TUYỂN TẬP HOMELESS CỦA ĐINH HOA LƯ
HOMELESS là tệ nạn xã hội trong lòng các nước phát triển hiện nay. Một tình trạng kinh tế xã hội khó khăn càng lúc càng khó giảm thiểu. Có rất nhiều trường hợp đưa đến tệ trạng homeless, nhất là Hoa Kỳ. Các chuyên gia về xã hội học, chính trị học, hoạt động xã hội càng lúc báo động về tình trạng bi quan này. Các tổng thống Hoa Kỳ, Lập Pháp Mỹ đều tung ra nhiều trợ giúp tài chánh hầu giúp và giảm thiểu tình trạng vô gia cư...
Rủi thay, hậu quả Đại Dịch Covid-19 càng đưa số homeless cao thêm. Các thành phố lớn tại Mỹ đang 'vật lộn' đối phó vói tình trạng người homeless lang thang, tụ tập khắp nơi. ví dụ bảng dưới đây
- New York City, New York.
- Los Angeles and Los Angeles County, California.
- Seattle and King County, Washington.
- San Diego and San Diego County, California.
- San Jose, Santa Clara and Santa Clara County, California.
- Người ta ước đoán gần 600,000 người tại Mỹ đang lâm vào tình trạng vô gia cư.
Người Homeless Bên Góc Đường Cua Trái
Bây giờ họ chính thức liệt vào trong danh sách 48 người vô gia cư đã chết trên đường phố, được tưởng niệm, được cầu nguyện cho những người giã từ cõi thế từ một cái quận mà lợi tức bình quân lên đến 91,000 đô la một năm (David E. Early--Mercurynews)...
-Cho tiền họ làm gì, chỉ biết đi mua thuốc hút thôi
-Có khu ở cho người homeless chứ, nhưng họ "ưa đi lang thang thôi"
Gần Giáng Sinh thiên hạ tất bật lo làm cho xong công việc tại hãng xưởng, công ty trong mấy ngày cuối năm để sửa soạn nghỉ dài hạn. Từ freeway 680, dòng xe dài lê thê phía góc đường quẹo trái. Ai cũng nôn nóng chờ dấu hiệu mũi tên xanh lóe lên rồi nhanh chóng nhập vào con đường King đông đúc xe cộ.
Dòng xe chúng tôi quẹo trái. Đèn sẽ tiếp tục vàng và ĐỎ. Vài chiếc xe khác tiếp tục đợi chờ. Con người khốn khổ kia lại tiếp tục đi lên - xuống; tấm bảng carton đã sờn góc, trước ngực gã. Đôi mắt kia sẽ gắng nhìn thẳng và chắc hẳn sẽ mệt mỏi hơn...
NGƯỜI ĐÀN BÀ HOMELESS CHÂN TRẦN
XÓT XA CHO HÌNH ẢNH MỘT KẺ QUA ĐƯỜNG
San Jose 18/12/2020
ký sự một lần đi chợ trong mùa Covid
Ghé Siêu Thị Maxim cạnh đường góc đường Story-McLaughlin, tôi chỉ mua vài hộp sữa rồi vội về nhà ngay. Lái xe đi đâu, tôi cũng ‘chớp nhoáng’ do chính quyền đang ra lệnh ở tại nhà do Covid bùng phát mạnh ở California.
Mấy chiếc xe trước tôi đang vào lane quẹo trái; chúng đang từ từ chạy chậm lại, tôi cũng vậy do có bóng một người homeless đang chầm chậm đi băng qua đường một cách vô hồn…
Một người homeless- khỏi cần nhìn lâu tôi đã biết ngay. Có điều lạ người này cúi gầm đầu đi từng bước ngắn và chẳng cần biết xe cộ đang chạy? Dỉ nhiên, không ai bảo ai đều chậm hẳn lại. Tôi nối đuôi đi theo mấy chiếc trước tôi. Người đó dừng ở lằn ranh giữa đường. Đầu vẫn cúi xuống thật thấp, như lầm bầm nói cái gì...
Xe tôi tới gần, tôi mới nhận ra: đó là một người đàn bà da đen. Tôi nhận ra khuôn mặt đen muồi, nhô ra khỏi cái mũ của cái áo đang trùm kín đầu. Cặp môi dày trắng bệch, hình ảnh của khuôn mặt có làn da đen cháy và nay trong trời lạnh giá cặp môi nó càng tái hơn. Bộ áo quần lượm ở đâu, cái áo ấm có mũ tương phản vớicái xà rông đen phủ tận gót chân. Tôi chợt xót xa. Thật vậy, một niềm xót xa đến bất chợt, rất nhanh qua mắt tôi. Một sự thương xót như làn điện chạy xuyên suốt vào lòng. Hình ảnh homeless thì tôi gặp hoài, nhưng hôm nay nó lại khác. Do đây là lúc tôi nhìn ra con người bất hạnh chẳng có đôi giày nào. Hai bàn chân đen nhô ra khỏi phần cuối cái xà rông, một bàn chân lê lết trên một chiếc dép hai quai, còn chân kia chẳng có dép, đi trần? Kiểu quần xà rông như vậy, tôi thầm nghĩ có thể người này từ Phi Châu mới nhập cư vào Mỹ, nhất là màu đen của làn da tôi có cái cảm nhận nó khác với làn da đen của những người Mỹ đen chính gốc tôi năng gặp.
Trời hôm nay lạnh quá. Buổi sáng mái nhà có đá đông trắng. Xe tôi phải warm ít phút trước khi đi chợ. Nhưng người đàn bà homeless này đang lê từng bước chân trần trên nền đất lạnh giá. Còn một tuần nữa là GIÁNG SINH 2020.
Trong lòng tôi chợt cảm nhận một nỗi bàng hoàng, thương xót thật sự. Tôi chắc chắn người này đang mắc bệnh thần kinh. Bà ta đang điên loạn nên thần trí không còn cảm nhận không còn điều khiển được nỗi đau thể xác. Nhiệt độ lạnh chắc chắn đang giết dần từng tế bào từ bàn chân trái của người homeless bất hạnh này hôm nay. Bà da đen này đang loạn trí. Có thể sau bao ngày tháng, đói khổ dày vò, bà từng lê bước chân đi khắp con phố San Jose này, những bước chân vô định khi ngày tháng mùa đông lại ập về...
Những người homeless chưa điên họ còn có phương cách kiếm sống. Họ còn tỉnh trí để đứng tại các góc đường, những lane quẹo trái như bên trái của xe tôi đang đợi đèn xanh như hôm nay. Thời gian xe ngừng là họ đứng ở giữa tay cầm cái bảng
“HOMELESS PLEASE HELP. GOD BLESS YOU”
hay một câu gì khác vậy ...một ngày như thế họ có thể được vài kẻ hảo tâm cho ít đồng sống qua ngày. Nhưng người đàn bà da đen này không như vậy. Bà ta chỉ lẩm bẩm, đầu cúi thật thấp, chỉ hơn vài phút bà ta lại lửng thửng đi qua bên kia. Cả đoàn xe bên lối kia hốt hoảng vội thi nhau dừng lại…
Quý bạn đọc cũng biết. Lái xe bên này đâu phải muốn dừng lại làm gì thì làm. Tín hiệu đèn nổi lên là tiếp tục chạy. Một người homeless bình thản băng qua đường, chẳng cần nhìn chẳng cần biết xe cộ là gì?
Phải không? Phải chăng quá đau khổ, quá rét lạnh những lớp người đau khổ này có thể âm thầm mong ước chiếc xe nào, hay ai đó có thể giúp ‘hóa kiếp’ cho họ một cõi lầm than.
Những tháng ngày khổ đau, cũng là một kiếp nhân sinh nhưng sao quá đoạn trường.
Hoa Kỳ, miền Đất Hứa trải qua một năm trời Dịch Bệnh và tranh chấp chính trị. Uy Quyền và chức vị ở nơi đó thủ đô Hoa Lệ có những chính khách đang say sưa trong tranh chấp bất tận nhưng trước mắt tôi một cảnh tượng có thực đau lòng hiện ra trước mắt:
NGƯỜI ĐÀN BÀ CHÂN TRẦN, CÚI ĐẦU ĐI TRONG GIÁ BUỐT. CŨNG LÚC NÀY ĐÂY CÁC GÓC ĐƯỜNG DẪN VÀO FREEWAY 101, CÁC TẤM BẠT CỦA NGƯỜI HOMELESS NGỦ TRONG ĐÊM VẪN PHẬP PHỒNG TRONG NGỌN GIÓ MÙA ĐÔNG …
ĐHL 18/12/ 2020
Pho Tượng Homeless
Ngày 4/12/2014 thành phố San Jose bắt buộc đuổi cái làng Homeless "bất đăc dĩ' tại trung tâm thành phố, để quét dọn. Hiện nay nguòi ta đã xây dựng hàng rào ở đây Hiện nay 'Làng Homeless" hay còn gọi là "homeless jungle" bị giải tán.
Nhưng số mấy trăm người homeless này chẳng 'biến' đi đâu? họ phân tán khắp các gầm cầu, các góc đường dẫn ra xa lộ, rải rác các góc nào hơi kín đáo là họ ẩn nấp. Từng nhóm 5 hay 7 người thôi. Cảnh sát không thể nào dẹp hết?
Homeless sau vụ "tập trung' này lại tiếp tục lang thang khắp San Jose, tiếp nối với San Francisco, Los Angeles cùng hàng trăm thành phố khác trong nước Mỹ tạo thành một 'điệp khúc ' bi ai, nhức nhối thách thức xã hội Hoa Ky`.
================
Nhũng lần trời sắp tối khi lái xe chui qua gầm cầu giao lộ freeway 680 cắt Capitol Avenue, hình như lúc nào tôi cũng thấy một người homeless 'ngủ ngồi' ngay trên lề đường bên phải .
Tôi gọi cái gầm cầu do con đường Capitol Avenue xuyên qua cái hang này phía trên là freeway chứ không có con sông nào cả. Những ngọn đèn điện màu vàng trên những chiếc cột điện cong cong, hình dáng kiểu Paris mà thành phố vừa tân trang xong bên trong cái gầm cầu, đang soi rõ hình ảnh người homeless hàng ngày tôi ngang qua.
Ông ta quấn chiếc mền bông dày quấn quanh người. Tôi chỉ thoáng nhìn được một khuôn mặt màu da đồng nâu, da thịt như phồng lên, hai mắt nhắm nghiền. Một khuôn mặt nửa giống người Mông Cổ, nửa giống người Da Đỏ bản xứ, chẳng phải là người Mỹ da Đen. Có điều tôi tin chắc, ông ta không phải là người Việt Nam.
Thật ra, mỗi lần lái xe ngang cái gầm này, tôi chẳng bao giờ thấy ông mở mắt. Qua bao đêm ông từng ngồi đây, trong cái gầm cầu, nơi trú ẩn an toàn. Tôi tự hỏi, không biết ông ta ngủ hay thức, có suy nghĩ gì không? Trước mắt, hinh ảnh một con người trong tư thế ngồi bất động trên chiếc ghế lượm đâu đó. Một cái mền bông nhiều lớp bao quanh người, thế thôi. Quái lạ! bao lâu rồi người này vẫn chiếm lối đi bộ qua cái gầm này, thế mà chẳng có ai làm phiền ông, cảnh sát chưa bắt đi đâu? Thật là một điều may.
Người không nhà này đang ngủ chăng? Có thể chuyện ngủ đối với ông quả quá chắc thừa mứa. Thời gian trong tư thế như vậy, theo tôi ông ta đã tự biến mình thành "Một pho tượng homeless" làm gì cần ngủ nữa? Tôi tự ví von như thế.
Ban ngày, có khi ông ta lại ra ngồi dưới lùm cây cạnh cái gầm này. Ban đêm ông lại lê chiếc ghế vào trú lại trong gầm. Cạnh lùm cây, có chiếc xe đẩy siêu thị, bên trong đầy ắp những thứ linh tinh, rác rưởi. Giang sơn của kẻ không nhà chắc chắn là đây.
Có thể hình ảnh này đã quen mắt với mọi người lái xe qua đây, nên chẳng ai dừng lại hỏi han. Từng tiếng xe xuôi ngược, liên tục suốt ngày nhưng chẳng bận lòng, chẳng làm ông phiền lòng. Người không nhà này đã tự hóa thân thành một "pho tượng đá " chai lì, vô hồn. Lúc ông ta ngồi cạnh lùm cây, ánh sáng ban ngày giúp tôi nhìn người này rõ hơn. Ông ta nhắm mắt như đang ngủ. Một khuôn mặt trương phồng, vàng cháy, do sống lâu ngày không tắm gội cùng nắng gió. Tôi có thể miêu tả thứ da mặt kia như 'phủ một lớp đồng đen', xen kẻ những khoang sẹo sần sùi. Lạ thật? tôi cho rằng khuôn mặt này giống người Eskimo sống vùng Bắc Cực. Một chút tưởng tượng, tôi cứ tạm cho ông ta chỉ là một "pho tượng đồng đen", quái dị, ai nghịch ngợm quấn làm một hình nhân homeless trong ngày Lể Ma Quỷ- Halloween- hàng năm vậy.
Chắc hẳn con người bất hạnh này phải có lúc đẩy chiếc xe đẩy kia đi xin đâu đó nhưng tôi không có dịp chứng kiến đó thôi. Xong việc, ông ta lại về lại lùm cây 'cố hữu' này. Lại ngồi yên, bất động, đợi tối lại mở mắt, rút vào gầm cầu trú qua đêm.
Có ai đó sẽ thắc mắc:"Tại sao không dừng lại, cho ông ta vài đồng?" vâng, câu hỏi này có lý, nhưng tôi không dám dừng xe. Ở Mỹ này cái gì cũng "ngại , phòng," khi ngôn ngữ bất đồng. Lỡ có gì thì sao, ai biết được? ví dụ ...mà thôi, tôi đã có dịp rồi:
Tuần kia, vừa ló xe ra gầm cầu tôi thấy một người vừa cho ông ta cái gì đó xong đang vội trèo vào xe và rồ máy chạy. Tôi an tâm, tấp vào y như vậy xong bước nhanh tới gã trao vội mấy đồng bạc. Miệng tôi chỉ kịp nói chữ Hello thôi. Ông ta cũng lí nhí, hình như tiếng cám ơn thì phải? Tay đang xếp lại cái mền bông, mặt ông ta chẳng cần nhìn tôi khi chìa tay ra cầm vội mấy đồng tôi tặng. Tôi vội lái xe chạy ngay, chẳng dám hỏi han gì. Mắt tôi chỉ kịp thấy ông ta là một người cao lớn, to con. Dưới chân người này, cái hộp cơm mua từ tiệm fastfood gần đó, ăn xong trống rỗng.
============
Tại trung tâm thành phố San Jose, vùng gia đình tôi ở, cảnh 200 người vô gia cư đang tạm chiếm một khu rừng nhỏ cạnh công viên Vườn Nhật làm nơi trú ngụ, đang gây bế tắc cho chính quyền. Thành phố San Jose khó lòng "đuổi một tập thể người" đông như vậy. Nhưng đuổi họ đi đâu? Nếu đuổi một vài người thì tại sao không đuổi hết ? đó là bất công, và cũng không được! Khu homeless "bất đắc dĩ" này hai năm nay đang trở thành một đề tại nóng bỏng cho báo chí đia phương , và khó khăn cho thành phố trong lúc kinh tế khó khăn, ngân sách thâm hụt.
==============
Người homeless tôi miêu tả hôm nay có thể gặp may. Một mình ông ta lanh quanh chỗ này, vì lẻ loi lai không làm phiền ai , không làm "nhức mắt" dân cư qua lại như khu rừng homeless 200 người tôi vừa đề cập trên chăng? Có thể tôi nói đúng, cảnh sát qua lại đây bao nhiêu lần rồi, họ làm lơ như không thấy. Thủ tục bắt người, đưa người về nơi nuôi dưỡng cũng lắm nhiêu khê. Thật ra, các trung tâm xã hội cho người vô gia cư đã đầy quá rồi, và ngân sách càng lúc càng ít đi, mấy ông cảnh sát họ làm lơ là vậy.
Tôi chợt nhận ra người vô gia cư này có một cách sinh hoạt khá LẬP DỊ khi tôi so sánh với những người không nhà hàng ngày đang đẩy xe lang thang khắp nơi trong thành phố San Jose này. Ngày lại ngày, "pho tượng homeless" này ngồi yên ở hai vị trí rất gần nhau: một dưới gầm cầu này và hai là dưới lùm cây kia. Có thể đây là mái nhà thân yêu cuối đời của ông cũng nên . /.
LÃO GIÀ HOMELESS VÀ CON CHÓ CON CHIỀU ĐÔNG GIÁNG SINH
(tất cả hình ảnh đều lấy trên mạng Internet)
San Jose ngày gần Giáng Sinh không mưa, nhưng mây nhiều, làm bầu trời trở nên u ám, ảm đạm. Trời khá lạnh khi đã vào đông. Dù sao ở đây cùng còn may mắn hơn các tiểu bang khác, những nơi đó tuyết giá phủ đầy, nhiệt độ xuống thấp hơn California nhiều nên tai nạn xe cộ thuờng xuyên.
Lão giờ thôi úp hai bàn tay vào mặt. Lúc này là cơ hội cho tôi thấy được khuôn mặt lão: nhăn nhúm như vỏ xoài chín, râu mọc lởm chởm. Hai gò má xương xẩu, méo mó. Đôi mắt lão mí sụp xuống ti hí, tối sẩm. Những mảng da còn lại trên mặt lão mốc thếch do không tắm gội lâu ngày...
Tội nghiệp cho con chó cũng mang thân phận 'homeless' như chủ khi do màu lông bẩn thỉu không chút gì "mượt mà " như chó "nhà giàu"?
Con "chó homeless" này có vẻ tinh khôn; có thể có chút gì "tinh ranh" mới đúng. Tôi nghĩ vậy cũng phải. Nếu chẳng thế thì làm sao cùng lão chủ 'sinh tồn' dọc theo 'con đường gió bụi, giang hồ'? Nó lay hoay -ngó ngược nhìn xuôi- như muốn chứng tỏ với Lão lòng trung thành, bảo vệ 'cái gia tài' của chủ trong chiếc xe đẩy kia.
Trong chiếc xe đẩy kia, không biết bao nhiêu thứ vặt vảnh, nào cái mền bông dơ dáy ố vàng, nào những mớ áo quần cũ bẩn thỉu, vài ba chiếc giày méo mó sờn gót, mấy cái bao đựng lon nhôm, chai nhựa. Những thứ nhôm nhựa lão lượm hàng ngày sẽ gom lại bán cho các nơi tái chế kiếm vài đồng mua thức ăn. Có thể mấy đồng bạc này lão sẽ mua thuốc hút cho qua cơn ghiền cùng cái giá rét mùa đông chăng? Dỉ nhiên tôi không tả hết những thứ này. Đối với một đời sống bình thường, chiếc xe này nó chỉ là một 'đống rác'trước mắt tôi không hơn không kém. Giờ đây 'đống rác' này là mạch sống, là một 'gia tài bất khả phân li' của lão.
Thỉnh thoảng lão úp hai tay vào mặt nói lảm nhảm những gì không ai nghe rõ. Thực ra chẳng ai để ý tiếng lão nói, chẳng ai màng nhìn lão. Mọi người lo lên xe cho kịp giờ. Nếu mưa, lão có thể ngồi vào chiếc ghế dài trong trạm để tránh. Chẳng ai xua đuổi nhưng lão sẽ tự lo thân phận mình, cố ý ngồi xa hơn để tránh sự khó chịu cho những người đợi xe.
hình: con chó 'tốt phước'
Lão và con chó, hai 'chủ tớ' vẫn lang thang trong thành phố San Jose này qua bao mùa đông, tôi không biết được? Ngày tháng tới lão sẽ còn hòa mình với "vũ điệu trần gian" dưới 'thiên đưong hạ giới' này, nơi mà hai thái cực sướng -khổ tột cùng mãi quyện vào nhau làm thành một khúc ' bi ai ' mãi mãi cho loài người.
Khi trời quá lạnh, có những người homeless nằm chết bên lề đường, trên ghế công viên hay xó xỉnh nào đó ở ngoài các hành lang, góc chợ trong thành phố. Bao cái chết vô thừa nhận cạnh những ngôi nhà bên trong có lò sưỡi ấm áp và thức ăn dư thừa? Nhưng từ lâu chẳng ai thống kê. Thiên hạ chẳng còn ai hơi sức đâu động đến những sự thật đau lòng hay khó chịu cho những gì gọi là "lương tâm" này cả. Vấn nạn homeless đã thành bất trị và kinh niên tại các nước giàu có và sự thật này không ai chối bỏ nhưng xã hội vẫn mãi bất lực.
Xã hội đã và đang góp tay giúp dịu đi thảm nạn trong đó có những người homeless ngày ngày lang thang trên các nẻo phố nơi quê huơng mới tôi đang ở. Có xã hội nào quá toàn mỹ đâu? nơi đây nền văn hóa mới trách nhiệm cá nhân là cao nhất còn tình gia đình nghĩa vụ bà con là thứ yếu . Bởi thế , một ai đó trong xã hội này khi đã lỡ 'sa chân" thì khó lòng ngoi lên đựơc . Có thể tôi nghĩ đúng, lão già homeless hôm nay tôi đang gặp bên cạnh xe buýt này chỉ một lần "đã lỡ sa chân" vì một vấn đề gì đó và "vết dơ" nó vẫn bị xã hội lưu mãi không cho lão một cơ hội hoàn lương?
-Ôi sung sướng và êm ấm biết bao!
Chú chó con vẫn ngó láo liên làm bổn phận canh chừng chiếc xe. Thỉnh thoảng nó ngó lão như đợi chia cho một chút bánh nào? Không thấy gì, con chó lấy chân cào cào vào vài mẩu rác cạnh nó, đôi mắt đen nhánh láo liên ra dáng chăm chỉ.
Đinh Hoa Lư edition 2/4/2021
No comments:
Post a Comment