"....thế mà lòng tin của ông không bao giờ thay đổi rằng Hoa kỳ sẽ đáp ứng viện trợ cho miền Nam trong trường hợp khẩn cấp. Đây cùng niềm tin từng được các đồng minh khác của Hoa kỳ ấp ủ xưa nay. Lòng trung thành từng tạo dựng nên một trong các giá trị căn bản của Hoa kỳ chúng ta đối với thế giới thế nên chúng ta gắng làm sao đừng để nó vuột mất. .." ...
Về đề nghị thương thảo, phía ông Thiệu tự chấp thuận đề án 3 năm trong lúc phía Bắc Việt khó lòng chấp nhận chuyện này. Nếu vấn đề này thành, ông ấy đã khéo đưa trách nhiệm lên vai chúng ta (Mỹ). Cái mà ông cần là tiếp tục chiến đấu cho đến khi kẻ xâm lăng cuối cùng ra khỏi lãnh thổ.
Sau ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu, còn dân tộc ông Thiệu vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho hy vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta từng tin chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hà nôi. Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ tập trung vào những điều không chắc chắn về lâu dài sau này. Trong căn bản nào đó, ông Thiệu có thể đúng do chuyện là nội các của TT Nixon không thể chống đối nổi nhiều quyết định từ phía Quốc Hội. Và giá dư có thuận lợi chăng nữa, thì nội các đó cũng tránh né ý niệm về trách nhiệm của Hoa Kỳ.
Ông Thiệu càng lúc càng "cay cú" với tôi do vai trò "kiến trúc sư" của tôi về thỏa ước hòa bình này. Lúc này tôi chỉ biết thông cảm sâu xa về nỗi bực tức của Ông. Tuy nhiên, chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn nữa. Hoa kỳ không thể phủ quyết khi Hà Nội đã chấp thuận, những điều khoản "rất hòa bình" chúng ta đã đề ra với sự chấp thuận của ông Thiệu cho thời hạn ba năm. Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như một gương hào hùng của một nguoi dám chiến đấu cho nền tự do của dân tộc ông, đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta (Hoa Kỳ).
Chấm dứt chiến tranh chưa hẳn làm thôi nguy cơ chống đối của dân Mỹ. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tiếp đón nhà lãnh đạo một nước đồng minh tại tòa ‘‘Bạch Ốc tại bờ Tây” tức là San Clemente trong khi hàng chục ngàn sinh mạng người Mỹ cùng đồng minh và hàng trăm ngàn sinh mạng người VN phải hi sinh cho nền tự do của họ?
ASSOCIATED PRES
Read more at http://www.toledoblade.com/Politics/2011/07/16/Jane-Fonda-says-QVC-axedappearance-over-politics.html#CqXBz8rUIYFpkpcT.99
Những nhân vật cao cấp trong nội các thì tìm cớ để ra khỏi thành phố lúc này. Điều này đáng hổ thẹn do những ngày tôi tùng sự tại Hoa thịnh Đốn, có một số nhân vật lãnh đạo của phe Cộng Sản đã được tiếp đón một cách danh dự. Những giới chức cao cấp giành nhau đến dự cho được buổi dạ tiệc nhằm vinh danh những nhân vật trung lập đặc biệt họ từng chỉ trích nặng nề Hoa kỳ chúng ta. Nhưng một tổng thống chung thủy với một nước bạn bè thì chúng ta hững hờ phó mặc. Những kẻ này đã lấy lý do về những khiếm khuyết dân chủ của ông ta làm lý do bào chữa và đẩy đưa cả dân tộc ông về phía kẻ thù của dân chủ. Không có sự kiện thuyền nhân chạy trốn khỏi VN khi ông Thiệu còn tại chức. Rõ ràng hàng triệu bàn chân trốn chạy về vùng ông Thiệu kiểm soát tránh xa vùng đất CS chiếm đóng tức đã (gián tiếp) bầu cho ông ta rồi.
Thói thường công luận hay tìm cách đổ tội cho việc dội bom của chúng ta nhưng sau này chắc hẳn một điều là đó là phản ứng đích đáng đối với tính bạo tàn và xâm lăng của chế độ CS. Ông Thiệu cố gắng từng bước mở rộng cơ cấu chính quyền – tuy chưa đầy đủ- ngay cả trong vùng CS kiểm soát nơi đó các giới chức của ông dễ thành mục tiêu. Theo phê phán của ông thì chuyện này chưa có lợi lộc nào cả. Theo cảm nhận từ chúng ta, điều có phần chắc miền Nam VN mới chỉ phôi thai tạo dựng một thể chế dân chủ.
Ông và ngay cả ngoại trưởng của ông cũng chưa bao giờ được tiếp đón tại thủ đô các nước đồng minh ngoại trừ Ba Lê nơi diễn ra hòa đàm - một tiến trình (gián tiếp) giải thể chính phủ ông Thiệu - bước đầu tiên trong việc bỏ rơi- 'diễn khá hay'. Trong lúc đó, bà Nguyễn thị Bình, cái gọi là bộ trưởng ngoại giao cho chính phủ ma : CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG SẢN, chưa hề có khả năng trình ra ngay cả một nơi làm thủ đô thì lại được 'tiếp trọng thể' tại Đông Âu? Thật là một hiện tượng lạ đời, chúng ta cứ tự ru ngủ mình bằng cách cứ thuyết phục những người đứng đắn và chân thiện hướng chuyện phẫn nộ về đạo đức vào cái gọi là bảo thủ. Trong cuộc chiến tại Âu châu có khẩu hiệu ” không có quân thù ở cánh tả ” Vào những năm sau chiến tranh báo chí Tây Phương dãy đầy chuyện vi phạm từ các chế độ như Tây ban Nha, Bồ đào Nha, Nam Hàn, Hy lạp, Ba tư, Nam VN và một số khác.
Làn sóng di dân ào ạt vào thời đại chúng ta luôn luôn phát xuất từ các nước CS chứ không hề theo chiều ngược lại. Thê mà vẩn còn những thói khinh mạng, xúc phạm cùng đối xử bất xứng để dành cho cho bạn bè Tây phương chúng ta như trường hợp ông Thiệu năm 1973 và sau này là Vua Shah của Ba Tư cùng trong cùng thập kỷ
Trong một thế giới lý tưởng, những nguyên tắc dân
chủ và nhu cầu về an ninh của chúng ta phải đi đôi với nhau. Nhưng thực tế cho
chúng ta thấy rằng nền dân chủ hiến định thứ mà chúng ta tưởng là “bình thường”,
nhưng trên thực tế chúng ta thấy nó quả hiếm hoi suốt chiều dài lịch sử khắp trên
hành tinh này. Đây không phải là điều ngẫu nhiên. Nền dân chủ hiến định thường
đặt quyền hành vào trong cái nghĩa khá trừu tượng: Tuân Theo Luật Pháp. Nhưng
chủ trương thượng tôn hiến pháp chỉ hoạt động được nếu luật được chúng ta tin
nó phản ánh một chân lý có tính tiêu chuẩn tuyệt đối hay phát triển từ một quy
trình chính trị được mọi người dân chấp nhận. Khắp nơi trên thế giới này và hầu
hết các thời kỳ, các điều kiện như thế không bao giờ thấy hiện hữu. Luật pháp là
phán quyết của giới cầm quyền, không phải là một hệ quả có tính quy trình của lập
pháp; chính trị chỉ là công việc của những người có thẩm quyền ra lệnh. Quyền lực
cá nhân tạo nên từ chấp nhận một khái niệm về nghĩa vụ có qua có lại như trong
thời phong kiến, hoặc do phong tục giới hạn nó, cũng như quyền lực của vua
chúa, họ cai trị về yêu sách về thứ quyền thiêng liêng như trong thế kỷ XVII,
XVIII. Trong mỗi trường hợp, truyền thống là một yếu tố để giới hạn. Có một số
quyền hành lại bất khả thi không phải ai cấm được nó mà chưa có tiền lệ. Chưa
có nhà cai trị nào ở Châu Âu vào thế kỷ 18 đánh thuế thu nhập hoặc bắt thần dân
của họ phải đi nghĩa vụ quân sự. Nói tóm lại, chủ nghĩa độc tài từng bị giới hạn
khá chính xác.
Có điều nghịch lý, chính phủ của toàn dân đã mở rộng
phạm vi của chính phủ. Người dân theo định nghĩa không thể tự mình áp bức mình
do đó các cơ cấu nhân danh người dân phải tuyệt đối, đó là mong muốn của họ. Sự
phát triển quyền lực nhà nước lại đi đôi với sự mở rộng của yêu sách dân túy.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa toàn trị hiện đại lại là một bức tranh biếm họa, một
lý tưởng ngụy biện (reductio ad absurdum) thật ngớ ngẩn về dân chủ. Chủ nghĩa
chuyên chế hiện nay chính nó là tàn tích của các uy quyền và chuẩn mực cá nhân
truyền thống. Đó là lý do tại sao có một số chính phủ độc tài có thể phát triển
thành dân chủ trong lúc đó các nhà nước toàn trị lại chưa làm được. Chuẩn mực và
khả năng cá nhân có giới hạn cố hữu của nó nhưng khi một tập thể nhà nước tự
cho rằng họ phản ảnh ý chí toàn dân thì không chấp nhận sự giới hạn cố hữu đó. Từ
nguyên lý này, chính phủ độc tài xem chừng dễ bị lật đổ hơn so với nhà nước
toàn trị.
Khi mối ràng buộc cá nhân về nghĩa vụ hỗ tương bị
phá vỡ, cả người cai trị và người dân đều bị phá bỏ; do họ không có tính hợp
pháp để cai trị trên cơ sở bền vững duy nhất bằng vũ lực. Sau đó, khi các tiêu
chí về phục tùng biến mất, mọi chỉ thị đều có vẻ áp bức. Tình thế tiến thoái lưỡng
nan của chúng ta là ở hầu hết các quốc gia đang phát triển trên hành tinh này,
quyền lực vẫn thuộc về cá nhân. Quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa hợp hiến là
một quá trình phức tạp, nếu bị ép buộc, có nhiều khả năng dẫn đến chủ nghĩa
toàn trị hơn là dân chủ.
Một trong những tiền đề của quá trình dân chủ là kẻ
thua cuộc chấp nhận thất bại của mình và đổi lại được trao cơ hội giành chiến
thắng trong dịp khác. Điều này phụ thuộc vào tính cách ôn hòa. Phát triển như vậy
gần như chắc chắn sẽ bị cản trở tại một nước đang phát triển nếu có một phần tử
độc tài thành công trong việc tổ chức một cuộc chiến tranh du kích. Điều đó buộc
chính phủ phải đàn áp. Lại bắt đầu một vòng luẩn quẩn bó buộc chính quyền lẫn
phe đối lập, phá hủy bất cứ lối thoát ôn hòa nào. Hơn nữa, nạn nhân của tấn
công khủng bố luôn là những quan chức có năng lực và tận tụy nhất, nhường chỗ cho
thành phần tham nhũng, những kẻ có quá trình phạm tội lên thay. Lúc này thành
phần này bắt đầu cố vơ vét bù đắp cho sự nguy hiểm của địa vị mình bằng cách
tích lũy những khoản tham ô to lớn.
Người Mỹ đối với hiện tượng lịch sử trên thường
tin rằng: một chính phủ bị bao vây có thể duy trì tốt nhất bằng thúc đẩy cải
cách dân chủ và mở rộng vấn đề chia sẻ quyền lực. Nhưng nguyên nhân sâu xa của
một cuộc nội chiến (trong đó đặc biệt là
chiến tranh du kích) là sự phá vỡ sự đồng thuận trong dân. THỎA HIỆP là bản
chất của dân chủ nhưng lại là nạn nhân trước tiên. Các cuộc nội chiến hầu như
không có ngoại lệ này, kết thúc bằng chiến thắng hay thất bại, không bao giờ có
chính phủ liên minh như người Mỹ hằng thích. Nhượng bộ được coi là sự yếu kém của
những người nắm giữ quyền lực, chứ không phải từ sự cao thượng. Do đó nội chiến
đẩy nhanh sự phân tán của chính quyền hơn là ngăn chận nó. Thời điểm thích hợp
để cải cách là làm sao phải TRƯỚC KHI các cuộc nội chiến nổ ra, mặc dù điều này
không phải lúc nào cũng hiệu quả khi một cuộc nổi dậy được truyền cảm hứng, tài
trợ, huấn luyện và trang bị từ bên ngoài. Cơ hội hòa giải tiếp theo là SAU chiến
thắng (như ở Mỹ như dự định của Lincoln,
hoặc ở Nigeria sau năm 1970), nhưng những ức chế của phương Tây về vũ lực
và sự kém cỏi của chế độ độc đoán thường kết hợp với nhau để ngăn cản việc thử
nghiệm giả thuyết này. Đối với cái gọi là "giải pháp chính trị" cho
các cuộc nội chiến - công thức thương lượng được quảng cáo nhiều giữa các phe -
thì kinh nghiệm lịch sử cũng đã chứng minh điều đó. Việc các nhóm từng ám sát lẫn
nhau để cùng cai trị là lý do tại sao chúng ta không thể nghĩ đến một cuộc nội
chiến kết thúc với một chính phủ liên minh. Tất cả chỉ là phương tiện tạm thời,
phe nào cũng mong duy trì một nhóm chiến đấu trở lại trong những hoàn cảnh tốt
hơn. Do vậy, phe du kích thường từ chối các cuộc đàm phán chính trị khi họ đang
trên đà chiến thắng cùng khả năng giành thời gian cho một cuộc đối đầu sau này.
Điều trên là lý do tại sao chúng ta thấy áp lực dai dẳng của Mỹ đối với các cuộc đàm phán chính trị có xu hướng làm mất tinh thần các chính phủ đồng minh của chúng ta. Khi càng muốn kêu van để khẳng định uy quyền, lời khuyên của chúng ta là phải giảm nhu cầu đó. Và các chính phủ cứng rắn và quyết tâm đang bị bao vây dai dẳng bởi nội thù thường tê liệt bởi những lời khuyên của chúng ta mà họ biết là nguy hiểm nếu không muốn nói là TAI HẠI nhưng trớ trêu là họ không dám bác bỏ. Đây là số phận của Ô Thiệu, cũng như sau này của vua Iran Shah Reza Pahlavi
Về riêng tư, tuy tôi (Kissinger) dành ít cảm tình về ông Thiệu nhưng tôi rất kính nể ông do ông là một người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm(nguyên văn: terrible loneliness) sau cuộc rút quân của Hoa kỳ. Ông chấp nhận những cảm tình và thông hiểu ít ỏi dành cho ông. Chuyện đó không làm phẩm chất của ông hao mòn đi.
Thật lạ như chuyện thần kỳ, tinh thần ông không vội suy sụp ngay khi chúng ta so sánh thực tế miền Nam với Châu Âu sau Thế Chiến Hai chúng ta đã duy trì 300,000 quân Mỹ ở lại tới một phần tư thế kỷ! Sau các nghi thức buổi lễ, hai nhà lãnh đạo tiếp tục nói chuyện riêng với nhau. Thực sự, chẳng còn gì nhiều để bàn thảo thêm nữa . Ông chẳng hề kêu van về công chuyện chúng ta bỏ lại cho ông và ngay cả dã tâm từ phía Hà nội. Nhưng ông đưa ra một một thưc tế trước mắt chúng ta là sự cố tình vi phạm Hiệp Định từ phía Bắc Việt. Về riêng tư, TT Nixon có bảo đảm với ông-cũng như TT đã từng công bố vào hôm 15 tháng Ba và vài nơi khác rằng TT sẽ chống lại những vi phạm trắng trợn đó bằng vũ lực nếu thấy cần thiết. Cùng một lúc TT(tức Nixon) vừa năn nỉ vừa dọa dẫm ông Thiệu bắt miền Nam phải thi hành những điều khoản của hiệp định đề ra.
TT Nixon còn nhắn nếu có thất bại nào về Hiệp ước Ba lê thì rõ ràng trách nhiệm thuộc về cánh Hà nội. Ông Thiệu chỉ rõ trở ngại chính về sự thành lập Ủy Ban Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc do Thỏa Ước đề ra là do Hà Nội từ chối cuộc tổng tuyển cử do ủy ban này giám sát. “Cuộc tranh đua về chính trị” này đã được một số người Mỹ nhiệt liệt tán thành cùng ủng hộ trong thời kỳ đang xảy ra chiến tranh nhưng sẽ không bao giờ được phía Hà nội thi hành lúc hòa bình. Cuộc tranh đấu bằng bầu cử, loại hình từng bị coi thường ngay trong chính quốc gia của nó nhưng nó không bao giờ gây mất mát cho cả một thế hệ nào. Sang ngày thảo luận thứ hai hai Ông Nixon và Ông Thiệu quan tâm vấn đề viện trợ cho miền Nam VN.
Có một điều chưa thực tế cho lắm đối với các bên liên quan, vì người ta biết rằng sự ủng hộ của Quốc hội chúng ta ngay cả việc giúp đỡ phát triển về kinh tế cho miền nam cũng thu hẹp lại quá mau. CánhTự Do (Liberals-Dân Chủ) thì thấy không còn lợi lộc gì vì họ đã mất dần cam kết giúp cho Miền Nam sống còn, phía Bảo Thủ (CH) lại muốn tin rằng họ phải hoàn thành nhiệm vụ làm sao giúp cho cuộc chiến này chấm dứt trong danh dự. Hai phía đều biểu hiệu sự mệt mỏi của quốc gia.
TT Nixon hứa sẽ xem lời yêu cầu viện trợ của Sài Gòn làm mục tiêu trước mắt. Nhưng chuyện còn tùy thuộc vào ý kiến từ Quốc Hội.
Ông Thiệu đã nhận được lời hứa trên thông cáo chung chính phủ rằng hai đồng minh sẽ duy trì “TÍNH CẢNH GIÁC” nhằm chống lại “SỰ TÁI TỤC TẤN CÔNG PHÍA CS SAU KHI LỰC LƯỢNG DIỆN ĐỊA HOA KỲ RÚT KHỎI NAM VN” và nữa, “BẤT CỨ HÀNH ĐỘNG NÀO GÂY ĐE DỌA TÍNH ỔN ĐỊNH CHO HIỆP ĐỊNH SẼ NHÂN LẤY PHẢN ỨNG MẠNH MẺ THÍCH ĐÁNG “đây là tuyên bố sau này trứơc công luận từ TT Nixon khi ông quyết tâm thi hành hiệp định. Sự mập mờ chưa dứt khoát về vấn đề viện trợ kinh tế không làm lu mờ lòng hưng phấn của ông Thiệu ngày ông rời San Clemente.
Khi máy bay của ông cất cánh khỏi California, ông đã khui rượu uống mừng ghi nhớ sự hài lòng cùng khuây nguôi của ông từ cuộc nói chuyện với ông Nixon.
book
Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. 309-315
TRÍCH DỊCH by ĐINH HOA LƯ
last edit 18/1/2023 @ San Jose USA
hình phụ lục
HF/APLâu đài của cố TT Richard Nixon (1969) gồm 10 phòng kiến trúc lối Tây Ban Nha, nay rao bán trên thị trường là 75 triệu USD
ReplyDeleteKhác với chủ trương hoà bình của VNCH, Hà Nội chủ trương vừa đánh vừa đàm -vừa đàm vừa đánh. Hiệp định Ba Lê vừa ký xong chưa ráo mực thì phía Hà Nội vi phạm liên tiếp và cũng không rút quân ra khỏi Cambodia và Lào. Thâm tâm của Hà Nội là lợi dụng Hoà Đàm để chiếm trọn vẹn VNCH mà Tháng Tư Đen 1975 là minh chứng rõ ràng nhất cho dã tâm của CSVN.
Chính Lê đức Thọ và Kissinger được giải Hoà Bình Nobel nhưng Lê Đức Thọ không dám nhận do sao?
Ai cũng hiểu nếu nhận Nobel Hoà Bình thì làm sao duy trì cuộc chiến cho đến 1975
Oái ăm thay các thế lực phản chiến và khuynh tả tại Hoa Kỳ và Âu Châu vẫn cho rằng Henry Kissinger là Đạo Diễn Chiến Tranh khi ông ra lệnh bỏ bom Cambodia sau 1973.
Đọc Hồi ký Kissinger "Years of Upheaval" chúng ta sẽ hiểu thêm tại sao Hà Nội quá tham lam vừa muốn có tiền của Mỹ theo điều khoản 21 Hoà Ước Ba Lê vừa tăng cường cuộc chiến khi Mỹ phải ký để rút quân về nước?
Trong Điều 21 của Thoả Ước Ba Lê có đề rằng:
"
Hoa Kỳ dự kiến Thoả Ước này sẽ là đem lại hoà giải với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cùng tất cả dân tộc khác tại Đông Dương. Nhằm theo đuổi truyền thống cố hữu, Hoa Kỳ sẽ đóng góp trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh trong thời hậu chiến trong việc tái thiết Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cùng toàn thể Đông Dương"
Mỹ hoàn tất được rút quân thì vụ Watergate ập đến? Phải chăng vụ Watergate làm gián đoạn viện trợ này?
Hoàn toàn không phải vậy. Chính CSVN là người bội tín đã lợi dụng Hoà Đàm Ba Lê là 'bước đệm' làm đà tiến để đánh cướp trọn vẹn VNCH, trơ tráo xé bỏ hoàn toàn Thoả Ước này.
Trong hồi ký Những Năm Biến Động của nguyên ngoại trưởng Henry Kissinger, ông đã dành vài trang để nhắc lại lời hứa của Hoa Kỳ giúp tái thiết miền Bắc VN sau khi hoà bình trở lại.
Nhưng sự thoả thuận này bị CSVN xé bỏ, và sự đòi hỏi vênh váo ngang ngược của CSVN cho số tiền tái thiết này là "Bồi Thường Chiến Tranh" để gián tiếp vừa ăn tiền Mỹ vừa gán cho Mỹ là "Kẻ Thua Trận"!!!
ĐHL