Saturday, October 7, 2023

CHÚNG TA CẦN NÓI




CÔ ĐƠN

"Trưởng thành là khả năng suy nghĩ, nói năng thể hiện ý tưởng đúng với phẩm chất của mình. Tinh thần của bạn ngang đâu khi đang cáu giận mới là thuớc đo của sự trưởng thành.đó " 
Samuel Ullman  --thi sĩ, thương gia, nhà hoạt động nhân đạo Mỹ (1840-1924)

*
Thưa bạn, 

    TRONG GIAO TIẾP ĐỜI THUỜNG, đa phần chúng ta hay nghe người ta phàn nàn những ai 'nói nhiều, lắm chuyện'. Ra nước ngoài, tôi có nhận xét: người mình nói chuyện có phần lớn tiếng hơn người ta, dù nơi công cộng, văn phòng...nói chung những nơi có đông người.

  Bà con mình ít bắt chước người ta, không nói chuyện riêng nơi công cộng, nhất là khi xử dụng điện thoại cầm tay. Ngang đây người viết xin có một nhận xét:

bà con mình khi nói điện thoại thì 'oang oang'  như chỗ không người, thế mới lạ?

 Đó là nói điện thoại. Còn trong phòng đợi, phòng khám bệnh, nơi công sở ở nước ngoài thì sao? Hai người bạn gặp nhau thì tha hồ "xổ bầu tâm sự". Nếu có ba người trở lên thì tha hồ NÓI, như thể xung quanh không còn ai nữa. Khổ nổi! người bản xứ tại đây đâu hiểu chúng ta đang nói gì? họ  đang bị "hành hạ " trong tiếng cười, nói, ồn ào tại một nơi đang cần yên lặng- lịch sự, thế mới điều đáng quan tâm. Chắc họ khó chịu lắm nhưng do phép lịch sự, họ không nói ra, hay biểu tỏ thái độ đó thôi.

  NÓI là hành động để diễn tả bao ý nghĩ trong đầu chúng ta cho người khác biết và hiểu mình đang muốn gì, nghĩ gì. Nói nhiều quá thì cho là "lắm lời". Mà người mình hay có tật phàn nàn, ca cẩm, chút gì cũng chê, ít khen người khác? Tôi có thêm một nhận xét nữa rằng: người mình hay biểu lộ cảm xúc ra ngoài nét mặt nhiều hơn người nước ngoài. 

Có thể do xứ mình chật vật, gian nan hơn nước người ta, hay cái văn hóa xứ mình nó "vậy"? 

Người người dân bản xứ tại đây, trong nhà không biết sao?  nhưng khi ra đường họ giữ thái độ, nét mặt bình thản, nói năng nhỏ nhẹ hơn ta. Trái lại, nếu những người này mà nói lớn hay "hoa tay, múa chân" làm điệu bộ tức là "có vấn đề" rồi?(mental). Xứ người cũng lắm người có vấn đề tâm thần. Họ đi ngoài đường cứ nói độc thoại; thỉnh thoảng lại nói to lên một mình làm khách bộ hành giật mình lo sợ?

 Bà con mình ra nước ngoài khi nói chuyện với bạn bè còn có thói quen lấy tay vỗ vào vai, vào lưng vào đùi người đối diện, người nước ngoài họ "kỵ " điều này nhất. Thêm vào đó khi nói chuyện nên giữ khoảng cách một khoảng độ già nửa mét. Bạn cứ thử đi!  giả sử nói chuyện với một người Mỹ nào đó, bạn xích tới gần là họ thụt lui giữ khoảng cách ngay thôi.

 Người viết lại miên man mất! xin trở lại với chuyện NÓI...
   
    Nhưng nghĩ cho cùng, nói để "xì" bớt áp lực trong đầu ra cho khỏi căng thẳng. Đó là những khi ta cần bầu bạn để cùng nhau tâm sự. NÓi, xét ra nó rất cần thiết cho chúng ta. Giả thử-- một lần thôi- chúng ta bị giam một nơi không được nói, chỉ một ngày  là đủ gây khó chịu, bứt rứt trong người rồi! Ngang đây, chúng ta mới thuơng  những người câm vi` họ không có khả năng NÓI. Chúng ta thông cảm tại sao họ dồn động tác của hai bàn tay quá nhiều!  phải chăng đó là những gì bù lại khi khả năng NÓI của họ bị tạo hóa tước mất? 

   Vậy khi chúng ta may mắn có bạn bè  tâm sự thì nên cám ơn bạn mình đã gián tiếp giúp mình giải tỏa đi bao áp lực tâm lý trong người. Bạn bè ta đã có công ngồi  nghe ta giải bày, phân bua. Có khi  họ còn phụ họa hay góp ý giúp mình. Nhưng ta cứ nhớ trong lòng rằng khi bạn có sửa sai, giúp hay khuyên ta gì đó thì chớ vội nóng nảy, tự ái. Người bạn thấy mình sai, chỉnh giúp mình, thực sự là người bạn tốt. Chúng ta phải xét lại, những người bạn nhưng thấy mình sai đúng gì cũng gật đầu a dua, chưa hẳn là người bạn tốt. Họ chỉ a dua cho qua chuyện, không thực sự thương gì chúng ta do cứ để chúng ta càng lúc càng lún sâu vào sai lạc.

  Còn một điều chúng ta hay mắc phải, khi chúng ta giành NÓI MỘT MÌNH, không cho bạn mình nói chính là không công bằng chút nào?!  Bạn cũng như mình, ai cũng muốn NÓI cho vơi bớt những gì đang "ức chế" nội tâm. Những người bạn biết ngồi yên nghe ta nói, đó là những người bạn tốt bụng đó.  Khi "bạn bỏ chạy" rồi thì lấy ai bầu bạn cho ta?

  Trong clip ngắn của cuốn phim CAST AWAY, là một  ví dụ cho ta thấy khi cô đơn con người cần NÓI biết chừng nào ! nhưng chớ nên phụ rẫy bạn mình !

*

   trích trong bộ phim Cast Away do Tom Hanks thủ vai chính 

...
NEVER AGAIN, NEVER...

Tom Hanks chính thức lạc vào hoang đảo không người , trái banh Wilson giờ đây là "người bạn" cho Tom nói chuyện hàng đêm bên ánh lửa bập bùng. Tuy là độc bạch [monologues] , nhưng  trong đầu Tom tưởng tượng ra WIlson đang "nghe" anh  nói. Một mà lại "hai" khi Tom đã nhân cách hóa trái banh trước mắt. Khi cáu giận, anh "quăng mất" Wilson ra khỏi hang đá. Anh lại hối hận ; may thay, anh tìm lại được Wilson bên ghềnh đá, cạnh mép biển... 



KHI BẠN MẤT RỒI ĐAU KHỔ LẮM!


trái banh Wilson hay người bạn của Tom Hanks trong bộ phim CAST AWAY 

SORRY WILSON !

Tom Hanks vượt thoát hoang đảo trên một cái bè cùng trái bánh Wilson mà anh đã mấy năm trò chuyện với nó qua thời gian cô đơn trên hoang đảo. Qua cơn bão dữ, vật lộn với sóng gió anh tỉnh dậy thì trái banh trôi mất? anh bơi theo do đuối sức nên trái banh đã vượt tầm tay anh do không còn sức lực đâu khi một tay níu cái bè, cứu tinh cuối cùng, và một tay phải bơi theo trái banh đang xa dần theo dòng nước?

Anh nằm ngửa trên bè, khóc lóc thương tiếc 'người bạn Wilson' đã vĩnh biệt trôi xa!

=========================================== 


KẾT 

Có những 'va chạm' trong đời làm một số người sinh ra 'tịnh khẩu'- có nghĩa là không cần nói nữa!
Chưa hẳn quyết định này là hay. Tâm sự cứ giữ mãi trong người, lâu ngày thành ra chứng trầm uất, trầm cảm (depression). Hội chứng này, như một trái banh cứ căng mãi, căng mãi không có chỗ nào 'xì' ra' bớt đó thôi. Có hay hơn khi chúng ta tìm ra một cơ hội nào đó cho những u uẩn trong lòng 'xì' ra..

Sự chọn lựa này là NÓI.

NÓI VÀ VIẾT là cách thức để diễn tả tâm trạng, tâm sự. Không có cơ hội nói thì chúng ta viết. Không viết được thì tìm cơ hội mà nói. Đây là hình thức diễn đạt và diễn tả ra ngoài.

Vậy chúng ta hiểu như thế nào với câu "đa ngôn là đa quá" đó là nói nhiều quá cũng không hay. Nhưng không nói, hoàn toàn tịnh khẩu cũng không tốt gì. 

Hãy để ý những bệnh nhân mang chứng trầm uất, họ là những người thoạt nhìn qua rất 'TRẦM LẶNG' nhưng là sự trầm lặng nguy hiểm vì họ mang một hội chứng đang 'bào mòn' tâm lý của họ đó là chứng trầm cảm mà thôi.

Như vậy, NÓI là một hành vi mà tạo hoá sinh ra cho con người thì hãy tận dụng nó cho hợp lý và đừng vứt bỏ nó đi rất oan uổng. 

Nhưng bạn ơi hãy coi chừng, nói nhiều thì trở thành 'ba hoa' không hay chút nào. Người xưa dạy rằng "đa ngôn đa quá": nói càng nhiều càng dễ sai lầm nhiều. Ngoài ra chúng ta nên lựa lời mà nói, cùng 'uốn lưỡi 7 lần trước khi nói' thì hành động khôn ngoan đó bạn ạ

Một Kinh Nghiệm cho vấn đề NÓI Khi Ra Khỏi Nhà


Khi bắt tàu điện ở Nhật Bản, đặc biệt là các thành phố đông đúc như Tokyo hay Osaka, có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên với những "hành trình im lặng" mặc dù rất nhiều hành khách đang vai sát vai trong những khoang tàu chật kín. Có lẽ họ đang trên đường đi làm, đi du lịch một mình và không muốn bị quấy rầy?



Hơi trái với nội dung bài viết. Tiếng là chúng ta cần NÓI nhưng khi ra ngoài nhất là tại hải ngoại chúng ta sống với nền văn hoá khác cần nói ra sao?

Đó là nói năng nhỏ vừa đủ cho người đối diện nghe. Không nên nói quá to tại chốn đông người. Người mình mỗi khi tụ hội với nhau nhất là lâu năm gặp nhau thì mở hết 'volume' khi nói và dù MC có 'van xin' hay "năn nỉ" hết lời cũng không thể nào có hiệu lực?

Bạn hãy đi dự một đám cưới người Việt chúng ta tại hải ngoại? Người viết xin đoan chắc không khí hội trường lúc nào cũng bát nháo ồn ào, bàn nào cũng nói chuyện quá lớn không ai chịu khó lắng nghe người MC nói gì trên đó? 

Chúng ta khi nói tiếng nước ta ở xứ người nếu nói lớn với nhau trong phòng đợi hay nơi siêu thị phòng hội thì người ta khó chịu lắm dù họ không nói ra (phép lịch sự).  Người viết để ý, tại Mỹ những sắc dân nhập cư khi họ sử dụng tiếng "mẹ đẻ" để nói với nhau họ nói rất nhỏ do họ biết xứ này "English Only". Luật bất thành văn nhưng chúng ta phải tế nhị hiểu ra điều này!

Đây là kinh nghiệm giao tiếp tại nước ngoài. Và dù sao chăng nữa tại quê nhà chúng ta cùng một ngôn ngữ nhưng cũng cố gắng gìn giữ lịch sự khi nói chuyện với bạn bè. 

Thời nay iphone ai cũng có, nhưng khi chúng ta cần gọi phone thì ráng tìm cách đi nơi riêng hay nói vừa đủ nghe thôi. Nhớ đừng để người khác khó chịu do phải bị 'ép nghe'  chuyện riêng tư của mình đó bạn ạ./.


ĐHL

No comments:

Post a Comment