bài dịch thuật dưới đây nhắm vào 2 tiêu đề
* KHI ARAB SAUDI BÁN DẦU LÂY NHÂN DÂN TỆ , VỊ TRÍ ĐÔ LA SẼ RA SAO?
* VỊ TRÍ CỦA PETRODOLLAR có LUNG LAY CHĂNG và sụp đổ chăng?
VUA DẦU ARAB SAUDI ĐANG TIẾN TỚI GẦN VỚI ĐỒNG YUAN CỦA BẮC KINH ;
LIỆU ĐỒNG YUAN CÓ HẤT ĐƯỢC VỊ TRÍ CỦA USD TRONG TÌNH HÌNH NÓNG HIỆN TẠI
KỊCH BẢN RA SAO KHI VUA DẦU TRUNG ĐÔNG CHỌN NHÂN DÂN TỆ (yuan) LÀM CỦA CẢI
By VIVEK KAUL
Vivek Kaul là một nhà văn tự do đã từng làm việc tại các vị trí cấp cao của Daily News and Analysis (DNA) và The Economic Times trước đó. Ông là một nhà bình luận về nền kinh tế Ấn và hiện bài của ông xuất hiện thường xuyên trên Mint, BBC, Dainik Jagran, Newslellowry và Bangalore Mirror. Ông hay được trích dẫn trên The Economist, BBC và CNN. Ông cũng là nhà đồng tổ chức podcast kinh tế phổ cập Econ Central cùng với Amit Varma.
Kaul là tác giả của 5 cuốn sách. Cuốn sách thứ năm của ông là Bad Money vừa được phát hành bởi Harper Collins và đã là một cuốn sách bán chạy nhất trên Amazon.
Ông cũng là tác giả của bộ ba sách Easy Money, một loạt ba cuốn sách về lịch sử tiền tệ và ngân hàng,cùng nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 và sau đó.
--------------------
KHI ĐỒNG YUAN ĐƯỢC VUA DẦU TRUNG ĐÔNG CHỌN THAY USD
Kịch bản dầu mỏ mới dự đoán gì về đồng đô la
Vào giữa tháng 3 năm 2022, tờ Wall Street Journal đưa tin Arab Saudi nước xuất cảng dầu thô lớn nhất thế giới từng đàm phán với Bắc Kinh, khách hàng nhập cảng dầu thô lớn nhất thế giới, để định giá một số dầu xuất khẩu của nước này bằng đồng yuan của Trung Hoa. Tờ Wall Street đã đăng tin báo động rằng: "theo tin từ một số nhân vật tin cậy một hành động như vậy sẽ làm GIẢM SỰ THỐNG TRỊ của đồng đô la (hay petrodollar) trên thị trường dầu mỏ toàn cầu ".
Bất kỳ hành động nào làm giảm sự thống trị của đồng đô la cũng sẽ tác động đến nền kinh tế toàn thế giới. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu nỗ lực của Arab Saudi trong việc xích lại gần Trung Hoa có ý nghĩa vì sao và như thế nào.
Nhưng trước khi muốn bàn về vấn dề đó, chúng ta cần lật lại một ít lịch sử.
NHÌN LẠI QUÁ KHỨ
Vào ngày 14 tháng 2 năm 1945, Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Franklin D. Roosevelt đã tiếp một vị khách trên tàu USS Quincy, một con tàu hải quân của Hoa Kỳ đang thả neo ở Hồng Hải. Vị khách mời là Vua Ibn Sa’ud của Arab Saudi, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ được phát hiện lớn nhất thế giới
Mặc dù khi đó Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn nhất trên toàn cầu, nhưng nỗi lo ngại về mức cung dầu cho xe hơi của Hoa Kỳ sẽ khiến dự trữ dầu nội địa của nước này sụt giảm nhanh chóng. Hoa Kỳ do đó cần đảm bảo một nguồn cung cấp dầu khác đảm bảo. Để đổi lấy việc tiếp cận các nguồn dự trữ dầu của Arab Saudi, Quốc vương Ibn Sa’ud được Hoa Kỳ hứa hỗ trợ đầy đủ về quân sự cho vương tộc Al Saud. Điều quan trọng cần hiểu ở đây là sự đảm bảo an ninh của Mỹ không được mở rộng cho người dân Arab Saudi hay chính phủ nước đó mà là triều đại Al Sa'ud.
Arab Saudi quyết định định giá xuất cảng dầu bằng đồng đô la. Nguyên nhân chính là do Hoa Kỳ đã nổi lên như một nền kinh tế mạnh nhất sau Thế chiến thứ hai, và đồng USD là trung tâm của hệ thống tài chính mới vào thời điểm lịch sử đó.
Từ ngày 1 đến ngày 22 tháng 7 năm 1944, một nhóm các chủ nhà băng, chính trị gia và nhà kinh tế tập trung tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ. Mỹ đã sẵn sàng đổi đô la thành vàng ở mức 35 đô la cho một ounce ( hay 31,1 gram). Điều này làm cho đồng đô la trở thành đơn vị tiền tệ quốc tế hàng đầu được lựa chọn, vì nó là loại tiền tệ duy nhất có thể chuyển đổi thành vàng. Điều này đã mang lại cho đồng đô la một đặc quyền thống trị. Các quốc gia khác đã phải kiếm được số đô la này để trả cho các mặt hàng như dầu mỏ. Do vậy Hoa Kỳ có cơ hội được yêu cầu in tất cả số đô la mà họ cần.
Đặc quyền thống trị này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay mặc dù đồng đô la nay không còn có thể chuyển đổi thành vàng. (từ thời TT Richard Nixon) Hệ thống tài chính quốc tế xuất hiện sau Thế chiến II vẫn là lý do chính. Cùng với vấn đề đó, tập đoàn dầu mỏ do Saudi Arab dẫn đầu, Tổ chức Các nước Xuất Cảng Dầu mỏ (OPEC), tiếp tục định giá dầu bằng đô la. Do hầu hết các quốc gia nhập dầu, họ cần đô la Mỹ để thanh toán. Để kiếm được số đô la này, họ cần định giá hàng hóa xuất cảng của mình bằng đô la. Việc này về căn bản đảm bảo sự tiếp tục của hệ thống tài chính toàn cầu dựa trên USD.
Điều lý thú là trong những năm qua, các thành viên khác của OPEC, như Iran, đã thử sử dụng một vài loại tiền tệ khác chứ không chỉ đồng đô la làm cơ sở định giá dầu thô. Nhưng dầu tiếp tục được định giá bằng đô la. Tất nhiên, sự đảm bảo an ninh của Mỹ đối với vua Al Sauds là một lý do. Nhưng cũng có một lý do khác.
Trong nhiều năm, Arab Saudi đã xây dựng một kho dự trữ ngoại hối và của cải bằng đô la. Và nếu họ thay đổi giá dầu khỏi đồng đô la, niềm tin quốc tế vào đồng đô la sẽ bị đe dọa. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến dự trữ và sự giàu có của họ. Do đó, họ sẽ tiếp tục định giá dầu theo đồng đô la.
Nếu Arab Saudi và OPEC quyết định từ bỏ đồng đô la, điều đó có nghĩa là nhu cầu quốc tế đối với đô la sẽ giảm xuống. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Như David Graeber viết trong "Nợ - 5000 năm đầu tiên": “Vị thế toàn cầu của đồng đô la được duy trì phần lớn bởi thực tế là nó, một lần nữa kể từ năm 1971, đồng tiền duy nhất được sử dụng để mua và bán xăng dầu, với bất kỳ nỗ lực nào của Các nước OPEC bắt đầu giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào bị các thành viên OPEC là Arab Saudi và Kuwait - cũng là những chính phủ được quân Hoa Kỳ bảo hộ, chống lại. "
HIỆN TẠI RA SAO
dự trữ ngoại hối thế giới màu xanh là USD màu xanh nhạt chút xíu là dự trữ yuan
Đồng đô la tiếp tục là trung tâm của hệ thống tài chính quốc tế. Biểu đồ sau đây thể hiện tỷ lệ dự trữ ngoại hối của các quốc gia tính theo các loại tiền tệ khác nhau.
Năm 1999, đồng đô la đã hình thành hơn 70% dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Hiện nó đã giảm xuống còn khoảng 60%. Bất chấp sự sụt giảm, đồng đô la vẫn tiếp tục là đồng tiền dự trữ hàng đầu trên toàn cầu. Đồng yuan của Bắc Kinh chiếm khoảng 2,4% dự trữ ngoại hối toàn cầu vào năm 2021.
Điều này xuất phát từ thực tế là hầu hết thương mại quốc tế tiếp tục được thực hiện bằng đô la.(hình trên) Do đó, các ngân hàng trung ương của các quốc gia cuối cùng sẽ tích lũy đô la. Biểu đồ sau đây thể hiện tỷ lệ xuất khẩu được lập hóa đơn trên các lục địa khác nhau bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau từ năm 1999 đến năm 2019
Phần lớn thương mại toàn cầu được thực hiện bằng đô la ngoại trừ châu Âu, nơi đồng euro là tiền tệ thống trị. Ngay cả ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, gần 3/4 hàng hóa xuất khẩu được tính bằng đồng đô la.
Các dữ liệu khác cũng cho chúng ta biết rằng đồng đô la vẫn là tiền tệ quốc tế quan trọng. Tính đến tháng 3 năm 2021, khoảng 950 tỷ đô la tiền cash (bạc mặt) đã được người nước ngoài nắm giữ. Con số này chiếm khoảng 44,7% số đô la cash đang tồn tại. Vào tháng 12 năm 2002, sở hữu quốc tế đối với tiền cash đô la đã ở mức 36,4%. Điều này cho thấy niềm tin của thế giới nói chung vào đồng tiền của Hoa Kỳ.
Hơn nữa, đồng USD vẫn là tiền tệ chính trong ngân hàng quốc tế. Gần 60% tiền gửi vào và cho vay quốc tế bằng USD.
Hơn nữa, tỷ trọng của tiền tệ trong các giao dịch ngoại hối vẫn mạnh. Theo Cơ Quan Khảo sát Triennial của Ngân hàng Trung ương năm 2019 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, cuộc khảo sát mới nhất hiện vào tháng 4 năm 2019, đồng đô la được mua hoặc bán trong 88% giao dịch ngoại hối toàn cầu. Tỷ lệ này không đổi trong hai thập kỷ qua.
Với tất cả dữ liệu này, người ta có thể làm gì khi Arab Saudi đang cố gắng tiến gần hơn với Bắc Kinh? Nó có thực sự là một mối đe dọa đối với đồng đô la chăng?
BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ
Hệ thống tiền tệ dự trữ quốc tế không thay đổi nhanh. Khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra, những nghi ngờ đã được đặt ra (kể cả người viết bài này) về tương lai của đồng đô la. Và chúng ta đang ở đây, gần mười lăm năm, với đồng USD vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Bảng Anh là đồng tiền dự trữ quốc tế trước khi có đồng đô la.
Vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, tổng tỷ giá nắm giữ đồng bảng Anh của tất cả các ngân hàng trung ương ở mức 10 tỷ USD. Con số này gấp hai lần rưỡi so với dự trữ 4 tỷ đô la Mỹ. Sau Thế chiến thứ hai, tỷ trọng của đồng bảng Anh trong dự trữ quốc tế bắt đầu đi xuống từ từ. Nhưng ngay cả vào năm 1965, bảng Anh vẫn chiếm gần 26% tổng dự trữ toàn cầu.
Đây là khi Vương quốc Anh đang ở trong tình trạng kinh tế tồi tệ sau Thế chiến thứ hai. Mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ đã có một số thất bại trong những năm qua, nhưng nó vẫn tiếp tục phát triển. Vấn đề là sẽ không dễ dàng thay thế đồng đô la làm tiền tệ dự trữ quốc tế.
ĐIỀU GÌ ĐANG XẢY RA TRONG NỀN KINH TẾ DẦU MỎ
Hãy xem biểu đồ sau. Nó biểu thị mức tiêu thụ và sản xuất dầu trung bình hàng ngày ở Mỹ trong những năm qua. (biểu đồ)
Sản lượng dầu của Mỹ đã không thể theo kịp mức tiêu thụ trong nhiều năm. Khoảng cách giữa tiêu thụ và sản xuất đã thu hẹp trong thập kỷ qua, và Mỹ hiện sản xuất gần như toàn bộ lượng dầu mà họ tiêu thụ. Nhưng trong nhiều thập kỷ, nước này phải nhập khẩu dầu mỏ. Biểu đồ sau đây cho thấy tổng lượng dầu nhập cảng của Mỹ và lượng dầu nhập cảng từ các nước OPEC.
sau khi ghé Do Thái, TT Biden ngày 15/7/ 2022 tới Arab Saudi yêu cầu nước này bơm thêm dầu cho Hoa Kỳ nhưng sau này Arab Saudi đã thay đổi lời hứa và gia tăng hợp tác với Bắc Kinh
US security adviser Jake Sullivan announced that Biden intended to visit Saudi Arabia to talk about oil production and the importance of respecting human rights.
Biden wants to lower oil prices, triggered by the Russian-Ukrainian conflict, and for this he requested the efforts of Saudi Arabia, one of the largest producers in the world.
***
Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào dầu của OPEC để đáp ứng nhu cầu dầu của mình. Trên thực tế, sự phụ thuộc lên đến đỉnh điểm vào năm 1977, khi nước này nhập khẩu hơn 70% từ OPEC. Tính đến cuối năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu gần một phần ba lượng dầu nhập khẩu từ OPEC. Vào năm 2020, sự phụ thuộc đã giảm xuống còn khoảng 11%.
Điều lạ lùng là vào năm 2020, trong khi Mỹ nhập khẩu khoảng 7,86 triệu thùng mỗi ngày, thì nước này đã xuất khẩu khoảng 8,51 triệu thùng mỗi ngày. Điều này khiến Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu ròng sau nhiều năm.
Do đó, sự phụ thuộc của Mỹ vào Arab Saudi và OPEC đã giảm đáng kể trong những năm qua. Và cho rằng nó không cần phải bận tâm nhiều về bảo đảm an ninh mà nó đã cung cấp cho vương triều Al Sauds. Nói theo nghĩa đó, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Trung Đông không cần phải tuân theo những gì người Al Saud muốn
Như tờ Wall Street Journal đã cho hay: “Người Arab Saudi tức giận vì Hoa Kỳ không ủng hộ việc họ can thiệp vào cuộc nội chiến Yemen và về việc chính quyền TT Joe Biden cố gắng đạt được thỏa thuận với Iran về chương trình hạt nhân của nước này”.
Trong kịch bản này, việc Vương quốc Arab Saudi cố gắng xích gần hơn với Trung Hoa, quốc gia mua hơn 1/4 lượng dầu xuất cảng của Ả Rập Xê Út là hợp lý. Và một cách để phát triển gần hơn là định giá dầu theo đồng yuan của Bắc Kinh. Tất nhiên, điều này sẽ làm tổn hại đến đặc quyền thống trị của đồng đô la, do khi đó một nước nào đó sẽ có quyền chọn mua dầu bằng một loại tiền tệ khác ngoài đồng đô la.
TƯƠNG LAI
Đối với việc Saudi dẫn đầu OPEC định giá dầu bằng đồng nhân dân tệ, một số điều cần phải xảy ra. Đầu tiên, vương quốc này cần có khả năng di chuyển các nguồn dự trữ và của cải hiện có ra khỏi đồng đô la. Điều quan tâm là việc Arab Saudi nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm trong những năm qua. Nó đạt đỉnh khoảng 184,4 tỷ đô la vào tháng 2 năm 2020 và giảm xuống còn 125,3 tỷ đô la hai tháng sau đó. Tính đến tháng 1 năm 2022, nó ở mức 119,4 tỷ đô la, cho thấy rằng rất khó để di chuyển của cải ra khỏi đồng đô la vượt quá một điểm. Chính phủ Hoa Kỳ phát hành chứng khoán tài chính được gọi là trái phiếu kho bạc để tài trợ cho thâm hụt tài chính của mình hoặc chênh lệch giữa những gì họ kiếm được và những gì họ chi tiêu.
Quy mô thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ gần 23 nghìn tỷ USD. Cho đến nay, nó là thị trường trái phiếu lớn nhất trên thế giới và có tính thanh khoản cao nhất. Người mua luôn có thể tìm thấy người bán và ngược lại. Đây là một yếu tố chính khác đã đảm bảo rằng các quốc gia thích giữ dự trữ của họ bằng đô la.
Hơn nữa, dữ liệu từ Tổ chức Phức hợp Kinh tế cho thấy rằng vào năm 2020, tổng kim ngạch xuất cảng dầu của Ả Rập Saudi sang Trung Hoa đạt 24,7 tỷ USD. Vì vậy, nếu Saudi quyết định bán dầu cho Trung Quốc bằng nhân dân tệ, họ sẽ được trả bằng nhân dân tệ. Nước này sau đó có thể sử dụng số nhân dân tệ này để mua hàng từ Trung Quốc.
Tổng nhập cảng của Arab Saudi từ Trung Hoa vào năm 2020 đã ở mức 31,8 tỷ USD. Vì vậy, tất cả đồng yuan kiếm được từ việc bán dầu có thể được sử dụng để mua hàng nhập cảng của Trung Hoa.
Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể định giá thương mại dầu giữa Arab Saudi và Trung Hoa bằng đồng yuan. Tuy vậy chúng ta nên biết Mỹ vẫn có sức mạnh quân sự lớn nhất trên toàn cầu. Trong quá khứ, các nỗ lực của các quốc gia nhằm định giá dầu bằng các đơn vị tiền tệ khác với đồng đô la đã không có cái kết tốt đẹp.
Như Graeber viết: “Khi Saddam Hussein thực hiện một bước đi liều mình khi một mình Iraq dám chuyển từ đồng đô la sang đồng euro vào năm 2000, tiếp theo là Iran vào năm 2001, điều này nhanh chóng cho chúng ta thấy hình ảnh Hoa Kỳ bỏ bom và chiếm đóng quân sự.”
Thứ đến, mặc dù việc định giá dầu cho Trung Hoa bằng đồng yuan có thể chỉ ở mức độ lý thuyết, nhưng còn nhiều yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến việc OPEC có thể định giá một phần chính xuất cảng dầu của mình bằng đồng yuan sang các nước khác ngoài Trung Hoa.
Arab Saudi và các nước OPEC khác sẽ làm gì với tất cả yuan có được? Họ có thể mua hàng nhập cảng của Trung Cộng. Nhưng sau tiền yuan dư thừa tiếp đó sẽ làm gi? Tất cả tiền yuan bán dầu xong không thể ngồi đó, các vua dầu cần phải kiếm được một số lợi nhuận. Thị trường trái phiếu Trung Hoa, mặc dù có quy mô rất lớn, nhưng lại có tính thanh khoản cao.
Quy mô tổng thể của thị trường trái phiếu Trung Hoa (trái phiếu doanh nghiệp, tài chính và trái phiếu chính phủ) vào cuối năm 2020 ở khoảng 18,6 nghìn tỷ USD.
Hầu hết các trái phiếu này do các ngân hàng thuộc sở hữu chính phủ nắm giữ và không bao giờ được giao dịch một cách sôi động. Điều này có nghĩa là nếu OPEC định giá dầu bằng đồng yuan, tổ chức này sẽ không có nhiều con đường đầu tư cho số tiền mà tổ chức này kiếm được sau khi họ bán dầu ra. Đó là một vấn đề mà đồng đô la không bao giờ gặp phải. Bằng cách bán dầu bằng đô la, số tiền mà các vua dầu kiếm được có thể dễ dàng được đầu tư vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và các chứng khoán khác được định giá bằng đô la.
Ngoài ra, chính phủ Trung Hoa nếu muốn thế thì phải cho phép tiền di chuyển tự do ra vào Trung Hoa?
Để điều đó xảy ra, Bắc Kinh phải đặt đồng nhân dân tệ tự do và cho phép các lực lượng thị trường xác định giá trị của nó, điều này không đúng như hiện nay. Giá trị của đồng yuan, Bắc Kinh luôn bắt ép cố định so với đồng đô la. Nếu đồng yuan được thả cho tự do, nó có nhiều khả năng tăng giá so với đồng đô la. Điều này sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên đắt đỏ và đó là điều mà Bắc Kinh không bao giờ muốn thế.
Do đó, bất kỳ việc định giá một tỷ lệ dầu nào trong OPEC bằng đồng yuan, nếu có, sẽ chỉ diễn ra với tốc độ chậm. Nguyên nhân chính của điều này là tiền không thể tự do di chuyển ra vào Trung Hoa, khiến thị trường trái phiếu Trung Hoa có tính thanh khoản cao.
Ngoài ra, cho phép tiền tự do rời khỏi Trung Hoa có nghĩa là tiền tiết kiệm của Trung Hoa cũng có thể rời khỏi nước này. Nhưng đó là tối kỵ của mô hình phát triển Trung Hoa, trong đó chính phủ có thể chuyển các khoản tiết kiệm khổng lồ vào các lĩnh vực mà họ muốn. Chính phủ sẽ không muốn cho đi lợi thế này khi cho phép tiền tự do rời khỏi nội địa.
Hơn nữa, Bắc Kinh lại cần phải đồng ý với ý tưởng người nước ngoài khi họ sở hữu trái phiếu Trung Hoa phải giống như người Mỹ. Như Robert D. Blackwill và Jennifer M. Harris viết trong War by Other Means: “Một bước đi đáng chú ý trong định hướng của Bắc Kinh đã mở ra vào tháng 3 năm 2012, khi Nhật Bản trở thành quốc gia phát triển lớn đầu tiên nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh khi đầu tư vào nợ của chính phủ Trung Hoa [trái phiếu chính phủ ]. ”
Trung Hoa đang dần đi đến ý tưởng này. Một nghiên cứu do Viện Kinh tế mới nổi của Ngân hàng Phần Lan thực hiện chỉ ra: “Khoảng 10% trái phiếu chính phủ của Trung Hoa nằm trong tay nước ngoài”.
Vào năm 2021, một phần ba số nợ của chính phủ Hoa Kỳ là do người nước ngoài nắm giữ. Thật thú vị, con số này ở mức 40,2% vào năm 2019. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã giảm trong hai năm qua chủ yếu do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, sau đại dịch covid, đã in tiền và mua trái phiếu chính phủ và các trái phiếu khác để giảm lãi suất. giá.
Chúng ta cũng lưu ý điều như Blackwill và Harris viết: "Thế giới không có tiền lệ nào cho một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu mà không được quản lý bởi một quốc gia dân chủ." Mặc dù điều này nghe có vẻ giống một cách nhìn của phương Tây, nhưng nó thực sự quan trọng, vì không có nhiều quốc gia dân chủ giàu có trên thế giới nào tin tưởng Trung Hoa để có dự trữ ngoại hối của họ bằng đồng yuan và đầu tư số dự trữ đó vào trái phiếu chính phủ Bắc Kinh.
Điều này giải thích tại sao bất chấp sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Hoa, tổng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng yuan của Trung Hoa vào năm 2021 chỉ ở mức 2,4%. Tỷ lệ dự trữ bằng đồng bảng Anh lớn hơn nhiều ở mức 4,7%. Đồng yên Nhật ở mức 5,9%.
KẾT LUẬN NGẮN
Trong khi tương lai của đồng yuan với tư cách là đồng tiền dự trữ quốc tế dù rất lạc quan vẫn rất khó có khả năng nó sẽ thay thế đồng đô la làm đồng tiền dự trữ quốc tế một cách mau chóng. Trên thực tế, như nhà kinh tế Trung Hoa Andy Xie đã nói trong hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008: “Không có sự thay thế nào cho đồng đô la như một loại tiền tệ giao dịch ở châu Á”. Ông cảm thấy rằng dù đồng yuan sẽ thay thế đồng đô la ở châu Á không thôi, nhưng cần mất từ 30 đến 40 năm.
Tiếp theo cho đến nay, những gì Andy Xie nói hồi đó xét ra nay vẫn đúng./.
No comments:
Post a Comment