Tuesday, November 17, 2020

CHUYỆN NGƯỜI TÙ BINH LÉN VÀO THĂM CHÙA SẮC TỨ



Ngày 21/5/1975 đoàn tù binh VNCH chúng tôi từ Ba Lòng được đưa ngược về lại Ái Tử để thành lập ĐOÀN CẢI TẠO CÓ TÊN LÀ ĐOÀN 74. (Trại 1 rồi tiếp tục các trại khác)
Nhờ được phân công đi lấy kẽm gai tại ngoài căn cứ Ái Tử người viết mới có dịp ghé vào Chùa Sắc Tứ thăm lại các Thầy và mấy chú ra sao? 
Cũng đoàn tù thấp thoáng bới móc ngoài căn cứ Ái Tử cũ này nên người ta thấy tôi và có ai đó nhắn tin vào gia đình ba mẹ tôi đang ở Mỹ Tho tin là tôi 'CÒN SỐNG"! Thế là ở Mỹ Tho 'DẸP BÀN THỜ ' ĐHL xuống? không còn thờ nữa.( Trước đó vài tháng thì nghe ai trong đơn vị tôi chạy vào thấu trong nam và đoan quyết  tin tôi bị chết ở  Lương Mai Phong Điền ngày 23/3/1975 nên ba mẹ tôi đều đặt tôi lên bàn thờ tại Mỹ Tho)

Vào chùa lúc này rất hoang tàn do mới sau tháng 4/1975 tôi mới có dịp gặp lại thầy Thích Ân Cần và cả Thầy TỈnh giáo Hội là THích Chánh Trực đang cùng trụ trì tại Tổ Đình này.
Các chú xưa không còn gặp, chỉ có các chú nhỏ tuổi hơn có thể từ mấy làng mới vào tu sau 4/1975 

ĐHL
===================================== 

                    tượng phật  Bà và hồ sen mặt trước chùa 1967-68 cho đến 1972 thì sụp đổ nay có xây lại mới giống y xưa


NHỚ VỀ CHÙA SẮC TỨ
HỒI KÝ

CHÙA SẮC TỨ CUỐI NĂM 1975: 

Những ngày tàn cuộc chiến, hoàn cảnh đẩy đưa tôi về lại thăm chùa Sắc Tứ. Một ngày khoảng cuối năm 1975 khi tôi được phân công đi lấy kẽm gai về xây dựng trại 4 cải tạo bên thôn Xuân khê, một trái ở về hướng núi  cách chùa khoảng vài ba cây số.

Quang cảnh đìu hiu của chùa những ngày dân chạy tứ tán chưa về làm lòng tôi se lại. Mái tượng Quán Thế Âm đổ nát và hồ sen xơ xác trước chùa hoà lẫn trong không gian vắng lặng làm tôi thêm cảm gíac bơ vơ như đang ở chốn không người. 

   Mặt tiền của chùa đang xây cũng đổ nát theo bom đạn. Sau hậu liêu của chùa cũng còn vững làm chỗ tá túc cho những người ở lại. Tượng Phật chánh điện cũng không còn, đang tạm thay bằng tượng PHẬT đứng bằng đồng nho nhỏ. Hồi trước 1972 xây chưa xong thì biến cố 72 phải chạy để lại chùa hứng chịu cảnh pháo kích bom bay đạn lạc . Cho đến hôm nay cảnh thầy trò trở về sau 1975 như hôm nay trong cảnh đổ nát vẫn lai hoàn đổ nát mà thôi. Đạo hữu tứ tán mỗi người một nơi. Thành phố QT bên kia bờ sông, một nơi từng cúng dường cho chùa nay chỉ còn là đống gạch vụn không người. Mà người xưa của thành phố thân yêu của Chùa ngày đó chắc tản mác khắp bốn phuơng trời như bầy chim tan bầy vỡ tổ đó thôi.

   Tôi cất tiếng tìm Thầy. Một lúc sau mới có tiếng người vài ba o bên thôn Ái tử qua làm công quả nói thầy "đang lao động", còn mấy chú thì cũng đi lao động ngoài xa.

Tôi vòng ra sau chùa thì gặp được thấy Chánh Trực đang lui hui làm cỏ sắn. Thầy chống cuốc nghỉ mệt. Tôi thấy rõ những giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán thầy. Bộ áo lam của thầy bạc màu theo mồ hôi muối và cơn nắng ở đây. Hai thầy trò đứng bên vồng sắn, thầy vừa chống cuốc vừa nói chuyện với tôi. Tôi còn nhớ trong câu chuyện, thầy có phân biệt một đoạn về duy linh là gì? chỉ ngần ấy thôi thầy không nói gì 'sâu xa' thêm.

Chợt thầy Chánh Trực nhắc đến mệ ngoại tôi:

"O Bếp mô rồi con." 
"Dạ, mệ con vô đi di dân vô Bình Tuy với gia đình rồi thầy nờ." 

  Thầy mừng vì ngoại tôi vẫn còn. Mệ ngoại tôi tức là bà Bếp Thỏn người làng Hạnh Hoa làm dâu làng Nại Cữu, là bà vải tu ở chùa này đã lâu. Bên Chùa tỉnh Hội có bà Hai (tôi nhớ bà nói giọng QUẢNG ) nấu nướng cho Thầy. Bên ni thì có ngoại tôi. Cả hai bà đều nấu chay rất khéo và ngon. Quý thầy ai cũng khen, đi mô cũng nhắc. Mệ tôi vắng chùa là chùa nhớ. Các thầy các điệu các chú đều nhớ.

Chiến tranh tao loạn tứ tán mỗi người một nơi. Hai mái liêu tả hữu hai bên chùa là những hình ảnh và kỷ niệm cho tôi, nhiều lắm với những lần từ bên thành phố QT qua đây. Những ngày hè nghỉ học tôi hay qua thăm ngoại tôi bên chùa này. Những đám tang của người thân trong gia đình ngoại tôi cũng được chùa cho táng ở đây . Những lần lái honda qua đây chở mệ tôi về nhà 'có việc' hay cả những lúc qua viếng rảnh rang qua thăm chùa thăm mệ hay thắp nhang cho mộ phần người thân.

Thầy hỏi hoàn cảnh của tôi lúc này và đưa tôi vô trong liêu nói ăn cơm với thầy. Một lúc sau thầy Cần cũng đi làm về cùng mấy chú mới tu còn nhỏ tuổi tôi không biết được. Ngang tuổi tôi có mấy chú Tăng chú Đăng lưu lạc phương nào tôi cũng không còn biết.(Sau này ra tù tôi nghe tin chú Đăng bị chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng còn chú Tăng thì mất tích đâu không còn ai biết)



các chú đệ tử thầy Thích Ân Cần thời ngoại tôi tu tại chùa ,1967-
các chú này là sư đệ của các chú Tăng - Đăng...phần nhiều người làng Trà Trì và Trà Lộc (Hải Lăng QT)

Khoảng thời gian 1967- 1968  căn cứ Mỹ đóng quanh Chùa, có vài quân nhân Hoa Kỳ hay qua thăm cảnh chùa và chụp hình ảnh này. Những quân nhân này sau này về lại Mỹ và họ đưa lên mạng Internet hình ảnh Chiến Tranh VN trong đó có hình này .


Thầy Ân Cần trước tiên là hỏi tin về ngoại tôi. Mệ tôi hoàn cảnh xa chùa từ 1972 làm chùa nhớ chùa thương. Ngoài kia bên góc phải chùa, cái giếng nước hình vuông nho nhỏ còn đó. Bụi tre la ngà xơ xác đìu hiu phất phơ theo cơn gió và cơn nắng ban trưa. Tôi mường tượng hình ảnh ngoại tôi tháng ngày trước lom khom ra giếng rửa rau để vô nấu cơm cho thầy. Hồ sen năm đó loáng thoáng mấy cánh sen hồng, mấy con cá rô phi lượn lờ cùng bức tượng Quan Âm mới khánh thành. Thòi này căn cứ Mỹ đóng quanh Chùa. Trước chùa là phi trường Ái Tử của Quân Đội Mỹ , thỉnh thoảng có vài người lính Mỹ vào thăm chùa , thăm tượng Quan Âm xong vào chùa chiêm bái tượng phật trong chánh điện. Người Mỹ có khi còn giúp đỡ chùa một mớ ván ép cho chùa chi dụng. Cảnh chùa yên tĩnh cũng là nơi cho một số người Mỹ vào đây tĩnh dưỡng tâm hồn sau những lúc căng thẳng vì chiến tranh bên ngoài. Ngang đây người viết còn nhớ lại một dịp may là nhờ Việt Nam Quốc Tự không đồng ý cho quân đội Mỹ san bằng Chùa với giá đền bù Một Triệu đô La vì lý do an ninh cho căn cứ to lớn này. Cũng nhờ uy linh của các thiền sư trụ trì còn gia độ xui khiến cho vậy, nếu Việt Nam Quốc Tự tại Sài GÒn thời đó đồng ý thì xem như di tích quý báu của Sắc Tự Tịnh Quang Tự đến nay đâu còn ?

Giờ thì...mới đó mới đây chỉ còn là những đổi thay cùng thiếu vắng.

 Một chút chi hai thầy bảo tôi ăn cơm với hai thầy để về lại trại. Từ chối cũng không đành, tôi phải nán lại ít lâu nữa. Om cơm nho nhỏ khoảng 2 lon gạo vài củ khoai tím ruột hấp lên trên. Tôi chỉ giành khoai ăn để nhường cơm lại cho 2 thầy. Thiệt tình đối với tôi vào lúc này ăn mấy củ khoai tím ruột trồng đất cát của chùa là ngon lắm rồi. Tôi không quên được hình ảnh 3 Thầy trò cứ nhường qua nhường lại. Chén nước tương giờ này cũng loãng, miếng rau luộc cũng không đậm đà; giá như còn ngoại tôi ở lại với chùa, tôi nghĩ thầm trong bụng. ..Ngoại xa quê, mái liêu chùa trở nên trống vắng, cảnh chùa buồn làm lòng tôi thấy buồn hơn. Tôi làm sao quên đươc "chú Hợi" con heo đen chùa nuôi để lấy nguồn phân bón. Cái nanh của "chú Hợi" già tuổi quá cho đến lúc cả hai dài và cong vuốt lên. Tôi còn nhớ, ngoại tôi khoe rằng " chú Hợi cũng được Thầy cho quy y rồi". 

Hòa thượng Thích Chánh Trực lúc ngài làm Chánh Đại diện Phật GHPGVNTN tỉnh Quảng Trị

Bữa cơm tuy đạm bạc nhưng ba thầy trò trở nên tương đắc. Hai thầy cũng cho biết bên hợp tác xã cũng bán cho chùa mỗi tháng mỗi thầy 8 ký gạo "tối thiết".Ba thầy trò vừa ăn vừa kể lại chuyện mấy năm trước khi Thành Phố vẫn còn .. .Kể về cái chợ Quảng trị ngày xưa, chùa hay qua lại bán vài ba thứ do chùa trồng trọt  như đậu mè khoai sắn chẳng có gì quý để mua vài ba món cần dùng. Ngày đó khách thập phương bên Tỉnh năng qua lại chùa viếng cảnh và lễ phật.Ai lễ xong đều ra hóng mát ngoài hồ sen và chụp ảnh dưới chân tượng đài Quán Thế Âm. Đạo Hữu bên Tỉnh tôi nhớ có thương gia Nguyễn Xuyến năng cúng dường giúp đỡ cho Chùa nhiều lắm. Mệ Xuyến cũng rất mến bà ngoại tôi. Ai vô chùa cũng hay hỏi thăm O Bếp mô rồi...Hôm nay cũng vậy thầy Chánh Trực hay Thầy Ân Cần đầu tiên khi gặp tôi là hỏi thăm "O Bếp mô rồi?"

Nếu không có chuyện 1972 và 1975 thì giờ này thầy Chánh Trực còn trụ trì bên chùa Tỉnh Hội Quảng Tri chứ đâu ngồi đây ? Hoàn cảnh đổi thay đố ai biết được. Thầy Chánh Trực trước là đệ tử tại chùa Kim Tiên và sau này mệ ngoại tôi cũng được thọ giới đốt nhang lãnh Y Bát tại mùa kiết hạ tại chùa Kim Tiên nên thấy Chánh Trực mới năng hỏi o Bếp . Thầy Ân Cần thì không lạ gì ngoại tôi là bà vải ngày tháng bếp núc bên hữu liêu của chùa . Giờ (1975) mệ  tôi ở tận trong nam tình hình ra sao ba thầy trò làm sao biết được    Ba thầy trò vương vấn chưa được bao lâu thì tôi phải giã từ để về lại trại. Từ đó tôi biền biệt ra Bắc vô Nam tôi không còn có dịp về lại chùa nữa.

                                       *****
========================================
trich:
https://giacngo.vn/lichsu/2017/04/01/775283/



Sáng ngày 22 tháng 04 năm 2015 nhằm ngày 04 tháng 03 năm Ất Mùi tại Tổ đình Kim Tiên, phường Trường An, thành phố Huế; chư Tăng bổn tự đã trang nghiêm tổ chức Lễ Húy nhật cố Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931 - 1995).theo http://www.phatgiaohue.vn/Print.aspx?TinTucID=3547  

trích

Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Nhật Lệ ( 1927 – 1987 ) – Nguyên Trú Trì Chùa Hải Quang

– Nguyên Cố vấn Ban Đại Diện GHPGVNTN Tỉnh Gia Định
– Nguyên Cố vấn Giáo hạnh GĐPT Tỉnh Gia Định
– Nguyên Phó Ban Nghi Lễ TW GHPGVN
– Nguyên Trưởng Ban Nghi Lễ Ban Trị Sự THPG/TPHCM
– Trợ lý riêng cho Hòa Thượng Thích Trí Thủ
– Trú Trì Chùa Hải Quang
Hòa Thượng họ Nguyễn, thế danh là Cảnh, pháp danh Tâm Hòa tự Thành Quang, hiệu Nhật Lệ thuộc phái Thiền Lâm Tế đời thứ 43. Sanh ngày 09 tháng 9 năm Đinh Mão ( 04/10/1927 ) tại làng Trà Trì, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Tiểu Sử Cố Hòa Thượng Thích Nhật Lệ ( 1927 - 1987 ) - Nguyên Trú Trì Chùa Hải Quang | GĐPT Việt Nam (gdptvietnam.org)

Chùa Hải Quang hiện nay do Đại Đức Thích Đạt Đức làm trụ trì. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 04-9-1961, dưới sự chứng minh của Hoà Thượng Thích Thiện Hòa, nguyên Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già Việt Nam, và đến ngày 25-11-1962 thì ngôi chùa được hoàn tất.

 

Lễ khánh thành được tổ chức trang nghiêm và trọng thể dưới sự chứng minh của chư tôn Đại lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên,Trú trì chùa Tây Thiên – Huế ; HT. Thích Đôn Hậu, Trú trì Chùa Linh Mụ – Huế ; HT. Thích Thiện Hoà,Trú trì chùa Ấn Quang – Sài Gòn và đông đảo thiện nam tín nữ Phật tử.

khi ngôi Tam Bảo được hoàn thành, Hội Ái Hữu Trung Việt cung thỉnh Giáo hội Tăng già toàn quốc bổ nhiệm Trụ trì. Theo lời thỉnh cầu, Giáo hội đã cử Hòa Thượng Thích Nhật Lệ - lúc bấy giờ là một học Tăng của Phật học viện Nha Trang về đảm nhiệm công tác hoằng dương chánh pháp ở ngôi chùa này. Trong suốt 25 năm đảm nhiệm trụ trì, HT Thích Nhật Lệ đã để hết tâm huyết vào công việc làm tốt đạo đẹp đời. Ngài không ngừng tiếp Tăng độ chúng, làm các công tác từ thiện xã hội...

Đến ngày mồng 2 tháng 8 năm Đinh mão (1987) Hoà Thượng viên tịch. Lúc này, Đại Đức Thích Đạt Đức là đệ tử đã tiếp nối sự nghiệp của Thầy, làm trụ trì cho đến ngày hôm nay. Đại Đức Thích Đạt Đức hiện nay là Phó Văn Phòng Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN.

 

source:

=====================================

    Không ngờ năm 1991 tôi từ Bình Tuy ra đến Đông Hà vì bôn ba theo chuyện giấy tờ. Trên chuyến xe vô nam tôi lại có cơ duyên vô lại thăm chùa. Tôi không còn gặp được thầy Chánh Trực nữa. Thầy Thích Ân Cần đang đau. Thầy chống gậy dẫn tôi ra hậu liêu chỉ vào cái tháp của thầy Thích Nhật Lệ thầy bảo tôi:

" con coi ngó rứa mà Thầy Nhật Lệ lại đi trước Ôn tề" 

Thầy Nhật Lệ viên tịch trong nam. Lúc mệ ngoại tôi mất ở xuân sơn Bà Rịa năm 1984 thầy Nhật Lệ từ chùa Hải Quang Sài Gòn có về chủ lễ cho ngoại tôi tại đó.

Thầy lại chỉ vào bảo tháp xây sẵn cho thầy, "mai mốt Ôn viên tịch cũng đưa vào trong ni". Tuổi đời chồng chất, thầy trụ trì tại đây lúc tôi còn bé con năng qua lại chùa.

Hồi đó mỗi lần qua chùa thăm ngoại, thăm chùa, nên ai cũng nhớ mặt tôi. Tôi nhớ thầy còn khỏe mạnh. Thời gian phôi pha, vật đổi sao dời. Dáng thầy run run chống gậy chỉ vào bảo tháp sinh phần của thầy, tôi thấy dòng thời gian sao trôi chóng vếnh quá thôi. thoắt đó thoắt đây kẻ ở người đi. Thầy cũng sắp đi, bình thản trước cảnh tử sinh trong cõi ta bà. Trong nam ngoại tôi cũng không còn nữa. Tôi mường tượng hương hồn ngoại tôi cũng theo gió xuôi trung về lại với chùa vì ngoại tôi tu đây cũng hơn mười mấy năm rồi.

Ngàn cây ngọn cỏ cũng còn xao xuyến. Thầy ở lại con phải vô nam bước chân viễn khách của con phải còn đi xa hơn nữa.

Mấy hôm đó thầy Ân Cần hình như bệnh nhiều. Thầy gượng gạo ngồi ăn cơm với tôi cũng cơm hẫm nước tương chẳng chút đậm đà. Tôi ái ngại nghĩ bụng làm sao thầy nuốt cho vô trong cơn bệnh hoạn này. Bữa cơm thầy buông đũa sớm vì thầy phải về nghỉ mệt.
Câu nói của Thầy như một lời trăn trối với tôi trước khi tôi từ biệt thầy ra lộ đón xe vô lại phương Nam:

"Thầy nhờ con nhắn nhủ đạo hữu phương xa,nhất là ai có gửi mộ phần người thân tại chùa, đi làm ăn mô năng nhớ về chùa nghe con?"

Thầy còn gửi cho tôi bức ảnh của thầy nhờ gửi cho dì Võ thị Liễu  tôi. Dì tôi hồi còn buôn bán ở chợ Tỉnh Quảng trị rất thương về chùa.

Vào nam rồi ít lâu sau thì tôi nghe tin thầy Thích Ân Cần viên tịch.
Thời gian tuy phôi pha, hình bóng những người xưa cùng nhau về miền quá khứ tuy vậy tôi viết ra đây những dòng ký ức chân thật từ đáy lòng.

Nhất là lời hứa với người xưa, tôi không thể nào để "gió thoảng mây bay" rằng "những ai đi xa dù ở phương nào nên nhớ về chùa nghe con."

Đó là tình thương của thầy để lại cho Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang Tự cho những ai đang tu hành tại đó trước khi thầy về với Phật.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

ĐHL ngày cuối năm 2010




LAST EDITION BY ĐHL 23/6/2020 SAN JOSE USA

                                            Đài Quan THế Âm hôm nay



                                 hiện nay hổ sen và chùa đã xây lại theo y mô hình xưa 

Sunday, November 15, 2020

NGƯỜI TÙ BINH VÀ MÓN DƯA TÀU BAY




Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay (ca dao)

***
Người viết dám tin rằng DƯA TÀU BAY là một danh từ chỉ dành cho thành phần tù nhân chính trị sau 1975 họ mới biết. Miền nam sụp đổ những người còn lại đã bắt đầu chịu sự 'trả thù ' ghê gớm qua một danh từ 'cải tạo' đó là thời gian mà hàng ngày có quá nhiều cái bao tử tù chính trị đang bị hành hạ, bào xé tận xương?!

***
Ba tiếng kẽng báo cho từng khối đi lảnh phần ăn sáng lên chia cho anh em trước khi đi làm. Chuyện trước tiên là chia phần MUỐI. Đúng vậy quan trọng nhất là muối. Những người 'cải tạo' như chúng tôi cần muối. Tuy mỗi người chia ra khoảng non 2 muỗng cà phê muối sống nhưng ai cũng cất thật kỹ. Chấm sắn ăn sáng in ít thôi, còn bao nhiêu dồn lại ...

Chuyện cũng lạ đời từ khoai sắn cơm canh gì cũng chia đều lại phần muối ban sáng để chấm sắn ăn cũng phải chia. Mà lại chia cho cân phân mới là khó cho anh nào trực trong ngày.

-Tại sao lại cần và cất kỹ thế? 
-Trốn trại ư? 
-Không dám!
-Hay làm gì khác?

Chuyện là vậy: chúng tôi đã đạt đến 'trình độ thượng thừa' về làm DƯA.
Mà dưa thì cần có MUỐI.  Đơn giản là vậy.

-Chà! ở tù mà ăn dưa thì cầu kỳ quá? Dưa giá chấm thịt heo à?
-Thưa không phải thế đâu các bạn ạ.
 Dưa giá thịt heo là chuyện nằm mơ trong giấc ngủ thôi. Đêm về hai cái sạp dài trong cái lán dài lê thê có hai dãy. Sau một ngày rừng rẫy giờ chúng tôi đang say sưa trong giấc ngủ ngon lành. Đây là thời gian tha hồ mà thả hồn về dĩa dưa giá miếng thịt heo béo ngậy... Khi tỉnh giấc chuyện thực tế của tù là Dưa Tàu Bay thôi. 


Những đồi "càn" vùng trung du Quảng Trị sao rau tàu bay mọc nhiều quá? Những bao tàu bay non mơn mởn, chúng tôi hái xong, khi lội qua suối, rửa sạch. Trở về trại, ăn độn thêm với cháo sắn, hầu nhét đầy cái bao tử đang sôi lục bục ì xèo 'đòi hỏi' thiếu chất hay xép ve nhiều ngày.

Ai đó bạn tù nào đó có sáng kiến  khá thông minh.

Những lần ăn thử đầu tiên, tôi cảm thấy món này nó ngon thật. Tôi nhớ chúng tôi còn đặt tên cho nó là "Dưa Cải Thượng Du" để phân biệt với món dưa cải thuần túy chúng ta ăn thường ngày.
Dưa Tàu Bay- nhận xét cho công bằng một ít, nó có chua, dòn: ngon thật. Nhưng khổ một điều là thiếu DĨA THỊT HEO BA CHỈ và chén NƯỚC MẮM ỚT TỎI thơm cay?

Thôi chuyện này hãy đợi đêm về! Sau tiếng kẻng, chúng tôi sẽ ngủ. Trong giấc mộng ai nấy tha hồ thả hồn 'chu du' đi dự liên hoan DƯA GIÁ THỊT HEO.
Hiện tại trước mắt, ta có miếng dưa tàu bay đưa khúc sắn vào miệng cho no thêm, thế là được rồi. 

Hãy quên đi!

Đó là lý do tại sao chúng tôi cần muối. Rồi đêm về, buổi 'kiểm thảo phê bình' công tác, ông đội trưởng lại một lần nhắc nhở vấn đề "CẢI THIỆN LINH TINH". Ngày mai sẽ làm phiền lòng anh chàng "vệ sinh viên" dọn dẹp trong "lán". Trong các vi phạm hàng ngày, chắc hẳn có những lon gô DƯA TÀU BAY treo lủng lẳng phía dưới đầu nằm chúng tôi.
Chiều về,   khi về lại trại có người buồn, có người 'càm ràm' do mất hũ dưa đang hồi chua -chín, thơm mùi dưa cải. Ôi! một hương vị khó quên, năm xưa khi tết đến xuân về. Giờ thì bị 'tịch thu' mất rồi?!


                                   ***

Một mùa xuân đến soạn sành phẩm vật cúng kiến hay dọn mâm linh đình: Nào dưa hành củ kiệu chả thịt nào nồi hầm ngon đáo để còn có dưa chua thịt heo ba lát trong mâm cơm tất niên.

Còn ai từng là thân phận người tù Ái Tử nhớ đến những mãng đồi trung du ngập trắng hoa tàu bay. Những sợi bông nhẹ bấc la đà bay theo làn gió.

Giờ rau tàu bay; loài rau dại nay là vị thuốc là tiền cũng như bao cây dại khác từ Trung Du cũng hái ra tiền ra bạc?

Thời nay có nhiều chuyện lạ. Những thứ như cây mây, cây đót, nay cũng hái ra tiền. Riêng chúng tôi, những tù binh ngày đó, nhớ làm sao chuyện muối và rau tàu bay. Mỗi khi nhắc đến cái tên nghe rất lạ nhưng nó lại là một kỷ niệm thương thương, tui tủi làm sao? có khi nhớ nó, tôi lại cay cay con mắt ./.


ĐINH HOA LƯ  EDITION 
MÙA COVID USA  15/11/2020

Saturday, November 14, 2020

NGƯỜI TÙ BINH TRỐN TRẠI VỀ THĂM LÀNG NGOẠI (GÔ CƠM HẤP SẮN )


có những khi lắng đọng tâm tư nhớ vế cảnh cũ, nhớ miếng cơm khi đói lòng, nhớ bóng người xưa, bỗng nhiên nước mắt tôi ngấn lệ.
Thương về quê Ngoại Nại Cửu
    
1975 Ôn Hoch [Võ Hoạch] ngi chut li my si lt tre còn sót, gom được vài bó đy. Ngày mai bà con trong xóm sẽ tới phụ lp mái nhà mi cho đa con trai. 
Mt tri mi hơi nghiêng con sào mà trong xóm hôm nay t nhiên ôn thy vng ngt. Ôn Hoch có cm giác vng v này t năm ngoái, tc là năm 1975 cái năm mà chính quyn trong nam này sp đ. Bà con có dính đến chính quyn thì đi "hc tp" mô xa ôn chng rõ. Trong khi có người chy tut vô nam , li có mt s thì đi kinh tế mi tn Khe Sanh.

   Hòa bình ri, hết tiếng súng,tiếng pháo hng đêm ,hết chy tn cư lên ch Tnh. Đó là cái mng ban đu cho ôn cũng như mi người khác trong làng Ni Cửu. Nhưng sau mt thi gian, ôn Hoch bng dưng cm thy cái bun khác p đến. Đó là s thiếu vng, cô quạnh do mt s bà con mà ôn hàng ngày 'chộ' mt nay thất tán tứ phương?

   Hp Tác Xã làng ôn cũng có ri. Đt quy hoch đt đai dưới Phát Lát tc là ngã ba ngó qua bên tê Ba Bến gn nhà my đa cháu khác trong chi phái ôn tc là thng Dâu, thng Tú, cũng còn may là còn my đa này. Ti răng mà may? Ôn nghĩ, s là khi quy hoch m m my đi nay dưới Phát Lát, thanh niên trong làng không còn nhiu, bc m thì nhiu, li di di khá xa nếu không có my đa cháu còn sót li như thng Dâu thng Tú thì m m trong Chi (*) ôn ln xn, sót vãi hết trơn!

  Thit tình trong bng ôn chng ưa chi cái chuyn 'di di' m m cha ôn hàng lot như rứa! nhưng thi thế đi di, my ai mà "b nng chng tri"?

   Con chó già đang nm bên đn rơm trước sân, cái mõm nó kê lên nn đt cày ca cái sân phơi trước nhà . Bng nó sa lên vài tiếng khàn khàn làm ôn Hoch ngước nhìn lên...
  Mt người thanh niên dáng m cao lng khng đang lom lom bước vào sân ôn. Người thanh niên này cái áo b đi bc màu như lượm ca ai , đu đi cái mũ vi tai bèo , bên vai li đeo cái túi t may bng vi cũ bc màu , đường may vng v thô kch.

  - Ôn Hoch, ôn ..ôn còn nh cháu khôn?

  - ,,,eng là ai đây hè ?!

  -Cháu là thng Phúc, cháu cu cư trên tnh đây!

  -Cháu eng Cư trên tnh? phi cháu Bác BếpThn khôn ra?
  -Đúng ri ôn, m ngoi cháu là bếp Thn, m con là Nh dì con là Nhoi đó mà.
  -Ui cha thng Phúc! con mô v đây? nhà con ra răng ri?
   Người thanh niên mng khp khi khi ôn Hoch nhìn ra đa cháu . Anh ta nói li tình hình gia đình và bà con trên tnh cho Ôn nghe, xong li nói v tình hình chính anh đang "ci to" bên thôn Hip Khế cũng gNại Cửu Phường, phía bên kia sông Thch Hãn.
Nh li thng cháu trên tnh ôn Hoch mng lm . My năm trước, nhng lúc cúng k trên nhà m ngoi thng cháu này, khi nào ôn Hoch cũng chộ mt . Hi đó mi ln lên Tnh, ôn ch trong nhà Bác Bếp Thn -tc là bác mụ, vì ông Bếp Thn đã mt t năm 1949 - khi nào cũng đông đúc. Nhng đúa con trai Bác Bếp "mai vàng mai trng" đeo trên c áo. Bác Bếp m thì xut gia qua tu bên chùa Sc T, nên nhà trên lúc nào bàn th pht cũng trang nghiêm.
   Rứa mà, theo li đa cháu trưa nay tt vô thăm ôn k li, nhà m ngoi nó trên tnh gi phiêu dt khp nơi chng còn ai trên nớ? Ôn va nghe va gt gt đu mt như hung v hướng tnh, nơi có một thành ph ch là mt đng gch, người ta đang ra công xây li.
   -Ra... ch con đây mt chc, khôn ai thăm nuôi con hết răng?
   -D nhà con trong nam hết chng còn ai đây c ôn n!
    Ôn cht lưỡi ái ngi cho đa cháu ngoi trong làng . Thi chiến trn, xao lc hết trơn! Thng cháu ni v ngang làng làm ôn nh my đa cháu khác, my năm trước theo trn H Lào chết mt xác bên đó luôn (**) Gi không biết ngày đơm tháng k là ngày mô na?
  Như nh ra, ôn Hoch thình lình hi:
   -Ra con ăn chi chưa?
  -D con có ghé cu Dâu (***) nhà cu không có chi đ nu c, ch còn trng con gà đang p cu y trung xung luc hết "bi dưỡng" cho con ri ôn nờ!
  Nhắc đến đây,người thanh niên nhớ hình ảnh vợ chồng cậu Dâu cùng tôi ngồi chồm hổm giữa cái nền sân đất. Mấy cái trứng gà chưa nở, bị luộc vội cho đứa cháu đang ở tù ăn nhanh để lên lại trại. Cậu ấy vừa nhìn cháu ăn vừa hỏi chuyện. Người cậu ít nhiều lo lắng cho đứa cháu lên kịp trước điểm danh không? Trong nhà rõ ràng quá túng không biết lấy chi mà nấu cho đứa cháu, hắn xuất hiện quá bất ngờ, quá gấp gáp chẳng khác chi "một kẻ tội phạm", lấm lét như sợ ai nhòm ngó...
  -Ui chà! ti ra ...đi chút con, ôn nu cơm cho con ăn nghe ?
  -Thôi ôn, con phi đi ch ôn ơi, con ghé thăm ôn chút con lên khôn thì khôn kp h biết thì kh ...(****)

Ôn Hoch lay hoay không biết ly chi cho đứa cháu cháu ngoi trước lúc nó lên tri. Ôn đang tìm mt th chi đó xung quanh ?
  -Con có cái chi đng khôn ra ?
  - Dạ, con có cái lon gô đây ôn.
Nói xong, anh ly cái lon gô đen trong cái túi may tay đeo cnh đưa ra.


 B hết phn cơm ngui trong cái ni đng nh vào cái lon nhôm cũng chưa đy, ông Hoch va dn cơm xung va ái ngi b thêm m sn lát hp cho đy cái gô, va nói:

    -Ôn thêm ít sn nì na lên tri ăn cho no nghe con.
    Hai ôn cháu ch gp nhau trong thoáng giây, người thanh niên vội vã đi.  Ôn ngi th trước hàng hiên ngó theo đa cháu ngoi trong làng, cái dáng lỏng khỏng cao ca nó xa dn....

     BA MƯƠI LĂM NĂM SAU -NĂM 2010

   Nhà Dì An gn chùa Ni Cu và cũng gn nhà th h VÕ. Nhà dì cũng đy đ xe n có đin thoi đi sng không đến ni "chân lm tay bùn ". Ngó vy cũng không phi là dì có ông anh tc là ông Võ Đn đi M -mà nh dì biết làm ăn. Ông anh năng gửi tin v làng nhưng trước là đóng góp, tôn to cho xong nhà th h Võ sau là y lo mt vài bà con già c neo đơn mi người vài ba chc ký go mi kỳ cho có tình làng nghĩa xóm. Nghĩa là ông anh dì An xa nhưng ông anh và by con cháu bên M không quên làng nước bà con. Đó là dì An sung sướng ri, chng cn chi hơn na.

My ngày nay trong nhà dì bàn tán mt chuyn là l. S là ông Hoch mt lâu ri răng mà có người bên M gi tin v cho ôn? Hôm ni tc là mười hai gi trưa theo hn nói chuyn vi ông anh bên M, dì An s hi cho ra l ?

dì An qua thăm ông anh là Võ Đản có ghé thăm nhà ĐHL vào năm 2017 (bên phải ĐHL)
-----
  Tiếng ông Đn đu dây bên kia:
   -Ra o không nh thng phúc à , con o Nh trên tnh trước mt Lao xá hi n đó?
   -A cái thng cháu ngoi o Bếp Thn, trng trng, cao cao phi khôn eng?
   -Đúng, đúng ri ...s tin n hn bo ngày k ôn Hoch năm ni mua ít phm vt đt trên bàn th cho ôn đ nh ngày và khn giúp cho hn như vy như vy ...
  -D em nh ri eng, đ em qua nói bên nhà ôn Hoch như ra ...
   Cái chuyn gô cơm đn sn cho người tù ci to năm nào t ming ông Đn, qua tai dì An, tiếp đến là đu đ cho ngày k ôn Hoch năm 2010 bà con trong ngày k Ôn va tro chuyn gô cơm đn sn va nh đến tm lòng biết ơn ca đa cháu làng ngoi mt thi gian sa cơ tht thế./.

đinh hoa lư 20/7/2013

 (*)CHI: Họ tộc chia ra nhiều PHÁI mỗi Phái có nhiều Chi :
 Nhà thờ họ VÕ làng  Nại Cửu hiện nay

(**) : cậu Vui em cậu Huệ chết mất xác bên Lào 1971 ...
(***) Dâu tức cậu họ của tác giả -  là VÕ Thế HÒA hiện đang ở đội 4 làng Nại Cữu, Triệu Đông 

 cậu tác giả Võ thế Hòa mắt tuy lòa,  nhưng cũng gắng vô Bình Tuy thăm chị tức là mẹ tác giả đầu tháng 2 - 2014 này [hinh chup voi con gái]  Ông mất năm 2017

(****) : lý do tác giả về được làng :
Chỉ tiêu trong trại cho đi củi , hồi này vì rừng xa hiếm củi nên chỉ tiêu đi củi chiều về phải có đủ 1 gánh . Tác giả đã giấu sẵn
củi trong các lùm sim gần trại. Đợi ngày có cắt phiên đi củi thì lẻn về làng đến chiều lên thì có gánh củi sẵn trong bụi rồi lấy ra, thay lại áo quần và gánh về lại trại cho kịp chiều 
=========================================