ON/OFF = AUDIO
nhớ về những đêm đông-- phố xưa quê ngoại , Quảng Trị
thằng bé bán mỳ vẫn bước chân
lang thang trong trời đông lạnh giá (1)
lang thang trong trời đông lạnh giá (1)
M ùa đông lại về,
tôi có cái thú nào hơn nằm trùm mền thật kín để lắng nghe tiếng mưa rơi
sau vườn. Tiếng tí tách của những giọt mưa đưa tôi về laị quá khứ thật
xưa, những mùa đông Quảng trị, khung trơì của kỷ niệm, của những ngày
mưa gió lạnh lẽo nhưng kỷ niệm thì thật êm đềm, một thời bé bỏng, trẻ
con.
Đã nhớ thì tôi phải nhớ những đêm đông! Làm sao tôi quên được cái mền dạ của lính nặng chịch và thật dày. Tôi thường nằm thu mình trong cái mền ấm áp đó mà nghe tiếng mưa đêm rào rạt lên khóm chuối sau vườn. Có tiếng rao bánh mỳ trong đêm, tiếng rao thoảng đưa trong gió hú đêm trường…
-mỳ ồ..mỳ nóng ồ..
Cứ thế tiếng rao của đứa bé bán mỳ rõ dần. Tôi vội tung mền bật dâỵ chạy ra đường đón mua mấy ổ mỳ đêm.
Ánh điện đường vàng vọt chiếu xuống làm phản chiếu màn mưa dai dẵng đang rơi nghiêng nghiêng theo chiều gió. Đứa bé bán bánh mỳ đi chân đất, đầu đôị chiếc nón lá cũ mèm. Mùa đông nó vẫn chỉ một cái quần đùi, tấm ny-lon ưu tiên che chở cho bao bánh mỳ khỏi ướt.
Tôi đoán là đứa bé này chắc hẳn là lấy bánh mỳ tận lò mỳ Đắc Lâp và nó đã lầm lũi đi bán rao trong mưa đêm cũng mấy tiếng đồng hồ. Bao mỳ còn lại chẳng bao nhiêu, lạ thay mấy ổ mỳ vẫn còn hâm hẩm nóng.
Mưa vẫn rơi lộp độp trên chiến nón rách, không kể ướt và lạnh nó để phần lớn miếng ny-lon choàng quanh bao mỳ cho thật kỷ. Nó như muốn chuyền hết hơi ấm của thân mình cho bao bánh mỳ. Nó chỉ mong những ổ mỳ còn lại mãi được nóng, được dòn, cho vừa lòng khách.
Tôi biết những ổ mỳ còn lại này chưa hẳn là phần lời của nó đêm nay. Và ngày mai là gạo, là cơm, là cả một trời hi vọng của mẹ của em nó đang ngóng đợi ở nhà.
Miền trung khốn khó, một Quảng trị đất cày lên sõi đá, nắng dãi mưa dầu. Những em bé đêm đêm phải đi bán bánh mỳ lấy đồng lời về nuôi mẹ nuôi em. Tôi nhớ về một thuở chiến chinh có một lớp tuổi thơ Quảng trị không được may mắn như tôi vì tôi được cắp sách ngày hai buổi đến trường, đêm về giá rét được ấm áp trong cái mền dạ lính cùng bếp than đỏ hồng.
Trong cơn mưa bất tận, đứa bé vẫn lầm lũi đi, tiếng rao trầm buồn lan trải trong không gian lạnh vắng.
-mỳ ồ..mỳ nóng ồ..
Âm thanh đó như một thứ gì tôi nghe buồn da diết, cô đơn, và chịu đựng mỏi mòn . Tiếng rao của đứa bé bán mỳ vẫn đều đặn vang lên trong màn đêm mênh mang. Rồi nó lại len lỏi qua bao con hẽm vắng, có những bóng đen đe dọa, rình rập rợn người. Nó vẫn lầm lũi đi, tiếng rao trầm đều như lời kinh nguyện cầu, của một tấm lòng hiếu hạnh, sống vì cơn đói thiếu của tình thân, của gia đình, của mẹ và em đang chờ đợi . Bầu trời đêm đông không vui như trời đêm mùa hạ; mùa có tiếng con nít chơi đùa, reo vang từ mấy con hẻm phố, hay mùa có nhiều tiếng rao của mấy o bán chè, trứng lộn, hoặc tiếng rao cuả mấy xe phở về khuya.
Mùa giáng sinh sắp đến, người ta đang đoàn tụ dưới những mái nhà ấm cúng, riêng đứa bé bán mỳ vẫn mãi bước chân cô đơn. Mùa này nó không còn thấy mấy anh học trò chăm chỉ ôn bài dưới ánh đèn đường; họ từng là khách hàng đắc ý nhất của nó. Dưới ánh đèn hiu hắt vàng vọt nó chỉ thấy một màn mưa vẫn mãi nghiêng nghiêng theo gió.
Muà đông giá buốt qua đi thì nắng lửa Hạ Lào ập đến. Lớp nhựa đường mềm nhũn ra trước sức nóng hầm hập như thiêu như đốt, thấy rõ cả những dấu dép, dấu giày hằn trên đó. Giờ đây lại là mùa để chiếc thùng 'cà-rem' màu xanh, có ghi số quằn nặng lên đôi vai gầy guộc của đứa bé. Đời nó là thế, không bao giò ngơi nghỉ, vẫn một nhịp điêụ trầm luân!
-Cà-rem nề..cà-rem mới ra lò nề..
Cứ thế, đứa bé vừa rao vừa cứ lê bước đi trên các góc phố Quảng trị. Những cơn gió lửa Hạ Lào làm lớp nhựa đường như muốn bốc hơi, không khí như sôi lên làm cảnh vật trở nên lung linh huyền ảo. NẮNG HẠ LÀO THỔI QUA LAO BẢO NHƯ THIÊU ĐỐT ĐƯỜNG PHỐ QUẢNG TRỊ
Ngày xưa có những tuổi thơ Quảng trị cực như thế đó.
Tôi chợt nhớ về một định kiến sai lầm ngày đó khi người ta phân biệt về đẳng cấp xã hội giữa giàu và nghèo . Trớ trêu thay, thành kiến lạnh lùng và tàn nhẫn này lại gieo lên những tấm thân bé bỏng gầy guộc của một lớp trẻ thơ kém may mắn đó là những đứa bé bán bánh mỳ hay cà rem - những em đó ngày cũng như đêm lang thang trên các góc phố miền trung như Quảng trị và Huế kiếm sống cho gia đình:
-"Răng? ưa đi bán bánh mỳ hay cà rem hử !?"
Lòng tôi dâng trào nỗi thương cảm cho thân phận một lớp trẻ thơ phải gánh chịu oan khiên từ ý nghĩ khắt khe của xã hội.
Nhớ về những hẽm phố mùa đông, những ngày hè nắng cháy da Quảng trị thường chen lẫn tiếng rao quen thuộc từ những thân phận ngưòi phải hứng chịu gian nan quá sớm . Nhưng cũng từ những đói nghèo và gian khổ đó, những đứa bé bán cà-rem hay bánh mỳ năm xưa tự khẳng định mình là những người con hiếu đạo có tâm hồn cao đẹp mà tôi xưa này vẫn lắng hồn khâm phục ./.
Đã nhớ thì tôi phải nhớ những đêm đông! Làm sao tôi quên được cái mền dạ của lính nặng chịch và thật dày. Tôi thường nằm thu mình trong cái mền ấm áp đó mà nghe tiếng mưa đêm rào rạt lên khóm chuối sau vườn. Có tiếng rao bánh mỳ trong đêm, tiếng rao thoảng đưa trong gió hú đêm trường…
-mỳ ồ..mỳ nóng ồ..
Cứ thế tiếng rao của đứa bé bán mỳ rõ dần. Tôi vội tung mền bật dâỵ chạy ra đường đón mua mấy ổ mỳ đêm.
Ánh điện đường vàng vọt chiếu xuống làm phản chiếu màn mưa dai dẵng đang rơi nghiêng nghiêng theo chiều gió. Đứa bé bán bánh mỳ đi chân đất, đầu đôị chiếc nón lá cũ mèm. Mùa đông nó vẫn chỉ một cái quần đùi, tấm ny-lon ưu tiên che chở cho bao bánh mỳ khỏi ướt.
Tôi đoán là đứa bé này chắc hẳn là lấy bánh mỳ tận lò mỳ Đắc Lâp và nó đã lầm lũi đi bán rao trong mưa đêm cũng mấy tiếng đồng hồ. Bao mỳ còn lại chẳng bao nhiêu, lạ thay mấy ổ mỳ vẫn còn hâm hẩm nóng.
Mưa vẫn rơi lộp độp trên chiến nón rách, không kể ướt và lạnh nó để phần lớn miếng ny-lon choàng quanh bao mỳ cho thật kỷ. Nó như muốn chuyền hết hơi ấm của thân mình cho bao bánh mỳ. Nó chỉ mong những ổ mỳ còn lại mãi được nóng, được dòn, cho vừa lòng khách.
Tôi biết những ổ mỳ còn lại này chưa hẳn là phần lời của nó đêm nay. Và ngày mai là gạo, là cơm, là cả một trời hi vọng của mẹ của em nó đang ngóng đợi ở nhà.
Miền trung khốn khó, một Quảng trị đất cày lên sõi đá, nắng dãi mưa dầu. Những em bé đêm đêm phải đi bán bánh mỳ lấy đồng lời về nuôi mẹ nuôi em. Tôi nhớ về một thuở chiến chinh có một lớp tuổi thơ Quảng trị không được may mắn như tôi vì tôi được cắp sách ngày hai buổi đến trường, đêm về giá rét được ấm áp trong cái mền dạ lính cùng bếp than đỏ hồng.
Trong cơn mưa bất tận, đứa bé vẫn lầm lũi đi, tiếng rao trầm buồn lan trải trong không gian lạnh vắng.
-mỳ ồ..mỳ nóng ồ..
Âm thanh đó như một thứ gì tôi nghe buồn da diết, cô đơn, và chịu đựng mỏi mòn . Tiếng rao của đứa bé bán mỳ vẫn đều đặn vang lên trong màn đêm mênh mang. Rồi nó lại len lỏi qua bao con hẽm vắng, có những bóng đen đe dọa, rình rập rợn người. Nó vẫn lầm lũi đi, tiếng rao trầm đều như lời kinh nguyện cầu, của một tấm lòng hiếu hạnh, sống vì cơn đói thiếu của tình thân, của gia đình, của mẹ và em đang chờ đợi . Bầu trời đêm đông không vui như trời đêm mùa hạ; mùa có tiếng con nít chơi đùa, reo vang từ mấy con hẻm phố, hay mùa có nhiều tiếng rao của mấy o bán chè, trứng lộn, hoặc tiếng rao cuả mấy xe phở về khuya.
Mùa giáng sinh sắp đến, người ta đang đoàn tụ dưới những mái nhà ấm cúng, riêng đứa bé bán mỳ vẫn mãi bước chân cô đơn. Mùa này nó không còn thấy mấy anh học trò chăm chỉ ôn bài dưới ánh đèn đường; họ từng là khách hàng đắc ý nhất của nó. Dưới ánh đèn hiu hắt vàng vọt nó chỉ thấy một màn mưa vẫn mãi nghiêng nghiêng theo gió.
Muà đông giá buốt qua đi thì nắng lửa Hạ Lào ập đến. Lớp nhựa đường mềm nhũn ra trước sức nóng hầm hập như thiêu như đốt, thấy rõ cả những dấu dép, dấu giày hằn trên đó. Giờ đây lại là mùa để chiếc thùng 'cà-rem' màu xanh, có ghi số quằn nặng lên đôi vai gầy guộc của đứa bé. Đời nó là thế, không bao giò ngơi nghỉ, vẫn một nhịp điêụ trầm luân!
-Cà-rem nề..cà-rem mới ra lò nề..
Cứ thế, đứa bé vừa rao vừa cứ lê bước đi trên các góc phố Quảng trị. Những cơn gió lửa Hạ Lào làm lớp nhựa đường như muốn bốc hơi, không khí như sôi lên làm cảnh vật trở nên lung linh huyền ảo. NẮNG HẠ LÀO THỔI QUA LAO BẢO NHƯ THIÊU ĐỐT ĐƯỜNG PHỐ QUẢNG TRỊ
Ngày xưa có những tuổi thơ Quảng trị cực như thế đó.
Tôi chợt nhớ về một định kiến sai lầm ngày đó khi người ta phân biệt về đẳng cấp xã hội giữa giàu và nghèo . Trớ trêu thay, thành kiến lạnh lùng và tàn nhẫn này lại gieo lên những tấm thân bé bỏng gầy guộc của một lớp trẻ thơ kém may mắn đó là những đứa bé bán bánh mỳ hay cà rem - những em đó ngày cũng như đêm lang thang trên các góc phố miền trung như Quảng trị và Huế kiếm sống cho gia đình:
-"Răng? ưa đi bán bánh mỳ hay cà rem hử !?"
Lòng tôi dâng trào nỗi thương cảm cho thân phận một lớp trẻ thơ phải gánh chịu oan khiên từ ý nghĩ khắt khe của xã hội.
Nhớ về những hẽm phố mùa đông, những ngày hè nắng cháy da Quảng trị thường chen lẫn tiếng rao quen thuộc từ những thân phận ngưòi phải hứng chịu gian nan quá sớm . Nhưng cũng từ những đói nghèo và gian khổ đó, những đứa bé bán cà-rem hay bánh mỳ năm xưa tự khẳng định mình là những người con hiếu đạo có tâm hồn cao đẹp mà tôi xưa này vẫn lắng hồn khâm phục ./.
San Jose mùa giáng sinh 2006
DHL
No comments:
Post a Comment