Khi tôi về, nhìn dân tôi ngỡ ngàng
Khi tôi về, nhìn quê hương điêu tàn
Nhìn tuổi thơ nghèo nàn, nuôi đời trong dối gian! (Con Đường Tôi về / Lê Tín Hương)
Khi tôi về, nhìn quê hương điêu tàn
Nhìn tuổi thơ nghèo nàn, nuôi đời trong dối gian! (Con Đường Tôi về / Lê Tín Hương)
***
Chiếc xe Bình Điền thả chúng tôi xuống gần Ga Huế thì trời chưa chiều lắm. Mấy anh em hối hả chia tay, xong tìm cách nhanh nhất về nhà.
Tôi ngơ ngác ngó quanh. Mấy năm xa vắng cố đô giờ tôi nhìn lại, Huế có vẻ gì xác xơ và xa lạ! Cũng như các bạn khác từ rừng xanh về lại chốn thị thành, mới biết quê hưong chỉ vài năm mà tiều tụy đến não nề! Ga Huế im lìm trong cơn nắng tháng Tám. Cửa cái bể, cái vá. Quanh nơi tôi đứng, vài ba cái quán đìu hiu trong gió, vài thẩu kẹo, năm ba nải chuối đu đưa.
Tiếng mời đi xe của mấy người xe đạp ôm đưa tôi về thực tại:
- Đi xe khôn eng...? !
-chú... chú ...đi xe cháu nì chú?!
Tôi nhìn quanh toàn là xe đạp. Những chiếc xe méo mó, sét rỉ, không vẻ gì chắc chắn để làm chuyện chở người. Đến nỗi này sao? Người Huế giờ lại "sáng tạo" ra một cách làm ăn mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây. Họ phải tận dụng hết sức lực ‘cơ bắp’ của mình kiếm đồng tiền, bát gạo trong một xã hội ít ai còn tiền để đi. Họ phải ‘bấm bụng’ giành miếng ăn từ mấy anh xích lô đạp bao năm nay, những chiếc xe lambretta, những chiếc xe đò hai màu xanh trắng. Ngày xưa người ta cũng đi “xe ôm, xe thồ” nhưng tệ lắm là chiếc honda, nhấn ga là chạy “vù vù”, thế mà đã than khổ rồi?
Tôi không biết từ chối hay nhận lời ai đây? Tôi ái ngại nhìn những ánh mắt cầu khẩn của mấy người đạp xe đạp ôm bằng tuổi em tôi. Những nét mắt chưa xóa đi nét vô tư và hồn nhiên của những ngày chỉ biết cắp sách đến trường, áo cơm thì có ba mạ lo, giờ thì chẳng còn chi! Cũng may có thêm khách và tôi khỏi từ chối ai. Tôi chọn cuốc xe của một em đạp xe đạp ôm bằng tuổi em tôi:
- Đi xe khôn eng...? !
-chú... chú ...đi xe cháu nì chú?!
Tôi nhìn quanh toàn là xe đạp. Những chiếc xe méo mó, sét rỉ, không vẻ gì chắc chắn để làm chuyện chở người. Đến nỗi này sao? Người Huế giờ lại "sáng tạo" ra một cách làm ăn mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây. Họ phải tận dụng hết sức lực ‘cơ bắp’ của mình kiếm đồng tiền, bát gạo trong một xã hội ít ai còn tiền để đi. Họ phải ‘bấm bụng’ giành miếng ăn từ mấy anh xích lô đạp bao năm nay, những chiếc xe lambretta, những chiếc xe đò hai màu xanh trắng. Ngày xưa người ta cũng đi “xe ôm, xe thồ” nhưng tệ lắm là chiếc honda, nhấn ga là chạy “vù vù”, thế mà đã than khổ rồi?
Tôi không biết từ chối hay nhận lời ai đây? Tôi ái ngại nhìn những ánh mắt cầu khẩn của mấy người đạp xe đạp ôm bằng tuổi em tôi. Những nét mắt chưa xóa đi nét vô tư và hồn nhiên của những ngày chỉ biết cắp sách đến trường, áo cơm thì có ba mạ lo, giờ thì chẳng còn chi! Cũng may có thêm khách và tôi khỏi từ chối ai. Tôi chọn cuốc xe của một em đạp xe đạp ôm bằng tuổi em tôi:
-Về Tây lộc mấy rứa?
-Chú cho 3 đồng à chú.
-Chú cho 3 đồng à chú.
Nhìn dáng của tôi, em đó cũng chẳng ‘nói thách’ làm gì, chúng tôi là ... cải tạo mà. Xa Tây Lộc không biết mấy năm rồi. Tôi vẫn nhớ nồi cháo gà thơm phức của mạ đích tôi, hồi đó nổi tiếng trong cái chợ mới xây, đặt tên là chợ Tây Lộc, kế đường Trần quốc Toản.
Người thiếu niên gò lưng cố đạp qua cầu Sông Hương. Chiếc cầu mới xây sau này, giờ cũng nét “rêu phong, rệu rả”. Huế giờ này sao nhiều xe đạp quá đi thôi! Tôi hơi lấn người tới trước như muốn mình được ‘nhẹ hơn’. Hỏi chuyện, tôi biết em đạp xe còn đi học nhưng phải kiếm thêm tiền về cho mạ. Em không biết cách gì để giúp gia đình nữa, phương tiện là chiếc xe đạp nhưng lại bon chen lắm mới kiếm ra ngừoi khách. Có khi cả ngày em mới được một ‘cuốc’ xe chỉ đủ mua ba lon gạo.
Xe đã vô cửa Thượng Tứ. Nó cứ rập rành qua mấy đoạn có ổ gà, ổ vịt. Tôi lại rướn người lên cho nhẹ bớt khi nghĩ đến cảnh cái ruột xe của em bị dằn qua mấy chỗ đá nhăm. Từ sau, tôi thấy áo trắng bạc màu của em đã lấm mồ hôi, hơi thở của em dồn dập, em ráng cho xong một đoạn đường nữa để có mấy đồng bạc Bắc mà tôi đã để sẵn mà trả cho em.
Nhớ về quá khứ, đây đâu phải là lần đầu tôi được chở đi bằng xe đạp. Nhưng hồi đó là đi chơi,đi dạo mát vui thú cái tuổi thiếu niên sau những ngày học hành mệt nhọc. Giờ đây tôi là một gánh nặng cho một em mới lớn; em phải đổi sức lực của mình để kiếm vài lon gạo cho mẹ già và mấy em đang đợi ở nhà. Cái điệp khúc mệt mõi này lại kéo dài trong cái não nùng , buồn tủi, đợi mong.
***
NHỮNG ĐỒNG BẠC NGHĨA TÌNH
Khi em nhỏ đạp xe ôm tới ngang cống Tây Lộc, tôi vội nhảy xuống do Cống hơi dốc. Tôi trả ngay cho em 3$ ‘bạc bắc’ tôi đã bỏ sẵn trong túi từ lâu. Nhìn theo dáng đạp xe vội vàng của em, lưng hơi cong, cái áo trắng nhàu nát, đẫm mổ hôi, tự nhiên tôi chạnh lòng thuơng cảm cho một thiếu niên người Huế, tuổi mới lớn lại gặp gian nan quá sớm. Tôi không biết em dùng 3 đồng đó làm gì. Kiếm khách thêm thì trời đã chiều. Ai đi đâu lúc này? thời buổi ngoài đường người đi bộ “đông hơn xe đạp”.
"Ba lon gạo là cùng!” Tôi nghĩ thầm.
Thời đó “củi quế gạo châu”- vào năm 1980, người lớn tuổi chắc không ai quên. Vào cuối năm 1975 thời gian tôi đang ở tù tại Trại Ái Tử, mang một đồng “bạc bác” lén về được Chợ Hôm -cái chợ chiều 'chồm hổm' nhà quê gần sông Thạch Hãn xã Triệu Long, tôi mua được đúng "một lon" khoai khô. Tiền thời này, cao nhất là tờ bạc mười đồng màu đỏ trong khi gạo là 'thuốc bổ -sâm nhung '?
Tôi thở dài quay bước tìm nhà mẹ đích tôi (1). Trước kia mẹ tôi được một căn trong Cư Xá Công Chức sát chợ Tây Lộc, nay đã bị Nhà Nước đuổi hết. Trong chợ ai mà không biết mẹ tôi - "Bà Cuơng nấu cháo gà ngon có tiếng"!
Con đường nhỏ về phía phi trường Tây Lộc cũ dẫn tôi vào dãy nhà lụp xụp. Vừa thấy tôi vào nhà mẹ tôi quá mừng và bất ngờ nhưng không quên buông những câu nguyền rũa ai đã giam tôi quá lâu:
-quân chi ác ôn ...con người ta mói ra trường mà giam chi giam ác tới 5-6 năm dữ rứa?!
Anh em bây giờ tản mác vào tận miền Nam, chỉ còn đứa em gái ở lại với mẹ tôi vừa làm HTX thêu ren 'bữa đực bữa cái' vùa phụ nấu nồi cháo gà cho mẹ tôi lúc này. Tôi chỉ ở với mẹ tôi được một, hai đêm. Sau khi ăn uống no nê mẹ tôi moi hầu bao được mấy chục bạc cho tôi ra QT tìm bạn bè. Nhìn những đồng bạc một đồng hai đồng cũ nát cuốn tròn mẹ tôi lần ra từ cái 'ruột tượng' tôi như muốn khóc. Một ngày mẹ tôi buôn gánh bán bưng chỉ được năm mười đồng, nhưng giờ tôi thật sự cần tiền?
Trước khi ra khỏi Bình Điền, 'Trại' cho tôi 32$ bạc. Trại tính theo giá nhà nước mỗi cây số '3,2 xu' [2] hay 0$032 nhân lên 1000 cây số ;than ôi, sự thật ngoài trại tù lại khác. Mọi thứ đều thiếu từ vải vóc, gạo dầu, cho đến cái vé xe chỉ ưu tiên cho cán bộ và “tiêu chuẩn hoá” nên tất cả đều chỉ có sẵn tại 'chợ đen" mà thôi. Còn hai muơi mấy đồng có gắng lắm đến Đà Nẵng là cùng. Đây là lý do tôi phải 'bấm bụng' lấy mấy chục bạc lao khó từ tay mẹ già, từ công lao em Hoà, phải thức sớm làm gà phụ nồi cháo cho mẹ, vừa thêu ren mỗi tháng ròng rã chỉ vài chục bạc.
VỀ LẠI QUẢNG TRỊ
Chiếc xe hàng thả tôi giữa đường quốc lộ gần Cầu Ga. Tôi theo con đường Hồ đắc Hanh cũ về lại xã Hải Trí. Nguyễn văn Bốn, thiếu uý BDQ 'học tập ' trong Đà Nẵng, ra tù lúc sau 15 tháng. Bạn tôi giờ chạy xe hàng với ba hắn, nhưng hắn gọi chú vì ba của Bốn tên là BA.
Thành Cổ tan tành nên nhà Bốn về 'định cư' gần ngã tư Quang Trung -Hồ đắc Hanh. Vùng này bà con còn gọi là Hải Trí. Gia đình bạn tôi chạy xe nên thuộc tầng lớp khá giả, dù xe đò bị vào 'hợp tác xã xe khách ' từ lâu.
Bốn ra tù sớm hơn tôi nên đã lấy vợ. Gia đình Mai, vợ Bốn trước đó cùng ở đường Duy Tân. Mẹ Mai là một đạo hữu rất siêng năng công quả nhất với chùa Tỉnh Hội năm xưa thời Thầy Thích Chánh Trực trụ trì. Tôi và Bốn là hai đứa bạn thân trong xóm Cửa Hậu (Cửa Hậu là một cửa của Thành Cổ: Tiền-Hậu-Tả-Hữu). Tội nghiệp, cái xóm đó giờ người ngoài kia vào ...bắt đầu xây dựng lấy hết đất. Bà con về lại như nhà Bốn biết ở với ai, nên đành bỏ cuộc. Hơn nữa, biết ai giúp đòi lại? Bà con thôn xóm ngày xưa sống dọc theo con đường Lê văn Duyệt, tản mác tứ phuơng. Kẻ ở trong nam, người tận khu thị tứ Đông Hà. Sau 1975, khu Thị Tứ Hải Lăng xem như 'xoá sổ', bà con xóm Cửa Hậu, đường Lê v Duyệt - Duy Tân thêm một lần nữa tản mạn vô nam hay 'hồi cư' ra lại vùng này hay về làng.
Chuyện hồi cư lần một, nói cho dễ hiểu là hồi cư sau 1973. Năm này bà con ra ở quanh cồn cát Diên Sanh dối diện TKQT- tạm gọi là "Khu Thị Tứ". Đợt hồi cư thứ hai (1975) là cuộc “đổi đời” sâu đậm nhất: ngoài trừ người 'ra đi miên viễn'; còn lại thì vượt biên, vào nam, ra tận Đông Hà buôn bán làm ăn. Còn một số như gia đình của Bốn không về lại cái xóm Cửa Hậu thân yêu đó mà trú ngụ bên đường Hồ đắc Hanh hay Hải Trí.
Cho đến hôm nay tôi mới có dịp viết lên đôi dòng cảm tác về tình bằng hữu giữa hai đứa bạn thân nhau từ thuở mới 'sinh ra đời'.
Sau khi ăn uống no nê, gặp gỡ chú thím Ba- ba mẹ Bốn- hôm sau Bốn dắt tôi ra tận Đông Hà; Một lần nữa, hai chúng tôi xăm xoi trong khu thị tứ mới của Đông Hà sau "giải phóng' để tìm bà con xóm Cửa Hậu.
tờ bạc lớn nhất là 10$ vào thập niên 1980
Nào hai gia đình dì của Bốn: dì Nậy, dì Giỏ đều là chủ xe đò nhưng nay đã vào hợp tác xã. Nhà Trần Tài (em út của cac anh Tước , Xê -Tước- Tiết, và O Bê) và nhiều người nữa. Gặp tôi về ai cũng thuơng, ai cũng mừng. Bạn đọc tha lỗi cho cái tội nói về mình; xưa, trong xóm Cửa Hậu ai cũng thuơng tôi.
Nào hai gia đình dì của Bốn: dì Nậy, dì Giỏ đều là chủ xe đò nhưng nay đã vào hợp tác xã. Nhà Trần Tài (em út của cac anh Tước , Xê -Tước- Tiết, và O Bê) và nhiều người nữa. Gặp tôi về ai cũng thuơng, ai cũng mừng. Bạn đọc tha lỗi cho cái tội nói về mình; xưa, trong xóm Cửa Hậu ai cũng thuơng tôi.
Đông Hà 1975-1980 không thay đổi nhiều
Đến đây, tôi nhớ hình ảnh anh Quang thời học sinh anh Q cũng rất thuơng tôi. Các dì các o ngang lứa mẹ tôi đều thuơng tôi. Ngày 17 tháng 3, 1975 khi rút quân về anh Q. là tiểu đoàn trưởng T Đ 122 TKQT, tôi. chỉ gặp anh lần đó là lần cuối. Thời Cửa Hậu lứa anh Quan anh Truơng Đá, anh Liệu, anh Tùng, anh Thuận (Cai Hy) đều thuơng tôi. Cái tên "Sù Sựa" là do anh Đá đặt cho tôi để “chọc” cho vui. Bốn cứ gọi tôi là "Sù Sựa", bạn ấy gọi riết đến quên cả tên "cúng cơm ' của tôi. Biệt danh này, do Bốn năng gọi mới lan nhanh khắp xóm.
Nhắc lại bà con tản mạn ra đây, Đông Hà, ai cũng bảo tôi ở lại nhưng lòng tôi như 'lửa đốt'. Tôi rất nôn về nam. Gia đình trong Bình Tuy đang ngóng tin tôi từng giờ. Tình cảm mẹ tôi tại Tây Lộc, từ bạn bè, bà con lối xóm giúp tôi gần ba trăm đồng bạc bắc cho tôi làm lộ phí vào nam. Số tiến này lúc này không phải là ít. Nó chứng minh điều tôi nói, bà con lối xóm, bạn bè thuơng tôi như tôi vừa viết chẳng hề sai.
Đón chiếc xe hàng vào Huế, giã từ Đông Hà mắt tôi còn ghi lại hình ảnh cái quán ăn lụp xụp mang tên Đường Ký, một thời là một tiệm ăn Tàu lớn bên Phố QT. Lọt đuợc vào lòng chiếc xe 'gió', lòng tôi chua xót cho thời thế 'vật đổi sao dời”.
(1): ba tôi hai vợ , mẹ ruột tôi là bà hai, còn ở trong nam
[2]: năm này còn ăn tiền xu còn gọi là hào: một đồng bạc ăn 10 ‘hào’
(1): ba tôi hai vợ , mẹ ruột tôi là bà hai, còn ở trong nam
[2]: năm này còn ăn tiền xu còn gọi là hào: một đồng bạc ăn 10 ‘hào’
*****
No comments:
Post a Comment