BÊN MÁI TRANH NGHÈO ngày đầu năm 1992 Sơn Mỹ Hàm Tân
Gia đình hai vợ chồng tôi cùng bầy con dại ra đi thấm thoắt mà đã hơn hai thập niên rồi. Ngày đó ra đi đồng nghĩa lìa xa đời sống rẫy rừng nơi vùng thôn dã. Những truông cát và đất đai bạc màu lỡ lói sát biển. Một đời sống không thấy đâu là ánh sáng tương lai?
về Cam Bình thăm nội ngoại
Người viết nhớ làm sao bao con đường mòn dẩn lối vào rừng. Một nắng hai sương làm bạn với chim kêu vượn hú hay la đà bao làn khói chiều cùng tiếng mõ vọng ra từ chòi giữ rẫy .
đường xưa lối cũ
Tôi nhớ làm sao con đường độc đạo xuyên qua thôn xã; đã thế đường còn lỡ lói triền miên! Một trận mưa là nước tuôn ào ạt, mái tranh nghèo dột nát, vườn đào nước xé tứ tung. Nhớ làm sao ngôi trường rách nát tả tơi, vợ tôi dạy hàng ngày với đồng lương tận cùng mức sống. Rồi những trái bắp những củ khoai bao trái mướp trái bầu đều là chắt chiu, tằn tiện cùng bầy con dại sống cho qua một kiếp cơ hàn.
con tôi bên mái tranh nghèo
Thế mà lạ lắm? Sức sống vẫn vươn lên. Ôi nhớ làm sao những nhát rìu mạnh bạo nào củi nào than chúng tôi vẫn có nhiều hạnh phúc nho nhỏ bên thiếu thốn cùng ước ao.
Rồi chúng tôi ra đi giã từ một vùng quê sát biển. Ra đi rồi chẳng còn nghe tiếng sóng biển vỗ bờ ì ào hàng đêm mỗi khi trời thuận gió. Rồi chẳng còn những sáng tinh mơ vác búa vào rừng.
Những đứa con tôi ê a tiếng học vỡ lòng cũng từ một vùng quê này, một vùng quê mang hai tiếng Sơn Mỹ. Có thể hôm nay hình ảnh mái trường rách nát đó đã phai nhòa đi trong tâm trí chúng. Những ngày non dại khoai sắn nhiều hơn cơm, tiếng gà tục tác hay tiếng heo kêu chắc không còn trong tâm tưởng những đứa trẻ lớn lên trên quê hương thứ hai Mỹ quốc.
Đường sá Sơn Mỹ ngày nay
Nhưng cũng có cái gì đó còn tồn đọng lại trong ký ức tuổi thơ của bầy con tôi. Tôi tin và từng ước ao như thế. Một niềm tin do đó là lớp sơn cuối cùng của ký ức, nằm dưới cùng của bề sâu tâm tưởng hay tận đáy lòng để có một ngày làm sức bật vươn lên...
Nếu một mai các con tôi có về Sơn Mỹ một vùng đất đã là nơi “chôn nhau cắt rốn” đúng nghĩa nhất cho chúng ắt hẳn sẽ không còn nhìn ra đường xưa lối cũ. Ngay cả cha mẹ nó cũng vậy. Tất cả đều đổi thay. Những căn nhà xây, đường sá đều đổ nhựa. Tiếng xe hơi chạy qua vùn vụt cùng tiếng xe gắn máy ồn ào ...mọi người nay đang vội vả theo cuộc sống khác xưa.
chùa Huệ Đức hôm nay
Tôi tìm thăm ngôi chợ cũ nay đã không còn, nó đã di chuyển từ lâu. Vườn xưa cảnh cũ hoàn toàn mất dấu ngay cả những người quen biết năm xưa còn lại chẳng mấy ai? Chuyện chẳng ngạc nhiên do đó là thời gian. Có một tâm lí 'là lạ': tôi như "Từ Thức trở về trần gian" sau hai thập niên xa cách? Ôi hai thập niên sao như một "giấc ngủ trưa" mà người đời thường ví!
resort Sơn Mỹ hiện tại
Tôi tìm thăm ngôi chợ cũ nhưng đã không còn, nó đã di chuyển từ lâu. Vườn xưa cảnh cũ hoàn toàn mất dấu ngay cả những người quen biết năm xưa còn lại chẳng mấy ai? Chuyện chẳng ngạc nhiên do đó là thời gian. Có một tâm lí 'là lạ': tôi như "Từ Thức trở về trần gian" sau hai thập niên xa cách? Ôi hai thập niên sao như một "giấc ngủ trưa" mà người đời thường ví!
Có khi tôi nghe lại tiếng mưa, chợt tưởng mình như cõi mộng du? Tiếng rào rạt của cơn mưa đầu mùa càng rõ dần. Mưa rơi như đánh động tiềm thức của tôi về lại ngày tháng xa xăm...trận mưa đầu mùa là lúc tôi đi bỏ hạt. Bao nhiêu hạt bắp, hạt đậu sẽ nứt mầm, nẩy lộc. Rẫy vườn ngày đó cây lá từng vươn cao giúp nên mạch sống cho một gia đình trên vùng đất khó./.
edition by ĐHL
10.12.2023 USA
No comments:
Post a Comment