Tuesday, December 22, 2020

CÁI HỘI TRƯỜNG CỦA TÙ BINH XÂY DỰNG VÀO NĂM 1975

SAU NHIỀU LẦN NGẮM NGHÍA, TÔI LẦN RA DẤU VẾT MỘT TẤM HÌNH VÀ HÌNH ẢNH CÁI HỘI TRƯỜNG ĐẦU TIÊN CHO TÙ CẢI TẠO TẠI ÁI TỬ


Trong những hình trên Internet về Chiến tranh VN và Tù Cải Tạo sau ngày 30/4/1975, tôi thật sự cám ơn và nhờ nó,  tôi phăng ra một tấm hình về TẬP TRUNG CẢI TẠO

Đó là một căn HỘI TRƯỜNG ĐẦU TIÊN MÀ TRẠI 1 TÙ BINH 'CẢI TẠO' TẠI VÙNG ÁI TỬ. Ngày tháng khó quên vừa sau khi miền nam 'gãy súng' một cách đau khổ, đoạn trường...

Tôi nhìn ra tấm hình này không phải là nhờ những khuôn mặt người mà cách thức xây dựng từ cột kèo và hai cái chái cùng sức chứa của cái HỘI TRƯỜNG LỢP BẰNG TRANH NGÀY ĐÓ...

***

30. 4. 1975: CHÚNG TÔI ĐANG BỊ GIAM TẠI THUNG LŨNG BA LÒNG THÌ NGHE TIN SÀI GÒN ĐẦU HÀNG

19/5/1975 cả trại tù binh Ba Lòng đều có lịnh di chuyển. Theo hướng Cùa tới Cam Lộ về Đông Hà nhưng không ra bắc mà đi bộ hướng về Lai Phước và Ái Tử

Chúng tôi là đoàn tù bị bắt khi Mỹ Chánh tan hàng tức là ngày 23/3/75 và lên Ba Lòng từ đầu tháng 4 . Còn khi Huế và Thuận An tan hàng sau này thì họ lên Khe Sanh

Đoàn tù Ba Lòng này của chúng tôi đi bộ tới Ái Tử thì theo đường Ái tử lên tới Thôn Hiệp Khế được Dựng Trại ở Thôn này đúng vào ngày 21/5/1975

Hiệp Khế có con sông nhỏ chảy qua, con sông này sẽ chẩy về các thôn XUân Khê , Ái TỬ VÀ ĐỔ RA VÙNG LAI PHƯỚC

NGày 21/5 chúng tôi bắt đầu dựng Trại Tù 74 ( Trung đoàn 74 của Sư Đoàn 337, theo lời cán bộ VC)

Những lán nằm dọc con suối này. Lán chúng tôi ở khoảng 20 người và có lán trưởng. Nó là căn nhà tranh và chúng tôi trét bằng đất dồi rơm. Hàng ngày chúng tôi đi rừng. Có lán trưởng cũng là tù. CHúng tôi còn lại là sĩ quan đủ các đơn vị, nhưng hạng binh sĩ từ đều đã được cho về sau một thời gian.

Công việc cấp tốc nhất là làm Hội Trường. Cái hội trường rất to mà tôi đã nhìn ra trong hình này gồm các thứ như sau:

-CỘT MỆ: TỨC LÀ CỘT LỚN NHẤT CÓ 12 NGƯỜI LÃNH NHIỆM VỤ. chúng tôi lên rừng cách khoảng mười mấy cây số lúc này tha hồ tìm cây. Cây cột mệ này cao hơn 10 mét và không phải vác về mà lại dùng nài và đòn để gánh. một Đòn vậy có 4 người hai bên

-CỘT NHÌ: KHOẢNG 6 NGƯỜI

-KÈO: 2 NGƯỜI

làm sao tôi quên được ngoài những cái cột khổng lồ và nặng nề như thế, còn bao nhiêu là bó rui mè rồi hàng ngàn cái tranh cùng mây và cây giang. Ôi những ngày lội suối băng rừng, đói và mệt. Đoạn đường gánh gỗ xa xôi mới về được trại. Những đồi tranh bạt ngàn hồi đó những trảng đồi trung du từ miền núi 

...

CÒN VÔ SỐ RUI MÈ VÀ TRANH THÌ KHÔNG NÓI CHỈ NÓI CÁC THỨ NẶNG NHẤT.

Tại sao cần hội trường gấp?

ĐỂ HỌC TẬP CHÍNH TRỊ : ĐÓ LÀ ƯU TIÊN 1 TRONG TRẠI TÙ LÚC NÀY l.úc Hà Nội vừa chiến thắng. Họ phải 'tẩy não' những sĩ quan và viên chức của VNCH còn lại

CẢI TẠO KHÔNG NHỮNG LÀ LAO ĐỘNG CHÂN TAY, CÒN PHẢI TẨY NÃO QUA CÁI TỪ LÀ 'HỌC TẬP' 


***

SAU KHI ĐOÀN 76 TỪ CỒN THIÊN VÀO NHẬP VÀO ĐOÀN 74 CHÚNG TÔI CHÍNH THỨC GỌI LÀ ĐOÀN CẢI TẠO 76 (theo cán bộ CS cho biết họ là Sư Đoàn 337 Quân Khu 4) 



Sau khi hoàn thành chúng tôi được HỌC 'CHÍNH TRỊ' TỨC LÀ LÚC NGỒI Ở DƯỚI NGHE CÁN BỘ THUYẾT GIẢNG VÀ HỨA HẸN NHƯ TRONG HÌNH

Rồi có những đợt học Chính Trị còn có "thu hoạch" bài vở của Học Viên Tù xem 'giác ngộ' ra sao?

Số Tù tại vùng Ái Tử càng lúc càng đông, sau khi các trại Tù đoàn 76 từ Cồn thiên vào nhập lại và Đoàn 74 đổi thành Đoàn 76 có Chỉ huy đóng tại trại 3 . Trại 3 có Trạm Xá hay viện Y Tế có các bác sĩ VNCH cũng là tù làm như bác sĩ Định và bs khác cùng một số người giúp việc lo y tế cho cả 5 trại .

số trại càng tăng thêm gồm năm trại và chúng tôi bị thanh lọc chia cấp bậc ra theo trại

*Trại 1: từ Đại Úy đến Trung Tá

*Trại 2, trại 3, trại 4 Thượng sĩ Nhất (hiếm) ...Chuẩn úy Thiếu Úy, trung úy trung đội trưởng nghĩa quân

*Trại 5: thành phần CHIÊU Hồi thời VNCH

Thời gian này đoàn tù 76 đi làm THủy Đập Thạch Hãn tại Trấm, Ruộng Muối Hà La Cửa Việt,  tháng 11 năm 1977 đi Nghệ An xây đập đào sông Ba Ra- Đô Lương, Đi THanh hóa phá và xây dựng lòng Hồ Sông Mực đi Vĩnh Linh xây làm trại bò vv ..

Cho đến năm 23/11/1978 thì dời toàn bộ vào Bình Điền Tây Nam Huế Sư đoàn 337 không coi tù nữa để lo chuyện đánh đấm và giao tù lại cho sự chỉ huy của Công AN CSVN

ĐHL 22/12/2020

HÌNH

-HỘI TRƯỜNG TRẠI 1 ÁI TỬ

-5 TRẠI TÙ ÁI TỬ GẦN NHAU ( hình ngũ giác có đánh số) THEO CON SUỐI CHẢY VỀ LAI PHƯỚC

 

Monday, December 14, 2020

ĐỂ MẠ GÁNH CHO ?




Kính nhớ công ơn và hương hồn Mạ Tôi

ĐHL




GIẤY PHÉP ĐI THĂM TÙ CỦA CA HÀM TÂN /   Tỉnh THUẬN HẢI


    Trại  4 Ái Tử  có Căn nhà THĂM NUÔI vách bằng phên đất, liền vách với cái TRẠM XÁ tức là nơi chữa bệnh cho tù. Hai cái nhà tranh này nằm ngoài Trại cách nhau cái hàng kẽm gai sơ sài thôi và chẳng kỹ càng gì cho lắm. Con đường mòn dẫn vào Nhà Cán Bộ phía bên này là Trại 4. Trại nằm sát con suối ngó qua bên kia là thôn Xuân Khê sau này có cái cầu bằng sắt ri bắc qua thôn đó.


                                          hình: Lá thư nhận trong tù 


   Mạ tôi và thằng em trai tên Trực, nó là đứa em út sinh năm 1967. Cuối năm 1975 mới tám tuổi đã ra đây thăm tôi được lần đầu tiên. Cả hai được ở lại cái nhà thân nhân này. Căn nhà nằm sát mé triền đất gần mấy trãng đồi đất pha sỏi cằn cồi. Phía sau lưng trãng đồi đó là Nại Cửu Phường một nhánh của Làng Nại Cửu lên đây khai phá không biết mấy đời rồi? Có dịp đi củi tôi mới biết có nhà Ô Ổn và một người dì tên HỒng còn ở đó. Có lần đi củi tôi tạt vào thăm nhà Ô Ổn. Ông Võ Ổn trước 1972 là thợ thổi kèn cho các đám tang. Tôi còn nhớ ngày ông gặp nạn là lúc ông đạp xe đạp đi kỵ  bên nhà Ngoại tôi về. Nhưng lần cuối cùng này ông gặp rủi. Chiếc xe đạp của ông  ngang Nhan Biều bị xe quân xa Mỹ đụng.  Tuy không chết nhưng tội cho Ông bị mất trí nhớ từ đó. Dì Hồng tôi, có thời qua làm cho mạ và dì tôi lúc đang bán hàng tại cái tiệm thuê lại của bà Lê thị Trọng sát Lido Ảnh Quán. Đó là thời gian sau 1968 và trước khi chạy loạn 1972. 


BẢN ĐỒ BỘ TỔNG THAM MƯU VNCH 

TRẠI 4 KHOẢNG TRONG VỊ TRÍ HÌNH LỤC GIÁC CỦA BẢN ĐỒ TRÊN. NẠI CỬU PHƯỜNG CŨNG KẾ GẦN  PHẠM VI HÌNH LỤC GIÁC ĐÓ


   Tôi từ trại 4 nhờ đi củi cho Trại nên có cơ hội ghé vào làng Nại Cửu Phường này.  Tôi gặp Dì Hồng vừa đi củi về, gánh củi sim những cành nhỏ leo teo, bó thật to gọi là củi chồm chồm nhưng nhẹ hều, cháy mau. Hai dì cháu nói chuyện một ít thôi, dỉ nhiên dì là du kích trong thôn và tôi là đứa tù binh thì làm gì nấn ná cho lâu?

 

ngoài tăng gia sản xuất trại 4 còn cắt tranh về bán cho ngoài và còn đi làm muối ở Cửa Việt khoảng năm 1976

   Biết mình là tù nên không thể cấn ná lâu, liên hệ đến bà con nên tôi vội vã chào Dì Hồng ra về. Về thì không phải là về hẳn. Tôi ra lại vạt đồi lấy triêng củi dấu trong bụi rồi gánh về Trại. Trên con đường mòn, ẩn mình sau mấy vạt tranh, tôi vừa gánh củi về nhưng đầu óc vẫn lởn vởn hình ảnh Ông Ổn ngồi im lìm trên chiếc giường tre, mù lòa lú lẫn. Rồi một bà dì này là du kích trong thôn...


*


   Miên man, tôi phải trở lại chuyện mạ và em trai út ra thăm tôi. Chuyến ra thăm đầu tiên này như đã kể trong những câu chuyện trước là nhờ đi lấy kẽm gai và ri sắt ngoài căn cứ Ái Tử trước chùa Sắc Tứ nên có người gặp bạn tù cùng lán (nhà tù ) là Lê Cảnh Thu người Bích La nói có tôi ở cùng trại và họ làm cách sao đó làm cho gia đình tôi trong Bình Tuy biết được. Theo lời em trai Đinh trọng Thịnh thì mạ tôi tức tốc ra QT nhưng không có giấy ĐI LẠI nên Trại 4 không cho gặp. Tội nghiệp chuyện đau lòng này tôi không hề biết? Mạ tôi về lại Bình Tuy tốn tiền tốn bạc lại vay mượn tiền đi ra chuyến này mới gặp tôi. Có thể thời gian này là cuối 1975 rồi.


   Trở lại chuyện Mạ và em tôi ra thăm tôi ngày đó. Hai người được  ở lại tại nhà Thăm Nuôi như đã tả trên. Mạ tôi và thằng Trực, em út, là hai người đi thăm tù ngày đó mà thôi. Hai mạ con do ban ngày thì không gặp con nên được  trại cho vô ngay tại lán gồm tất cả hai chục anh em của 4 tổ  tù trùng vào  giờ sinh hoạt ban đêm. 


 Tôi nhớ rõ là Nguyễn Danh Huấn (Gio Mỵ , Gio Linh) làm Lán trưởng. Trần đình Côn cũng người Gio Linh làm tổ trưởng. Non hai năm sau thì Côn và Huấn lần lượt ra trại trước tôi vì có thân nhân CM. Hai người này về địa chỉ Động Đền Hàm Tân kể cả Sơn Mỹ các em tôi đều biết. Một đêm mạ và em tôi trong giờ sinh hoạt nói trên vào thăm trong lán. Một đêm rất lạ do một không khí ấm cúng, mang hơi hám gia đình trong ánh đèn dầu của một lán tù trong giờ “phê bình kiểm điểm” công tác hàng đêm. Một người mẹ và một đứa con nít có mặt trong buổi sinh hoạt này. Ai nấy đều cảm động, thâ ái ra mặt. Từ người cán bộ coi tù, các tổ trưởng, lán trưởng và trại viên như chúng tôi đều cảm động vui vẻ. Thứ tình cảm gia đình đến rất đột ngột, không mong mà có như từ ‘trên trời’ hiện xuống giữa một trại tù.  



   Mạ và em tôi đem củ KHOAI to nhất  của xứ Động Đền (xã Tân Mỹ lúc đó) ra khoe. Có thể trong nhà muốn nói về đất đai và lao động trong Bình Tuy với anh em trong lán.  Tôi còn nhớ trong đêm đó ông Cán Bộ QUản Giáo người Nghệ An thì phải..ai cũng tủm tỉm cười nhất là đứa em tôi khoe củ Khoai To.  Sau đó mạ và em tôi phải ra lại ngoài Trại tức là ở lại Nhà thăm Nuôi (vãng lai) đó một đêm để ngày mai vô lại trong nam ...Quà ra thăm tôi gồm khoai luộc, đường cục, thịt kho bỏ trong gô do mạ tôi có ghé Tây Lộc ở lại và kho đồ ăn và cơm vắt cho tôi cùng vài thứ khác như thuốc rê này nọ...tất cả mọi thứ tôi đều quý như vàng!


    Sáng lại tôi đinh ninh là không còn gặp được mạ và em tôi để từ  giã. Nhưng một DỊP MAY lại tới:


   Trại 4 vào sáng đó bất ngờ  có công tác đem bán hơn một trăm gánh tranh cho Hợp Tác Xã Triệu Long phía ngoài đường 1 hướng Chùa Ái Tử ngó ra. Tức là gần Chợ Hôm và sông Thạch Hãn. Lán 2 của tôi tức lán hồi hôm mạ tôi được vào thăm cũng gánh tranh ra Triệu Long. Cả đoàn tranh lũ lượt gánh ra gặp lúc mạ và em tôi cũng trên đường ra ngoài đó. Quả là một dịp may. Thật vậy hai mẹ con không có gì mừng hơn. Mạ và em tôi bươn bả đi nhanh theo đoàn người. Cả trăm gánh tranh nhấp nhô lên xuống theo con đường đất đỏ của căn cứ Mỹ trước đây, lúp xúp chạy theo là mạ và em tôi cố gắng chạy theo ở giữa đoàn tù đang gánh tranh ra hướng Quốc Lộ.


   Tôi thì quen rồi gánh vác nhiều tháng rồi. Được dịp may gánh tranh ra hướng Quốc Lộ rồi có thời giờ đi với mạ và em mình một đoạn đường như vậy thì không gì mừng hơn. Thật ra mạ tôi một tay dắt con trai út, vừa đi nhanh cố bám theo tôi nhưng tôi lại thấy trên mặt mạ mình sao quá nhiều ĐAU XÓT. 


Tôi hiểu lắm, do từ ngày giã từ thời học sinh cho đến lúc vào lính ra trường ‘lon lá’ đàng hoàng oai phong, tề chỉnh; rồi đây là lần đầu tiên mạ tôi  thấy  đứa con trong bộ đồ tù rách rưới, gầy gò và gánh hai bó tranh to chạy lúp xúp như thế này đâu? Tôi lại nghĩ có thể mạ tôi đang lo cho tôi đang đau vai và mệt lắm chăng? Mạ tôi đâu có biết rằng tôi đã quen rồi với những ngày lao động. Cả cây gỗ nặng, lội trong rừng, ra đến rừng bụng đói còn vác được mười mấy cây số, về trại. Huống gì giờ đây là gánh tranh khô khốc, và được gần bên mẹ và em mình thì chẳng có gì là khổ cả.


   Đoàn tù gánh tranh đang qua chiếc cầu vượn bắc qua con suối, đoạn này đã đến thôn Ái Tử.


   Chợt mạ tôi lên tiếng:


            -ĐỂ MẠ  GÁNH  CHO  CON ?


           -Thôi mạ,  con không mệt, ăn thua chi mô, con quen rồi mạ đừng lo.


    Nét mặt mạ tôi lúc đó vẫn không hết âu lo, áy náy. Phần tôi lo gánh theo đoàn không có cơ hội dừng lại nói cho mạ tôi hiểu rằng vai tôi gánh gồng đả quen cho mạ tôi bớt buồn. Cán bộ dẫn tù cho mạ và em tôi đi bám theo đoàn tù như hôm đó dù sao họ quá dễ dàng lắm rồi.  Có thể  không ai nỡ lòng đành đoạn cản ngăn chuyện này. Mạ và em tôi cũng là hình ảnh gia đình của họ ngoài kia. Và đã là người chiến thắng rồi thì họ chẳng cần làm chuyện khó dễ làm chi?


   Mấy cây số ba mẹ con gần nhau, trên đoạn đường quê hương của một miền rú càn gần chùa Sắc Tử. Ngoài chùa Sắc Tử còn có mộ phần của những người thân, một ngôi chùa thân quen với bà ngoại tôi từng là bà Vãi và tôi với những kỷ niệm ra chùa thăm. Sau lưng tôi là Nại Cửu Phường cũng là bà con làng ngoại lên đó lập nghiệp. Những con đường quê hương đầy mùa sim chín đầu tiên của tháng tám năm 1975 là năm đầu tiên xây trại tù Ái Tử…từ lúc ở Ba Lòng chuyển tù về đây.


   Cho đến hôm đó một lần mạ tôi ra thăm đứa con trai. Cũng là lần đầu mạ tôi thấy tôi lam lũ, mồ hôi ướt đẫm bên gánh tranh vẫy nhịp chạy với cả đoàn tù đi bán tranh dài lê thê như thế. 


   Trong niềm sung sướng vô bờ khi biết tin con trai còn sống, còn ở tù ở đây và cũng kèm theo những quặn thắt đau trong lòng mạ tôi khi nhìn hình ảnh   thảm não của tôi hôm đó?


   Đoàn tranh đã ra đến Quốc Lộ 1. Mạ và em tôi phải đứng lại bên Lộ chờ xe hướng Đông Hà vô…

Tôi không được phép dừng lại tiễn mạ và em tôi vô nam, chẳng được thì giờ dừng lại nhắn nhe điều gì cả? Tôi phải chạy theo cho kịp đoàn người đang qua Lộ. Bên tê đường  vào sâu trong đó, Trại sẽ bán tranh cho Hợp Tác Xã Triệu Long. 


   Tôi cố gắng ngoái lại vài ba lần,  như cố ghi lấy hình ảnh mạ và em tôi đang chơ vơ đứng đợi xe bên Lộ Một...


 Hình bóng hai người thân yêu nhỏ dần và khuất hẳn sau những bụi dứa dại... Tôi tiếp tục bám theo đoàn tù mà lòng buồn da diết.  Vừa gánh tranh chạy, tôi vừa nguyện cầu mong sao cho mạ và em tôi mau đón được chuyến xe nào vô nam bình an vô sự ./.




Tuesday, December 1, 2020

NÓI VỀ ANH NHỮNG NGƯỜI CÒN LẠI




Anh sẽ trở về nghe gió đùn quanh mây trắng
Hoa nắng rộn ràng hôn tóc rũ bờ vai.
Còn lại những ai con đường mòn trên tay.
Ai về cho nhắn lời hỏi thăm lũ bạn bè.
...

Lời Ru Tiếng Nhớ

Tác giả: Anh Việt Thu


   LẠI MỘT THÁNG TƯ  đưa tôi trở lại với bao kỷ niệm và hình ảnh ngày xưa. Nhưng hôm nay tôi nhớ về các anh, những chiến sĩ bao năm ở lại sống với những hoàn cảnh éo le bên quê nhà. Tôi là một trong những người đã đi thật xa. Nhưng xứ người là một nơi có nhiều cơ hội để thăng tiến, để đổi đời, được bù đắp xứng đáng nhất là được bảo vệ chở che. 

TÔI LÀM SAO SO ĐƯỢC VỚI CÁC ANH, NHỮNG NGƯỜI Ở LẠI?

Tôi không có chút gì là can trường chịu đựng nào so với các anh. Chính các anh mới là những chiến sĩ già còn lại trên quê hương một ngày tháng Tư bao nỗi nhục nhằn. 

Hôm nay, non nửa thế kỷ qua các anh vẫn sống, vẫn chịu đựng lê lết quảng đời còn lại trong bao đắng cay, bao thiệt thòi không hề than oán.




Các anh, những người còn lại mới chính là những anh hùng. 

Cứ đến tháng Tư, dù tôi có khoác lại những chiến y ngày cũ, dù huy chương lấp lánh, lon lá um sùm hay ngay cả cờ xí rợp trời nhưng tôi vẫn là kẻ núp bóng trong sự chở che của xứ người. Tôi vẫn luôn sống trong sáo ngữ, khẩu hiệu, ý chí rụt rè. 

Thật hổ thẹn, khi So với các anh? Có vinh quang chăng khi so với các anh- những mảnh đời lưu lạc, dọc phố thị quê hương hơn bốn thập niên từ ngày gảy súng đó. Các anh thách đố với đói khổ, nhọc nhằn hay đắng cay nhục nhã. Bao mảnh chiến y bạc màu, vá víu qua ngày tháng che chở thân anh  để lết lê dọc đường gió bụi. Từng đêm dài, các anh đếm vinh quang qua đau khổ hao gầy!?



TÔI CHẲNG LÀ GÌ SO VỚI CÁC ANH, 

Những chiến sĩ già còn lại trên quê hương họ còn chút gì trãi lòng ra trước cuộc 'ra đi' cuối cùng này? Đó là bận lại bộ quân phục năm xưa một thời trai trẻ. 


một bộ rằn ri xuất hiện trong đám cưới tại Đức Linh Bình Thuận tháng 8/2018

Một màu xanh ô liu làm sống lại trong huyết quản héo úa cạn kiệt một niềm tin một sức sống một niềm tự hào đúng nghĩa và chân lý cuối cùng rằng:

CÁC ANH KHÔNG CÓ GÌ SAI VÀ ĐÃ CHỌN ĐÚNG CON ĐƯỜNG CÁC ANH ĐÃ CHỌN.

Các anh không còn gì để mất và không còn gì để sợ. Một màu áo trận lẻ loi trong một lễ hội trong những gì còn lại của quê hương sau bao năm tháng âm thầm; nhưng trong màu áo kia có một tâm hồn chẳng bao giờ 'cô đơn trong những tấm lòng những tâm tình hoà điệu'. Đó là một ý nghĩa ân tình một an ủi cuối cùng cho những đời lính từng một thời hi sinh và cống hiến




Đúng thế từ bên này bờ Thái Bình Dương tôi viết lên đây niềm cảm phục sự quả cảm của các anh với sự chân thành tự đáy lòng rằng các anh thật can đảm. Trong Hang Hùm Miệng Sói các anh vẫn nói lên tiếng nói gói ghém bao lâu tận đáy lòng: các anh đã hi sinh và đã làm đúng những gì trong trách nhiệm người trai thời loạn. 

Trong những tiệc hội linh đình, trên những con phố đông người tại các thành phố lớn, nay thấp thoáng các màu áo chiến binh xưa.

Các anh đã âm thầm đơm mầm hi vọng trong ánh mắt người dân, các anh đã mặc khải chính  nghĩa năm xưa trả lời cho bao lời dối trá thoá mạ trước đây.

Các anh mong được khoác lại màu áo năm nào để làm sống lại những niềm tin, cùng nhau khơi lại lòng tự hào ngày đó. Bên đường quê hương, hay từ phương trời xứ lạ, càng lúc càng  có nhiều tấm lòng ngưỡng mộ giúp sưởi ấm lại những mảnh đời băng giá sau nhiều thập niên trầm mặc trong giá băng và nỗi niềm đơn côi do nhân thế hững hờ... 

Bên này bờ đại dương, tôi thán phục và ngưỡng mộ các anh. Rất trân trọng những ý muốn sau cùng của những người chiến sĩ già nhưng can trường một thời son trẻ.

Các anh không có chút quyền lợi dù đã hi sinh. Các anh âm thầm chịu đựng buổi xế chiều rơi rớt lại của cuộc đời chiến sĩ. Chính các anh mới là những chàng trai thời loạn, non năm thập niên âm thầm chịu đựng khổ đau từ thể xác tới tinh thần. Đối với tôi, các anh thật sự là những anh hùng, dù sa cơ thất thế nhưng vẫn tràn trề tấm lòng vị tha, uy dũng./.



ĐHL 30/4/2021

Tuesday, November 17, 2020

CHUYỆN NGƯỜI TÙ BINH LÉN VÀO THĂM CHÙA SẮC TỨ



Ngày 21/5/1975 đoàn tù binh VNCH chúng tôi từ Ba Lòng được đưa ngược về lại Ái Tử để thành lập ĐOÀN CẢI TẠO CÓ TÊN LÀ ĐOÀN 74. (Trại 1 rồi tiếp tục các trại khác)
Nhờ được phân công đi lấy kẽm gai tại ngoài căn cứ Ái Tử người viết mới có dịp ghé vào Chùa Sắc Tứ thăm lại các Thầy và mấy chú ra sao? 
Cũng đoàn tù thấp thoáng bới móc ngoài căn cứ Ái Tử cũ này nên người ta thấy tôi và có ai đó nhắn tin vào gia đình ba mẹ tôi đang ở Mỹ Tho tin là tôi 'CÒN SỐNG"! Thế là ở Mỹ Tho 'DẸP BÀN THỜ ' ĐHL xuống? không còn thờ nữa.( Trước đó vài tháng thì nghe ai trong đơn vị tôi chạy vào thấu trong nam và đoan quyết  tin tôi bị chết ở  Lương Mai Phong Điền ngày 23/3/1975 nên ba mẹ tôi đều đặt tôi lên bàn thờ tại Mỹ Tho)

Vào chùa lúc này rất hoang tàn do mới sau tháng 4/1975 tôi mới có dịp gặp lại thầy Thích Ân Cần và cả Thầy TỈnh giáo Hội là THích Chánh Trực đang cùng trụ trì tại Tổ Đình này.
Các chú xưa không còn gặp, chỉ có các chú nhỏ tuổi hơn có thể từ mấy làng mới vào tu sau 4/1975 

ĐHL
===================================== 

                    tượng phật  Bà và hồ sen mặt trước chùa 1967-68 cho đến 1972 thì sụp đổ nay có xây lại mới giống y xưa


NHỚ VỀ CHÙA SẮC TỨ
HỒI KÝ

CHÙA SẮC TỨ CUỐI NĂM 1975: 

Những ngày tàn cuộc chiến, hoàn cảnh đẩy đưa tôi về lại thăm chùa Sắc Tứ. Một ngày khoảng cuối năm 1975 khi tôi được phân công đi lấy kẽm gai về xây dựng trại 4 cải tạo bên thôn Xuân khê, một trái ở về hướng núi  cách chùa khoảng vài ba cây số.

Quang cảnh đìu hiu của chùa những ngày dân chạy tứ tán chưa về làm lòng tôi se lại. Mái tượng Quán Thế Âm đổ nát và hồ sen xơ xác trước chùa hoà lẫn trong không gian vắng lặng làm tôi thêm cảm gíac bơ vơ như đang ở chốn không người. 

   Mặt tiền của chùa đang xây cũng đổ nát theo bom đạn. Sau hậu liêu của chùa cũng còn vững làm chỗ tá túc cho những người ở lại. Tượng Phật chánh điện cũng không còn, đang tạm thay bằng tượng PHẬT đứng bằng đồng nho nhỏ. Hồi trước 1972 xây chưa xong thì biến cố 72 phải chạy để lại chùa hứng chịu cảnh pháo kích bom bay đạn lạc . Cho đến hôm nay cảnh thầy trò trở về sau 1975 như hôm nay trong cảnh đổ nát vẫn lai hoàn đổ nát mà thôi. Đạo hữu tứ tán mỗi người một nơi. Thành phố QT bên kia bờ sông, một nơi từng cúng dường cho chùa nay chỉ còn là đống gạch vụn không người. Mà người xưa của thành phố thân yêu của Chùa ngày đó chắc tản mác khắp bốn phuơng trời như bầy chim tan bầy vỡ tổ đó thôi.

   Tôi cất tiếng tìm Thầy. Một lúc sau mới có tiếng người vài ba o bên thôn Ái tử qua làm công quả nói thầy "đang lao động", còn mấy chú thì cũng đi lao động ngoài xa.

Tôi vòng ra sau chùa thì gặp được thấy Chánh Trực đang lui hui làm cỏ sắn. Thầy chống cuốc nghỉ mệt. Tôi thấy rõ những giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán thầy. Bộ áo lam của thầy bạc màu theo mồ hôi muối và cơn nắng ở đây. Hai thầy trò đứng bên vồng sắn, thầy vừa chống cuốc vừa nói chuyện với tôi. Tôi còn nhớ trong câu chuyện, thầy có phân biệt một đoạn về duy linh là gì? chỉ ngần ấy thôi thầy không nói gì 'sâu xa' thêm.

Chợt thầy Chánh Trực nhắc đến mệ ngoại tôi:

"O Bếp mô rồi con." 
"Dạ, mệ con vô đi di dân vô Bình Tuy với gia đình rồi thầy nờ." 

  Thầy mừng vì ngoại tôi vẫn còn. Mệ ngoại tôi tức là bà Bếp Thỏn người làng Hạnh Hoa làm dâu làng Nại Cữu, là bà vải tu ở chùa này đã lâu. Bên Chùa tỉnh Hội có bà Hai (tôi nhớ bà nói giọng QUẢNG ) nấu nướng cho Thầy. Bên ni thì có ngoại tôi. Cả hai bà đều nấu chay rất khéo và ngon. Quý thầy ai cũng khen, đi mô cũng nhắc. Mệ tôi vắng chùa là chùa nhớ. Các thầy các điệu các chú đều nhớ.

Chiến tranh tao loạn tứ tán mỗi người một nơi. Hai mái liêu tả hữu hai bên chùa là những hình ảnh và kỷ niệm cho tôi, nhiều lắm với những lần từ bên thành phố QT qua đây. Những ngày hè nghỉ học tôi hay qua thăm ngoại tôi bên chùa này. Những đám tang của người thân trong gia đình ngoại tôi cũng được chùa cho táng ở đây . Những lần lái honda qua đây chở mệ tôi về nhà 'có việc' hay cả những lúc qua viếng rảnh rang qua thăm chùa thăm mệ hay thắp nhang cho mộ phần người thân.

Thầy hỏi hoàn cảnh của tôi lúc này và đưa tôi vô trong liêu nói ăn cơm với thầy. Một lúc sau thầy Cần cũng đi làm về cùng mấy chú mới tu còn nhỏ tuổi tôi không biết được. Ngang tuổi tôi có mấy chú Tăng chú Đăng lưu lạc phương nào tôi cũng không còn biết.(Sau này ra tù tôi nghe tin chú Đăng bị chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng còn chú Tăng thì mất tích đâu không còn ai biết)



các chú đệ tử thầy Thích Ân Cần thời ngoại tôi tu tại chùa ,1967-
các chú này là sư đệ của các chú Tăng - Đăng...phần nhiều người làng Trà Trì và Trà Lộc (Hải Lăng QT)

Khoảng thời gian 1967- 1968  căn cứ Mỹ đóng quanh Chùa, có vài quân nhân Hoa Kỳ hay qua thăm cảnh chùa và chụp hình ảnh này. Những quân nhân này sau này về lại Mỹ và họ đưa lên mạng Internet hình ảnh Chiến Tranh VN trong đó có hình này .


Thầy Ân Cần trước tiên là hỏi tin về ngoại tôi. Mệ tôi hoàn cảnh xa chùa từ 1972 làm chùa nhớ chùa thương. Ngoài kia bên góc phải chùa, cái giếng nước hình vuông nho nhỏ còn đó. Bụi tre la ngà xơ xác đìu hiu phất phơ theo cơn gió và cơn nắng ban trưa. Tôi mường tượng hình ảnh ngoại tôi tháng ngày trước lom khom ra giếng rửa rau để vô nấu cơm cho thầy. Hồ sen năm đó loáng thoáng mấy cánh sen hồng, mấy con cá rô phi lượn lờ cùng bức tượng Quan Âm mới khánh thành. Thòi này căn cứ Mỹ đóng quanh Chùa. Trước chùa là phi trường Ái Tử của Quân Đội Mỹ , thỉnh thoảng có vài người lính Mỹ vào thăm chùa , thăm tượng Quan Âm xong vào chùa chiêm bái tượng phật trong chánh điện. Người Mỹ có khi còn giúp đỡ chùa một mớ ván ép cho chùa chi dụng. Cảnh chùa yên tĩnh cũng là nơi cho một số người Mỹ vào đây tĩnh dưỡng tâm hồn sau những lúc căng thẳng vì chiến tranh bên ngoài. Ngang đây người viết còn nhớ lại một dịp may là nhờ Việt Nam Quốc Tự không đồng ý cho quân đội Mỹ san bằng Chùa với giá đền bù Một Triệu đô La vì lý do an ninh cho căn cứ to lớn này. Cũng nhờ uy linh của các thiền sư trụ trì còn gia độ xui khiến cho vậy, nếu Việt Nam Quốc Tự tại Sài GÒn thời đó đồng ý thì xem như di tích quý báu của Sắc Tự Tịnh Quang Tự đến nay đâu còn ?

Giờ thì...mới đó mới đây chỉ còn là những đổi thay cùng thiếu vắng.

 Một chút chi hai thầy bảo tôi ăn cơm với hai thầy để về lại trại. Từ chối cũng không đành, tôi phải nán lại ít lâu nữa. Om cơm nho nhỏ khoảng 2 lon gạo vài củ khoai tím ruột hấp lên trên. Tôi chỉ giành khoai ăn để nhường cơm lại cho 2 thầy. Thiệt tình đối với tôi vào lúc này ăn mấy củ khoai tím ruột trồng đất cát của chùa là ngon lắm rồi. Tôi không quên được hình ảnh 3 Thầy trò cứ nhường qua nhường lại. Chén nước tương giờ này cũng loãng, miếng rau luộc cũng không đậm đà; giá như còn ngoại tôi ở lại với chùa, tôi nghĩ thầm trong bụng. ..Ngoại xa quê, mái liêu chùa trở nên trống vắng, cảnh chùa buồn làm lòng tôi thấy buồn hơn. Tôi làm sao quên đươc "chú Hợi" con heo đen chùa nuôi để lấy nguồn phân bón. Cái nanh của "chú Hợi" già tuổi quá cho đến lúc cả hai dài và cong vuốt lên. Tôi còn nhớ, ngoại tôi khoe rằng " chú Hợi cũng được Thầy cho quy y rồi". 

Hòa thượng Thích Chánh Trực lúc ngài làm Chánh Đại diện Phật GHPGVNTN tỉnh Quảng Trị

Bữa cơm tuy đạm bạc nhưng ba thầy trò trở nên tương đắc. Hai thầy cũng cho biết bên hợp tác xã cũng bán cho chùa mỗi tháng mỗi thầy 8 ký gạo "tối thiết".Ba thầy trò vừa ăn vừa kể lại chuyện mấy năm trước khi Thành Phố vẫn còn .. .Kể về cái chợ Quảng trị ngày xưa, chùa hay qua lại bán vài ba thứ do chùa trồng trọt  như đậu mè khoai sắn chẳng có gì quý để mua vài ba món cần dùng. Ngày đó khách thập phương bên Tỉnh năng qua lại chùa viếng cảnh và lễ phật.Ai lễ xong đều ra hóng mát ngoài hồ sen và chụp ảnh dưới chân tượng đài Quán Thế Âm. Đạo Hữu bên Tỉnh tôi nhớ có thương gia Nguyễn Xuyến năng cúng dường giúp đỡ cho Chùa nhiều lắm. Mệ Xuyến cũng rất mến bà ngoại tôi. Ai vô chùa cũng hay hỏi thăm O Bếp mô rồi...Hôm nay cũng vậy thầy Chánh Trực hay Thầy Ân Cần đầu tiên khi gặp tôi là hỏi thăm "O Bếp mô rồi?"

Nếu không có chuyện 1972 và 1975 thì giờ này thầy Chánh Trực còn trụ trì bên chùa Tỉnh Hội Quảng Tri chứ đâu ngồi đây ? Hoàn cảnh đổi thay đố ai biết được. Thầy Chánh Trực trước là đệ tử tại chùa Kim Tiên và sau này mệ ngoại tôi cũng được thọ giới đốt nhang lãnh Y Bát tại mùa kiết hạ tại chùa Kim Tiên nên thấy Chánh Trực mới năng hỏi o Bếp . Thầy Ân Cần thì không lạ gì ngoại tôi là bà vải ngày tháng bếp núc bên hữu liêu của chùa . Giờ (1975) mệ  tôi ở tận trong nam tình hình ra sao ba thầy trò làm sao biết được    Ba thầy trò vương vấn chưa được bao lâu thì tôi phải giã từ để về lại trại. Từ đó tôi biền biệt ra Bắc vô Nam tôi không còn có dịp về lại chùa nữa.

                                       *****
========================================
trich:
https://giacngo.vn/lichsu/2017/04/01/775283/



Sáng ngày 22 tháng 04 năm 2015 nhằm ngày 04 tháng 03 năm Ất Mùi tại Tổ đình Kim Tiên, phường Trường An, thành phố Huế; chư Tăng bổn tự đã trang nghiêm tổ chức Lễ Húy nhật cố Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931 - 1995).theo http://www.phatgiaohue.vn/Print.aspx?TinTucID=3547  

trích

Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Nhật Lệ ( 1927 – 1987 ) – Nguyên Trú Trì Chùa Hải Quang

– Nguyên Cố vấn Ban Đại Diện GHPGVNTN Tỉnh Gia Định
– Nguyên Cố vấn Giáo hạnh GĐPT Tỉnh Gia Định
– Nguyên Phó Ban Nghi Lễ TW GHPGVN
– Nguyên Trưởng Ban Nghi Lễ Ban Trị Sự THPG/TPHCM
– Trợ lý riêng cho Hòa Thượng Thích Trí Thủ
– Trú Trì Chùa Hải Quang
Hòa Thượng họ Nguyễn, thế danh là Cảnh, pháp danh Tâm Hòa tự Thành Quang, hiệu Nhật Lệ thuộc phái Thiền Lâm Tế đời thứ 43. Sanh ngày 09 tháng 9 năm Đinh Mão ( 04/10/1927 ) tại làng Trà Trì, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Tiểu Sử Cố Hòa Thượng Thích Nhật Lệ ( 1927 - 1987 ) - Nguyên Trú Trì Chùa Hải Quang | GĐPT Việt Nam (gdptvietnam.org)

Chùa Hải Quang hiện nay do Đại Đức Thích Đạt Đức làm trụ trì. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 04-9-1961, dưới sự chứng minh của Hoà Thượng Thích Thiện Hòa, nguyên Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già Việt Nam, và đến ngày 25-11-1962 thì ngôi chùa được hoàn tất.

 

Lễ khánh thành được tổ chức trang nghiêm và trọng thể dưới sự chứng minh của chư tôn Đại lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên,Trú trì chùa Tây Thiên – Huế ; HT. Thích Đôn Hậu, Trú trì Chùa Linh Mụ – Huế ; HT. Thích Thiện Hoà,Trú trì chùa Ấn Quang – Sài Gòn và đông đảo thiện nam tín nữ Phật tử.

khi ngôi Tam Bảo được hoàn thành, Hội Ái Hữu Trung Việt cung thỉnh Giáo hội Tăng già toàn quốc bổ nhiệm Trụ trì. Theo lời thỉnh cầu, Giáo hội đã cử Hòa Thượng Thích Nhật Lệ - lúc bấy giờ là một học Tăng của Phật học viện Nha Trang về đảm nhiệm công tác hoằng dương chánh pháp ở ngôi chùa này. Trong suốt 25 năm đảm nhiệm trụ trì, HT Thích Nhật Lệ đã để hết tâm huyết vào công việc làm tốt đạo đẹp đời. Ngài không ngừng tiếp Tăng độ chúng, làm các công tác từ thiện xã hội...

Đến ngày mồng 2 tháng 8 năm Đinh mão (1987) Hoà Thượng viên tịch. Lúc này, Đại Đức Thích Đạt Đức là đệ tử đã tiếp nối sự nghiệp của Thầy, làm trụ trì cho đến ngày hôm nay. Đại Đức Thích Đạt Đức hiện nay là Phó Văn Phòng Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN.

 

source:

=====================================

    Không ngờ năm 1991 tôi từ Bình Tuy ra đến Đông Hà vì bôn ba theo chuyện giấy tờ. Trên chuyến xe vô nam tôi lại có cơ duyên vô lại thăm chùa. Tôi không còn gặp được thầy Chánh Trực nữa. Thầy Thích Ân Cần đang đau. Thầy chống gậy dẫn tôi ra hậu liêu chỉ vào cái tháp của thầy Thích Nhật Lệ thầy bảo tôi:

" con coi ngó rứa mà Thầy Nhật Lệ lại đi trước Ôn tề" 

Thầy Nhật Lệ viên tịch trong nam. Lúc mệ ngoại tôi mất ở xuân sơn Bà Rịa năm 1984 thầy Nhật Lệ từ chùa Hải Quang Sài Gòn có về chủ lễ cho ngoại tôi tại đó.

Thầy lại chỉ vào bảo tháp xây sẵn cho thầy, "mai mốt Ôn viên tịch cũng đưa vào trong ni". Tuổi đời chồng chất, thầy trụ trì tại đây lúc tôi còn bé con năng qua lại chùa.

Hồi đó mỗi lần qua chùa thăm ngoại, thăm chùa, nên ai cũng nhớ mặt tôi. Tôi nhớ thầy còn khỏe mạnh. Thời gian phôi pha, vật đổi sao dời. Dáng thầy run run chống gậy chỉ vào bảo tháp sinh phần của thầy, tôi thấy dòng thời gian sao trôi chóng vếnh quá thôi. thoắt đó thoắt đây kẻ ở người đi. Thầy cũng sắp đi, bình thản trước cảnh tử sinh trong cõi ta bà. Trong nam ngoại tôi cũng không còn nữa. Tôi mường tượng hương hồn ngoại tôi cũng theo gió xuôi trung về lại với chùa vì ngoại tôi tu đây cũng hơn mười mấy năm rồi.

Ngàn cây ngọn cỏ cũng còn xao xuyến. Thầy ở lại con phải vô nam bước chân viễn khách của con phải còn đi xa hơn nữa.

Mấy hôm đó thầy Ân Cần hình như bệnh nhiều. Thầy gượng gạo ngồi ăn cơm với tôi cũng cơm hẫm nước tương chẳng chút đậm đà. Tôi ái ngại nghĩ bụng làm sao thầy nuốt cho vô trong cơn bệnh hoạn này. Bữa cơm thầy buông đũa sớm vì thầy phải về nghỉ mệt.
Câu nói của Thầy như một lời trăn trối với tôi trước khi tôi từ biệt thầy ra lộ đón xe vô lại phương Nam:

"Thầy nhờ con nhắn nhủ đạo hữu phương xa,nhất là ai có gửi mộ phần người thân tại chùa, đi làm ăn mô năng nhớ về chùa nghe con?"

Thầy còn gửi cho tôi bức ảnh của thầy nhờ gửi cho dì Võ thị Liễu  tôi. Dì tôi hồi còn buôn bán ở chợ Tỉnh Quảng trị rất thương về chùa.

Vào nam rồi ít lâu sau thì tôi nghe tin thầy Thích Ân Cần viên tịch.
Thời gian tuy phôi pha, hình bóng những người xưa cùng nhau về miền quá khứ tuy vậy tôi viết ra đây những dòng ký ức chân thật từ đáy lòng.

Nhất là lời hứa với người xưa, tôi không thể nào để "gió thoảng mây bay" rằng "những ai đi xa dù ở phương nào nên nhớ về chùa nghe con."

Đó là tình thương của thầy để lại cho Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang Tự cho những ai đang tu hành tại đó trước khi thầy về với Phật.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

ĐHL ngày cuối năm 2010




LAST EDITION BY ĐHL 23/6/2020 SAN JOSE USA

                                            Đài Quan THế Âm hôm nay



                                 hiện nay hổ sen và chùa đã xây lại theo y mô hình xưa 

Sunday, November 15, 2020

NGƯỜI TÙ BINH VÀ MÓN DƯA TÀU BAY




Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay (ca dao)

***
Người viết dám tin rằng DƯA TÀU BAY là một danh từ chỉ dành cho thành phần tù nhân chính trị sau 1975 họ mới biết. Miền nam sụp đổ những người còn lại đã bắt đầu chịu sự 'trả thù ' ghê gớm qua một danh từ 'cải tạo' đó là thời gian mà hàng ngày có quá nhiều cái bao tử tù chính trị đang bị hành hạ, bào xé tận xương?!

***
Ba tiếng kẽng báo cho từng khối đi lảnh phần ăn sáng lên chia cho anh em trước khi đi làm. Chuyện trước tiên là chia phần MUỐI. Đúng vậy quan trọng nhất là muối. Những người 'cải tạo' như chúng tôi cần muối. Tuy mỗi người chia ra khoảng non 2 muỗng cà phê muối sống nhưng ai cũng cất thật kỹ. Chấm sắn ăn sáng in ít thôi, còn bao nhiêu dồn lại ...

Chuyện cũng lạ đời từ khoai sắn cơm canh gì cũng chia đều lại phần muối ban sáng để chấm sắn ăn cũng phải chia. Mà lại chia cho cân phân mới là khó cho anh nào trực trong ngày.

-Tại sao lại cần và cất kỹ thế? 
-Trốn trại ư? 
-Không dám!
-Hay làm gì khác?

Chuyện là vậy: chúng tôi đã đạt đến 'trình độ thượng thừa' về làm DƯA.
Mà dưa thì cần có MUỐI.  Đơn giản là vậy.

-Chà! ở tù mà ăn dưa thì cầu kỳ quá? Dưa giá chấm thịt heo à?
-Thưa không phải thế đâu các bạn ạ.
 Dưa giá thịt heo là chuyện nằm mơ trong giấc ngủ thôi. Đêm về hai cái sạp dài trong cái lán dài lê thê có hai dãy. Sau một ngày rừng rẫy giờ chúng tôi đang say sưa trong giấc ngủ ngon lành. Đây là thời gian tha hồ mà thả hồn về dĩa dưa giá miếng thịt heo béo ngậy... Khi tỉnh giấc chuyện thực tế của tù là Dưa Tàu Bay thôi. 


Những đồi "càn" vùng trung du Quảng Trị sao rau tàu bay mọc nhiều quá? Những bao tàu bay non mơn mởn, chúng tôi hái xong, khi lội qua suối, rửa sạch. Trở về trại, ăn độn thêm với cháo sắn, hầu nhét đầy cái bao tử đang sôi lục bục ì xèo 'đòi hỏi' thiếu chất hay xép ve nhiều ngày.

Ai đó bạn tù nào đó có sáng kiến  khá thông minh.

Những lần ăn thử đầu tiên, tôi cảm thấy món này nó ngon thật. Tôi nhớ chúng tôi còn đặt tên cho nó là "Dưa Cải Thượng Du" để phân biệt với món dưa cải thuần túy chúng ta ăn thường ngày.
Dưa Tàu Bay- nhận xét cho công bằng một ít, nó có chua, dòn: ngon thật. Nhưng khổ một điều là thiếu DĨA THỊT HEO BA CHỈ và chén NƯỚC MẮM ỚT TỎI thơm cay?

Thôi chuyện này hãy đợi đêm về! Sau tiếng kẻng, chúng tôi sẽ ngủ. Trong giấc mộng ai nấy tha hồ thả hồn 'chu du' đi dự liên hoan DƯA GIÁ THỊT HEO.
Hiện tại trước mắt, ta có miếng dưa tàu bay đưa khúc sắn vào miệng cho no thêm, thế là được rồi. 

Hãy quên đi!

Đó là lý do tại sao chúng tôi cần muối. Rồi đêm về, buổi 'kiểm thảo phê bình' công tác, ông đội trưởng lại một lần nhắc nhở vấn đề "CẢI THIỆN LINH TINH". Ngày mai sẽ làm phiền lòng anh chàng "vệ sinh viên" dọn dẹp trong "lán". Trong các vi phạm hàng ngày, chắc hẳn có những lon gô DƯA TÀU BAY treo lủng lẳng phía dưới đầu nằm chúng tôi.
Chiều về,   khi về lại trại có người buồn, có người 'càm ràm' do mất hũ dưa đang hồi chua -chín, thơm mùi dưa cải. Ôi! một hương vị khó quên, năm xưa khi tết đến xuân về. Giờ thì bị 'tịch thu' mất rồi?!


                                   ***

Một mùa xuân đến soạn sành phẩm vật cúng kiến hay dọn mâm linh đình: Nào dưa hành củ kiệu chả thịt nào nồi hầm ngon đáo để còn có dưa chua thịt heo ba lát trong mâm cơm tất niên.

Còn ai từng là thân phận người tù Ái Tử nhớ đến những mãng đồi trung du ngập trắng hoa tàu bay. Những sợi bông nhẹ bấc la đà bay theo làn gió.

Giờ rau tàu bay; loài rau dại nay là vị thuốc là tiền cũng như bao cây dại khác từ Trung Du cũng hái ra tiền ra bạc?

Thời nay có nhiều chuyện lạ. Những thứ như cây mây, cây đót, nay cũng hái ra tiền. Riêng chúng tôi, những tù binh ngày đó, nhớ làm sao chuyện muối và rau tàu bay. Mỗi khi nhắc đến cái tên nghe rất lạ nhưng nó lại là một kỷ niệm thương thương, tui tủi làm sao? có khi nhớ nó, tôi lại cay cay con mắt ./.


ĐINH HOA LƯ  EDITION 
MÙA COVID USA  15/11/2020