đi xe đò thế này?
-Hú hồn...
Bà con vẫn để anh đi giữa cho đến cửa xe chiếc Phi Long chờ bên kia sông. Khi anh lọt vào xe xong họ mới lo cho mình, lục đục bỏ đồ lại lên xe tìm số ghế...
Nghe giọng anh nói bà con trong xe tin chắc anh "ngoài kia" mới vô. Bà con biết Quảng Trị nhất là từ năm kia sau cái vụ "Mùa Hè Đỏ Lửa" và "Đại Lộ Kinh Hoàng" người dân mấy tỉnh từ Quảng Nam cho đến Quảng Ngãi cho đến Bình Định ai mà không hay? Người Quảng Trị vô Đà Nẵng mấy năm này đông quá đi đâu họ cũng gặp cũng nghe cái giọng giống anh.
-Sao chuẩn uý lại bận đồ nhà binh dzậy?
Một người đàn ông bận cái vét trắng, ông quàng bên vai cái xắc đen, mang kính cận. Ông có vẻ là một nhà báo hay nghề nghiệp dân sự nào đó? ông ta hỏi ngay người sĩ quan trẻ đang bộ bận bồ đồ lính màu xanh ô liu kia.
-Thưa ông, tôi mới có phép ngoài Quảng Trị vội vô ngay Đà Nẵng mua vé xe Phi Long đi ngay vô SG ông à.
-Ôi! ôi! anh không biết vùng này mất an ninh lắm không? "Họ' vừa làm sập cầu hồi khuya, người dân đưa đò ngang dưới sông này là trong làng người "bên kia' cả đó anh biết không?
Ông nói nhanh vừa ái ngại nhìn người chuẩn uý trẻ, anh ta dáng người ôm ốm lỏng khỏng, da mặt xanh xao có vẻ mới qua cơn bệnh nào đó, giờ nghe ông nói chợt xanh hơn.
Mấy bà già vài cô chú đi cạnh ông bận áo vét kia nghe vậy lắc đầu lo lắng giùm. Họ đi sát vào hai người cho màu áo lính của anh được khuất vào giữa đám đông dân thường đang bước thấp bước cao xuống bờ sông.
-Đi mau giữa chúng tôi, chuẩn uý... rùn người thấp xuống?
Ông bận áo vét nói xong, mấy ông già và đám nói trên không ai bảo ai đều áp sát vào anh lính trẻ cho anh đi giữa.
-"Họ" đó, mấy người lái đò kia đều là 'du kích' cả tui biết mà.
Ông già có bộ râu bạc, nói nhỏ giọng đi cho anh lính và ông bận cái vét trắng vừa đủ nghe. Bộ râu trắng của ông rung rung không biết vì gió hay vì lo sợ?
Một chú trung niên dáng nông dân tiếp lời ông già:
-Tuần trước một dzụ trong Cầu Bồng Sơn, công binh mới sửa cầu xong giờ cái này. Cũng may là cầu này nhỏ, sông qua bên kia chỉ chút xíu à!
Có khoảng năm con đò ngang rộn ràng đưa người qua lại. Con sông khá nhỏ, nước đục ngầu không biết do phù sa hay đò quậy nước nhiều. Những người bận quần đùi đội nón lá, nam có nữ có. Họ im lìm làm việc. Lạ một điều khách không lo chuyện tiền đò do lái xe lo liệu. Một điều rất lạ không thấy một bóng người lính nào giữ an ninh trên hai múi cầu vừa bị mìn hôm qua?
Người khách trên chuyến xe Phi Long này chẳng còn thì giờ hỏi han anh lính ngoài kia Quảng Trị mới vào đây. Anh chàng tuy mang áo lính nhưng trên khuôn mặt kia còn phảng phất nét non nớt thư sinh. Nghĩ cũng có lý, nếu không 'non nớt thư sinh" sao dám 'xâm mình' bận đồ lính đi xe đò thế này?
-Hú hồn...
Bà con vẫn để anh đi giữa cho đến cửa xe chiếc Phi Long chờ bên kia sông. Khi anh lọt vào xe xong họ mới lo cho mình, lục đục bỏ đồ lại lên xe tìm số ghế...
Nghe giọng anh nói bà con trong xe tin chắc anh "ngoài kia" mới vô. Bà con biết Quảng Trị nhất là từ năm kia sau cái vụ "Mùa Hè Đỏ Lửa" và "Đại Lộ Kinh Hoàng" người dân mấy tỉnh từ Quảng Nam cho đến Quảng Ngãi cho đến Bình Định ai mà không hay? Người Quảng Trị vô Đà Nẵng mấy năm này đông quá đi đâu họ cũng gặp cũng nghe cái giọng giống anh.
Thời chiến tranh, đường xe lửa dẹp từ khuya, chỉ còn mấy chiếc xe đò Nam Lộc, Phi Long còn 'gồng' mình chạy suốt Sài Gòn -Đà Nẵng. Chuyện "tăng po' xem như 'cơm bữa" chỉ mong ông trời phò hộ cho khỏi bị mìn du kích? Nhưng người dân chỉ còn một thứ phương tiện là xe hàng. Máy bay là chuyện hiếm hoi chẳng ai nghĩ đến?
một chiếc xe đò Tiến Lực bên múi cầu Truồi 1969
một chiếc xe đò Tiến Lực bên múi cầu Truồi 1969
Bà con trên chuyến xe không ai bảo ai đều thương và muốn bảo vệ cho anh lính trẻ. Khi nhìn nét mặt trẻ măng kia có thể họ nghĩ tới hình ảnh con em họ: một thời chiến chinh, biết bao người phải "gác bút nghiên" đi vào cuộc chiến?
Ông khách bận vét trắng giờ mới có thì giờ lau lại cặp kính. Là người Đà Nẵng, Ông không lạ gì người Quảng Trị mấy năm nay trú ngụ rất đông tại Hoà Khánh và Non Nước hai căn cứ quân đội và phi trường cũ. Con ông cũng vào lính, lâu lắm mới có chuyến phép về thăm nhà tại Đà Nẵng.
Hai người nói chuyện qua lại với nhau. Anh lính trẻ cho ông khách đó hay, do mấy tháng bị sốt liên miên, anh được về nằm ngót hai tháng tại bệnh xá Tiểu Khu QT. Hết sốt, cầm trên tay tờ phép thường niên mười lăm ngày đầu tiên trong đời anh vội đi ngay vào nam. Bà con anh đã vô hết Bình Tuy. Anh còn đi xa hơn:vô tới Sài Gòn để về Mỹ Tho do gia đình đã chạy giặc 1972, tá túc vô tận trong đó.
Có thể anh lính này thuộc loại 'điếc không sợ súng", liều lĩnh? Chẳng phải thế, di nơi anh phục vụ là tỉnh ngoài cùng, chẳng có phương tiện nào trong vấn đề quân vận để xin đi. Thật ra chẳng để phí mười lăm ngày phép chờ đợi và cuối cùng không quen biết ai để xin đi theo các chuyến bay quân vận trong Huế để vào nam cho nó an toàn?
Chẳng ai hay và chỉ có anh biết, nằm bệnh xong, cầm tờ giấy phép của Tiểu Khu cấp trong tay anh chẳng có gì ngoài cái va lô trống rỗng và một bộ đồ lính trong người...
Ông khách bận vét trắng giờ mới có thì giờ lau lại cặp kính. Là người Đà Nẵng, Ông không lạ gì người Quảng Trị mấy năm nay trú ngụ rất đông tại Hoà Khánh và Non Nước hai căn cứ quân đội và phi trường cũ. Con ông cũng vào lính, lâu lắm mới có chuyến phép về thăm nhà tại Đà Nẵng.
Hai người nói chuyện qua lại với nhau. Anh lính trẻ cho ông khách đó hay, do mấy tháng bị sốt liên miên, anh được về nằm ngót hai tháng tại bệnh xá Tiểu Khu QT. Hết sốt, cầm trên tay tờ phép thường niên mười lăm ngày đầu tiên trong đời anh vội đi ngay vào nam. Bà con anh đã vô hết Bình Tuy. Anh còn đi xa hơn:vô tới Sài Gòn để về Mỹ Tho do gia đình đã chạy giặc 1972, tá túc vô tận trong đó.
Có thể anh lính này thuộc loại 'điếc không sợ súng", liều lĩnh? Chẳng phải thế, di nơi anh phục vụ là tỉnh ngoài cùng, chẳng có phương tiện nào trong vấn đề quân vận để xin đi. Thật ra chẳng để phí mười lăm ngày phép chờ đợi và cuối cùng không quen biết ai để xin đi theo các chuyến bay quân vận trong Huế để vào nam cho nó an toàn?
Chẳng ai hay và chỉ có anh biết, nằm bệnh xong, cầm tờ giấy phép của Tiểu Khu cấp trong tay anh chẳng có gì ngoài cái va lô trống rỗng và một bộ đồ lính trong người...
Rồi khi chuyến xe vào đến Sài Gòn từ đó anh sĩ quan trẻ đón chuyến xe lô Minh Chánh về thêm 70 cây số để về thành phố Mỹ Tho nơi gia đình anh đang lánh nạn. Quên sao được nỗi mừng vui của gia đình anh lính trẻ khi gặp lại anh về từ vùng Hỏa Tuyến. Niềm vui tăng gấp đôi khi ba mạ và các người thân nghe anh kể lại câu chuyện vừa may mắn vừa xúc động về tình cảm đồng bào trên chuyến xe dành cho người thanh niên mới khoác chiến y, trong tay gia tài chỉ là tờ giấy phép lần đầu tiên trong đời quân ngũ.
Mấy ngày trùng phùng với gia đình qua mau. Người mẹ lần trong cái "ruột tượng" bao vốn liếng tản cư chỉ còn mấy chỉ vàng, mạ anh bán đi để kiếm cho anh một cái vé máy bay, bay ra đến Đà Nẵng để có được hai chữ bình an hầu trở về đơn vị ngoài Quảng Trị xa xăm.
Tôi xin đa tạ dòng máu thắm đỏ ruộng cây
Dòng máu đã chảy miệt mài
Trên đồng sâu hay trên nương lúa
Xanh thăm thẳm mắt em thơ
Xin đa tạ mẹ quê nắng loã mù loà
Mẹ quê nước nở lệ nhoà
Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai
Lời ai ru gió hiu hiu buồn (Đa Tạ / Anh Việt Thu)
Dòng máu đã chảy miệt mài
Trên đồng sâu hay trên nương lúa
Xanh thăm thẳm mắt em thơ
Xin đa tạ mẹ quê nắng loã mù loà
Mẹ quê nước nở lệ nhoà
Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai
Lời ai ru gió hiu hiu buồn (Đa Tạ / Anh Việt Thu)
Một Mùa Hè Đỏ Lửa khi bà con, gia đình, tất cả đều ra đi. Một phương nam xa vời và hôm nay anh đang hướng về đó. Một con đường quê hương đầy bom mìn và sụp đổ nhưng anh lính trẻ kia trong một ngày cuối năm Một-Chín-Bảy- Tư anh còn một may mắn trong đời: đó là lúc anh được đi giữa lòng đồng bào và được chở che. Những lứa trai lần lượt ra đi trong thời loạn lạc. Những đợi mong, nhung nhớ từ người nhà đến những đứa con phải ra tiền tuyến, cách biệt với người thân nay là hình ảnh chân thành thể hiện trong cùng một chuyến xe.
Thời gian phôi pha qua bao thăng trầm dân tộc, còn sống, còn hướng về quê hương người lính năm xưa vẫn nhớ mãi hình ảnh chuyến xe đò vô nam đầy ắp tình nghĩa đồng bào. Những ngày dài chinh chiến trên đất mẹ thương yêu, vẫn còn bao tấm lòng rộng mở, những bàn tay nhân ái của những người mẹ người chị đáng cho anh lính trẻ Đa Tạ suốt đời./.
Người Lính Trẻ 1974
ĐHL
KÝ ỨC edit
KÝ ỨC edit
No comments:
Post a Comment