Thursday, January 12, 2023

KỊCH BẢN CUỘC CHIẾN MỸ -HOA TẠI HOA ĐÔNG VÀ BIỂN ĐÔNG

 

F35 VÀ F22 SẼ LÂM TRẬN NẾU CUỘC CHIẾN MỸ TRUNG XẢY RA TẠI Á CHÂU

 

President Joe Biden meets with Japanese Prime Minister Fumio Kishida at Akasaka Palace, Monday, May 23, 2022, in Tokyo. (AP Photo/Evan Vucci)


Tin cập nhật:  
Trong chuyến công du Á Châu lần đầu tiên, TT Joe Biden vào ngày 23/5/2022 tại Tokyo Nhật bản ông tuyên bố Hoa Kỳ sẽ CAN THIỆP QUÂN SỰ   nếu Trung Cộng xâm lăng Đài loan. Ông hứa sẽ can thiệp "Mạnh Tay Hơn" sau khi Nga xâm lăng Ukraine. Đây là tuyên bố mạnh bạo nhất của một tổng thống Mỹ suốt hàng thập niên ủng hộ nền tự trị của đảo quốc này


 CUỘC CHIẾN  MỸ TRUNG  VỚI NHỮNG KỊCH  BẢN 


Các cuộc không kích xuất phát từ hàng không mẫu hạm  từ Biển Hoa Đông (East China Sea) cùng hỏa tiễn hành trình được phóng lên từ các khu trục hạm  tại eo biển Đài Loan còn thêm các phi vụ ném bom từ cao của các phi cơ  tàng hình B-2 xuất phát từ đảo Guam. Cuộc chiến này phải kể đến các hỏa tiễn phóng đi từ Nhật có độ bay hơn một ngàn dặm đều nằm trong kịch bản từ hỏa lực Mỹ và đồng minh nếu cuộc chiến Mỹ Trung xảy ra. Nhưng tất cả các cuộc tấn công đổ bộ chủ yếu được hỗ trợ bởi máy bay tàng hình thế hệ thứ năm, sự cần thiết của chiến đấu cơ thế hệ 5 chắc chắn phải có trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu quân sự lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.



màn biểu diễn căng thẳng của F-22 Raptor

Chào bạn đọc
Người ta đang nghĩ đến cuộc chiến Mỹ Trung? Nếu hệ quả cuộc chiến xảy ra giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh nếu có thì đấu trường sẽ là Biển Đông (South China Sea) hay chăng? Bắc Kinh đang dùng lực lượng hải quân và không quân khổng lồ để đe doạ thế giới nhưng có đe doạ được Mỹ hay chăng?
Trong kịch bản này, chúng ta nên bàn qua sức mạnh hải quân và không quân của Hoa Kỳ.
Ngoài sức mạnh Hải quân, sức mạnh Không quân của Mỹ ra sao khi đối đầu với không quân Trung Cộng? 

Mời bạn đọc vào 

Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35, F-22 của Mỹ sẽ thắng khi lâm trận với Trung Cộng 
                                     
  TẠI SAO J-20 CỦA TRUNG CỘNG KHÔNG THỂ SO SÁNH VỚI F-22 MỸ?


                                     J20


 Khuyết điểm  của không quân Trung Cộng từ kinh tế tới quân sự là làm "HÀNG NHÁI".

Thật thế trong  nhiều hậu hoạn có một hình ảnh Bắc Kinh cố sức làm J20 'tàng hình' cho kịp tính năng F22 Mỹ nhưng gặp phải những hậu quả đương nhiên phải đến:

*  Đầu tiên là động cơ phản lực W15 chỉ dùng cho phi cơ thế hệ 4 . Tham vọng J-20 đạt vận tốc siêu âm nhưng không cải tiến được động cơ siêu âm đang làm cho Trung Cộng hỏng hốc khi phi cơ bay lên tốc độ siêu âm. 

Đây chính là một vấn nạn. Hình ảnh bạn dùng dây thừng để kéo xe tăng là đây. Biến nạn vật lý khi chiếc phi cơ bắt đầu tăng tốc để vượt qua bức tường âm thanh, xong phải đạt đến tốc độ gấp hai, ba  tốc độ âm thanh ra sao ở đây. 


TT Nga Putin cũng không dám bán động cơ cải tiến cho mức bay siêu âm thế hệ 5 cho Bắc Kinh. Dù "đồng sàng" nhưng 'dị mộng" đó là câu trả lời trước nhất.
Từ đó nổ động cơ, hay khả năng tàng hình không có khi Bắc Kinh vẫn dùng động cơ phản lực thế hệ 4 cho J20 

                                             ***

Những bài viết của trung tướng không quân Mỹ là Jeff Harrigian và đại tá Max Marosko đã cho những chi tiết vượt trội để chứng tỏ những chiến đấu cơ tinh xảo nhất thuộc thế hệ 5 của không quân Hoa Kỳ có thể thắng và vượt trội hơn các loại chiến đấu cơ mới nhất của Trung Cộng đang khoe khoang hiện nay.
Những báo cáo của hai sĩ quan không quân Mỹ tại Học Viện Không Quân Mitchell có những điều mà các phân tích gia chưa từng biết trước đây lần nào.

                                           F 22 Raptor

Bản báo cáo chuyên ngành trên có cái nhìn tổng thể trước tiên về các khả năng bao quát và những nhiệm vụ theo “thế hệ 5” trong những cuộc không chiến sắp tới. Chúng không những mang những hình ảnh dọn đường trước cho những cuộc không chiến giả dụ tại Biển Đông, Biển Nhật Bản mà cho cả cuộc chiến giả tưởng vào năm 2026 chồng lại các đối thủ tương lai trong tương lai tại những vùng căng thẳng nhất nào đó trên thế giới chẳng hạn.

F-35 and F-22
F-22 

Tuy vậy có nói gì chăng nữa kịch bản giả định đó cũng chú mục vào đối thủ chính là Trung Cộng tại mạn tây Thái Bình Dương hiện nay. Trung Cộng rõ ràng là một đối thủ tuy không vượt trội nhưng thực tế đang có những bước tiến bộ khá lớn về khả năng radar và hoả tiễn các loại để có những ‘trận võ đài đầy ngoạn mục’ với lực lượng không quân Hoa Kỳ.

F-35

Kịch bản này trước hết sẽ cho chúng ta thấy hình ảnh của 10 năm trước mắt. Vào thời điểm này các đấu thủ đều tung những thứ chiến đấu cơ tinh xảo nhất ra ‘đấu trường’ và lúc này F-35 và F-22 sẽ tung hết ‘thành công lực’ của chúng ra để thể hiện sức mạnh không quân của Mỹ.

Trong màn đầu, theo các giới chức không quân thì Mỹ sẽ có nhiều F-35 và F-22 tràn ngập các căn cứ dọc theo Thái Bình Dương để tăng vọt sức mạnh không quân cho toàn hệ thống gồm nhiều căn cứ của Mỹ và đồng minh lúc này đã thấy sự hiện diện của những chủng loại chiến đấu cơ giá trị như vừa trình bày.

Với bước phủ đầu như vậy, không quân Mỹ sẽ tước đi khả năng mà Bắc Kinh từng muốn là ‘hạ đo ván’ Hoa Kỳ với chủ trương của Bắc Kinh là những phi trường mà các phi cơ tinh xảo của Mỹ đang đậu kia là ‘mồi ngon’ cho Bắc Kinh.

video: THẾ ƯU HẠNG CỦA F35B 


F 35B hạ cánh thẳng đứng trên tàu Hàng Không đổ Bộ LHD 

Nhưng không, phi cơ thế hệ NĂM của không quân Mỹ sẽ là thế hệ không cần các trạm ‘kiểm soát và điều không” cổ xưa như chúng ta từng thấy tại các phi trường quân sự và dân sự hiện nay. F-35 trong mọi tình huống có thể tự tìm lấy phi trường một mình không nhờ chỉ dẫn của ai cả, kể cả lên và xuống. Như thế những ‘mục tiêu ngon lành’ do căn cứ không quân quá cố định từng làm ‘mồi’ cho hoả tiễn Cộng Sản nay đã không còn. Kể cả các phi cơ tiêm kích đời mới nhất của “Bắc Kinh’ bay cho hết nhiên liệu cũng không biết căn cứ cố định của F-35 đâu cả. Nói như vậy chúng ta hiểu rằng khả năng này sẽ cho không quân Mỹ giảm bớt nguy cơ bị làm mục tiêu cho các căn cứ không quân trong tương lai.
Dù sao chúng ta cũng hiểu khái quát phi cơ “thế hệ NĂM” là gì? muốn thế thì chúng ta giải thích những chủng loại phi cơ phục vụ từ 1980 cho đến nay và dựa theo các công thức của thế hệ thập niên 1970 đều là “thế hệ BỐN) ví dụ F-4 Phantom II, F-15, 16 của Nga như Su 27, Mig 29 đều là thế hệ Bốn đều là phi cơ khá tinh xảo trong hiện tại.
Nhưng qua thế hệ 5 hiện tại chỉ có F-35 và F-22 những chiến đấu cơ tinh xảo bậc nhất hiện nay và tương lai mà thôi. Các đồng minh chính của Mỹ như Australia lúc này họ cũng được Mỹ mang F-35 qua và Australia cũng đồng lúc sử dụng chúng khiến không quân Hoa Kỳ đỡ chật vật lo chuyện thiếu phi công. Những điều lợi cho không quân Mỹ là F-35 có thể hạ cánh tại phi trường Australia và bảo trì tại đây.
Chỉ một số nhỏ F-35 và F-22 tại Thái Bình Dương hiện nay nhưng sẽ làm cho Bắc Kinh phải vất vả tìm mọi cách để thăng tiến cấp tốc khả năng của mình trong cuộc chiến tranh hay so tài về kỹ thuật điện tử mà những kỹ năng vượt trội cùng ly kỳ của chiến đấu cơ thế hệ NĂM thực sự sẽ là những ‘cơn bão’ trong cuộc ‘so găng’ trên bầu trời.
Khả năng của F-35, F-22 còn mang theo hệ thống dò tìm quang phổ để định vị phi cơ địch, chống lại được khả năng gây rối loạn tắt nghẽn liên lạc từ hệ thống radar hạng nặng của đối phương. Trong nhiệm vụ như vậy, nhưng chúng vẫn song song phục vụ theo những dữ liệu và hoạt động thông thường từng có trong phi vụ.

Vào lúc này những khả năng tồn tại của F-16 và F-18 cũng như F-15 còn có khả năng đắc dụng trong phận sự bảo vệ nội địa nước Mỹ, nhưng những loại này như vừa nói phần trên nó thuộc vào “thế hệ thứ TƯ” sản xuất từ những kỹ thuật của thập niên 1970s thì Hoa Kỳ không thể tung vào chiến trường tại Biển Đông hay Hoa Đông khi Bắc Kinh đã có những hoả tiển “địa -không” tân tiến như hiện nay. Giờ F-35, F-22, hay cả B-2 với những kỹ thuật tàng hình mới của Mỹ sẽ được đem ra để đối đầu với những kỹ thuật " địa/không" tân kỳ của Trung Cộng. Chúng ta phải kể tới một chủng loại tối tân hơn cả F-35 nữa sẽ lần lượt ‘trình làng’ để đối đầu với đối thủ Trung Cộng trên mặt trận không gian.
***
2 NHÓM TÀU HÀNG KHÔNG ĐỔ BỘ LPD VÀ LHD

1- NHÓM TÀU HÀNG KHÔNG ĐỔ BỘ LPD của HẢI QUÂN HOA KỲ RA SAO


LPDs viết tắt từ Landing Platform Docks tạm dịch là Tàu Hàng không Đổ Bộ của Hải Quân Mỹ
Khác với Hàng Không Mẫu hạm, nhóm tàu này vừa có công dụng chuyển quân đổ bộ tấn công, vừa chở thêm phi cơ trực thăng trên bong


   s


                             USS SOMERSET LPD 25

                           LPD 22 USS SAN DIEGO

HIỆN TẠI HOA KỲ CÓ 11  LPD NHƯ SAU
USS San Antonio (LPD 17)   NGÀY HOẠT ĐỘNG ....5/13/2005
USS New Orleans (LPD 18) ... 12/22/2006
USS Mesa Verde (LPD 19) ...   9/28/2007
USS Green Bay (LPD 20)...8/29/2008
USS New York (LPD 21)......8/21/2009
USS San Diego (LPD 22),,,,12/19/2011
USS Anchorage (LPD 23)....9/17/2012
USS Arlington (LPD 24)...12/7/2012
USS Somerset (LPD 25)...10/18/2013
USS John P. Murtha (LPD 26)...5/13/2016
USS Portland (LPD 27)......9/18/2017
Các loại máy bay trực thăng chiến đấu  trên bong của LDP bao gồm 
2 chiếc CH-53E Sea Stallion helicopter
6 chiếc Bell AH-1W Super Cobra 
4 chiếc CH-46 Sea Knight 
2 chiếc MV-22 Osprey tiltrotor 

NHÓM TÀU HÀNG KHÔNG ĐỔ BỘ LHD LÀ GÌ
LHD viết tắt từ Landing Helicopter Dock (LHD) là nhóm tàu hàng không đổ bộ của Hải Quân Hoa Kỳ 
Chúng là tàu hàng không có mặt bằng rộng đa dụng cho phép vừa đổ bộ vừa chứa được phi cơ trực thăng chiến đấu

Có tới 8 tàu LHD dạng này

 USS Wasp (LHD 1) in May 1989 
 (LHD 2) commissioned in October 1992; 
USS Kearsage (LHD 3) (October 1993);
 USS Boxer (LHD 4) (February 1995); 
USS Batan (LHD 5) (September 1997); 
USS Bonhomme Richard (LHD 6) (August 1998) 
and USS Iwo Jima (LHD 7) (June 2001). 
và chiếc mới nhất là 

USS Makin Island (LHD 8)

In April 2002, (hình dưới) là chiếc mới nhất



một F 35B cất cánh từ tàu Hàng Không Đổ Bộ USS Tripoli (LHA-7)
ghi chú: tàu LHA và LDP khác với Hàng Không Mẫu Hạm 

An F-35B Lightning II aircraft attached to Marine Fighter Attack Squadron (VMFA 211) launches off from the flight deck aboard amphibious assault ship USS Tripoli (LHA-7) on April 2, 2022. US Navy Photo

***

F 35B của Mỹ trên bong tàu Hàng Không Đổ Bộ USS Wasp (LHD1) tại biển Philippine

F35B  có thể cất cánh hạ cánh từ tàu hàng không độ bộ LPD và LHD nói trên hay bất cứ phi trường nhỏ bé nào tại Phi Bạn đọc sẽ không làm lạ ngoài sự xuất hiện thường trực của các hàng không mẫu hạm Mỹ, sự xuất hiện song song với các tàu Hàng Không Đổ Bộ của Mỹ tại đây và sự lên xuống thẳng đứng của các phi cơ ưu hạng F35 trên các boong tàu này cũng là điều tất yếu

Không quân Hoa Kỳ cũng đặt tình huống các phi trường cất cánh của đồng minh sẽ bị huỷ diệt do các hoả tiễn đạn đạo của Trung Cộng nhưng kỹ thuật đa năng của chiến đấu cơ thế hệ năm này sẽ lập tức thay đổi đường về hay thay đổi vị trí đậu của phi cơ này. Khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng hay chỉ một đoạn ngắn của phi trường là đặc điểm cất cánh và hạ cánh của F-22 và F-35 nên nó không đòi hỏi những phi trường cố định.

Những giàn hoả tiễn SAM của Trung Cộng là những mục tiêu di động do đó chiến đấu cơ thế hệ thứ năm này sẽ ứng dụng kỹ thuật định vị địa lý dò tìm và huỷ diệt chúng. Với nhiệm vụ này bắt buộc các bộ phận cảm biến đời mới có sẵn trên phi cơ thế hệ năm này sẽ làm thế cho phi công đỡ mất thì giờ cho quyết định triệt phá mục tiêu trên đường bay. Khi F-35 và F-22 cất cánh sẽ giảm thiểu tối đa các tín hiệu để đối phương cách xa đó cả 1000 dặm cũng khó lòng biết trước.


J-20 China RA SAO

The J-20 stealth fighter, number 2002, completes a test flight at an undisclosed Chinese airport. This is the second J-20 stealth fighter, following the J-20 stealth fighter number 2001. From the photos it is obvious the second J-20 stealth fighter has made a few physical modifications to its structure when compared with the first one. Photo: mil.huanqiu.com

Chúng ta cũng biết về J-20 mà Bắc Kinh khoe là kỹ thuật “tàng hình” mới mẻ nhất của lực lượng không quân của Trung Cộng. Chẳng qua nhờ vào sự ‘sao chép tự do” từ các chủng loại F-22 Raptor cùng ‘chị em’ nó là F-35 Joint Strike Fighter mà ra. Trung Cộng không tình cờ mà có nhưng nhờ vào những thủ đoạn ăn cắp kỹ thuật rất ‘bỉ ổi và lì lợm’ mới có. Tuy vậy nhưng các bộ phận bí mật về cảm biến đặt dưới mũi phi cơ giống F-35 và hệ thống radar đều do các công ty Trung Cộng phải chế tạo như”Beijing A-Star Science and Technology’s (EOTS-89)” nhưng sự bí mật của Quân Đội Trung Cộng không bao giờ hé lộ.
Những khoe khoang và cường điệu của Bắc Kinh là những điều cố hữu chỉ có lâm trận mới biết được khả năng. Tuy nhiên hiện nay Bắc Kinh chỉ có lực lượng không quân phòng thủ nội địa hơn là đi tấn công mục tiêu xa, đây là điều thực tế.
Trận chiến nào cũng bị hao tổn căn cứ và quân đội, và trong trường hợp này sự linh động của chiến đấu cơ thế hệ 5 sẽ nhanh chóng hoán đổi hay bổ sung cho nhau trong trường hợp đồng minh bị hao tổn lực lượng để giành lại ưu thế trên không.
Trong tất cả mọi trường hợp, chúng ta sẽ thấy các chiếc F-35 và F-22 trong các kịch bản trận chiến trong tương lai sẽ hạ thủ khả năng thắng thế của phòng không Trung Cộng, hay hạ mức độ hiệu quả phòng không của Quân Đội Giải Phóng Trung Cộng từ cao xuống trung bình. Sau cùng thế hệ 5 sẽ giao nhiệm vụ lại cho hàng loạt chiến đấu cơ thế hệ 4 của Không Quân Mỹ khi mặt trận phía dưới độ có độ nguy hiểm ít hơn.
Nếu như ngày đó các chiến đấu cơ thế hệ cũ như F-16 bay được trên bầu trời Bắc Kinh thì xem như lúc này sức phòng không của Bắc Kinh đã bị các phi cơ thế hệ 5 của Không Quân Hoa Kỳ dọn đường trước rồi. Nhưng có một điều khá lý thú, trong các trận không chiến nhỏ, chiến đấu cơ thế hệ 5 sẽ liên kết dữ liệu với những thế hệ ‘phi cơ di sản” đời 4 đang hoạt động để cùng loại khả năng phòng không của Trung Cộng ra khỏi trận đánh.

 F-35 và F-22 sẽ lâm trận đối đầu với Trung Cộng.

Lần đầu tiên các giới chức cao cấp trong chính quyền Mỹ thố lộ chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-35 và F-22 sẽ lâm trận đối đầu với Trung Cộng.
Đây cũng là lần đầu tiên không quân Hoa Kỳ công bố kế hoạch tung F-35 sẽ bắt đầu xuất hiện trong cuộc cạnh tranh ráo riết quân sự nhất là trên bầu trời Biển Đông trong tương lai gần.
Thiếu Tướng Jeff Harrigian cùng Đại Tá Max Marosko làm việc tại Lực Lượng Không quân Hawaii, cho biết các phi cơ thế hệ bốn như F-15 và F-16 đều lạc hậu với chiến trường Á Châu khi đương cự với Trung Cộng.
Họ cho rằng muốn có khả năng diệt địch và sống còn chỉ tin vào F-35 mà thôi.
Hiện nay không quân Mỹ tại đây hay bàn tán về các kỹ thuật tối tân về F-35 và họ không ngờ rằng các chi tiết cho phép F-35 sẽ đuợc lâm trận tại Thái Bình Dương nay đã có kế hoạch và chi tiết cho không quân Mỹ tại Thái Bình Dương.
Tại Học Viện Nghiên Cứu Hàng Không Vũ Trụ Mitchell, các sĩ quan không quân được trình bày một mô phỏng tưởng tượng vào cuộc chiến vào năm 2026 của tương lai. Trong kịch bản này, các chiến đấu cơ F-22 và F-35 , và oanh tạc cơ B-2 cùng B-1 có thể bị đối phương ngăn chận radar và tín hiệu vô tuyến trên đường tìm đến mục tiêu được bảo vệ bởi các giàn hoả tiễn địa không lưu động.
Ngũ Giác Đài sẽ phái các chiến đấu cơ tới Thái Bình Dương với một số lượng ít ỏi tới các phi trường cách xa mặt trận tới cả 1000 dặm do e ngại các hoả tiễn đạn đạo và hoả tiễn dẫn đường của đối phương đang có khả năng đánh tan các căn cứ tại đây.
Trong kịch bản mà các tướng không quân này viết:”vài ngày đầu cuộc chiến, F-35 có thể khó trở về căn cứ xuất phát do các căn cứ có thể bị hoả tiễn đối phương làm hỏng, nhưng khả năng tự hành điện toán và điện tử tối tân của F-35 và F-22 có thể tìm các phi trường dân sự trong vùng, do các thứ này không cần các trạm điều không điều động hướng dẫn họ.
Các chiến đấu cơ cũ hơn như F-15 và F-16 thường bị radar đối phương khám phá và phải bay những chặng xa tới trận địa , còn phải bay cao hơn tầm của các hoả tiễn địa không của địch.
Kịch bản và báo cáo không chỉ danh Trung Cộng nhưng thay vào đó lai dùng ” Vùng trận địa chính ở nước ngoài” một nơi mà các chi tiết của kịch bản dành cho F-35 phải bay về căn cứ khác như Australia.

Hiện tại chỉ có Trung Cộng và Nga có chiến đấu cơ thế hệ Năm và những kỹ thuật tối tân phòng vệ khi F-35 xuất hiện. Úc dự định sẽ có F-35 cho riêng mình và có thể sửa chữa các F-35 hư hại của Hoa Kỳ trong tương lai trận chiến.

Các chi tiết về kịch bản này cũng áp dụng tương tự với kịch bản cuộc chiến với Nga.
Theo Trung tướng không quân Harrigian và Đại Tá  Marosko thì F 22 và F 35 phải bay thường xuyên hơn. Tiếp đến do các loại này chi3 nhận lệnh qua trung tâm chỉ huy và các dụng cụ truyền tin tối tân khi bay tới trận địa do vậy sự nối kết liên lạc với các phi cơ cũ hơn bắt buộc phải cải tiến.

Khoảng thời gian trước đây từ tháng Tám tới cuối năm 2016 từ biệt đội F- 35 đầu tiên sẵn sàng cho cuộc chiến ‘hải ngoại’. Tuy một vùng Mỹ dấu tên, nhưng ai cũng thừa hiểu Ngũ Giác Đài đang lần lượt tung ra hai loại chiến đấu cơ tàng hình tối ưu thế hệ 5 F35 và F22  để đối đầu với không quân và hải quân Trung Cộng tại Biển Đông.

Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng: Binh Sách Tôn Tử cũng là sách "gối đầu giường" không những là của Trung CỘng mà còn  của  các tướng Mỹ  như Tướng lục quân Mỹ Collin Powel từng tham khảo sách đó.
Chớ cho Mỹ quá ỷ y khinh địch,  quả không sai khi Không Quân Mỹ đã tiếp cận chính sách cấp thời thay thế F15 và F16 các loại tiêm kích thế hệ 4 để thay vào các chủng loại tối tân hơn vào cuộc chiến có tiềm năng bùng nổ bất cứ lúc nào trên vùng trời Biển Hoa Đông và Biển Đông./.
Đinh Hoa Lư 
last edition 
5/6/2022 San Jose USA

No comments:

Post a Comment