Saturday, June 24, 2023

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Ư?

 TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Ư?

image.png
Bác học Stephen Hawking 

Bạn hiểu bao nhiêu về nó?
người ưa cầm Iphone đời mới, thụ hưởng phát minh mới nói chung là nền văn minh vật chất sẽ nhếch miệng cười CHO RẰNG SỰ LO NGẠI VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, ROBOT HÓA NỀN CÔNG NGHỆ LÀ Ý NGHĨ CỦA NHỮNG 'CỤ GIÀ' BẢO THỦ LẨM CẨM, LO XA CÙNG KHÓ TÍNH
NHƯNG ĐÂY LÀ SỰ LO NGẠI THÂM SÂU TỰ ĐÁY LÒNG CỦA NHỮNG KẺ PHÁT MINH RA NÓ
HẬU TRƯỜNG HAY BỀ SÂU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC DO LỢI NHUẬN CHÍNH LÀ BẮT ĐẦU TƯỢNG HÌNH RA CỖ XE DẪN ĐƯA NHÂN LOẠI XUỐNG HỐ SÂU TỰ DIỆT
TRƯỚC KHI VĨNH BIỆT NHÂN GIAN BÁC HỌC STEPHEN HAWKING ĐÃ CẢNH CÁO LOÀI NGƯỜI
TẠI PARIS NƯỚC PHÁP, ELON MUSKS CẢNH BÁO NÊN THỐI LUI HAY TẠM DỪNG PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO DO CÓ NHỮNG CẢNH BÁO NGUY NAN TỪ NÓ? NHƯNG ĐÃ MUỘN CUỘC CHẠY ĐUA VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO KHÔNG CHO CÁC CƯỜNG QUỐC HAY CÁC SIÊU CÔNG TY DỪNG LẠI DO NẾU DỪNG THÌ CÁC ĐỐI THỦ NHƯ NGA VÀ TRUNG CỘNG TIẾP TỤC TIẾN LÊN ...
VÀ NHƯ THẾ PHƯƠNG TÂY LẠI THUA CUỘC TRONG CUỘC CHẠY ĐUA NÀY
MŨI TÊN " AI" khi NHÂN LOẠI ĐÃ BẮN RA KHÔNG THỂ THU HỒI
Môt ngày nào đó chúng ta có thể mất kiểm soát các hê thống Thông Minh Nhân Tạo (AI) do sự gia tăng của Siêu Trí Tuệ nó sẽ bất tuân lệnh con người. Rồi các hệ thống như thế sẽ đe dọa loài người. Do sao mà tình huống này có thể phát sinh? Chúng ta đã có đầu tư hợp lý nào để nghiên cứu và hiểu rõ các tình trạng nguy hiểm đó sẽ xảy ra trong nay mai hay chưa? Chúng ta có dự phòng khả năng nào đó đối phó với một dạng siêu trí tuệ nguy hiểm hay ngay cả một sự xuất hiện của tình trạng "bùng nổ thông minh" hay không?
THEO BÁC HỌC HAWKING ...
trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence -AI) sẽ tự "tách biệt" ra khỏi sự kiểm soát của con người, tự thiết kế với tốc độ nhanh hơn chưa hề thấy, trong khi con người do hạn chế bởi "bộ giàn sinh học", bị ràng buộc bởi định luật tiến hóa của chính mình nên không tiến hóa kịp robot và ....gì nữa?
PHÁT MINH KHOA HỌC PHẢI ĐƯỢC KIỂM SOÁT BỞI ĐẠO ĐỨC VÀ LÝ TRÍ TẦM NHÌN XA CỦA LOÀI NGƯỜI ĐANG BỊ HẠN CHẾ GHÊ SỢ BỞI LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẠNH TRANH ĐOẢN KỲ TRONG LÚC CÁI HỐ SÂU CỦA THẢM HỌA CÀNG LÚC CÀNG HIỆN RÕ HƠN BAO GIỜ HẾT
một ví dụ cụ thể nhất cho con người là SỨC MẠNH HẠT NHÂN
LOÀI NGƯỜI CHƯA BAO GIỜ HIỂU HAY TẬN HƯỞNG LỢI ÍCH HOÀN TOÀN CỦA SỨC MẠNH HẠT NHÂN NHƯNG THẢM HỌA TỰ DIỆT ĐANG SỜ SỜ TRƯỚC MẮT
KHI CHÚNG TA NHÌN VÀO 15,000 ĐẦU ĐẠN HẠT NHÂN CỦA THẾ GIỚI ĐANG THỦ ĐẮC
KHI TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO VƯỢT RA KHỎI SỰ KIỂM SOÁT CỦA CON NGƯỜI NÓ SẼ TẠO RA TRIỆU TRIỆU HACKERS TRONG GIÂY LÁT, THÂM NHẬP VÀO CÁC CƠ QUAN ĐIỀU KHIỂN HỎA TIỄN HẠT NHÂN CỦA CÁC SIÊU CƯỜNG VÀ VIỄN CẢNH RA SAO KHI CÁC HỎA TIỄN NÀY BỊ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG TƯƠNG LAI SẼ CHO PHÓNG ĐI DĨ NHIÊN ĐỐI PHƯƠNG TỨC KHẮC ĐÁP TRẢ...
THẾ GIỚI RA SAO KHI MỌI SỰ THẬT ĐỀU BỊ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀM GIẢ VỚI ĐỘ CHÍNH XÁC TUYỆT ĐỐI???
GIẢ CHÂN KHÔNG CÒN, THIỆN ÁC CHẲNG CÒN PHÂN ĐỊNH
CHÍNH ĐÓ LÀ CÂU TRẢ LỜI NGẮN GỌN CHO THẢM HỌA CON NGƯỜI
VIỄN KIẾN NHÌN RA THẢM HỌA NÀY
TRÁI LẠI LỢI ÍCH ĐOẢN KỲ, TẦM THƯỜNG, THỦ LỢI TRƯỚC MẮT VÔ TRÁCH NHIỆM VỚI TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI SẼ KHÔNG HỀ QUAN TÂM

ĐHL 24/6/2023

Thursday, June 22, 2023

KHÓM BẰNG LĂNG CUỐI CÙNG BÊN BỜ RẪY VẮNG


ký ức của những phó thường dân sau ngày tù cải tạo

Chào bạn đọc

Số người từ giã những trại tù cải tạo trở về với gia đình với cái mác là phó thường dân. Quản chế một thời gian mới được về với vị trí công dân dù cái vị trí này chẳng ai cần cả. Có một số ít tại thành phố nếu 'lanh lợi, luồn lách'  thì có đời sống khá hơn nghĩa là thấy được 'cơm trắng, bánh mỳ' có khi "hũ tiếu bò kho" ...đa số còn lại đều cam chịu đời sống lầm than nơi rừng rú xa xôi những vùng 'kinh tế mới' xa xôi lạ lẫm...
Đây là hồi ký của tác giả trong những giai thoại hồi ức về thời gian mười lăm năm ra tù trở về với gia đình với địa phương 

ps: Tất cả bài viết của tác giả ĐHL đều không  hư cấu 

***





Nhạc đêm tàn hòa cùng ngàn cây trầm lắng
Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng
Sương trời khuya rơi khắp đó đây rừng ơi!..
(Nhạc Rừng Khuya / Lam Phương)

    Những đóm lửa cuối cùng của một ngày dọn rẫy của tôi còn leo lét cháy.  Mặt trời từ từ lặn dần sau ngọn Núi Bể và rặng Mây Tào phía tây. Tôi vội vàng gom cuốc, rựa cùng rìu ra về.  Chẳng khi nào tôi quên cái cái bon nhựa bới nước, đồ dùng bới cơm hàng ngày, vài ba thứ trong cái chòi nho nhỏ. Giờ tôi mới kéo chiếc xe đạp thồ từ trong lùm cây rậm ra. Chiếc xe thồ này khá đa dụng- đi lại, vào rừng, thồ củi... Mùa này, nó là phương tiện giúp tôi đạp vào rừng.

Trước khi rời rẫy, tôi chẳng bao giờ quên cột những thứ lặt vặt thật kỹ vào cái "bót ba ga". 

CHIẾC XE ĐẠP THỒ





 
đốt rẫy làm nương

   





Chiếc xe thồ quả là một "gia tài" cho những người lao động, nghèo,  nhất là những ai "đầu tắt mặt tối"  sống nhờ vào rẫy- rừng. Tránh cho xe khỏi bị cây đâm lủng lốp, tôi phải dắt nó đi qua mấy đám rẫy bạn trong làng. Mấy đám rẫy chưa đốt dọn hết còn nham nhở, lởm chởm, quá nhiều gốc nhỏ, nhọn hoắc, chẳng khác chi hàng ngàn "mũi chông" đen đúa chỉa mũi lên trời. Vài ánh lửa còn leo lét cháy, còn bốc những làn khói yếu ớt cuối cùng. Bạn làm rẫy về trước tôi khá lâu. Quanh tôi giờ đó quả  thật quá vắng lặng. Lũ chim rừng trốn đâu hết; không còn ồn ào huyên náo như buổi sáng mai. Vừa đi, tôi vừa hú gọi xem còn ai về cùng, nhưng chẳng còn ai.


 Tôi dắt xe thêm một đoạn thì vừa tới Khe Lớn. Dong suối đó chảy về Xã TÂN THẮNG,  qua Cầu Kiều, trước khi đổ ra vịnh Hàm Tân. 

    Năm đó ít có nạn "rẫy luộc". Rẫy luộc là một khổ nạn hay nói đúng ra là cơn 'ác mộng' cho người làm rẫy. Rẫy bị cháy bất ngờ khi cây còn nhôn nhốt, chưa khô hẳn. Hậu quả gây cho người làm rừng phải bỏ công sức ra gấp mấy lần để  đốt dọn lại cho xong đám rừng cháy dang dở. Cả một đám đất rừng còn nhiều cây cành lỏng chỏng trơ vó lên trời như 'oán như than' nhưng "bỏ thì thương vương thì tội" biết bao nhiêu sức lực phát rừng, chặt gốc mới có đám đất này. Đã tốn công dọn lại nhiều lần, lại thêm phại chịu thêm một điều đáng buồn.  Rẫy đã "LUỘC"  thì không cháy hết- cháy không hết thì ít mun tro. Hậu quả quá ít mun tro thì đất tuy mới nhưng không tốt bằng rẫy người ta. Một ký ức cay đắng khi tôi gặp khổ nạn 'rẫy luộc' một lần. Cái rẫy đó đã 'hành' tôi "mất ăn, bỏ ngủ" làm mãi chẳng xong.  Đốt dọn nhọc công gấp ba lần, nhưng thu hoạch chẳng đáng bao nhiêu. Rõ ràng hao công tốn sức.
 
***



  Tôi đã tới Khe Lớn. Qua khỏi khe nước, đường về rộng hơn. Qua bên đó, tôi sẽ thong dong đạp chiếc xe thồ về nhà. Mấy đám rẫy vừa dọn đốt gần xong giờ nằm lại phía sau. Cánh rừng lỡ lói sẽ qua một đêm tĩnh lặng để ngày mai tiếp tục nghe vang tiếng rìu rựa. Một cánh rừng, non nửa năm trước còn rậm rịt, nay chỉ còn những khoảng trống, toang hoác, khó coi.

Bạn làm rừng họ đã về trước tôi từ lâu. Tôi tiếp tục nhìn quanh xem còn ai, nhưng chỉ còn lại một không gian vắng vẻ, có chút gì rờn rợn. Những liếp rừng còn lại dày đặc phía sau lưng giờ đang tối dần.  Chút tia nắng cuối cùng của một buổi chiều tàn như còn 'thoi thóp' hắt lên vài tầng mây lảng đảng cuối trời.  Mấy cánh rừng phía sau đó, chúng đang chờ đợi cho mùa rẫy sang năm. Một vùng đất  hẹp núi lấn sát biển của Hàm Tân  nơi người Quảng Trị sinh sống, đang tìm mọi cách mưu sinh qua ngày. Người dân làm tất cả mọi cách, từ đốt rẫy, làm than, cưa cây đẳn gỗ, hay ra khơi làm cá. Mọi công việc nặng nhọc chỉ lo thỏa mãn cho sự đòi hỏi của 'cái ăn' trước mắt.  "Miệng ăn núi lở", thực tế trước mắt tôi sao quá rõ ràng, hậu quả của chuyện "phá rừng tầm thực" - quanh năm suốt tháng "quần thô áo vải",  lưng đẫm mồ hôi nhưng nghèo đói lại hoàn đói nghèo?



    










Mùa khô nước cạn, tôi chỉ cần lội qua con suối. Dựa chiếc xe thồ bên bờ suối,  tôi xuống khe mài lại rìu rựa cho đỡ thì giờ sáng mai. Tảng đá mài thiên nhiên này người dân làng kể cả tôi hàng ngày đi qua khe dùng mài dụng cụ nên nó càng lúc càng nhẳn thín. Nơi này cũng là "trạm nghỉ chân " cho dân làm rẫy. Thuờng là những khi vác gỗ trong rừng ra, hay cho những toán thợ rừng ngồi chờ nhau tại đây.

 Trời còn đủ sáng  cho tôi vừa mài rựa vừa ngắm giòng nước trong vắt chảy qua làm chân tôi mát lạnh. Vài chiếc lá khô đang trôi theo dòng nước. những chiếc lá này sẽ vĩnh viễn xa rừng trôi mãi về duói kia, một vùng đất lạ lẫm, có người, và cuối cùng có sóng biển vỗ mãi ngàn năm. Chúng sẽ đi mãi về dưới kia đi qua vài ba thôn mới , mang tên Đội 1, Đội 2... dân làng sẽ sống nhờ  rừng.  Những chiếc lá khô này sẽ ngang qua  Cầu Kiều trước khi thăm biển và mãi mãi ra đi không còn về lại cánh rừng đã mất. 

 Vừa mài rựa  tôi vừa suy nghĩ mông lung.  Hình ảnh những ngày phát dọn, bao âm thanh 'chan chát' từ những nhát rìu- tiếng 'răng rắc' chuyển mình từ những thân cây sắp đổ-  tiếng thở phào nhẹ nhỏm khi cây đổ theo ý mình. Tiếp đến những ngày đốt dọn, mặt mày tôi lem luốc, sức nóng hừng hực của lửa và bụi tro. Làm sao tôi quên những phút giây thoải mái giải lao trong cái chòi nhỏ. Điếu thuốc rê 'to tướng' vấn trong tay, xong  phì phèo nhả khói, tôi lặng ngồi ngắm về biển Hàm Tân một màu xanh biếc...



  
Chợt mắt tôi dừng lại khi bắt gặp một nhành hoa tim tím  lấp ló bên  lùm cây dưới con khe.

       - Ồ  Hoa bằng lăng!

 Từ nhánh chồi của một gốc bằng lăng bị đốn từ lâu, chùm hoa bằng lăng hiếm hoi của môt cánh rừng đang bị đốt phá gần hết, như e ấp nép mình bên những lùm cây dại và dây leo vướng mắc xung quanh . Chùm hoa lẻ loi này như muốn khoe màu hồng tím 'nhàn nhạt' bên con suối lặng lờ trôi,  bên những khoảng tối do những lùm cây sót lại bên bờ khe.  Một cánh rừng trong cơn "hấp hối" - trống trải từng ngày cùng bao lùm cây còn lùm cây dại, bao khúc gỗ mục gãy đổ nằm vắt vẻo đó đây. Tôi từng đốn hạ bao cây bằng lằng nhưng chưa bao giờ gặp mùa hoa bằng lăng nở. Cho đến khi đốt cây xong rồi thì tôi chẳng biết sắc hoa bằng lăng đẹp đẽ ra sao. Tôi chưa được phút sung sướng, tận mắt chứng kiến màu tím bàng bạc hồng của loài hoa này. Chùm hoa bằng lăng đơn độc hôm đó, đã ban cho tôi một cảm giác thích thú, có thể tạm gọi là "chiêm ngưỡng" bên dòng suối vắng trong một buổi chiều tàn.




   Nhánh hoa 'đơn côi' nép mình bên dòng khe vắngnhư muốn vươn mình lên khoảng trời cao để tìm về với rừng  xanh, muôn ngàn cây cao vòi vọi. Nó chỉ nứt mầm từ một gốc bằng lăng mẹ còn sót lại bên kha, không biết rằng rừng và cây cao nay đã không còn. Nhánh hoa bằng lăng như đang  muốn sống, muốn cống hiến vẻ đẹp của mình với thiên nhiên - tạo vật. Gốc cây bằng lăng mẹ từng sống chung với cánh rừng trùng điệp, một quá khứ phong phú biết bao. Tất cả giờ đã  cùng nhau ra đi, trôi vào dĩ vãng thật xa. Rừng thiêng nay hình ảnh chỉ còn là khói, sương- huyễn hoặc... những sợi khói còn 'thoi thóp thở' và chẳng còn gì là "trăng trối" ngoài hình ảnh những đống cây rừng leo lét cháy xa xa. 

  Đám rẫy về chiều, chỉ còn tôi và khóm hoa bằng lăng lấp ló.  Chỉ một mình tôi khám phá cùng chiêm ngưỡng khóm hoa còn sót lại. Tôi chợt tiếc cho thân phận nó, cũng như một rừng sắc tím bằng lăng giờ đã mất. Một sắc hoa rừng cạnh con suối đơn côi; và có thể cùng bao cành cây khô gãy đổ... đang "chứng kiến" cảnh biển dâu thay đổi cuộc đời.  


 Giòng suối vẫn nhè nhẹ trôi; róc rách qua vài hẻm đá hay thân cành gục ngã. Từ bụi lách đầu ghềnh, tiếng chim bìm bịp kêu lên vài ba hồi như cùng nhau tấu lên bản nhạc chiều tàn.

Tôi ngắm cành hoa thêm lần nữa,  rồi vội vàng bó lại rìu, rựa  rồi đẩy chiếc xe đạp lên dốc suối. 

  -Ngày mai về, mình sẽ không quên ngắm nhành bằng lăng này lần nữa trước khi nó tàn.

      Đường về đã quá chiều. Tôi vội đạp xe nhanh qua mấy đoạn quanh co, gập ghềnh của vài cái rẫy cũ, bỏ hoang. Hôm nay bỗng nhiên tôi cảm thấy hứng khởi, yêu đời.  Con đường làng hôm đó sao nên thơ và đáng yêu một cách khác lạ ./.

hoa bằng lăng hôm nay đang khoe mình trên nhiều phố thị tại VN

Wednesday, June 21, 2023

ĐIỀU CẦN BIẾT NẾU NGA DÙNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHIẾN THUẬT TẠI CHIẾN TRƯỜNG UKRAINE ?

 

hỏa tiễn hạt nhân chiến thuật Iskander của Nga có thể bay xa tới 500 km

 

Chào bạn đọc

   Âm mưu Vladimir Putin  sáp nhập 4 vùng miền đông của Ukraine Donetsk, Luhansk, KhersonZaporizhzhia cùng bày ra trò ‘trưng cầu dân ý’ và rõ ràng ai cũng đoán đúng bước tiếp nối của Putin là ký sắc lệnh tự coi là lãnh thổ của Nga xong còn tự động tuyên bố sẽ bảo vệ cái gọi là ‘lãnh thổ Nga’ đó bằng mọi cách mọi phương tiện  kể cả sử dụng vũ khí nguyên t chiến thuật (tactical nuclear weapons). ‘Thanh kiếm hạt nhân’ của Putin đến lúc này nó đang hiện nguyên hình là tên lính xung kích mở đường cho bước xâm lăng mở rộng cái gọi là ‘Đế Chế Putin’ không hơn không kém. Ngoại trừ những kẻ chuyên ‘bưng bô’ cho tên bạo chúa độc tài đó, thế giới còn lại không ai bao che cho hành động xâm lăng trắng trợn đó cả. Kể từ ngày 24.2.2022 đến nay đã qua một năm rưỡi, Putin càng lúc càng gia tăng khủng khiếp hành động leo thang chiến tranh xâm lược một cách ngang ngược, y đã vứt Quốc Tế Công PhápLHQ vào sọt rác cùng tạo ra làn sóng phẫn nộ dâng cao trên thế giới. Hiện tình cuộc chiến Nga Ukraine cùng sự hợp tác Nga Belarus đang đưa thế giới vào sự lo ngại về thảm nạn về một cuộc chiến tranh hạt nhân lan tràn.


Putin và   Alyaksandr Lukashenka TT của Belarus, tay đôi đang thách thức thế giới Tây Phương tại phòng Tình Huống của Nga: THEO DÕI CUỘC THAO DƯỢT CHIẾN TRANH NGUYÊN TỬ CHIẾN THUẬT NGÀY  19/2/ 2022 trước khi cho quân xâm lăng Ukraine


Hơn hai năm qua, vai trò chư hầu của Tổng Thống Belarus là Alyaksandr Lukashenka càng lúc càng lệ thuộc vào bàn tay của Putin hơn là độc lập. TT Alyasandr  tự tay tình nguyện mở cửa biên giới Belarus cho Nga đem vũ khí hạt nhân chiến thuật vào nước mình rõ ràng là bước đi tự diệt và ngu ngốc chứ không nhằm để bảo vệ Belarus. NATO và ngay cả Ukraine chẳng hề có kế hoạch xâm lăng Belarus. Trái lại chính Belarus tình nguyện mở rộng hành lang xâm lăng của Putin hơn là hòa bình cho đông Âu.  Giờ đây hỏa tiễn hạt nhân chiến thuật đã được Nga đem vào Belalus và cả thế giới đều không chối bỏ sự thật này. Mặc dù chúng ta  khó dự đoán chi tiết cụ thể về một cuộc tấn công hạt nhân của Nga ở Ukraine, nhưng tình hình mặt trận tại đông Ukraine cũng như vụ Nga cho phá đập Kakhovka của Ukraine nhấn chìm các vùng hạ lưu của đông Ukraine vào biển nước thì chúng ta có quyền nghĩ rằng Putin có thể liều lĩnh cho bấm nút vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Putin bị đẩy tới đường cùng.  Từ Hoa Thịnh Đốn, TT Mỹ Joe Biden cũng  đặt vấn đề nghi vấn về hành động của Putin về khả năng y sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật.  Theo các chuyên gia quân sự thế giới, họ nói với Forbes Mạc Tư Khoa  rất có thể và nay đã khai triển vũ khí hạt nhân chiến thuật  thứ vũ khí có sức phá hủy tất cả hậu cần đối phương nếu cần thiết.




SỨC MẠNH VŨ KHÍ HẠT NHÂN TUY CHIẾN THUẬT NHƯNG RẤT KHỦNG KHIẾP KHI SO VỚI 2 QUẢ BOM THẢ XUỐNG HIROSHIMA VÀ NAGASAKI TRONG NĂM 1945


Đứng về thuật ngữ tuy vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn nhiều so với đầu đạn hạt nhân  chiến lược tầm xa (ballistic misiles) được tạo ra nhằm bay xuyên lục địa nhằm phá hủy hoàn toàn các thành phố lớn hay trung tâm chỉ huy của địch thủ nhưng sức mạnh vũ khí chiến thuật  có thể có sức mạnh tương đương tới 100 kiloton sức mạnh hạt nhân (1 kiloton tương đương với 1.000 tấn TNT)—nếu chúng ta so quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ đã thả ở Hiroshima mỗi quả chỉ có sức mạnh là 15 kiloton (15,000 tấn TNT) thì quả thật chúng vẫn là khủng khiếp dù mang tên là CHIẾN THUẬT


Một quả bom hạt nhân năng suất thấp thứ dành cho các đầu đạn chiến thuật cũng có thể gây ra hậu quả sâu xa lan rộng. Bức xạ từ vụ nổ như thế ngoài sự sụp đổ hoàn toàn các căn cứ đối phương còn gây ra hậu quả sức khỏe lâu dài cho những người sống sót. Vấn nạn tiếp đến là làn mây của bụi phóng xạ làm ô nhiễm môi trường và có thể trôi dạt khắp nơi từ Châu Âu lan tới Châu Á.

Bụi phóng xạ là một vấn đề phản tác dụng do nó còn trôi dạt qua nước Nga. Vụ nổ đầu đạn chiến thuật nếu có sẽ tạo nên một sự đoàn kết thế giới trước tiên NATO sẽ tiêu diệt Belarus và kẻ thù nối tiếp tiếp tục là NGA.

Putin đang chịu nhiều áp lực từ sa lầy và tổn thất quá to lớn, lâu dài và nghiệt ngã tại mặt trận Ukraine. Sự phản kháng tuy âm ỉ trong nước nhưng chẳng khác gì nồi súp de đang tăng dần cường độ bên trong. Quốc tế tiếp tục phản đối và căm ghét Putin nếu Putin và Belarus đưa đầu đạn hạt nhân chiến thuật vào mặt trận. Nguồn tin gần nhất NATO đang trực tiếp tiếp viện vũ khí cho Ukraine nhất là chiến đấu cơ F 16 sau hàng loạt chiến xa siêu hạng đã vào Ukraine.

B1B Lancer đã tới ANh từ tháng 3.2023 


NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA CHƯA BIẾT


Con puppet của Putin là cựu tổng thống Nga, Dmitry Medvedev hiện là phó chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia luôn luôn đem ‘thanh kiếm hạt nhân’ Nga ra đe dọa thế giới. Medvedev vừa qua đã dọa rằng Hoa Kỳ cùng đồng minh NATO đã quá sợ hãi cái “ngày tận thế hạt nhân” hậu quả từ việc can thiệp trực tiếp vào Ukraine. Chúng ta có nghĩ rằng Hoa Kỳ đang nghĩ đến vấn đề này hay không? Những động tác của Hoa Kỳ những ngày gần đây đã chuyển các phi đoàn F22 và ngay F 35 cùng B 52 cùng B1 Lancer tới các căn cứ của NATO cũng cho chúng ta biết Mỹ và NATO đang chuẩn bị chứ không ngồi chờ Putin đơn phương hành động.  Chúng ta cũng rõ các phi đội hạt nhân chiến lược B2 của Hoa kỳ, chúng không cần di chuyển do B2 có thể bay một mạch từ MỸ tới mục tiêu và trở về.

Ba lan và Phần Lan đã sẵn sàng huấn luyện phi công F 16 cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan thông báo một cách công khai rằng chính quyền TT Joe Biden đã cảnh cáo vài lần với Putin rõ ràng rằng NGA sẽ phải đối mặt với những HẬU QUẢ THẢM KHỐC MỸ CHƯA TIẾT LỘ TRƯỚC NẾU PUTIN DÁM SỬ DỤNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHIẾN THUẬT TẠI UKRAINE. Tướng nghỉ hưu David Petraeus cựu giám đốc CIA trả lời phỏng vấn với ABC's This Week phản ứng thảm khốc của Hoa Kỳ sẽ không nhất thiết phải sử dụng vũ khí hạt nhân trong phản ứng đầu tiên.  Có giả thuyết cho rằng Mỹ và NATO đã có kế hoạch "sẽ tiêu diệt hết mọi lực lượng diện địa thông thường của Nga đang hiện diện trên chiến trường  Ukraine và cả bán đảo Crimea cũng như mọi chiến hạm Nga đang lênh đênh tại Hắc Hải” trong phản ứng tức khắc đối lại với lệnh khai hỏa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Putin. Lúc này đây, chúng ta thấy hành động di chuyển các phi đội chiến đấu cơ thế hệ 5 cùng các phi đội hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ không phải là điều Bạch Ốc nói cho có nói.


B 2 không cần đậu tại các nước NATO do nó tự bay từ Mỹ đến mục tiêu và trở về trong vài giờ 

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước khi bàn giao nhiệm vụ trong năm 2023 này từng liên tục cảnh báo về "hậu quả nghiêm trọng" đối với nước Nga nếu nước này sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Tại Hoa Thịnh Đốn ông Stolenber từng lặp lại những cảnh báo riêng về "hậu quả thảm khốc" đối với Nga và cả Belarus nếu họ khai hỏa vũ khí hạt nhân chiến thuật. Chúng ta lường trước một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa có thể xảy ra trong thời gian cấp tốc nhưng đó sẽ đánh dấu một sự leo thang chiến tranh thảm khốc nhất kể từ ngày chấm dứt Thế Chiến HAI.

Theo tờ Forbes của Mỹ cho rằng một cuộc tấn công hạt nhân của Putin  không làm cho phương Tây hoàn toàn bất ngờ. Forbes giải thích, các cơ quan phản gián phương Tây đang ngày đêm theo dõi sự liên lạc giữa Nga và Belarus nếu có các tín hiệu sắp sửa phóng hỏa tiễn hạt nhân chiến thuật. Forbes cho hay hiện trên các kênh ngoại giao quốc tế đang liên tục có áp lực ngoại giao đáng kể từ Trung Cộng và cả Ấn Độ. Chúng ta thừa hiểu tại sao do thế giới chắc chắn không quên hai nước này từ lâu nay là khách hàng trọng yếu của Nga. Bắc Kinh và Tân đề Li có khả năng gây nhiều ảnh hưởng hơn do Moscow phụ thuộc vào họ trong xuất khẩu năng lượng để lấy tiền.

DÙ SAO CHÚNG TA CHỚ QUÊN NHỮNG CON SỐ ĐÁNG SỢ NÀY

·       5,977- NĂM NGÀN CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI BẢY – Đây là số lượng đầu đạn hạt nhân mà Nga sở hữu. Theo Mỹ cho hay, có khoảng 1.500 đầu đạn đã ngừng hoạt động và sắp bị tháo rời. Hầu hết các đầu đạn còn lại là vũ khí chiến lược—chúng to lớn hơn và bay xuyên đại dương—số còn lại chúng ta tạm cho là là vũ khí chiến thuật nhỏ hơn. Nga được cho là nước thủ đắc nhiều vũ khí hạt nhân hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Theo sau là Hoa kỳ có ước tính 5.428 đầu đạn hạt nhân. Nga và Mỹ chiếm hết  90% tổng số đầu đạn hạt nhân. Bảy quốc gia khác được biết hoặc được cho là đang sở hữu vũ khí hạt nhân: Trung Quốc (350), Pháp (290), Anh (225), Pakistan (165), Ấn Độ (160), Israel (90) và Bắc Triều Tiên (20). Tuy nhiên hiện Bắc Kinh đang có kế hoạch gia tăng số vũ khí hạt nhân lên con số NGÀN trong vài năm tới./.


 

·       ĐHL biên soạn ngày 21.6.2023

San Jose USA

 


Monday, June 19, 2023

BIỂN MẶN


Vĩnh Huề Thôn mùa hạ 1974

bài mới 19.6.2023


    Đại đội 2 chúng tôi được đóng quân tại Thôn Thanh Hội. Phần tôi thì nằm tại bờ biển chạm tuyến hai bên tại Vĩnh Hòa Phường, một làng có tên sát mép sóng biển. Vĩnh Hòa Phường-đúng ra tôi gọi là Thôn Vĩnh Huề nhưng đây là nguyên ngữ trên bản đồ của Bộ TTM chứ người viết chẳng thêm bớt.


bản đồ quân sự loại này tỷ lệ xích 1/200.000 còn có loại 1/50.000 chúng tôi được cấp phát để chấm tọa độ chính xác hơn 

Đứng cạnh bờ biển ngó về hướng bắc đó là Cửa Việt. Chỉ một cây số trong tầm tay nhưng Cửa Việt đã mất từ hơn một năm trước tức là rạng 27.1.1973  thời gian đó tôi còn ở TTHL Quang Trung và đi Chiến Dịch tại Củ Chi Hậu Nghĩa. Đúng một năm sau người sĩ quan trẻ về nằm chốt ngoài cùng không là Cửa Việt nữa. Với trách nhiệm một khẩu 81 ly, một máy truyền tin PRC25, một căn hầm gió cát rơi rơi nằm trong cái đụn cát chơ vơ sát bờ biển…còn gì nữa cho cái vốn liếng nghèo nàn của một trung đội nằm ngoài cùng mép đại dương của phần đất VNCH mà tôi phải kể cho lớp người sau nghe sự nghèo nàn của một miền nam sau ngày ký cái hiệp định mất mát và thua thiệt?




Sự 'giàu có ' của một người trung đội trưởng thiếu quân số quân trang quân dụng như hoàn cảnh của tôi bấy giờ đó là gió mát đại dương, làn nước xanh biếc bao la từ một vùng biển giữa lằn ranh giới tuyến hai phe. Cả một khoảnh trời mây đất nước lúc bóng người dân chưa hẹn ngày trở lại. Hàng ngày tôi vòng tay đứng trên bờ biển vắng nhìn ra xa…ngoài kia là gì những làn sóng cô đơn nối tiếp bất tận chẳng bóng một con tàu …phương nam xa mờ trong đó có gia đình và người thân thương nhớ. Có đôi ba cánh hải âu giờ đây là bạn, nhưng đôi lúc chúng cũng thiếu vắng chẳng màng bén mảng dòm ngó gì chúng tôi.


Chiếc tàu bệnh viện màu trắng Helgoland hoạt động dưới lá cờ của hội Hồng thập Tự Đức ở Việt Nam từ 1966 cho tới 1972. Hình của hội Hồng thập Tự Đức


Rời Quảng Trị trọn vẹn mới hai năm một thời gian quá ngắn nhưng nói cho đúng ra có một sự biến đổi và hụt hẩng rất nhiều từ một cuộc đời học sinh trở thành một người lính chiến. Tôi nhớ xuân Nhâm Tý 1972 chỉ mới đây thôi. Trường Nguyễn Hoàng còn nguyên vẹn, bạn bè còn nguyên vẹn và cả một thành phố thân yêu vẫn còn. Ký ức ập vể cùng hình ảnh cô cố vấn Phan ngọc Lan cùng lớp 12A3  chúng tôi được dịp đi thăm căn cứ Hải Quân Cửa Việt. Phương tiện, kể ra thì cũng tội cho lớp học sinh tất cả đều dồn nén lên một chiếc GMC duy nhất. Mấy chục đứa nam nữ đằng sau, có thể cô cố vấn được ưu tiên ngồi trước. Đoạn đường tỉnh lộ về Bồ Bản (trong bản đồ BTTM đề là Bồ Bảng)  chẳng bao xa, chiếc xe nhà binh chạy khoảng  một giờ thì tới Cửa Việt. Sau thời gian văn nghệ thăm viếng các anh hải quân, lớp chúng tôi được cho lên chiếc hải đỉnh ra thăm tàu Bệnh Viện của Đức màu trắng đang bỏ neo ngoài xa. Nhớ làm sao chiếc tàu chở bọn tôi ra cửa biển thì gặp ngày sóng lớn. Con tàu vật vả quay cuồng do sợ nguy hiểm nên đành trở lại. Những cậu nam sinh thì bị sóng tạt ướt hết áo quần, còn nữ sinh thì tuy ở trong tàu nhưng cũng ói mửa 'tơi bời hoa lá'…ôi tội làm sao một chuyến đi nhớ đời và càng đáng tiếc do chúng tôi không gặp được chiếc tàu Bệnh Viện, chiếc tàu một thời cứu chữa khá nhiều người dân QT.


                                       không ảnh Duyên Đoàn 11 Hải Quân VNCH (pre 1973)


Rồi đúng hai năm sau, hôm nay người trung đội trưởng một mình đứng một mình trên vùng biển quê hương để nhớ về quá khứ thoáng qua. Ngoài khơi xanh biếc chiếc tàu Bệnh Viện kia đã nhổ neo đi mất tự lúc nào. Mấy chiếc giang thuyền hải đỉnh hai năm trước đóng tại Cửa Việt nay đã ra đi. Các anh tấp về phương nam. Lứa học trò thăm các anh ngày đó giờ đang cầm súng thế các anh giữ chốn Địa Đầu.  


Thành phố đó đã đổ nát, hoang tàn. Tàu các anh đã dạt về nam, khi chúng tôi về nay chỉ là một bờ cát trắng quạnh hiu. Chiều buông, trời lại trở nồm. Sóng vỗ vào bờ càng lớn, tiếng biển càng nghe rõ hơn. Chỉ cách nơi tôi đứng hơn một cây số là Cửa Việt, một cửa sông có mấy chiếc hải đỉnh của các anh từng im lìm nằm đợi. Những đứa học trò một ngày đầu xuân từ tỉnh về thăm các anh. Vài giọng hát "trọ trẹ" ngập ngừng thế mà vui mà ấm áp tình cảm vô cùng. Thế mà chúng ta đã mất Cửa Việt, một cửa sông, một đoạn đường tỉnh lộ thân quen Bồ Bản Quảng Trị nhớ làm sao tiếng chuyến xe lam độc  hành ngày đó, người lên phố tỉnh và trở về Cửa Việt.


Chỉ  hai năm rời xa QT từ Mùa Hè Đỏ Lửa, những lớp trai nối tiếp các anh lại trở về quê hương và có dịp nhớ về nhau khi một mình trên bờ biển vắng. Người lính giang thuyền, anh chàng lính địa có khác chi nhau trong niềm chung giữ đất. Chúng ta nối tiếp nhau cùng tô bồi một niềm ước cuối cùng trọn tình với quê mẹ thương yêu.




Bên bờ biển quê hương, chỉ còn gió và cát. Trong hương biển dạt dào có vị mặn nào đó của quê hương. Biển Mặn hay vị mặn của những giọt nước mắt từng rơi khóc cho bao lớp trai mộng ước không thành./.


ĐHL 19.6.2023 ( kỷ niệm ngày QLVNCH)


Nhớ về vùng biển vắng Vĩnh Huề Thôn

Sunday, June 18, 2023

RA TRƯỜNG- MÃN KHÓA- TỐT NGHIỆP TẠI HOA KỲ

 

MÙA RA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HOA KỲ



     toàn cảnh Lễ Ra Trường Commencement lần thứ 122  Tại Đại Hoc Stanford ngày 16/6/2013


   Chào bạn đọc

MỖI NĂM khoảng cuối tháng Năm Dương Lịch hay trung tuần tháng 6 DL lễ Ra Trường còn gọi là Commencement được các trường đại học công và tư tại Hoa kỳ tổ chức trọng thể.

TẠI SAO CÓ CHỮ COMMENCEMENT

COMMENCEMENT chúng ta có thể tạm hiểu là Buổi Lễ RA TRƯỜNG. Từ commencement  đến từ gốc tiếng Latin là INCEPTIO  -“Sự Khởi Đầu/ beginning, start), trong thời Trung Cổ tại Châu Âu đó là nghi lễ nhập môn chứng nhận người nhận bằng này có thể hướng dẫn người khác trong ngành nào đó. Commencement gốc từ tiếng Pháp là Commencer có nghĩa là “bắt đầu”.

Lễ  RA TRƯỜNG/ commencement- khác với từ Tốt Nghiệp/graduation- do graduation  là việc chính thức trao  (official)  bằng cấp nào đó cho cá nhân đạt được sau thời gian học tập. Trong khi Lễ RA TRƯỜNG/ commencement là một sự kiện một buổi lễ duy nhất trong năm của toàn trường hay học viện đánh dấu việc hoàn thành bằng cấp cho toàn học viên trường hay học viện đó với nhiều bằng cấp khác nhau cùng trong một ngày. Thông thường buổi lễ Commencement được tổ chức trên một quảng trường rộng nhất của trường đại học. Dưới khán đài là nhiều dãy ghế sắp đặt theo thứ tự từ bằng cấp cao nhất như Tiến sĩ, xuống đến Thạc Sĩ và Cử Nhân. Các tân khoa đều có mũ áo riêng biệt ngồi hay đứng theo từng phân khoa...


HÀNG NĂM MỖI TRƯỜNG CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT BUỔI LỄ COMMENCEMENT

Thật ra vào cuối học kỳ mùa xuân (spring) hay mùa thu (fall) các sinh viên  tốt nghiệp sau khi thi xong final - đủ điểm đậu - cùng đủ các tín chỉ (units) đòi hỏi. Khi này các phân khoa [Department] sẽ niêm yết các sinh viên tốt nghiệp tức là cuối mùa xuân và thu sau thi final nêu trên .

 Tùy theo thông lệ của trường đại học, các phân khoa sẽ làm "Tốt Nghiệp" (graduation ceremony) cho từng phân khoa. Và lễ này nhỏ hơn vì các phân khoa (department) làm lễ riêng nhau. Các phân khoa sẽ có thời khắc biểu tốt nghiệp cho phân khoa mình, thông thường là tại Hí Viện của Trường.

 Đặc biệt chỉ có trong lễ Commencement trường sẽ mời một nhân vật nào đó có tiếng tăm như tổng thống, thống đốc, thị trưởng, doanh gia hay nhà khoa học nổi tiếng ... làm KHÁCH DANH DỰ cho cuộc lễ và vị khách này sẽ có một bài diễn văn chào mừng các tân khoa.


 

 thị trưởng thành phố New York -Michael Bloomberg- là khách mời danh dự cho Lễ Mãn Khóa lần 122 tại đại học Stanford California ngày 16.6. 2013


   Như vậy các sinh viên tốt nghiệp vào tháng 5 sẽ tiện dịp chờ thêm lễ tốt nghiệp commencement toàn trường. Trái lại các sinh viên tốt nghiệp mùa thu năm trước tức là trong tháng 12 vừa qua phải đợi lâu hơn 5 tháng mới có dịp dự lễ COMMENCEMENT nếu muốn, như vừa nói trên .
  Các SV sau khi tốt nghiệp chờ bằng gửi về sau một hai tuần và có quyền tham dự lễ COMMENCEMENT hay không tùy ý. Vì vào tháng 4 hàng năm văn phòng hiệu trưởng sẽ gửi về nhà báo cho biết và hỏi sự lụa chọn dự lễ ra trường lớn này của SV. Ngang đây chúng ta cần nói thêm các SV chưa đủ tín chỉ (required units) có làm lễ Ra Trường không? Tín chỉ ở đây có thể là Tín Chỉ Lục Cá Nguyệt (semester units) hay Tín Chỉ Tam Cá Nguyệt (trimester Units).Tùy trường duyệt xét nếu SV đó chỉ thiếu vài ba tín chỉ ngoài major chính thì trường có thể cho làm lễ Commencement này nhưng BẰNG thì phải đợi SV đó học thêm đủ số tín chỉ còn thiếu nộp lại cho trường thì trường mới gửi bằng về sau. 
Có trường sẽ NIÊM YẾT (post) tên các SV đủ tiêu chuẩn mãn khóa vào cuối học kỳ của học kỳ cuối cùng [semester 6 tháng hay trimeter 3 tháng] của SV đó trước khi làm lễ COMMENCEMENT.
   Nhưng có trường hợp khác hơn, sau khi dự lễ COMMENCEMENT xong các sv tiếp tục về các phân khoa dự lễ phát bằng luôn tại đây- ví dụ Đại học Stanford California-  trong ngày có sự  chứng giám của gia đình bè bạn. 

                    
con trai út của ĐHL tại Đại Học Stanford 2013 sau lễ Commencement tiếp tục về phân khoa để nhận bằng 



















Hoặc có trường đại học lại cho các phân khoa làm lễ ra trường từng phân khoa một tổ chức xen kẻ nhau tại hội trường hí viện của trường đại học đó.  Nếu muốn dự lễ Commencement thì tất cả phải đợi vào dịp cả trường làm chung một lần vào cuối tháng 5 tây hay vào tháng 6 như đã nói trên -ví dụ đại học San Jose State University.

 Phân Khoa Computer Science tại đại học SJSU  vẫn có thể tổ chức lễ tốt nghiệp -graduation riêng cho phân khoa mình và cấp bằng cho sinh viên tốt nghiệp.
Hình:  con trai đầu tác giả đang nhận bằng Master Computer Engineering tại  Hí Viện của Đại Học San Jose State University (SJSU) vào mùa thu 2011 

***

Dù sao đi nữa, sự thật hiện nay khó ai chối bỏ rằng Hoa kỳ là nước có lượng sinh viên nước ngoài vào với diện du học đông nhất thế giới và số lượng sv không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây .


  Tổng số SV quốc tế du học tại Hoa kỳ tài khóa 2019-2020

có tới 1,075,496 SV quốc tế học tại Mỹ, chiếm 4.6% tổng số SV đại học tại Hoa Kỳ. Hơn một nửa là SV đến từ Trung Hoa và Ấn Độ. 

Riêng VN theo BBC tính đến tháng Sáu năm 2022 có tới 23,809 du học sinh VN du học tại Hoa Kỳ, xếp hạng 6 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Hàn, Canada và Brazil

***

TIỆC TÙNG CHO LỄ RA TRƯỜNG



                         con trai út tác giả (không đeo kiếng) tại bữa  tiệc dành cho các SV, tổ chức tại phân khoa Computer Science  trước ngày COMMENCEMENT của Đại Học Stanford 2013


      NHÌN CHUNG các trường công lập tại Mỹ  eo hẹp ngân sách hơn trường tư thục (private school) nên lễ Ra Trường tại các trường công không thấy có tiệc mừng.

Riêng tại các trường tư ít nhất có 2 tiệc mừng:

 * tiệc dành cho các SV tân khoa thuờng tổ chức tại phân khoa

 ** tiệc chung lớn hơn dành cho tất cả phụ huynh SV và trường tổ chức đại sảnh hay tại quảng trường lớn hơn 

Hai tiệc này được tổ chức trước ngày COMMENCEMENT. Sau lễ COMMENCEMENT , sv về lại phân khoa nhận bằng cũng có đãi ăn uống nhẹ hơn vui chơi nói chuyện chụp hình lưu niệm trước khi chia tay ra về.


Mỗi phân khoa thường có tiệc riêng dành cho các SV của phân khoa mình trước ngày COMMENCEMENT

Trước ngày Commencement có tiệc dành cho toàn thể phụ huynh các tân khoa của toàn Trường  tại quảng trường Đại Học Stanford

                                                                             *****
Sinh viên sau khi ra trường cử nhân bachelor (under graduate) có thể tiếp tục học -cao học(graduate), hậu đại học (post graduate/ doctorate), hậu tiến sĩ (post - doctorate) ra sao và bao lâu?

   Sau khi ra trường cử nhân SV thuờng tiếp tục học thêm. SV Có thể tiếp tục học lên một cấp tức là cao học -graduation school -để tốt nghiệp bằng thạc sĩ ( master degree) cùng trường hay trường khác. Nhưng muốn học thạc sĩ phải qua buổi phỏng vấn tại trường thu nhận. Thông thuờng ít có SV  nộp đơn tại trường mình mà nộp tại nhiều trường khác nhau để đợi phỏng vấn và đi học trường mới. Theo ý kiến của các SV thường có ý hướng thay đổi cầu tiến hơn là 'ru rú' ở một trường. Rất ít SV học một mạch từ cử nhân cho đến Tiến Sĩ cùng chung ở MỘT TRƯỜNG.

Sau thạc sĩ, nếu SV muốn học thêm tiến sĩ (doctorate degree) tức là post graduation school  tất nhiên phải xong bằng Master degree cùng  thi xong các khóa thi nhập môn đòi hỏi của ngành mà SV đó chọn với điểm số pass cùng khá và giỏi để đi tới các buổi phỏng vấn do các trường đó ra buổi hẹn.
 
Một vài ví dụ các khóa thi NHẬP MÔN cho các ngành:

 LSAT (Law School Admission) sẽ ra  TS Luật Khoa JD
MCAT (Medical School Admission test) cho Y khoa BS (MD)
DAT (Dental School Adimission Test) cho Nha khoa Bác sĩ DMD, DDS
 PCAT (Pharmacy College for Admission Test) cho Dược Sĩ Pharmacist  v.v..


  Sau phỏng vấn pass để vào trường hậu cao học -post graduation school- sv sẽ có thêm 4 năm ra bằng tiến sĩ -doctorate degree- ví dụ MD -general medical doctor dành cho bác sĩ toàn khoa hay tổng quát

. Sau khi nhận bằng Tiến Sĩ Y Khoa (medical doctorate)  tổng quát, tân khoa này phải qua ít nhất 3 năm residency bắt buộc và muốn học thêm chuyên sâu (specialist- post doctorate degree) sẽ cần tối thiểu là 2 năm nữa.
Lấy thí dụ, một bác sĩ y khoa có thể tốn thời gian tại đại học và sau đại học là:
4 under graduation school+ 2 graduation school / master  + 4 post graduation school /doctorate + 3 residency+ 2 specialist  = 13 đến 15 năm
mới trở thành một MD thực thụ


RESIDENCY requirement ra sao?

LUẬT BẮT BUỘC NỘI TRÚ (residency requirement) - Nội Trú THỰC TẬP SAU KHI RA TRƯỜNG 

Luật Hoa Kỳ bắt buộc  tân khoa ngành y hay nha Luật cùng một số ngành khác muốn hành nghề sau khi ra trường bắt buộc phải qua lớp nội trú thực tập (residency requirement) / nội trú thực tập. Luật này áp dụng luôn cho các cá nhân tốt nghiệp quốc tế.
Tân khoa sau khi nhận bằng TS (y khoa hay nha khoa, Luật ) có nghĩa rằng tân khoa đó phải tìm bệnh viện và một trung tâm y tế công lập chấp nhận làm việc sau khi ra trường theo luật của Mỹ còn gọi là Residency Requirement từ tối thiểu 3 năm hay 5 năm nếu có học thêm chuyên ngành. Nếu ra trường có TS Y Khoa  nhưng chưa được nơi nào chấp nhận làm residency thì chưa có thể gọi là BS Y KHOA thực thụ (MD)

Tuy nhiên có ngành như Dược và Luật  nếu đã hoàn thành đầy đủ chương trình học thì không cần Residency

Trái lại EdD tuy là một TS về ngành giáo dục (doctor of Education) lại cần 2 năm residency. (Ph.D of Education khác với Doctor of Education/EdD )

RA TRƯỜNG TS VÀ HẬU TS phải làm gì để làm việc tại Mỹ

Dù tốt nghiệp TS Y, Nha, Dược, Luật ... nào luật của Hoa Kỳ phải thi lấy BẰNG HÀNH NGHỀ TIỂU BANG (State Board) mới được phép làm việc.

Bác Sĩ chuyên ngành kh'ac học bao lâu?

  SV sau tốt nghiệp đại học /cử nhân 4 năm (undergraduate) các sv có thể đi thẳng vào ngành y chuyên khoa ví dụ : tai mắt mũi họng v v...với điều kiện phải pass qua MCAT +  phỏng vấn pass
với thời gian 4 năm nữa là ra các chuyên khoa này ra trường vói cấp độ doctorate degree-như vậy một bác sĩ chuyên ngành này có tối đa 8 năm nhưng không có bằng MD General tức là 

 Bác Sĩ Toàn Khoa 

Bác Sĩ Nha Khoa (Nha Sĩ)


    Sau khi tốt nghiệp cử nhân 4 năm với cùng thi pass DAT tức là Dental Admission Test cùng phỏng vấn đậu sv sẽ vào trường nha khoa thêm 3 năm nữa mới có DDS (Doctor of Dental Surgery ) hay có bằng Nha Sĩ khác như DMD (Doctor of Dental Medicine) tổng cộng 7 đến 8 năm

TS Dược khoa/ Doctor of Pharmacy- PharmD (Dược Sĩ)

  Sau khi SV vào đại học 4 năm, 2 năm sau nếu muốn đi dược  có thể bắt đầu đi thi pass PCAT tức là Pharmacy College Admission Test và sau khi qua cử nhân 4 năm sẽ apply đi phỏng vấn vào dược. Nếu pv pass sẽ vào trường dược học thêm 3 đến 4 năm nữa tổng cộng tối đa  là  8 năm/




Lễ Ra Trường (graduation ceremony) tại trường Đại Học Y Khoa Harard Thành Phố Boston MA, khóa 2016   Đại Học Y khoa và Nha Khoa Harvard - gồm tổng cộng  200 tân TS Y khoa (Doctor of Medicine) &
tân khoa nha sĩ DMDs (Doctor of Dental Medicine) vào ngày 26/5/2016 

trái  lại lễ Commencement cho toàn trường Đại Học Harvard tổ chức tại Harvard Yard thuộc thành phố Cambridge MA


có điều lưu ý trường Y Harvard không có khoa dược -Doctor of Pharmacy (PharmD)

Commencement tại Đại học Princeton khóa năm 2020
         Commencement tại Yale University 20/5/2022

                                                     
                                                       *****
So Sánh ra làm Sao Giữa Các Tiến Sĩ ?

  Chúng ta sẽ đi tới một thắc mắc ông A cũng TS và bà B cũng TS cùng 2 ngành khác nhau (hay cùng một ngành) - thế thì hơn thua nhau cái gì đây?


Điều hơi khó trả lời; nhưng có huớng giải thích đó là degree:

    ví dụ: 1 bác sĩ toàn khoa General Medical Doctor +specialist có degree của  4 năm (undergraduate) +2 năm (graduate) + 4 năm (post graduate)+  3-5 năm (post doctorate /for specialist) =13-15 năm s
ẽ cao degree hơn 1 bác sĩ đi thẳng từ đại học 4 năm vào chuyên ngành  như Optometric Doctor/ BS mắt -Osteopathic Doctor / BS chỉnh hình hay nắn xương -Otolaryngology Doctor / BS tai mũi họng... có degree =  4 năm (undergraduate)+ 4 năm (graduate +doctorate).

Có thể đây là lý do tại sao tại các giám đốc Bệnh viện là các BS toàn khoa (Genderal Doctor) trong khi các bác sĩ chuyên khoa như BS tai mắt mũi họng, BS chỉnh hình chỉ làm tại các khoa. Lý do là BS giám đốc có degree cao hơn. Có BS giám đốc ngoài bằng General Doctor ra, họ còn có thêm một Ph.D về y khoa nữa.

                                               *****

Học & Chi Phí-TUITION tính trung bình một năm.
Theo cập nhật chung tiền tốn kém bao luôn học hành, ăn ở và đi lại, gom chung

CẬP NHẬT BÌNH QUÂN TOÀN HOA KỲ
  • $17,930 ( học sinh trường Cao Đẳng hay còn gọi là Đại Học Cộng Đồng -community college) 
  • $25,890 ( Đại HỌc Công Lập cho SV thường trú của tiểu bang -in-state students at a four-year public college)
  • $41,950 (SV ngoài tiểu bang vào học --out-of-state students at a four-year public college)
  • $52,500 ( SV  4 năm Undergraduate của các trường Đại Học Tư thục Tại Mỹ private non-profit four-year college)

CẬP NHẬT RIÊNG BIỆT KHÁC

Học phí 
& chi phí trung bi`nh toàn niên cho sinh viên 4 năm đầu đại học tức là under- graduate sẽ tốt nghiệp cử nhân -baccalaureate- tại Hoa kỳ khác nhau . Cao nhất là trường tư rồi đến trường công
ví dụ
 -Học phí cho 1 năm sinh viên cử nhân nội trú tại đại học Harvard dao động từ 59,950 usd đến 65,150 USD/ năm

  -Học phí một năm cho sinh viên cử nhân nội trú tại đại học Stanford hiện nay là khoảng 60,749.usd / năm
   -Học phí sv nội trú tại đại học công San Jose State University hiện nay là 24, 223 USD/ năm

Ngoài ra các SV cao học, hậu đại học còn trả học phí phải trả cao hơn.

 Còn thêm một điều chúng ta phải để ý tới  chính sách đối với tình trạng cư trú RESIDENCY của sv (resident hay nonresident out of state trong hay ngoài tiểu bang tới học) học phí đối với sv trong tiểu bang, ngoài tiểu bang kể cả sv quốc tế có chênh lệch nhau cao.

Tiền học trên áp dụng căn bản cho sv thuờng trú residency thôi. Nói chung tùy theo chính sách (policy) của trường đó. 


========================================  

 


Bằng Ph.D là gì?


Ph.D là tiếng tắt từ Tiến Sĩ Triết Học (doctor of philosophy) đây là bằng cấp vừa học thuật vừa có thể là chuyên môn mà người có bằng Ph.D này hội đủ điều kiện để dạy lại môn mà họ học tại đại học hay làm việc ở lĩnh vực này.  Từ Philosophia theo nghĩa đen là “yêu thích sự thông thái” , ngày nay Ph.D  áp dụng cho sinh viên đeo đuổi  nghiên cứu cho kiến thức trong một chuyên môn


Ph.D (Doctor of Philosophy) là bằng cấp sau đại học được công nhận toàn cầu do các trường đại học hay các tổ chức giáo dục tương đương đại học cấp cho các ứng sinh đã có luận văn (essay) hay luận án (thesis) dựa trên nghiên cứu sâu rộng và nguyên gốc của họ trong môn mà ứng viên đã chọn.  Ph.D thường theo sau văn bằng thạc sĩ  nhưng có một số đại học cho phép sinh viên đi học thẳng lên Ph.D từ bằng cử nhân. Một số đại học có quyền hạn 'theo dõi nhanh' để công nhận từ bằng thạc sĩ lên Ph.D miễn là có đủ điểm, kiến thức và kỹ năng nghiên cứu cần thiết. 



Thông thường Ph.D cần tới ba đến bốn năm NGHIÊN CỨU TOÀN THỜI GIAN, sinh viên hoàn thành phần quan trọng của nghiên cứu dưới dạng luận án hay luận văn.  Theo truyền thống của các trường đại học nổi tiếng đào tạo Ph.D trong khuôn viên trường với sự giám sát nghiêm ngặt. Nhưng hiện nay các nghiên cứu sinh dưới dạng học trực tuyến  hay bán thời gian cũng có thể có được bằng Ph.D.



10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU TẠI HOA KỲ  NĂM 2021- 2022


Theo Trung tâm Xếp Hạng Đại Học Quốc Tế (Center for World University Rankings / CWUR), một trung tâm hàng đầu cung cấp dữ liệu so sánh -xếp hạng -cố vấn v v... cho các đại học toàn thế giới. Trung tâm này còn cung cấp tham vấn về chính sách cũng như các lời khuyên cho các chính phủ cũng như các đại học để thăng tiến chính sách giáo dục cùng lợi ích hay phương hướng về nghiên cứu

Từ năm 2012 Trung Tâm CWUR đã công bố nhiều thang bậc so sánh các đại học toàn thế giới

CWUR có trụ sở đóng tại United Arab Emirates (UAE)
website:


BẢNG XẾP HẠNG 10 ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU TẠI HOA KỲ NIÊN KHÓA 2021-2022




 COMMUNITY COLLEGE: ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG 


hình kỷ niệm
tác giả đang đứng trước Mission College, trường đại học cộng đồng thành phố  Santa Clara, tiểu bang California (2009)

      Trường đại học cộng đồng/ COMMUNITY COLLEGE tức là trường Cao Đẳng là một hệ trường học trên trung học và dưới đại học. Trường này đào tạo cá sinh viên ra trường với chứng chỉ cao đẳng  2  năm Associate of Science (AS) hay Associate of Art (AA). Ngoài ra đại học cộng đồng còn cấp các chứng chỉ riêng môn (certificates) cho sinh viên không học trọn vẹn toàn khóa để có bằng Cao Đẳng thực thụ như các sv hai năm khác. Ngành nghề ra trường tại đại học cộng đồng sẽ tương đương với technician tức là chuyên viên kỹ thuật, không thể ngang hàng với kỹ sư của đại học 4 năm được.

Đại học cộng đồng  có giá học phí rẻ hơn nhiều so với các trường đại học công lập và tư thục như vừa nói ở trên. Đối với Tiểu bang California là một nơi có nhiều đại học cộng đồng nhất; Cali có trên 116  trường đại học cộng đồng community college.

Trường đại học cộng đồng thu nhận tất cả loại tuổi, kể cả học sinh từ các trường trung học ai không đủ tiêu chuẩn cao để đi thẳng vào đại học chính thức. Tuy nhiên do lợi ích kinh tế, tiết kiệm tiền, cũng có một số học sinh trung học có thể học 2 năm đầu tại đại học cộng đồng do giá học phí rẻ hơn và 2 năm sau họ có thể transfer vào đại học để học tiếp thêm 2 năm nữa và sẽ hoàn thành bằng cử nhân (bachelor) 4 năm.

 (undergraduate). Các SV từ VN hay nước khác du học tại Mỹ, phần nhiều các năm đầu thường ghi danh vào đại học cộng đồng này.  Các du học sinh học ở đây 2 năm đủ tín chỉ sẽ transfer lên đại học và học thêm 2 năm nữa. Trường Community College dành cho sv lớn tuổi từ các trường tráng niên và người lớn kể cả già tuổi hay 'lỡ thời lỡ vận" khác. Người vừa thất nghiệp, mất việc, đi học lại tăng kiến thức  để chờ công việc mới. Các người ngoại quốc gia đình mới nhập cư... Các sv tại community college đều có thể có trợ cấp Bộ Giáo dục (pell grant) nếu nghèo. Trợ cấp này cũng dành cho người có thẻ xanh cũng như công dân Mỹ . ( trợ cấp Liên Bang gọi là PelGrants  cộng thêm trợ cấp tiểu bang đều dành cho sv  trường cộng đồng không kể tuổi tác tùy theo hoàn cảnh và số lượng năm học hay tín chỉ yêu cầu).  

hình: San Jose City College và Evergreen College là hai trường đại học cộng đồng tại TP San Jose có sv Viêt Nam đông nhất

San Jose City College 
SAN JOSE EVERGREEN Community College

De Anza College tại TP Cupertino (kế cận San Jose) cũng có số lượng SV Việt Nam đông nhất


    Như đã nói trên, Bằng cấp ở đại học cộng đồng cao nhất là bằng Cao Đẳng ( Associate Degrees -AS / Associate of Science & AA/ Associate of Arts ). Các chứng chỉ -certificate- cho ai chỉ học vài lớp chuyên ngành trong community college- người học certificate (chứng chỉ) cũng ra trường Cộng Đồng  chỉ có áo, nhưng không đội mũ; chỉ sinh viên nào hoàn tất một trong hai bằng tốt nghiệp AA hay AS mới đội mũ. Sau 2 năm có thể chuyển lên đại học (transfer)  sau khi ra trường Đại Học 4 năm này các bachlors sẽ chính thức để lấy bằng cử nhân (bachelor) 

Chỉ riêng tại tiểu bang California ngoài con số 116 đại học cộng đồng như vừa nói còn có thêm 23 trường đại học cấp tiểu bang (California State Universities /CSUs) còn có Trường Đại Học UC công lập nổi tiếng (Universities of California /UCs) ngoài ra phải kể thêm  83 trường cao đẳng và đại học tư thục trong đó có nhiều trường nổi tiếng.

Nếu tổng cộng toàn bộ, chúng ta có thể tưởng tượng ra hệ thống  giáo dục vĩ đại của Hoa Kỳ. Từ đó, chúng ta không ngạc nhiên khi nền giáo dục Mỹ bao lâu nay vẫn tiếp tục hấp dẫn phong trào du học quốc tế đông đảo tới đất nước này./.

ĐHL  biên soạn và  edit

4/5/2022