tháng Tư 1975 cho đến 19 /5/1975 tù binh chúng tôi bị giam tại Thung Lũng Ba lòng Quảng Trị
HỒI ÚC Đinh hoa Lư
BA LÒNG 30 THÁNG 4 , 1975
-Đúng 11 giờ 30 tổng thống 'ngụy quyền' Sài Gòn Dương văn Minh chính thức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ...
tiếng the thé của xướng ngôn viên đài phát thanh Hà Nội vang khắp các lán trại tù Ba lòng sáng nay làm tôi chợt lạnh người. Tôi thật sự choáng váng không dám tin vào sự thật.
-Thế là hết!
Cả một tháng Tư chúng tôi bị giam tại thung lũng này. Tôi vẫn hình dung một Sai Gòn đang chiến đấu trong đó, vẫn nghe những tin chiến sự mà những cán bộ VC trên 'khung' [1] ngày ngày khoe khoang sức tiến nhanh của quân đội họ.
Có hai cán bộ chính trị viên hay kêu chúng tôi lên nhà chỉ huy, ở đây lúc này gọi là "khung'. Lý do, Ngọc và tôi tuy là hai trung đội trưởng nhưng là hai sĩ quan duy nhất trong đám tù binh. Tôi quên mất tên người hai cán bộ CS. Hai chính trị viên nói giọng Bắc, hơi thâm trầm. Họ cần chúng tôi cung cấp những thông tin nào mà chúng tôi biết được về phía quân lực chúng tôi. Thời gian đã lâu tôi không còn nhớ họ hỏi chúng tôi những gì ? nhưng đại khái về cách thức bố trí mìn bẫy, quân số đơn vị , những gì tôi biết .
Cứ mỗi lần lên 'khung' ông ta khoe với hai chúng tôi sức tiến quân phía họ. Quân miền bắc ngang tỉnh nào, trên cái bản đồ trong phòng, ông ta bôi đỏ tỉnh đó.
Mới hai, ba hôm trước tôi còn nhớ ông ta bôi đỏ Bình Tuy, rồi Long Khánh...
Hi vọng của tôi theo từng ngày 'teo' dần; khi tôi vẫn hi vọng miền nam còn lại phần nào đó trong kia...
-24/3/ 1975 Những ngày còn bị giam tại thôn An Lạc chân cầu Đông Hà cũng người chính trị viên này bắt Ngọc và tôi [2] thu vào băng nhựa kêu gọi anh em tại Thuận An 'buông súng' . Ông ta từng bôi những chữ " được đối xử tử tế theo TINH THẦN QUY ƯỚC GENEVA..." phải đổi lại "... theo SỰ KHOAN HỒNG CỦA CÁCH MẠNG'.
Cuối tháng Ba, tôi con` hi vọng 'RANH GIỚI NGƯNG BẮN' sẽ là đèo Hải Vân?
Rồi tin Huế mất 26/3, Đà nẵng mất 29 tháng 3 /1975... tất cả sự kiện này các tù binh đều được cho hay. Có thể họ cố tình lung lạc tinh thần chúng tôi.
Một tháng Tư bị giam tại các lán thung lũng Ba lòng này. Những ngày đi cùi gạo . Những kho gạo do Thuợng Cộng [3] cầm súng Ak canh giữ . Những người bộ đội CS người Thuợng mặt mày lầm lì , khẩu AK đeo ngang trước bụng, ngón tay hờm vào cò súng . Mắt họ ngó lăm lăm vào chúng tôi, im lìm . Có thể họ không nói được tiếng Việt, tôi đoán vậy . Trước kia , tôi được biết những bộ đội Thượng Cộng rất trung thành không gì lung lạc họ . Giờ đây nghe mấy cán bộ dẫn chúng tôi đi nhận gạo khoe họ đúng là trung thành , từng giữ các kho gạo dự trữ này mấy năm nay tại thung lũng này một cách kiên trì không hao hụt gì . Gạo mốc meo mục nát , thay bao nhiều lần . Đây là gạo dự trữ nhiều năm để 'đánh miền Nam'. Theo thời gian nay cứt chuột quá nhiều, đen như những hạt đậu, giờ cho tù binh ăn. cán bộ CS ở đây có cho chúng tôi biết, những kho gạo này dự trù cho "chiến dịch HCM kéo DÀI ÍT LẮM LÀ 2 NĂM"!
Đoàn tù binh đi cùi gạo, thung lũng Ba Lòng rộng lắm; sáng chúng tôi đi chiều mới về lại trại, mất non 1 ngày. Thung lũng này đã mất hết vết tích cho quá khứ tuổi thơ tôi có lên đây khi quận Ba Lòng của VNCH vẫn còn, Chi Công An của ba tôi vẫn còn thời gian khoảng 1959-60 gì đó. Giờ thì chẳng còn chi ngoài rừng rậm, những cái khe trôi ngoằn ngoèo trong thung lũng, bao dòng nước trong vắt, lạnh mát đôi chân.
Hi vọng ngày trao trả lại 'teo' dần trong Ngọc và tôi.
Trên cái loa phóng thanh dành cho học tập trong trại vẫn cái giọng the thé của người phát thanh viên nữ giọng Bắc:
-Đúng 11 giờ 30 tổng thống Sài Gòn Dương văn Minh ...
Rồi những bản nhạc 'như có Bác ..trong ngày vui đại thắng...' dồn dập phát lại...
Cán bộ trong trại reo hò, các 'vệ binh' [4]reo hò. Những cái radio của cán bộ mở to 'hết volume'!
Hôm nay trại không đi đâu hết. Tất cả chúng tôi được ở trong trại để liên tục nghe loan tin 'ĐAI THẮNG'.
Tôi không nhớ tôi có khóc hay không? tôi chỉ nhớ mình tôi lạnh ngắt, cảm giác tê tái và buồn hụt hẫng quá sâu. Tuy đã là tù binh nhưng trong tôi một miền Nam 'vẫn còn', gia đình tôi trong kia -Bình Tuy- 'vẫn còn'.
Giờ gia đình tôi trong nam ra sao? Trong kia vẫn mất tin tôi hơn môt tháng rồi. Nhà thằng Ngọc thì ở Huế, nó buồn trước tôi vì tin Huế mất ngày 26 tháng 3 hơn một tháng trước.
Giờ đến phiên tôi, Sài Gòn đầu hàng xem như BÌnh Tuy đã "tiêu"? nhà tôi ra sao ? Ba mạ và các em tôi ra sao ? nhà tôi hơn một tháng nay chắc quay quắt vì tin tôi.
- Thôi rồi tất cả sụp đổ!
Hình ảnh ngày trao trả tù binh trong đó có Ngọc và tôi giống như tại bờ sông Thạch Hãn 2 năm trước nay tan thành tro bụi.
Thực tế trước mắt tôi hôm đó là hình ảnh rộn ràng, âm thanh huyên náo của các cán bộ CS trên 'khung' như quay cuồng xoắn tít, tạo thành một 'ảo giác' nào đó làm tôi như lịm người hay chóng mặt rụng rời. Tôi như nằm mơ. Có tiếng mừng rỡ của một số thủy quân lục chiến. Do là lính, họ mừng vì họ sẽ được cho về nam như lời các cán bộ kia hứa hẹn trước do họ--'ít tội lỗi hơn cấp chỉ huy'.
Bốn mươi năm, lịch sử đã sang trang tôi chẳng cần thêm bớt. Những người lính kia dù là 'thứ dử' họ cũng phải về trước thôi. Sụp đổ rồi, thế là xong. Mảnh giấy trắng, cán bộ nguệch ngoạc vài chữ những người lính này sẽ ra đi.
Còn bọn tôi sẽ ở lại. Những cán bộ chính trị viên sẽ lên lớp trong một tình huống khác xa vượt qua tầm tưởng tượng của tôi:
-SÀI GÒN ĐÃ ĐẦU HÀNG!
Có nhiều điều hi vọng vẫn bám víu vào tâm trí người tù binh. Người tù vẫn tin vào 'trao trả, trao đổi'- một giá trị gì đó khi quân đội và một miền Nam vẫn còn. Chiến tranh, thắng bại lẽ thuờng; thua thì làm tù binh, chỉ mừng là còn sống còn có ngày 'trở về'.
Tất cả đều tiêu tan và sụp đổ tan tành như một giấc mơ vào buổi sáng 30 tháng Tư ,1975 trong Thung Lũng Ba Lòng, đầu nguồn sông Thạch, quê huơng tôi.
DHL 27/4/2015
[1]: khung: nhà cán bộ coi tù binh ở
[2]: chúng tôi tuy là 2 trung đội trưởng nhưng là hai sĩ quan duy nhất bị dẩn qua sông Thạch hãn đầu tiên vào ngày 24/3/1975 sau khi tuyến Mỹ Chánh do Tiểu Khu QT án ngữ bị vỡ - tôi có kể lại trong hồi ký vừa qua " DHL- BỐN MƯƠI NĂM NGỒI NHỚ CHUYỆN XƯA"
[3] Thuợng Cộng: thời VNCH tôi có đọc trên báo chí hay gọi những người người bản thuợng, sắc tộc nhưng theo CS .
[4]: Tôi nhớ thời gian này những người lính bộ đội không cấp bậc thì họ gọi là 'vệ binh', có thể là bảo vệ . Sau này về trại tù Ái Tử danh xưng này vẫn nghe gọi
HỒI ÚC Đinh hoa Lư
BA LÒNG 30 THÁNG 4 , 1975
-Đúng 11 giờ 30 tổng thống 'ngụy quyền' Sài Gòn Dương văn Minh chính thức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ...
tiếng the thé của xướng ngôn viên đài phát thanh Hà Nội vang khắp các lán trại tù Ba lòng sáng nay làm tôi chợt lạnh người. Tôi thật sự choáng váng không dám tin vào sự thật.
-Thế là hết!
Cả một tháng Tư chúng tôi bị giam tại thung lũng này. Tôi vẫn hình dung một Sai Gòn đang chiến đấu trong đó, vẫn nghe những tin chiến sự mà những cán bộ VC trên 'khung' [1] ngày ngày khoe khoang sức tiến nhanh của quân đội họ.
Có hai cán bộ chính trị viên hay kêu chúng tôi lên nhà chỉ huy, ở đây lúc này gọi là "khung'. Lý do, Ngọc và tôi tuy là hai trung đội trưởng nhưng là hai sĩ quan duy nhất trong đám tù binh. Tôi quên mất tên người hai cán bộ CS. Hai chính trị viên nói giọng Bắc, hơi thâm trầm. Họ cần chúng tôi cung cấp những thông tin nào mà chúng tôi biết được về phía quân lực chúng tôi. Thời gian đã lâu tôi không còn nhớ họ hỏi chúng tôi những gì ? nhưng đại khái về cách thức bố trí mìn bẫy, quân số đơn vị , những gì tôi biết .
Cứ mỗi lần lên 'khung' ông ta khoe với hai chúng tôi sức tiến quân phía họ. Quân miền bắc ngang tỉnh nào, trên cái bản đồ trong phòng, ông ta bôi đỏ tỉnh đó.
Mới hai, ba hôm trước tôi còn nhớ ông ta bôi đỏ Bình Tuy, rồi Long Khánh...
Hi vọng của tôi theo từng ngày 'teo' dần; khi tôi vẫn hi vọng miền nam còn lại phần nào đó trong kia...
-24/3/ 1975 Những ngày còn bị giam tại thôn An Lạc chân cầu Đông Hà cũng người chính trị viên này bắt Ngọc và tôi [2] thu vào băng nhựa kêu gọi anh em tại Thuận An 'buông súng' . Ông ta từng bôi những chữ " được đối xử tử tế theo TINH THẦN QUY ƯỚC GENEVA..." phải đổi lại "... theo SỰ KHOAN HỒNG CỦA CÁCH MẠNG'.
Cuối tháng Ba, tôi con` hi vọng 'RANH GIỚI NGƯNG BẮN' sẽ là đèo Hải Vân?
Rồi tin Huế mất 26/3, Đà nẵng mất 29 tháng 3 /1975... tất cả sự kiện này các tù binh đều được cho hay. Có thể họ cố tình lung lạc tinh thần chúng tôi.
Một tháng Tư bị giam tại các lán thung lũng Ba lòng này. Những ngày đi cùi gạo . Những kho gạo do Thuợng Cộng [3] cầm súng Ak canh giữ . Những người bộ đội CS người Thuợng mặt mày lầm lì , khẩu AK đeo ngang trước bụng, ngón tay hờm vào cò súng . Mắt họ ngó lăm lăm vào chúng tôi, im lìm . Có thể họ không nói được tiếng Việt, tôi đoán vậy . Trước kia , tôi được biết những bộ đội Thượng Cộng rất trung thành không gì lung lạc họ . Giờ đây nghe mấy cán bộ dẫn chúng tôi đi nhận gạo khoe họ đúng là trung thành , từng giữ các kho gạo dự trữ này mấy năm nay tại thung lũng này một cách kiên trì không hao hụt gì . Gạo mốc meo mục nát , thay bao nhiều lần . Đây là gạo dự trữ nhiều năm để 'đánh miền Nam'. Theo thời gian nay cứt chuột quá nhiều, đen như những hạt đậu, giờ cho tù binh ăn. cán bộ CS ở đây có cho chúng tôi biết, những kho gạo này dự trù cho "chiến dịch HCM kéo DÀI ÍT LẮM LÀ 2 NĂM"!
Đoàn tù binh đi cùi gạo, thung lũng Ba Lòng rộng lắm; sáng chúng tôi đi chiều mới về lại trại, mất non 1 ngày. Thung lũng này đã mất hết vết tích cho quá khứ tuổi thơ tôi có lên đây khi quận Ba Lòng của VNCH vẫn còn, Chi Công An của ba tôi vẫn còn thời gian khoảng 1959-60 gì đó. Giờ thì chẳng còn chi ngoài rừng rậm, những cái khe trôi ngoằn ngoèo trong thung lũng, bao dòng nước trong vắt, lạnh mát đôi chân.
3/ 1973 BÊN BỜ SÔNG THẠCH HÃN , TRAO TRẢ TÙ BINH ( hinh Phạm Thắng Vũ)--khi bị bắt làm tù binh vào ngày 23/3/1975, tôi vẫn tin có ngày trao trả như năm 1973 vì miền Nam sẽ còn phần nào đó, ranh giới ngưng bắn hai bên sẽ rút vào nơi nào đó ?
Tôi vẫn là người tù binh, vẫn những cảm nghĩ và hình dung ra ngày trao trả giống như ngày trao trả tại bờ sông Thạch Hãn vào năm 1973.
Có khi tôi lại tưởng tượng ra hình ảnh ba mẹ tôi trong nam sẽ lãnh '2 năm lương' cho những người lính mất tích hay bị bắt làm tù binh. Hi vọng theo niềm tin có một 'ranh giới mới' cho Hai Phe ở một nơi nào đó?
Đà nẵng mất! hi vọng tuyến ngưng bắn Hải Vân "tiêu ma". Có tin đồn hai phía sẽ ngưng bắn ở 'Phan Rang' rồi Phan Rang Bình Tuy mất?Hi vọng ngày trao trả lại 'teo' dần trong Ngọc và tôi.
*****
Trên cái loa phóng thanh dành cho học tập trong trại vẫn cái giọng the thé của người phát thanh viên nữ giọng Bắc:
-Đúng 11 giờ 30 tổng thống Sài Gòn Dương văn Minh ...
Rồi những bản nhạc 'như có Bác ..trong ngày vui đại thắng...' dồn dập phát lại...
Cán bộ trong trại reo hò, các 'vệ binh' [4]reo hò. Những cái radio của cán bộ mở to 'hết volume'!
Hôm nay trại không đi đâu hết. Tất cả chúng tôi được ở trong trại để liên tục nghe loan tin 'ĐAI THẮNG'.
Tôi không nhớ tôi có khóc hay không? tôi chỉ nhớ mình tôi lạnh ngắt, cảm giác tê tái và buồn hụt hẫng quá sâu. Tuy đã là tù binh nhưng trong tôi một miền Nam 'vẫn còn', gia đình tôi trong kia -Bình Tuy- 'vẫn còn'.
Giờ gia đình tôi trong nam ra sao? Trong kia vẫn mất tin tôi hơn môt tháng rồi. Nhà thằng Ngọc thì ở Huế, nó buồn trước tôi vì tin Huế mất ngày 26 tháng 3 hơn một tháng trước.
Giờ đến phiên tôi, Sài Gòn đầu hàng xem như BÌnh Tuy đã "tiêu"? nhà tôi ra sao ? Ba mạ và các em tôi ra sao ? nhà tôi hơn một tháng nay chắc quay quắt vì tin tôi.
- Thôi rồi tất cả sụp đổ!
Hình ảnh ngày trao trả tù binh trong đó có Ngọc và tôi giống như tại bờ sông Thạch Hãn 2 năm trước nay tan thành tro bụi.
Thực tế trước mắt tôi hôm đó là hình ảnh rộn ràng, âm thanh huyên náo của các cán bộ CS trên 'khung' như quay cuồng xoắn tít, tạo thành một 'ảo giác' nào đó làm tôi như lịm người hay chóng mặt rụng rời. Tôi như nằm mơ. Có tiếng mừng rỡ của một số thủy quân lục chiến. Do là lính, họ mừng vì họ sẽ được cho về nam như lời các cán bộ kia hứa hẹn trước do họ--'ít tội lỗi hơn cấp chỉ huy'.
Còn bọn tôi sẽ ở lại. Những cán bộ chính trị viên sẽ lên lớp trong một tình huống khác xa vượt qua tầm tưởng tượng của tôi:
-SÀI GÒN ĐÃ ĐẦU HÀNG!
Có nhiều điều hi vọng vẫn bám víu vào tâm trí người tù binh. Người tù vẫn tin vào 'trao trả, trao đổi'- một giá trị gì đó khi quân đội và một miền Nam vẫn còn. Chiến tranh, thắng bại lẽ thuờng; thua thì làm tù binh, chỉ mừng là còn sống còn có ngày 'trở về'.
Tất cả đều tiêu tan và sụp đổ tan tành như một giấc mơ vào buổi sáng 30 tháng Tư ,1975 trong Thung Lũng Ba Lòng, đầu nguồn sông Thạch, quê huơng tôi.
DHL 27/4/2015
[1]: khung: nhà cán bộ coi tù binh ở
[2]: chúng tôi tuy là 2 trung đội trưởng nhưng là hai sĩ quan duy nhất bị dẩn qua sông Thạch hãn đầu tiên vào ngày 24/3/1975 sau khi tuyến Mỹ Chánh do Tiểu Khu QT án ngữ bị vỡ - tôi có kể lại trong hồi ký vừa qua " DHL- BỐN MƯƠI NĂM NGỒI NHỚ CHUYỆN XƯA"
[3] Thuợng Cộng: thời VNCH tôi có đọc trên báo chí hay gọi những người người bản thuợng, sắc tộc nhưng theo CS .
[4]: Tôi nhớ thời gian này những người lính bộ đội không cấp bậc thì họ gọi là 'vệ binh', có thể là bảo vệ . Sau này về trại tù Ái Tử danh xưng này vẫn nghe gọi
No comments:
Post a Comment