Friday, January 3, 2025

CHIẾN TRANH HẠT NHÂN TẤT CẢ ĐỀU CHẾT

 

CHỚ ĐÙA VỚI CHIẾN TRANH HẠT NHÂN

 PUTIN CHỚ ĐEM CHIẾN TRANH HẠT NHÂN RA DỌA THẾ GIỚI MÃI


edit và cập nhật từ các bài trước cùng tác giả

 video của trang History USA một trang mạng giáo dục lịch sử của Hoa Kỳ

CHỚ DỌA VỀ CHIẾN TRANH HẠT NHÂN 

KỊCH BẢN TẬN THẾ CỦA CUỘC CHIẾNhê HẠT NHÂN THẾ GIỚI

TT Joe Biden cảnh báo: Thế giới sẽ lâm vào ngày "tận thế" nếu Putin dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật để hòng mong chiến thắng trong cuộc chiến Ukraine...


XIN CHỚ NGHĨ ĐẾN CHIẾN TRANH HẠT NHÂN


"Tôi chẳng cần biết Thế Chiến thứ Ba dùng vũ khí gì để đánh nhau nhưng qua Thế Chiến Bốn thì loài người chỉ còn gậy gộc và đá đánh nhau mà thôi"

 (Albert Einstein) 


Thưa độc giả


TT Nga Vladimir Putin đã mở màn cuộc xâm lăng vào Ukraine lại nhiều lần đe dọa phương tây về CUỘC CHIẾN HẠT NHÂN nhằm làm suy yếu sức chống đối của Hoa Kỳ và NATO hòng mang lại chiến thắng cuối cùng. Cho đến hôm nay đã qua năm thứ 3 cuộc chiến Nga/ Ukraine càng lúc càng khốc liệt đi đôi với cảnh báo về khả năng cuộc chiến Hạt Nhân nếu Nga thất bại liên tục và Putin bị thua trận liên tục. Liệu Putin có dám bấm nút hạt nhân để mở màn cho cuộc chiến hạt nhân lan tràn khắp thế giới? Dĩ nhiên nói sao chăng nữa đây là “dấu chấm hết” cho nền văn minh nhân loại và là cuộc chiến KHÔNG CÓ NGƯỜI THẮNG CHỈ CÓ NHÂN LOẠI LÀ KẺ THUA CUỘC ĐAU THƯƠNG CUỐI CÙNG MÀ THÔI.


*


loại mới Samart ICBM của Nga khoe mang tới hơn 10 đầu đạn hạt nhân 

Trước tiên chúng ta bàn đến cuộc chiến hạt nhân trong một cuộc thế chiến phải phụ thuộc vào số lượng vũ khí hạt nhân hai phía tấn công nhau. Hiện nay Liên Bang Nga có tới 1588 vũ khí hạt nhân trong tình trạng sẵn sàng trong các hỏa tiễn liên lục địa (ICBM- Intercontinental Ballistic Missiles) với tầm xa tối thiểu là 3417 dặm hay 5500 cây số. Loại xa nhất như Samart vừa được Nga thử nghiệm có tầm xa tới 6000 dặm. tức gần 10 ngàn cây số. Chúng ta phải kể tới các loại bom chiến lược mang bom hạt nhân và tàu ngầm Nga có hỏa tiễn hạt nhân phóng từ mặt nước.


Đối với Hoa Kỳ có tới 1644 ICBM vũ khí hạt nhân theo cách tương tự nói trên. Ngoài ra Nga và Mỹ còn có tới 5000 quả bom đang có khả năng sử dụng trên nhiều phương tiện khác


BOM NGUYÊN TỬ CHIẾN THUẬT




Theo chuyên gia quân sự quốc tế, chúng ta phải kể tới số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật nó chiếm tới 30% hay 40% kho vũ khí của Nga và Mỹ. Các đầu đạn hạt nhân nhỏ này do nó là chiến thuật nên chỉ đạt độ xa trên dưới 500 cây số chứ không xa như hỏa tiễn liên lục địa ICBM được. Các loại bom nguyên tử nhỏ này có sức tàn phá cục bộ tuy cũng to lớn nhưng KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG tạo ra MÙA ĐÔNG ĐỊA CẦU như trong THẾ CHIẾN HẠT NHÂN được


HAI LOẠI BOM HẠT NHÂN

A BOM và H BOM 


Trong vũ khí hạt nhân có 2 loại

1-    VŨ Khí Atomic Bomb tức là vũ khí nguyên tử A Bom ứng dụng phản ứng PHÂN HẠCH (fission reaction)

2-    Vũ khí H-Bomb tức là vũ khí Khinh khí Hydro Bom ứng dụng phản ứng NHIỆT HẠCH hay là TỔNG HỢP HẠT NHÂN


1- PHÂN HẠCH  (fission)



trong A Bom tức là phản ứng tách (split) các nguyên tử nặng (Uranium, Plutonium...) thành các nguyên tử nhẹ hơn, đó là quá trình giải phóng neutron kèm năng lượng. Các neutron này sẽ liên tục bắn phá các nguyên tử nặng khác tách chúng thành các nguyên tử nhẹ hơn kèm neutron và phản ứng dây chuyền này NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT cùng tạo thành một tổng hợp năng lượng khổng lồ của bom nguyên tử (A Bom). 

Bom A tạo thành một sức tàn phá khổng lồ như chúng ta thấy hai trái Little Boy và Fat Man đã tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật khiến Nhật phải đầu hàng Mỹ vô điều kiện kết thúc Thế Chiến 2 vào năm 1945 trong lịch sử.

vài tháng sau Hiroshima A bom 1945

Tuy kinh khủng như thế, nhưng hai quả A Bom đó chỉ có sức mạnh tương đương từ 15 tới 20 kilo ton TNT mà thôi. Hiện nay Nga Mỹ đang có nhiều trái bom A mạnh hơn nhiều. PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH là những vũ khí mới hơn đang có trên nhiều đầu đạn hạt nhân hiện đại. Phản ứng phân hạch (nuclear fission) xem chừng đã cổ hơn và nó ít sức mạnh hơn hiện nay, tuy thế cũng gây bao tang tóc trong Thế Chiến Hai  hai thành phố  NAGASAKI, HIROSHIMA trở thành tro bụi với hàng trăm ngàn nạn nhân thiệt mạng. Thời sau này chúng ta không quên  các vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl Liên xô gây thảm nạn to lớn cho con người.


2- NHIỆT HẠCH (fusion)


video Hoa Kỳ thử bom Khinh khí  1952


Vụ nổ trái bom NHIỆT HẠCH đầu tiên vào năm 1952 (thermonuclear bomb) thử nghiệm tại Enewetak USA ( quần đảo Marshall trung tâm Thái bình Dương). sức manh 10.4 megaton TNT. Một năm sau tức là năm 1953,  Liên xô mới thử thành công trái đầu tiên.




sơ đồ tổng hợp hạt nhân của phản ứng H Bomb


Hay H Bomb hay Hydro Bomb, chỉ ứng dụng phản ứng phân hạch để tạo thành sức mạnh ban đầu kích hoạt cho phản ứng Tổng Hợp Hạt Nhân tức là tổng hợp được các đồng vị của Hydro như Triton 3H nhưng nặng hơn như Helium hay 4H


Phản ứng phân hạch và tổng hợp này liên tục nhau mãi cuối cùng có một sức mạnh NHIỆT HẠCH KHỔNG LỒ VỚI HẬU QUẢ LÀ MỘT QUẢ CẦU LỬA VĨ ĐẠI CÓ  ĐỘ NÓNG BẰNG VỚI TÂM MẶT TRỜI


 sơ đồ bên trong đầu đạn bom H gồm có A bom kích hoạt cho phản ứng H bom tầng cuối 



SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG TỔNG HỢP HẠT NHÂN CỦA HYDRO BOM 








Các đồng vị của Hydro như 2H  và 3H kết hợp với nhau tạo thành đồng vị Helium 4H nặng hơn nhưng mất đi khoảng 0.63% khối lượng. Và khối lượng này tính theo công thức Einstein E=mc2 (C =tốc độ ánh sáng) thì là một đại lượng vô cùng lớn.


Bom nhiệt hạch có thử nghiệm nhưng chưa bao giờ có trên mặt trận chiến đấu. Không nghi ngờ gì nữa Tất cả đều nhắm mục đích tạo ra một vụ nổ to lớn. Các trung hòa tử (neutron) từ phản ứng nổ A bomb ở phần A bom kích hoạt  sẽ bắn phá các nhân của Lithium thành các Helium và Tritium kèm năng lượng khổng lồ. Vụ nổ A bomb ở tầng A Bom kích hoạt mới tạo nên nhiệt độ cần thiết từ 50 TRIỆU cho tới 400 TRIỆU độ bách phân Celcius cho phản ứng tổng hợp (fussion) Deuterium + Tritium hay Tritium + tritium . Và cũng từ phản ứng tổng hợp (fusion) này lại bắn ra nhiều neutron khác để kích hoạt tiếp tục phản ứng hạch tâm (U 235) ở phần dành cho phản ứng H Bomb (lithium deuteride) và phần kích hoạt bao ngoài (U 238 hay U 235) để tạo thành vụ nổ H bomb.


Tương tự các vụ nổ hạt nhân khác, sức nổ của bom H gây ra một nhiệt độ kinh khủng vài triệu độ C ở vùng trung tâm. Mọi thứ đều BỐC HƠI dưới một nhiệt độ hàng triệu độ cộng với sức ép kinh hồn và sức ép kinh khủng của bão lửa đó lan xa mãi vừa đi vừa nhả ra sức công phá ghê rợn làm bốc hơi mọi thứ. 

Làn sóng tử thần này có thể xa hay gần tùy thuôc vụ nổ xảy ra ở trên không, dưới đất hay dưới nước.


SỨC MANH CỦA H BOMB so với  A Bomb  RA SAO ?




Sức mạnh của bom khinh khí (H bomb) cao gấp tối thiểu là 5 NGÀN LẦN sức mạnh của quả bom nguyên tử (A bomb)!

Nếu lấy tấn TNT làm đơn vị; khi so với  2 quả bom A thả xuống Hiroshima và Nagasaki 1945


Hai trái bom A - Fat Man và Little Boy mỗi trái lúc đó chỉ có sức mạnh từ 15 -20 kiloton (hay 15 ngàn đến 20 ngàn tấn TNT )

nếu so với quả bom H thí nghiệm  đầu tiên của Mỹ vào năm 1952 có sức mạnh tuơng đuơng 10.4 megatons TNT (1 megaton= 1 triệu tấn TNT ) tức là hơn 10 triệu tấn TNT

Mạnh như thế nhưng đầu đạn bom H lai gọn nhẹ hơn bom A nhiều có thể mang trong  đầu hoả tiễn tầm xa (ballistic misile)


TẤT CẢ ĐỀU CHẾT!!!


MUTUAL ASSURED DESTRUCTION (MAD) VÀ THẾ CHIẾN  3

 

HOA KỲ VÀ NATO vừa công bố một cuộc viện trợ KHỔNG LỘ QUÂN SỰ CHO UKRAINE hứa hẹn cuộc chiến Ukraine sẽ gia tăng lên mức thang to lớn khi chiến trường Nga/Ukraine bước sang NĂM THỨ 2


Chiến tranh Nga/Ukraine càng lúc càng tăng cường độ  không hề suy giảm. 

NATO đang từng gửi nhiều chiến xa hạng nặng cho Ukraine. Hoa Kỳ đã cung ứng các hỏa Tiễn Tầm xa hơn HIMARS và chiến xa Abraham M-1 cho Ukraine. Tiếp theo là chiến đấu cơ  F 16 ...


MỘT LIÊN MINH ÁC QUỶ ĐANG THÀNH HÌNH ĐÓ LÀ TRỤC NGA-TRUNG CỘNG-IRAN- BELARUS-riêng BẮC HÀN đã đem hàng chục ngàn quân sang giúp Putin và hàng triệu đạn pháo cùng pháo binh cơ động hạng nặng 

Hiện nay Nga -Bắc Hàn đã thỏa ước ký kết với nhau LIÊN MINH 

PHẢI CHĂNG ĐÓ LÀ MỘT SỰ THẬT CHO THẾ CHIẾN 3 ĐANG HÉ DẠNG Ở ĐƯỜNG CHÂN TRỜI?

CÔNG LUẬN ĐANG HỎI MỘT CÂU HỎI MÀ THẾ GIỚI KHÓ LÒNG NÉ TRÁNH KHI NHÌN VÀO KHO VŨ KHÍ HẠT NHÂN GHÊ SỢ CỦA CÁC PHE HIỆN NAY

CÂU HỎI ĐẦU TIÊN KHÔNG PHẢI LÀ LIỆU PUTIN CÓ DÁM BẤM NÚT HẠT NHÂN TẤN CÔNG MỸ HAY CHĂNG MÀ 

* KHI NGA TẤN CÔNG NGUYÊN TỬ VÀO HOA KỲ, THÌ HOA KỲ SẼ PHẢN ỨNG RA SAO?

CÂU TRẢ LỜI 

-MỸ CÙNG ĐỒNG MINH  SẼ 100%  TẤN CÔNG HẠT NHÂN LẠI VÀO NGA NGAY LẬP TỨC CỘNG THÊM CẢ KHỐI NATO CŨNG ĐƯỢC KÍCH HOẠT ĐỒNG LOẠT


            CHIẾN TRANH HẠT NHÂN CUỘC CHIẾN HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ KẺ CHIẾN THẮNG 

TOTAL UNWINABLE WAR

*

2 THUẬT NGỮ TOTAL UNWINABLE WAR VÀ  "MUTUAL ASSURED DESTRUCTION" 

đồng nghĩa rằng dù bất cứ phe nào bấm nút khai hỏa hỏa tiễn hay vũ khí hạt nhân nào dù trước hay sau đều chuốc lấy sự tự sát đồng loạt cả hai.


Không có phe nào chiến thắng trong cuộc THẾ CHIẾN 3 với sức mạnh vũ khí nguyên tử song phương  hay đa phương. Đây là cuộc chiến HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ KẺ CHIẾN THẮNG (total unwinable war)


Nga ĐÃ cho thử hỏa tiễn liên lục địa đa đầu Sarmart vào ngày 20/4/2022 đạt độ xa 6000 km Putin khoe  KHOANG là hỏa tiễn siêu nhanh bất khả chiến bại 
The Sarmat intercontinental ballistic missile is launched during a test at Plesetsk cosmodrome in Arkhangelsk region, Russia, in this still image taken from a video released on April 20, 2022 [Russian Defence Ministry/Handout via Reuters

MAD viết tắt từ Mutual Assured Destruction có nghĩa là các siêu cường hạt nhân CHẮC CHẮN SẼ HỦY DIỆT LẪN NHAU nói cách khác là cả hai đều chết khi cùng xảy ra chiến tranh hạt nhân và triệt hạ nhau


Chiến tranh hạt nhân một vấn đề sinh tử của toàn thể nhân loại cũng như được nhắc lại nhiều NHẤT LÀ lúc Putin xua đại quân xâm lăng Ukraine. Đồng lúc cường độ cuộc chiến Nga/Ukraine tăng cao, phía Nga đã liên tục "rung thanh kiếm hạt nhân" (nuclear saber) ra đe dọa thế giới. Thật vậy, thế giới đang lo sợ cuộc chiến Ukraine lan rộng sẽ đưa đến chiến tranh hạt nhân.


Thực ra trong chiến lược răn đe hạt nhân (nuclear deterence) bao lâu nay, các nhà nghiên cứu quân sự từng nhắc đến lý thuyết Mutual Assured Destruction (MAD) tạm dịch là CHẮC CHẮN HỦY DIỆT LẪN NHAU nó đồng nghĩa là cả hai phía đều bị tiêu diệt BẤT KỂ dù có  bấm nút trước hay sau.



cập nhật số lượng vũ khí hạt nhân thế giới 2024 (https://fas.org/initiative/status-world-nuclear-forces/)


NGƯỜI VIẾT CŨNG XIN NHẮC LẠI THUẬT NGỮ MUTUAL ASSURED DESTRUCTION (MAD)


MAD là gì?


MAD viết tắt từ Mutual Assured Destruction tạm dịch là Chắc Chắn Hủy Diệt Lẫn Nhau. Đây là lý thuyết hai siêu cường đều đi tới tiêu diệt lẫn nhau bằng cuộc chiến hạt nhân, bất kể ra tay trước hay sau. Nói về lý thuyết, trong điều kiện để đi đến vấn đề Chắc Chắn Hai Phe Sẽ Tiêu Diệt Lẫn Nhau trong một cuộc tấn công hạt nhân. Một siêu cường hạt nhân sẽ đối diện với một cuộc phản công toàn diện của siêu cường bị tấn công qua sử dụng hệ thống báo động từ xa, hỏa tiễn tự động, bom hạt nhân phóng từ trên không, tàu ngầm có chứa hỏa tiễn hạt nhân. Cuộc tấn công và phản công này dẫn đến sự tàn phá hoàn toàn cả hai phe. Như thế rõ ràng cả hai đều  Chắc Chắn Hủy Diệt Lẫn Nhau được viết tắt là MAD.


Trên cũng là một phần lý thuyết trong chiến lược răn đe quân sự mà phe này dọa phe khác bằng đòn trả đũa nếu phe kia tấn công trước. Sau những năm 1960 Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ vào cuối những năm của thế kỷ 20 đều nêu bật lý thuyết này để răn đe lẫn nhau. Hiện lý thuyết này vẫn đậm nét giữa 2 lực lượng hạt nhân hàng đầu thế giới là Mỹ và Nga.  MAD cũng là lý thuyết và là lý do để Do Thái phát triển hỏa tiễn hạt nhân nhưng Do Thái cố tình che đậy úp mở chuyện này.Theo tạp chí Asian Affairs, Trung Cộng là siêu cường thứ ba về hạt nhân không có khả năng MAD này do kho vũ khí họ nhỏ hơn so với hai Nga và Mỹ nên không có khả năng đáp trả tương xứng để Chắc Chắn Hủy Diệt Lẫn Nhau được.


MAD không thể phát huy ý nghĩa nếu hai nước chênh lệch khả năng Hạt Nhân.  Ví dụ các quốc gia bất hảo như Iran và Bắc Triều Tiên với số lượng đầu đạn ít hơn thì họ chỉ hi vọng là làm cho đối phương thiệt hại nặng nề trước khi họ bị phản công tiêu diệt.


Thuật ngữ “Chắc Chắn Hủy Diệt lẫn nhau” sử dụng đầu tiên vào những năm 1960 lúc Bộ Trưởng QP Robert McNamara từng phục vụ dưới thời Kennedy và Johnson. Theo Britannica, cụm từ dài thêm thành Mutual Assured Destruction được nhà phản đối chính sách đó là Donald Brennan, ông cho rằng lý thuyết này chẳng bảo đảm lợi ích quốc phòng của Hoa Kỳ trong lâu dài. Ông McNammara từng ước tính lực lượng tấn công hạt nhân với sức nổ tương đương 400 megaton TNT của vài trăm hỏa tiễn hạt nhân là cần thiết để bảo đảm khả năng RĂN ĐE HẠT NHÂN hiệu quả.


Càng về sau yêu cầu của số lượng MAD tăng nhanh theo thời gian. Vào thời cố TT Carter vào năm 1977, MAD cần tới 20,000 đầu đạn hạt nhân. Cũng trong khoảng thời gian đó, chính quyền Hoa Kỳ lại giảm kho vũ khí hạt nhân xuống 5000 đầu đạn, giữa thập niên 1990 còn giảm xuống chỉ 2,500. Điều này ẩn chứa các kho vũ khí khác phải có để thay thế. Chỉ những con số này cũng đã vượt qua con số đủ để GÂY THẢM HỌA CHO HÀNH TINH ĐỊA CẤU . Theo nghiên cứu của Buletin of the Atomic Sciences Báo cáo về khoa học Nguyên Tử chỉ cần 100 vụ nổ nguyên tử kích cỡ Hiroshima hay Nagasaki thì cũng đủ tạo ra MÙA ĐÔNG HẠT NHÂN trên hành tinh chúng ta nghĩa là nhiệt độ sẽ giảm thấp so với thời kỳ tiểu băng hà. (thời kỳ băng giá địa cầu)


Dĩ nhiên chưa từng thử nghiệm lý thuyết MAD này trên thực tế; do nếu thực tế thì không còn phe nào còn sống. Nhưng dù sao MAD đã ngăn chận được nhiều phen suýt xảy ra  kể từ sau vũ khí nguyên tử ra đời vào thập niên 1940 đến nay. Nhưng MAD cũng dẫn đến Chiến Tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô khi cả hai đều gia tốc chi những ngân khoản quá lớn cho việc chạy đua và phát triển vũ khí hạt nhân cho đến nay.


Theo BBC News thì khái niệm MAD còn lâu hơn sự ra đời của vũ khí hạt nhân. Vào thế kỷ 19 văn gia Wilkie Collins và Jules Vere suy đoán quá trình công nghiệp hóa chiến tranh sẽ tạo nên các lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới, mạnh đến mức chính các quốc gia sở hữu các đội quân này lại tự bế tắc mãi mãi. Dĩ nhiên cả hai đều mạnh nếu ra tay thì cả hai đều bị tiêu diệt. (Mutual Destruction). Các nhà phát minh quân sự ví dụ Richard Gatling người phát minh ra súng Gatling; Alfred Nobel phát minh ra thuốc nổ, Nikota Tesla đang phát minh ra vũ khí chùm hạt đều cho rằng phát minh của họ sẽ khiến cho hai bên đều bị tiêu diệt.          


***

Khái niệm về MAD còn được đưa vào phim ảnh. Có hai bộ phim nổi tiếng vào năm 1964 vào lúc sự căng thẳng Chiến Tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ lên đến đỉnh điểm; bộ phim đề cập tới sự vô tình được thực hiện từ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và sẵn sàng xóa sổ cả hai nước. Hai bộ phim đó chúng ta nên tìm xem lại là Dr strangelove hay How I Learned to Stop Lorying and Love the Bomb, cuối cùng là Fail Safe- bộ phim kinh dị do Sidney Lumet đạo diễn. Cả hai bộ phim sau đều kết thúc bằng MAD mặc dù chỉ dành cho Moscow và New York như trong “Fail Safe”.


***

Thời gian trôi qua, kể từ lúc Chiến Tranh Lạnh kết thúc, các siêu cường đi tới các  bước hạn chế số lượng vũ khí hạt nhân. Đến năm 2004, báo cáo của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Hoa Kỳ tuyên bố: “Tư duy về MAD dường như đang suy giảm” khi Hoa Kỳ đi vào hướng phát triển vũ khí hạt nhân thiên về tính CHÍNH XÁC hơn là số lượng đầu đạn để giảm đi con số chết chóc của con người trong cuộc tấn công hạt nhân nếu xảy ra.

Nhưng mối đe dọa của MAD là vẫn thật. Theo Liên Đoàn các Khoa Học Gia Mỹ, tổ chức này là vô vụ lợi thành lập rất lâu vào năm 1945 do các khoa học gia và kỹ sư từng phục vụ trong Dự Án Manhattan họ từng phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên, họ báo cáo rằng tính đến năm 2022 hôm nay có tới tổng số 12,700 đầu đạn hạt nhân thuộc 9 quốc gia: Hoa kỳ, Nga, Vương Quốc Anh, Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ, Pakistan, Do Thái,và Bắc Hàn.


Hiện phần lớn số đầu đạn này trong tay hai siêu cường Mỹ và Nga nắm giữ, mỗi bên theo ước lượng có hơn 4000 đầu đạn.


Than ôi, theo tạp chí Safety vào năm 2018, chỉ ngần ấy đã QUÉT SẠCH CON NGƯỜI TRÊN TRÁI ĐẤT CHÚNG TA

 

 

NHỮNG GÌ CÒN LẠI LÀ THẢM NẠN PHÓNG XẠ



kịch bản trái đất sẽ vào thời đại tiểu băng hà lạnh cóng sau Thế Chiến hạt nhân 


Trận chiến tranh hạt nhân thế giới sẽ đưa đến hàng trăm triệu nạn nhân bỏ mạng. Hiếm có người sống sót sau quả bom H do làn lửa nóng kinh hoàng của nó lan tỏa rất xa bao trùm các mục tiêu. Tuy nhiên Những ai có cơ may sống sót trong một vụ nổ hạt nhân đều có nguy cơ ung thư trong chặng đời còn lại. Theo Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế hiếm có sự giúp đỡ nạn nhân quanh vụ nổ do hạ tầng cơ sở chẳng còn gì nữa.  Nhiều nạn nhân đã chết trong bão lửa, ví dụ bão lửa của trái  A Bom dội xuống Hiroshima bao trùm gần 12 km vuông diện tích. Nếu so với bom H thì làn sóng lửa này còn rộng hơn nhiều lần. 

Mùa màng, ngũ cốc còn bị nhiễm xạ nặng nề sau các vụ nổ hạt nhân. Đây là điều không thể tránh do bụi phóng xạ lắng đọng xuống.

Đối với bom Khinh Khí, bụi phóng xạ do nhiệt độ quá cao sẽ bị thổi lên tầng Bình Lưu khí quyển tức là tầng giữa khí quyển trái đất cho phép bụi phóng xạ lan trải toàn cầu. Chúng ta chỉ ví dụ nếu như cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra với quy mô vừa lớn khoảng 100 vụ nổ nguyên tử tương đương với vụ nổ Hiroshima sau thảm nạn hàng trăm triệu người tử vong tức thời hậu quả địa lý sau đó rất ghê khiếp khi  lượng tro đưa vào khí quyển sẽ tác động ghê gớm vào khí hậu thế giới khiến mùa màng thất bại, nhân loại lại lâm vào cảnh đói rét. Nó sẽ giảm nhiệt độ toàn cầu xuống 2 độ C thấp ngang với thời kỳ Tiểu Băng Hà của niên đại 1200 đến 1850


Nhưng thực tế hiện nay lại càng kinh khủng hơn trăm ngàn lần do kho dự trữ vũ khí hạt nhân của thế giới lên tới 12700 đầu đạn mà Nga và Hoa Kỳ có tới 90% số lượng này. Nếu thế giới đi tới cuộc chiến hạt nhân thực sự thì con số đâu phải 100 đầu đạn nguyên tử nổ không thôi? Và bầu khí quyển địa cầu ra sao, gấp bao nhiêu lần tiểu băng hà (100 đầu đạn) như thế.

Doomday  là thuật ngữ chỉ cái ngày "tận thế" của thế giới con người. Doomday sẽ thành hiện thực nếu Thế chiến thứ Ba xảy ra.

Loài người hãy cầu nguyện cho các chính trị gia quốc tế tỉnh thức kẻo quá muộn màng.

Đừng coi thường những lời TIÊN TRI về vận số nhân loại có những lời nói trước chúng ta nghe qua vẫn rùng mình do hiện tình nhân loại hiện tại quá sức bi quan.

Sự chia rẽ và bất đồng cùng căm thù nhau giữa người và người càng lúc càng sâu đậm. Lòng tham và tội ác luôn đi đôi với nhau. Tâm lý hướng thiện của xã hội con người càng lúc càng lụn bại và băng hoại từ mọi góc cạnh. Các siêu cường thế giới càng lúc càng tệ hại hơn đi kèm với tầng lớp chính trị gia tàn độc bất tài càng lúc càng nhiều...kể cả khuynh hướng sống cùng sự phát triển vật chất bỏ qua đời sống tâm linh tâm lý nhân loại càng lúc càng chênh lệch và khập khiểng hơn bao giờ...

Đó là những gì bi quan cho nhân loại khi đang ở trong thế kỷ 21


NHƯNG KẾT LUẬN CUỐI CÙNG, CON NGƯỜI CHỚ ĐÙA VỚI CHIẾN TRANH HẠT NHÂN DO ĐÂY LÀ NGÀY TẬN THẾ CHO  SỰ TỒN TẠI CỦA NHÂN LOẠI TRÊN TRÁI ĐẤT./.


ĐHL tái biên 4/1/2025


NGUỒN THAM KHẢO

CẬP NHẬT SỐ ĐẦU ĐẠN HẠT NHÂN THẾ GIỚI 2024 

https://fas.org/initiative/status-world-nuclear-forces/

WHAT IS MAD

https://apps.dtic.mil/sti/tr/pdf/ADA428336.pdf

Mutual assured destruction | Definition, History, & Facts | Britannica

What Is Mutually Assured Destruction? (thoughtco.com)

What is mutual assured destruction? | Live Science

Mutual assured destruction - Wikipedia


U.S., NATO countries announce massive weapons package for Ukraine

U.S., NATO countries announce massive weapons package for Ukraine : NPR


No comments:

Post a Comment