By Sam Winter-Levy
Sam
Winter-Levy là sinh viên khoa tiến sĩ Khoa
Chính Trị Học tại Đại học Princeton. Từng là chủ sự của ban biên tập Chương Trình Sáng kiến Chiến tranh Bất thường,
hợp tác Viện Chiến tranh Hiện đại tại Trường West Point và Dự án Nghiên cứu Thực
Tế về Xung Đột.Trước đó, anh cũng là biên tập viên của tờ Foreign Affairs và tờ The
Economist
***
Tổng thống Mỹ Joe Biden có nói trên dòng tweet vào đầu
tháng, “ chúng tôi sẽ không gây chiến với Nga tại Ukraine,” đề cập về đối đầu
quân sự trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nga. Về lời nói có thể coi như đúng. Tuy nhiên
về khía cạnh khác, lời tweet đó đang dấu đi một sự thật quan trọng: Hoa Kỳ và đồng
minh Châu Âu đang lâm vào cuộc chiến ủy nhiệm toàn bộ với nước Nga.
Từ khi Putin ra lệnh về “chiến dịch
quân sự đặcbiệt” tại Ukraine, phương Tây nói chung đã viện trợ cho Ukraine hơn
17,000 vũ khí chống tăng cùng nhiều ngàn hỏa tiễn phòng không. Vừa trừng phạt
kinh tế lên Nga, phương Tây liên tục cam kết hỗ trợ nhiều tỷ usd quân viện cho
Ukraine, gồm drone Switchblade thứ mà lực lượng đặc biệt Mỹ từng dùng lần đầu tại
A Phú Hãn.
Các diễn biến liên quan đến Ukraine và địa chính trị khu vực hôm đầu tuần được nhắc đến nhiều là câu trả lời của Tổng thống Joe Biden, bác bỏ ý tưởng cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz trước đó đã nói lời tương tự, cho rằng đem F-16 cho Kiev là “bất cẩn” (BBC 31/1/2023)
Đến bây giờ, các nhà chính sách Hoa Kỳ
vẫn khôn khéo từ chối chuyển giao chiến đấu cơ cho Ukraine hay lập vùng cấm bay
đối với chiến đấu cơ Nga. Nhưng bên cạnh các thứ vũ khí giết được lính Nga hay
bắn hạ chiến đấu cơ Nga, phương Tây nói chung đang cung cấp dữ kiện do thám cho
quân Ukraine. Ngoại trưởng Anh là bà Liz Truss
lại mạnh mẽ tuyên bố ủng hộ tuyệt đối về vấn đề công dân Anh tình nguyện
chiến đấu bảo vệ Ukraine. Tuần trước, sau khi TT Zelensky phát biểu tại phiên họp lưỡng viện
QH Hoa Kỳ qua video, ông được chào đón bằng câu nói “Slava Ukraini”(niềm tự hào
Ukraine)
Những điều này trông giống một cuộc chiến ủy
nhiệm. Hiện tại tâm lý các thủ phương Tây tràn đầy tự tin, cảm xúc khi Nga bắt
đầu thất bại thê thảm về cái gọi là “chiến dịch quân sự” liều lĩnh của mình.
Tuy thế, các nhà chính sách phương Tây cũng không nên tự dối lòng về chiến lược
họ cùng theo đuổi. Bao nhiêu cuộc chiến ủy nhiệm thậm chí dù thành công về chiến
lược bao hàm điều tồi tệ về bạo lực tiềm ẩn do nguy cơ leo thang rất cố hữu bao
lâu nay. Chiến tranh ủy nhiệm không bao giờ kết thúc nhanh và cái giá lại rẻ
như ban đầu con người hay lầm tưởng. Chiến tranh Ủy Nhiệm hiếm khi thoát khỏi hậu
quả trầm trọng ngoài ý muốn chủ quan. Ngang đây, chúng ta có thể cho rằng khó
tránh cuộc chiến ủy nhiệm tại Ukraine. Cuộc chiến ủy nhiệm này thậm chí nó có
thể là chọn lựa ưu tiên cho phương Tây. Nếu thế, các nhà hoạch định chính sách
phương Tây nên sáng suốt về rủi ro phải đối diện.
CUỘC CHIẾN ỦY NHIỆM GIỮA CÁC ĐẠI CƯỜNG
NGÀY TRƯỚC ĐANG TRỞ LẠI
Chiến Tranh Ủy Nhiệm xảy ra khi một cường
quốc cố định hình một cuộc xung đột quân sự ở nước khác bằng cách viện trợ vật
chất cho họ trong khi tránh hay hạn chế có mặt trực tiếp vào cuộc chiến xảy ra
tại đó. Các đại cường chuyển sang loại hình chiến tranh ủy nhiệm do một số lý
do. Họ Ủy Nhiệm (proxy) do nhận thức rằng nước được ủy nhiệm vượt trội về kiến
thức địa hình kể cả dân số tại địa phương, chiến thuật cụ thể và hữu hiệu hơn.
Như thế đại cường này sẽ giảm thiểu chi phí, từ xương máu tới leo thang rủi ro.
Đại cường dùng Chiến Tranh Ủy Nhiệm còn tránh ràng buộc pháp lý, chính trị. Đại
cường sẽ tránh được ràng buộc do công chúng mệt mõi với cuộc chiến, pháp lý
trong nước kể cả chuyện quốc tế áp đặt. Nói theo cách khác, chiến tranh ủy nhiệm
là sự kết hợp từ CHI PHÍ THẤP, KẾT QUẢ CAO VÀ KHI TRÁNH NÉ LẠI DỄ DÀNG HỢP LÝ.
TT Dwight D. Eishenhower vào năm 1955, ông có lần tuyên bố rằng, chiến tranh ủy
nhiệm chẳng khác chi là thứ “bảo hiểm rẻ nhất trên thế giới”.
Do đó, chúng ta ít ngạc nhiên khi các đại
cường chuyển sang chiến tranh ủy nhiệm để đạt được mục tiêu chiến lược của họ.
Thời Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ từng hỗ trợ hơn hai mươi cuộc nổi dậy chống lại
chính phủ tại các nước từng được Liên Xô đỡ đầu. Ngay Trung Cộng họ cũng giúp
cho các nhóm kháng chiến tham gia vào “các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc”
từ Guinea Bissau đến Oma và Lào. Từ năm 1945, gần nửa số nổi dậy có được sự viện
trợ từ bên thứ ba cho chiến binh của họ. Chiến tranh ủy nhiệm càng thường xuyên
hơn. Trong hai thế kỷ qua, tỷ lệ các nhóm nổi dậy nhận trợ giúp bên ngoài từ 1/5
lên đến 4/5. Vũ khí hạt nhân có thể làm giảm nguy cơ xung đột nóng bỏng giữa
các đại cường ít đi nhưng chúng không là nguyên nhân răn đe cho các hình thức bạo
lực cực đoan kín đáo khác. Cạnh tranh giữa các cường quốc giờ đây lại nhập vào
dòng chảy với chiến tranh ủy nhiệm. Mặc dù các chiến lược gia Hoa Kỳ có khuynh
hướng xem nhẹ sự song hành đó nhưng khó hi vọng lần này lại khác đi. Daniel
Byman, nhà khoa học chính trị viết: “Thật ra không quá lời khi chúng ta nói rằng
tất cả cuộc chiến tranh lớn hôm nay về thực chất đó là chiến tranh ủy nhiệm”.
Giờ đây cuộc chiến tranh Ukraine cũng không ngoại lệ.
KHÁC VỚI SUY NGHĨ LÚC ĐẦU, GIỜ ĐÂY CUỘC
CHIẾN UKRAINE QUẢ TỐN KÉM HƠN NHIỀU
Sức hấp dẫn của cuộc chiến ủy nhiệm không
quá khó hiểu, nhưng nó phải đi kèm với những hạn chế cố hữu. Các cường quốc tài
trợ thường tìm cách gây chiến với cái giá lúc đầu rẻ hơn. Các đại cường phải hi
sinh một số quyền kiểm soát; từ sự mất kiểm soát kia có thể tạo ra rủi ro chiến
lược. Sự hỗ trợ của cường quốc có thể khuyến khích nước nhận ủy nhiệm chấp nhận
rủi ro có khả năng leo thang ngoài ý muốn- ví dụ trong phạm vi rủi ro về đạo đức
do các lực lượng được ủy nhiệm có thể sử dụng dòng viện trợ dùng riêng cho mục
đích của họ như chuyển nguồn lực tới các khu vực bầu cử có lợi cho họ hay dùng
quân đội do nước ngoài huấn luyện rồi trang bị cho các mục đích ngoài ý muốn.
Thông thường, vũ khí cung cấp cho lực lượng được ủy nhiệm rất khó theo dõi và dễ
lệch hướng. Các địa phương trong quốc gia ủy nhiệm luôn có mục tiêu riêng của họ,
có thể hợp ý hay không hợp ý với mục đích của sự yểm trợ của phương Tây.
Điều đáng lo hay xấu nhất khi các cuộc chiến ủy nhiệm có khả năng khiến các đại cường
viện trợ vướng vào cuộc chiến mà họ đang tìm cách tránh. Trong trường hợp Nga xâm lược Ukraine, tính toán
sai lầm có thể dẫn tới leo thang, đặc biệt khi ta chú ý đến chiến đấu cơ của Nga không kích các căn cứ tây Ukraine chỉ cách Ba
Lan 11 dặm. Đối với Mỹ, gián tiếp chống lại Nga ít rủi ro hơn là trực tiếp như
việc lập VÙNG CẤM BAY sẽ dẫn tới trực tiếp
đối đầu.
Ngay
cả khi NATO và Hoa Kỳ tránh vướng vào Ukraine hay ngay cả lúc Ukraine nghe theo
ý của phương Tây chăng nữa viễn cảnh của chiến tranh ủy nhiệm rủi ro dần hồi. Sự
gia tăng thời gian chiến sự cũng như nguy cơ xung đột tái diễn trong tương lai
là hai vấn đề. Nổi dậy tại các vùng Nga chiếm đóng đương nhiên phải là bạo lực
và rắc rối chính trị. Các viện trợ cho các lực lượng nổi dậy đó phải áp dụng lối
đánh ác liệt nhất để bảo vệ độc lập cho Ukraine và họ hiếm khi trao quyền cho
giới ôn hòa. Do thiếu thời gian để tính toán nghiêm túc nên bất cứ sự ủng hộ và
giao ước nào đối với cuộc kháng chiến của Ukraine đều có vấn đề rủi ro. Nói
cách khác, dù trong kịch bản lạc quan nhất, cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại
Ukraine sẽ rất khủng khiếp trước hết đối với người Ukraine.
KHÔNG CÒN NHIỀU KẺ ÁC
Putin
hao tổn càng nhiều về cuộc chiến tại Ukraine chừng nào thì nguy cơ xâm lấn rộng
hơn tại châu Âu càng giảm chừng đó. Ít
nhất là hiện tại, viện trợ của phương Tây cho Ukraine đang mang lại hiệu quả do
tạo cho Ukraine mặt mạnh về quân sự.
Cùng
với ý nghĩa ngăn chận Putin nhắm thêm vào các nước khác, cái giá phải trả của
Putin khi một cuộc chiến ủy nhiệm đang diễn ra tại Ukraine có thể chứng minh với
giới tinh hoa nước Nga thấy rằng giấc mơ đế chế của Putin là hoang tưởng. Nguồn
viện trợ vũ khí cùng các thứ tiếp liệu khác của phương Tây gián tiếp làm suy yếu
dần các cơ sở sản xuất trong nước của Putin. Nga sẽ cạn kiệt ngân sách quân sự
và suy giảm sức mạnh triển khai quân sự của Mạc tư Khoa.
Chiến
lược về chiến tranh ủy nhiệm tại Ukraine cuối hết sẽ tạo đòn bẩy trên bàn
thương lượng. Càng tài trợ về ủy nhiệm càng tăng cường sức mạnh đòn bẩy này do
phương Tây đã giúp Kiev bắt buộc Nga phải chi phí nặng hơn cho quân đội, cùng
lúc này quyền lực của Zelensky càng thêm củng cố. Giải pháp chính trị nào giữa
Nga và Ukraine đều do điều kiện chiến trường quyết định. Hàng ngàn vũ khí chống
tăng và hỏa tiễn phòng không của NATO và Hoa Kỳ tràn ngập Ukraine đã bắt Putin
thu hẹp dần các mục tiêu chính trị và phải đưa ra những nhượng bộ. Putin sẽ dần
nghiệm ra rằng chi phí để giữ cho cuộc chiến tiếp tục rõ ràng lớn hơn chi phí của
một giải pháp ngoại giao.
Khi
cuộc chiến tranh xâm lăng của Nga tiếp tục diễn ra tại Ukraine, phương Tây cần
sáng suốt về tình hình đang đối diện. Đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm đối với
Nga- một cuộc chiến có thể gây ra leo thang rất thực tế. Những nhà làm chính
sách phương Tây không nên tự lừa dối mình về mức độ tệ hại nhất từ cuộc chiến
tranh ủy nhiệm. Chính quyền TT Biden nên tiếp tục điều chỉnh cẩn thận về nguồn
quân viện trước nguy cơ chiến tranh lan rộng hơn, đặc biệt khi các tuyến đường
cung cấp vũ khí càng bị thu hẹp. Nếu cần thiết phải chuẩn bị kiềm chế hoạt động
của các đồng minh trong vùng. Đến một lúc nào đó, đòn bẫy của chiến tranh ủy
nhiệm có thể giúp mang lại một giải pháp, có thể có thỏa hiệp cay đắng nhưng
còn là cách duy nhất giúp Ukraine tồn tại cùng chấm dứt đau khổ do cuộc chiến
gây ra và giảm nguy cơ xung đột lan rộng.
Cuối
cùng hết, nếu chúng ta không có cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Ukraine thì chẳng
khác gì chúng ta chỉ biết chọn một là Nga thực hiện một chiến thắng dễ dàng tại
Ukraine hay là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và Hoa Kỳ mà thôi./.
SAM WINTER-LEVY
bản dịch của Đinh Hoa Lư
nguồn: