WASHINGTON (AP) – Theo nguồn tin AP .10.2023 Bộ
trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã ra lệnh cho nhóm tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm
Gerald Ford tới Đông Địa Trung Hải để sẵn sàng giúp Israel sau cuộc tấn công to
lớn của Hamas
BẠN CÓ BIẾT
HÀNG KHÔNG MẪU HẠM LỚN
VÀ ĐẮT TIỀN NHẤT THẾ GIỚI LÀ LỚP USS FORD CLASS
NHƯNG NGƯỜI PHỤ NỮ CEO ĐIỀU
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG USS FORD LẠI LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
BÀ PHAN THỊ GIAO
TỪ CON ĐƯỜNG TỴ NẠN CS 1975 CHO ĐẾN CEO GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH XÂY DỰNG HÀNG KHÔNG MẪU HẠM GERALD FORD 13 TỶ USD
BUỔI PHỎNG VẤN DO VĂN
PHÒNG TƯ LỆNH HỂ THỐNG HẢI QUÂN VÙNG BIỂN CỦA HOA KỲ THỰC HIỆN
sức mạnh của HKMH Gerald Ford có thể mang tới 75 tới 90 phi cơ gồm F-35, F/A 18 E/F Super Hornet, E-2D Advanced Hawkeye, EA-18G Glower Electronic Attack, Trực Thăng chiến đấu MH-60 R/S cùng phi cơ không người lái...
theo tin gần nhất của VOA...
Tàu sân bay Gerald R. Ford ... được đưa vào hoạt động vào năm 2017, là tàu sân bay mới nhất của Hoa Kỳ và lớn nhất thế giới, với hơn 5.000 thủy thủ trên tàu.
Tàu sân bay này, bao gồm một lò phản ứng hạt nhân, có thể chở hơn 75 máy bay quân sự, bao gồm cả máy bay chiến đấu như máy bay phản lực F-18 Super Hornet và E-2 Hawkeye vốn có thể hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm.
Tàu có một kho phi đạn, như Phi đạn Sea Sparrow Evolved, là phi đạn đất đối không tầm trung được sử dụng để chống lại máy bay không người lái và máy bay.
Phi đạn trên Ford được sử dụng để nhắm mục tiêu vào phi đạn chống hạm cùng với Hệ thống Vũ khí Tầm gần Mk-15 Phalanx dùng để bắn đạn xuyên vỏ thiết giáp.
Ford cũng trang bị các radar phức tạp có thể giúp kiểm soát không lưu và dẫn đường...
***
Vào
tháng 12 năm 2020, Giao Phan trở thành Người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên giữ chức
vụ CEO Giám đốc điều hành XÂY DỰNG NAVAL
SEA SYSTEMS COMMAND (NAVSEA).
Trong một cuộc phỏng vấn
độc quyền với The Observer, BÀ PHAN thị Giao người VN TỴ NẠN CS đến Mỹ CÙNG VỚI GIA ĐÌNH. Trong buổi phỏng vấn dành
riêng cho tờ Observer, bà đã dành thì giờ chia sẻ một số chi tiết về quá trình
phát triển sự nghiệp và cuộc sống của bà cho đến chức vụ CEO của ĐIỀU HÀNH XÂY
DỰNG HKMH LỚP FORD (USS 75)
***
Câu
Hỏi: Thưa bà, trong quá trình chức vụ cao cấp liên tục về Dịch vụ Điều hành hơn 13 năm nay. Bà có
thể cho chúng tôi biết một ít về nền tảng căn bản nhất của bà trong quá trình
phục vụ Chính phủ Liên bang không?
Bà
PHAN: Sau khi tốt
nghiệp trung học, tôi bắt đầu làm việc cho Chính phủ Liên bang như một phần của
chương trình học bổng thực tập mùa hè với Quân đội. Tôi qua ba mùa hè với công
việc như thế cho đến khi tốt nghiệp đại học. Lúc đó tôi chưa có quốc tịch Hoa Kỳ
nên chưa gia nhập ngay được với công chức, Tôi đi làm trong ngành công nghiệp
năng lượng hạt nhân tư nhân, công việc giúp tôi kinh nghiệm quý giá. Năm 1984,
tôi bắt đầu gia nhập Hải quân Hoa Kỳ trong Chương trình Phát triển khoa học và
Kỹ sư của Bộ Tư Lệnh Hệ Thống Không Quân thuộc Hải Quân -Naval Air System
Commands -NAVAIR. Sau một vài năm,
tôi vào làm tại văn phòng chương trình
SEAWOLF,(tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh) giờ đây khi nhìn lại, nó đã định hình sự nghiệp
sau này của tôi. Tôi làm việc và học hỏi từ nhiều các vị lãnh đạo vĩ đại, tất cả
họ đã thách thức tôi và cho phép tôi phát triển và trưởng thành.
Năm 1996, tôi nộp đơn
và được chọn tham gia Chương trình Nâng
Cao Năng Lực Chỉ huy (CDP), một chương trình chuẩn bị cho những nhân viên
có triển vọng tương lai về vị trí lãnh đạo thông qua một số nhiệm vụ luân phiên.
Tôi đã học về các lĩnh vực khác nhau hình thành kiến thức bao gồm Quản lý
Chương trình, Quản lý Tài chính và Kinh doanh cùng hợp đồng; phát triển kỹ năng
hợp tác và giao tiếp. Tôi học để hiểu rõ hơn về các vấn đề lập pháp và quốc hội,
bao gồm cả hoạt động bên trong của Ngũ Giác Đài ra sao nữa.
Sau khi hoàn thành
Chương Trình Nâng Cao Năng Lực Chỉ Huy- CDP, tôi tùng sự tại Văn phòng Phó Trợ lý Bộ trưởng Hải quân (DASN)
cho C4I, DASN. Sau đó, tôi nhận vị trí Trợ lý Giám đốc Chương trình (APM) để
giám sát việc xây dựng và bàn giao con tàu cuối cùng cho Lớp NIMITZ (CVN 77) trị giá 6 tỷ đô la.
Công việc giúp tôi làm việc và học hỏi từ Đại
úy Tom Moore, người sau này trở thành Tư
lệnh NAVSEA. Sau đó, tôi giữ chức Phó
Giám đốc Chương trình cho PMS 312, nơi đó tôi chịu trách nhiệm bảo trì và hiện đại hóa tất cả các hàng
không mẫu hạm đang hoạt động.
Sau khi vượt qua nhiều
thử thách và cảm thấy hài lòng về năng lực lãnh đạo về các chương trình to lớn
của hạm đội tôi muốn tìm kiếm cơ hội tiếp theo. Do vậy, kèm theo sự hỗ trợ khuyến khích của gia đình cũng như
các nhà lãnh đạo của NAVSEA, tôi đã ứng danh và cuối cùng được chọn làm Phó PEO/Phó Giám đốc phụ trách các
chương trình hấp dẫn nhất của ngành Cảnh sát biển tức là vào năm 2007. Đó là cơ
hội giúp ích tôi dấn thân vào Công Tác
Điều hành Cao Cấp . Trong sáu năm, tôi đã làm việc hàng ngang với nhiều
lãnh đạo cao cấp khác nhằm phát triển và thực hiện một chương trình mua lại nhằm
giải quyết nhu cầu to lớn của Cảnh sát biển để tái tài trợ cấp vốn cho các tàu,
máy bay và cơ sở hạ tầng cũ kỹ của cảnh sát biển.
Năm 2013, tôi trở lại Hải
quân với vai trò Giám đốc Điều hành PEO
Carrier. Bàn giao tàu sân bay USS GERALD FORD (CVN 78) — tàu sân bay đầu
tiên thuộc lớp FORD và có kỹ thuật tối tân nhất trên thế giới — Tôi đã trao hợp
đồng mua hai HKMH tương lai cho CVN 80
và CVN 81 (hợp đồng đầu tiên thuộc loại này trong hơn 30 năm) chắc chắn là
những điểm nổi bật trong chuyến tham quan PEO Carrier của tôi. Vào năm 2019,
khi đó là Trợ lý Bộ trưởng Hải quân về Nghiên cứu, Phát triển và Mua sắm
(ASN(RD&A)) James “Hondo” Geurts, đã thực hiện một số việc sắp xếp lại của
Sĩ quan điều này đã mang lại cho tôi cơ
hội trở thành Giám đốc Điều hành cho SEA
21, Ban Giám đốc Bảo dưỡng và Hiện đại hóa Tàu trên Mặt nước và Phó Tư lệnh
Trung tâm Bảo dưỡng Khu vực của Hải quân. Tôi đã có kinh nghiệm tiếp thu về tàu
ngầm và HKMH, và chính thời gian tham gia SEA 21 đã giúp tôi trau dồi thêm kiến
thức, kỹ năng và khả năng đến mức độ tôi
tự tin và cảm thấy mình có thể ứng danh vào vị trí CEO của chương trình điều hành NAVSEA. (HKMH lớp Ford)
Câu hỏi: Vai trò lãnh đạo đầu tiên của bà là gì? Bà có thể chia sẻ với chúng tôi một số cảm hứng của bà khi ứng tuyển vào vị trí CEO đó không? Có một người hoặc sự kiện nào mà con đường bà đã đi qua đã đưa bà đến vị trí như ngày hôm nay không? Điều gì và Ai đã truyền cảm hứng cho bà tìm kiếm sự nghiệp lãnh đạo hải quân, thưa bà?
Bà
Phan: Tôi thật sự có lợi khi được tham gia vào nhiều
chương trình phát triển khác nhau, bao gồm chương trình Phát triển Kỹ sư và tổ chức khoa học của NAVAIR; Chương trình Phát triển Năng Lực Lãnh đạo Điều hành (ELDP) của DOD và chương trình Phát triển Tư lệnh NAVSEA.
Đối với tôi, DOD ELDP đã giúp tôi đánh giá
cao những thách thức mà Lực lượng Võ trang của chúng ta phải đối mặt và hiểu biết
về tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng lao động quân sự và
dân sự trong việc hỗ trợ cho binh sĩ. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời và khiến
tôi tin tưởng vào việc cung cấp cho dân thường cơ hội tương tác với Hạm đội để
chúng tôi có thể kết nối với các binh sĩ và hiểu lý do tại sao công việc của
chúng tôi lại cần thiết. Thủy thủ của chúng tôi cần chúng tôi!
Vào cuối chuyến công
tác kéo dài một năm của tôi tại DoD ELDP, nhóm chúng tôi phải xây dựng một bài thuyết trình cho Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng về Sự sẵn sàng Nhân sự ra sao. Bạn hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một
nhóm chủ yếu là GS 12/13 và phải lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện bản tóm tắt
này trước một nhà lãnh đạo cao cấp trong Bộ Quốc phòng! Có khoảng 50 người
trong số chúng tôi tham gia chương trình từ khắp nơi: Hải quân, Lục quân, IG và
tất cả các dịch vụ khác nhau trên khắp Hoa Kỳ và thậm chí cả Châu Âu. Chúng tôi
phải phối hợp các lịch trình khác nhau để hoàn tất bài thuyết trình và vì cả
nhóm không biết gì hơn nên họ chỉ định tôi làm trưởng nhóm. Tôi chịu trách nhiệm
lãnh đạo nhóm người đa dạng này để tạo và hoàn thành bài thuyết trình.
Vào lúc đó, tôi đã có một
gia đình với hai con ở nhà và đảm nhận nhiều trách nhiệm công việc. Đó là một
thời gian khó khăn cho tôi và tôi đã bị căng thẳng. Tôi có đến gặp người giám
sát của mình, Lionel Johnson, và đã có
một cuộc trò chuyện thực sự khó khăn với ông về tất cả những căng thẳng mà tôi
đang chịu. Có lúc tôi chỉ thốt lên, "Tôi bỏ cuộc!" Sau khi để tôi
trút bầu tâm sự và bày tỏ sự thất vọng của mình (kể cả những giọt nước mắt!),
ông Johnson đã khuyên lơn an ủi tôi tiếp
tục. Niềm tin của ông dành cho tôi cho phép tôi phát triển sự tự tin vào bản
thân và khả năng của mình. Cuối cùng, cả nhóm chúng tôi đã thuyết trình thành công – ngay cả tôi cũng phải thừa nhận, chuyện
đó quả rất tuyệt vời. Khả năng lãnh đạo điềm tĩnh của ông Johnson đã giúp tôi kinh
nghiệm xây dựng sự tự tin cần thiết vào bản thân. Đó là một tấm gương tuyệt vời
về khả năng lãnh đạo, cố vấn. Ông Johnson là một người cố vấn cho tôi sau đó và
vẫn là một người cố vấn cho tôi tới tận hôm nay.
VŨ KHÍ LASER TRÊN HKMH GERALD FORD
HỎI:
Thưa bà, vừa mới bước vào công việc tại NAVSEA, những tháng đầu tiên bà làm việc
như thế nào?
Suy nghĩ đầu tiên của
tôi là: “Thật quá vinh dự khi tôi được phục vụ tại đây!”
Ai có thể tưởng tượng được một người TỊ NẠN CS, sinh ra ở Sài Gòn, Việt Nam lại
có thể đạt được một vị trí như vậy trong Hải quân Hoa Kỳ. Đó là bản chất thực sự
của giấc mơ Mỹ!
ĐHL lược dịch 3/6/2023
theo nguồn
No comments:
Post a Comment