hỏa tiễn hạt nhân chiến thuật Iskander của Nga có thể bay xa tới 500 km
Chào bạn đọc
Âm mưu Vladimir Putin sáp nhập 4 vùng miền đông của Ukraine Donetsk, Luhansk,
Kherson và Zaporizhzhia cùng
bày ra trò ‘trưng cầu dân ý’ và rõ ràng ai cũng đoán đúng bước tiếp nối của
Putin là ký sắc lệnh tự coi là lãnh thổ của
Nga xong còn tự động tuyên bố sẽ bảo vệ cái gọi là ‘lãnh thổ Nga’ đó
bằng mọi cách mọi phương tiện kể cả sử dụng
vũ khí nguyên tử chiến
thuật (tactical nuclear weapons). ‘Thanh kiếm hạt nhân’ của Putin đến lúc
này nó đang hiện nguyên hình là tên lính xung kích mở đường cho bước xâm lăng mở
rộng cái gọi là ‘Đế Chế Putin’ không
hơn không kém. Ngoại trừ những kẻ chuyên ‘bưng bô’ cho tên bạo chúa độc tài đó,
thế giới còn lại không ai bao che cho hành động xâm lăng trắng trợn đó cả. Kể từ
ngày 24.2.2022 đến nay đã qua một năm rưỡi, Putin càng lúc càng gia tăng khủng
khiếp hành động leo thang chiến tranh xâm lược một cách ngang ngược, y đã vứt Quốc Tế Công Pháp và LHQ vào sọt rác
cùng tạo ra làn sóng phẫn nộ dâng cao trên thế giới. Hiện tình cuộc chiến Nga
Ukraine cùng sự hợp tác Nga Belarus đang đưa thế giới vào sự lo ngại về thảm nạn
về một cuộc chiến tranh hạt nhân lan
tràn.
Putin và Alyaksandr Lukashenka TT của Belarus, tay đôi đang thách thức thế giới Tây Phương tại phòng Tình Huống của Nga: THEO DÕI CUỘC THAO DƯỢT CHIẾN TRANH NGUYÊN TỬ CHIẾN THUẬT NGÀY 19/2/ 2022 trước khi cho quân xâm lăng Ukraine
Hơn
hai năm qua, vai trò chư hầu của Tổng Thống Belarus là Alyaksandr Lukashenka càng lúc càng lệ thuộc vào bàn tay của Putin
hơn là độc lập. TT Alyasandr tự tay tình nguyện
mở cửa biên giới Belarus cho Nga đem vũ khí hạt nhân chiến thuật vào nước mình
rõ ràng là bước đi tự diệt và ngu ngốc chứ không nhằm để bảo vệ Belarus. NATO
và ngay cả Ukraine chẳng hề có kế hoạch xâm lăng Belarus. Trái lại chính
Belarus tình nguyện mở rộng hành lang xâm lăng của Putin hơn là hòa bình cho
đông Âu. Giờ đây hỏa tiễn hạt nhân chiến
thuật đã được Nga đem vào Belalus và cả thế giới đều không chối bỏ sự thật này.
Mặc dù chúng ta khó dự đoán chi tiết cụ
thể về một cuộc tấn công hạt nhân của Nga ở Ukraine, nhưng tình hình mặt trận
tại đông Ukraine cũng như vụ Nga cho phá đập Kakhovka của Ukraine nhấn chìm các
vùng hạ lưu của đông Ukraine vào biển nước thì chúng ta có quyền nghĩ rằng
Putin có thể liều lĩnh cho bấm nút vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Putin bị đẩy
tới đường cùng. Từ Hoa Thịnh Đốn, TT Mỹ
Joe Biden cũng đặt vấn đề nghi vấn về
hành động của Putin về khả năng y sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật. Theo các chuyên gia quân sự thế giới, họ nói
với Forbes Mạc Tư Khoa rất có thể và nay đã khai triển vũ khí
hạt nhân chiến thuật thứ vũ khí có sức
phá hủy tất cả hậu cần đối phương nếu cần thiết.
SỨC MẠNH VŨ KHÍ HẠT NHÂN TUY CHIẾN THUẬT
NHƯNG RẤT KHỦNG KHIẾP KHI SO VỚI 2 QUẢ BOM THẢ XUỐNG HIROSHIMA VÀ NAGASAKI
TRONG NĂM 1945
Đứng về thuật ngữ tuy vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn nhiều so với đầu đạn hạt nhân chiến lược tầm xa (ballistic misiles) được tạo
ra nhằm bay xuyên lục địa nhằm phá hủy hoàn toàn các thành phố lớn hay trung
tâm chỉ huy của địch thủ nhưng sức mạnh vũ khí chiến thuật có thể có sức mạnh tương đương tới 100 kiloton sức mạnh hạt nhân (1
kiloton tương đương với 1.000 tấn TNT)—nếu chúng ta so quả bom nguyên tử mà Hoa
Kỳ đã thả ở Hiroshima mỗi quả chỉ có sức mạnh là 15 kiloton (15,000 tấn TNT)
thì quả thật chúng vẫn là khủng khiếp dù mang tên là CHIẾN THUẬT
Một quả bom hạt nhân năng suất thấp thứ dành cho các đầu
đạn chiến thuật cũng có thể gây ra hậu quả sâu xa lan rộng. Bức xạ từ vụ nổ như
thế ngoài sự sụp đổ hoàn toàn các căn cứ đối phương còn gây ra hậu quả sức khỏe
lâu dài cho những người sống sót. Vấn nạn tiếp đến là làn mây của bụi phóng xạ
làm ô nhiễm môi trường và có thể trôi dạt khắp nơi từ Châu Âu lan tới Châu Á.
Bụi phóng xạ là một vấn đề
phản tác dụng do nó còn trôi dạt qua nước Nga. Vụ nổ đầu đạn chiến thuật nếu có
sẽ tạo nên một sự đoàn kết thế giới trước tiên NATO sẽ tiêu diệt Belarus và kẻ
thù nối tiếp tiếp tục là NGA.
Putin đang chịu nhiều áp lực
từ sa lầy và tổn thất quá to lớn, lâu dài và nghiệt ngã tại mặt trận Ukraine. Sự phản kháng tuy âm ỉ
trong nước nhưng chẳng khác gì nồi súp de đang tăng dần cường độ bên trong.
Quốc tế tiếp tục phản đối và căm ghét Putin nếu Putin và Belarus đưa đầu đạn
hạt nhân chiến thuật vào mặt trận. Nguồn tin gần nhất NATO đang trực tiếp tiếp
viện vũ khí cho Ukraine nhất là chiến đấu cơ F 16 sau hàng loạt chiến xa siêu
hạng đã vào Ukraine.
NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA
CHƯA BIẾT
Con puppet của Putin là cựu
tổng thống Nga, Dmitry Medvedev
hiện là phó chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia luôn luôn đem ‘thanh kiếm hạt
nhân’ Nga ra đe dọa thế giới. Medvedev vừa qua đã dọa rằng Hoa Kỳ cùng đồng minh
NATO đã quá sợ hãi cái “ngày tận thế hạt nhân” hậu quả từ việc can thiệp trực
tiếp vào Ukraine. Chúng ta có nghĩ rằng Hoa Kỳ đang nghĩ đến vấn đề này hay
không? Những động tác của Hoa Kỳ những ngày gần đây đã chuyển các phi đoàn F22 và ngay F 35 cùng B 52 cùng B1 Lancer tới các căn cứ của
NATO cũng cho chúng ta biết Mỹ và NATO đang chuẩn bị chứ không ngồi chờ Putin
đơn phương hành động.
Chúng ta cũng rõ các phi đội hạt nhân chiến lược B2 của Hoa kỳ, chúng
không cần di chuyển do B2 có thể bay một mạch từ MỸ tới mục tiêu và trở về.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan thông
báo một cách công khai rằng chính quyền TT Joe Biden đã cảnh cáo vài lần với
Putin rõ ràng rằng NGA sẽ phải đối mặt với những HẬU QUẢ THẢM KHỐC MỸ
CHƯA TIẾT LỘ TRƯỚC NẾU PUTIN DÁM SỬ DỤNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHIẾN THUẬT TẠI
UKRAINE. Tướng nghỉ hưu David Petraeus cựu giám đốc CIA trả
lời phỏng vấn với ABC's This Week phản ứng thảm khốc của Hoa Kỳ
sẽ không nhất thiết phải sử dụng vũ khí hạt nhân trong phản ứng đầu
tiên. Có giả thuyết cho rằng Mỹ và NATO đã có kế hoạch "sẽ tiêu diệt hết mọi lực lượng diện địa
thông thường của Nga đang hiện diện trên chiến trường Ukraine và cả
bán đảo Crimea cũng như mọi chiến hạm Nga đang lênh đênh tại Hắc Hải” trong
phản ứng tức khắc đối lại với lệnh khai hỏa vũ khí hạt nhân chiến thuật của
Putin. Lúc này đây, chúng ta thấy hành động di chuyển các phi đội chiến đấu cơ
thế hệ 5 cùng các phi đội hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ không phải là điều
Bạch Ốc nói cho có nói.
B 2 không cần đậu tại các nước NATO do nó tự bay từ Mỹ đến mục tiêu và trở về trong vài giờ
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
trước khi bàn giao nhiệm vụ trong năm 2023 này từng liên tục cảnh báo về
"hậu quả nghiêm trọng" đối với nước Nga nếu nước này sử dụng vũ khí
hạt nhân ở Ukraine. Tại Hoa Thịnh Đốn ông Stolenber từng lặp lại những cảnh báo
riêng về "hậu quả thảm khốc" đối với Nga và cả Belarus nếu họ khai
hỏa vũ khí hạt nhân chiến thuật. Chúng ta lường trước một cuộc tấn công hạt
nhân trả đũa có thể xảy ra trong thời gian cấp tốc nhưng đó sẽ đánh dấu một sự leo thang chiến tranh thảm khốc nhất kể từ ngày chấm dứt Thế
Chiến HAI.
Theo tờ Forbes của Mỹ cho rằng một cuộc tấn công hạt nhân của Putin không làm cho phương Tây hoàn toàn bất ngờ. Forbes giải thích, các cơ quan phản gián phương Tây đang ngày đêm theo dõi sự liên lạc giữa Nga và Belarus nếu có các tín hiệu sắp sửa phóng hỏa tiễn hạt nhân chiến thuật. Forbes cho hay hiện trên các kênh ngoại giao quốc tế đang liên tục có áp lực ngoại giao đáng kể từ Trung Cộng và cả Ấn Độ. Chúng ta thừa hiểu tại sao do thế giới chắc chắn không quên hai nước này từ lâu nay là khách hàng trọng yếu của Nga. Bắc Kinh và Tân đề Li có khả năng gây nhiều ảnh hưởng hơn do Moscow phụ thuộc vào họ trong xuất khẩu năng lượng để lấy tiền.
DÙ SAO CHÚNG TA CHỚ QUÊN NHỮNG CON SỐ ĐÁNG SỢ NÀY
·
5,977- NĂM NGÀN CHÍN
TRĂM BẢY MƯƠI BẢY – Đây là số lượng đầu đạn hạt nhân mà Nga sở hữu. Theo Mỹ cho hay, có
khoảng 1.500 đầu đạn đã ngừng hoạt động và sắp bị tháo rời. Hầu hết các đầu đạn
còn lại là vũ khí chiến lược—chúng
to lớn hơn và bay xuyên đại dương—số còn lại chúng ta tạm cho là là vũ khí chiến thuật nhỏ hơn. Nga được
cho là nước thủ đắc nhiều vũ khí hạt
nhân hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Theo sau là Hoa kỳ có ước tính 5.428 đầu đạn hạt nhân. Nga và Mỹ chiếm
hết 90% tổng số đầu đạn hạt nhân. Bảy quốc gia
khác được biết hoặc được cho là đang sở hữu vũ khí hạt nhân: Trung Quốc (350), Pháp (290), Anh (225),
Pakistan (165), Ấn Độ (160), Israel (90) và Bắc Triều Tiên (20). Tuy nhiên hiện Bắc Kinh đang có kế hoạch gia tăng số vũ khí hạt nhân lên
con số NGÀN trong vài năm tới./.
·
ĐHL biên soạn ngày 21.6.2023
San Jose USA
No comments:
Post a Comment