Tuesday, December 31, 2013

Nghi lễ tịch điền được tái hiện



Khi lễ tắt, lễ nhạc nổi lên, “vua nhập thế” cày ba sá, theo sau là đoàn người gieo hạt giống.

        Lễ tịch điền đầu xuân Kỷ Sửu ở Đọi Tam, Duy Tiên, Hà Nam hôm qua thu hút hàng chục nghìn người tới dự.
    Một dàn trống 60 chiếc mở màn lễ hội Tịch điền với những phần biểu diễn hoành tráng, nhịp nhàng và điêu luyện. Đọi Tam, cái nôi của nghề làm trống có lẽ là địa phương duy nhất có được đội trống nữ đông đảo và chuyên nghiệp này.

 

Trang trọng và giàu tính dân gian

     Lễ Tịch điền năm 2009 với ý tưởng phục dựng lại một nghi thức có từ hơn nghìn năm trước diễn ra sáng nay tại làng Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Nghi lễ tịch điền diễn ra dưới sự chứng kiến của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và nhiều quan chức các bộ, ban ngành từ trung ương về dự.

    Không có vua ban dụ, chỉnh đốn các nghi lễ nhưng không khí trang trọng được đảm bảo bằng màn rước linh vị vua từ chùa Long Đọi Sơn ra vị trí làm lễ Tịch điền. Hình ảnh ông vua đội mũ Cửu Long, mặc Hoàng bào được tái hiện lại qua hình ảnh “vua nhập thế” bởi một vị bô lão tuổi đúng bát thập nhập khí linh vương, khoác áo long bào. Khi lễ tắt, lễ nhạc nổi lên, “vua nhập thế” cày ba sá, theo sau là đoàn người gieo hạt giống.

Theo nghi lễ xưa, sau khi vua cày, vương tôn cày tiếp 7 sá, sĩ phu cày 9 sá. Nay, sau nghi thức vua cày, hai đại diện tỉnh Hà Nam là chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh xuống ruộng cày 7 sá. Những xới cày thẳng mà ngọt được tiếp nối bởi 10 vị lão nông, tượng trưng cho nghi thức của các sĩ phu xưa. Kế đó, 20 lão nông cùng tham gia đánh thức đất đai bằng những sá cày.

    Tâm sự sau khi lễ tịch điền kết thúc, người đóng vai vua - cụ Đinh Trọng Tế, 80 tuổi, thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn - cho biết không hề gặp khó khăn trong việc điều chỉnh trâu để cho ra đời những đường cày thẳng tắp do kinh nghiệm nông tang trong suốt quãng thời gian dài trước đó.


Ông Đinh Trọng Tế, 80 tuổi, thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn trong vai “vua nhập thế”.
Ảnh: L.Thoa.
                                                                                VUA     
      Trên hai thửa “kim ngân điền” (ruộng vàng, ruộng bạc) trước đây, sau hơn 1.000 năm, nghi thức khuyến nông của vua Lê Đại Hành lại được phục dựng. Một nghi lễ mà theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan “cần được duy trì vì dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, nông nghiệp và nông dân nông thôn cũng vẫn là đối tượng quan trọng đầu tiên”.

    Với khoảng 800 diễn viên quần chúng tham gia trình diễn trong nghi lễ chính: tịch điền. Chủ trương tổ chức một lễ hội cho nhân dân của ban tổ chức đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự. Bên cạnh nghi thức lễ tịch điền, nhiều cuộc thi dân gian như đấu vật, đánh đu, vẽ trâu,v.v… được tổ chức. Các màn biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian như hát ca trù, hát chèo với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật các địa phương lân cận cũng diễn ra trong lễ hội. Lễ hội tịch điền kết thúc bằng lễ cầu an vào tối mùng 7, tại chùa Long Đọi Sơn, nơi thờ linh vị vua Lê Đại Hành với ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.


   Theo Việt sử lược, lễ hội tịch điền lần đầu tiên được tổ chức tại nước ta vào năm Thiên Phúc thứ 7 (987) do vua Lê Đại Hành cử hành tại khu vực xã Đọi Sơn, nay là xã Đọi Tam, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Nghi lễ này tiếp tục được duy trì ở các đời vua sau. Cũng theo sử sách, đến đời Lý, lễ tịch điền được cử hành long trọng hơn với việc coi đây là nghi lễ tế thần nông cầu cho mùa màng tươi tốt. Trong cả hai triều đại nhà Lê và nhà Lý đều đích thân do vua tự cầm cày, cày ruộng.


    Nhưng đến đời Trần, vua không thân hành ra làm lễ mà chỉ sai quan lại đắp đàn xã tắc mà cúng tế. Tới thời Hậu Lê, năm Hồng Các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định đều tổ chức lễ tịch điền nhưng có thay đổi ít nhiều về nghi thức.


Trich bao online
xaluan.com

Thursday, December 19, 2013

NGƯỜI CON DÂU TRỞ VỀ THEO LỜI KHẤN NGUYỆN


Xây lăng quê Nội Truồi việc thứ nhất

Thế là ngày 2 tháng 8 năm 1995 gia đình con đến Mỹ . Nhờ vào sự chắt chiu dành dụm của vợ con Trần thị túy Huệ , người con dâu mà Ba ưng ý lúc sanh tiền.
sau khi trả hết nợ nần qua năm 1996 chúng con lo xong chuyện Lăng Mộ cho Ông Mệ ngoài làng đúng như lời khấn của con trước mộ Ôn Mệ lúc ra Trung lo giấy tờ 1991 .



gia đình chú Tương (thím Luông ) trước lăng Ông Nội khánh thành 1996

Con thực hiện điều này trước cũng muốn cho Ba vui lòng vì khi sinh tiền Ba không làm nỗi mà chỉ ấp ủ trong lòng thôi . Nguyên uỷ là do cái nghèo mà BA đành im lặng .



gia đình chú trước lăng Mệ( khánh thành 1996)



Thứ hai:Thực hiện tâm nguyện cho BA lúc chúng con ra đi:

Chúng con canh cánh bên lòng chuyện trả hiếu cho Ba . Thế là đúng 3 năm như lòng tâm nguyện của vợ con đã trở về laị thôn Động Đền Hàm tân xây lăng cho Ba và tạ ơn xóm làng .




Dâu của Ba đã về xây lăng cho Ba sau 3 năm giả từ quê hương
(ngày 9 tháng 5 năm 1999)

Ngày vợ con về chỉ đem theo con gái út là Đinh thị Lâm Thư khi sinh ra mấy tháng còn cơ may đươc Ba gặp mặt và cháu được Ba cầm tay nhắc nhở .

Bà con đều có mặt rất đông . Ngoài làng có chú Tương vô và làm chủ lễ. O Hương con dì Nhỏ Đông hà cũng vô, Cam ranh , Phan thiết đều vô . Sài gòn vợ chồng O Hoà và Dũng cùng 2 cháu Thảo Cường cũng ra. Thương con chú Tương ở Long khánh đều ra. Bên ngoại con Cậu Hoa và Dì Thừa và anh em ngoaị con từ Trị an Bà Rịa đều về đông .Bên vợ con có mặt đông đúc để mừng cho vợ chồng con tròn đẹp đều ước nguyên là hoàn thành chữ hiếu và đạo làm dâu .

Bạn hữu xóm giềng ai cũng tới . Chú Tương thay mặt chị dâu là Mạ con , đứng cạnh nhạc phụ con và cậu Hoa con nói lên tiếng nói tri ân xóm giềng làng nước . Xong việc lăng Ba ai cũng khen cũng cảm động hết .




xã Tân Thiện, Hàm tân B. Thuận
Ngaỳ khánh thành lăng Ba 9/5/1999 DL
Mạ con và vợ con , 2 mẹ con O Hiệp (út Tý) và chú Tương –đứng sau lưng vợ con là O Hương từ Đông hà vô

xong việc thì thân thích ai ai cũng được vợ con biếu một số tiền làm quà tái ngộ. Cái đáng quý là số tiền này kết tinh từ sự dành dụm vén xéo trong ngoài của vợ con mà thành . Chúng con ra đi tuy chưa thành đạt như bạn bè nhưng không bao giờ quên cái lòng hiếu để làm đầu . Xứ lạ quê người không bao giớ đua đòi hưởng thụ mà luôn luôn nghĩ đến tổ tông ông bà và cha mẹ . Đó là niềm trăn trở mà chúng con ngày đêm hằng tâm niệm .

Xong việc xây lăng chú Tương cũng nhắn vào trong phim gởi qua Mỹ chú rất khen ngợi tấm lòng hiếu thảo của vợ con .

Ly hương không ly tổ, mặc dầu đã quá 10 năm viễn xứ nhưng vợ chồng con hằng nhắc nhở con cái luôn luôn nhớ đến tổ tiên ông bà ; nhất là cố gắng chăm lo học hành làm sao sau này rạng rỡ tổ tông .

Có lăng miếu tôn nghiêm cũng là dịp cho con cháu Ba tại quê hương thứ 2 Bình Tuy sau này là tỉnh Bình Thuận tụ hội mỗi dịp ngày đơm tháng kỵ đến .


O Tâm cùng các cháu đứng trước lăng mới của Ba trong dịp tết về






TU SỬA TỪ ĐƯỜNG NGOÀI QUÊ TRUỒI





Sau dịp Thanh Minh tu sửa mộ phấn tổ tiên , khang trang lại bàn thờ chú Tương đứng với em Ái trươc bàn thờ tại Truồi 2000

Cây có cội nước có nguồn, thời gian như giòng sông Truồi trong xanh lững lờ ngày đêm trôi qua bến nước Xuân Lai . Giòng họ Đinh theo vận nước nổi trôi hiện nay đã thiên cư khắp chốn .

Tuy vậy, chốn Từ Đường thì phận con cháu chớ BAO GIỜ QUÊN LÃNG . Cũng như cây kia tuy nghìn nhánh mà đều phát nguyên từ một cội.

Bởi thế, cho nên lư hương bát nước con cháu phải lo , thứ bậc tuổi tên chớ nên xao lãng – vì sao vậy ?

- Vì KHÔNG CÓ MẢ ĐỐ Ả LÀM NÊN


Lời xưa đã dạy rành rành, bổn phận con cháu ai ai cũng phải nhất tề gánh vác .



Hôm nay nơi chốn viễn phương , một lòng chúng con khấn nguyện Anh Linh Tiên Tổ , hương linh BA khôn thiêng phò trì gia hộ cho chúng con chân cứng đá mềm thập phần chu toàn bao niềm ước nguyện .

Lòng thành chấp bút , khẩn xin ơn trên giòng họ Đinh Trọng gia độ cho con cháu công thành danh toại, sáng lạng tương lai, làm đẹp mặt rạng danh giống nòi .




bàn thờ Ông Mệ tại Truồi

San Jose California, Hoa kỳ
Ngày rằm tháng chạp năm Ất Dậu 2005
(ngày 14 tháng 1 năm 2006 DL)

Thứ Nam Đinh trọng Phúc

Wednesday, December 18, 2013

Hoài niệm về xóm Lăng Cô


ON/OFF-audio
THUYỀN VÀ BIỂN: Phan huỳnh Điểu
ca sĩ : Quang Lý


nửa thế kỷ trước chỉ riêng tôi và mấy bạn nhỏ trong xóm Lăng cô là "chủ " của bãi cát này thôi !


      Xóm Lăng cô là kỷ niệm về một cuộc tình lãng mạn của ba mạ tôi hơn nửa thế kỷ trước . Ngày xưa đó có đôi tình nhân yêu nhau tha thiết, thắm thiết hẹn hò ; vẫn viền cát trắng muôn đời hình bán nguyệt , vẫn những liếp phi lao xanh vi vút gió và những túp lều tranh ẩn hiện. Trong tiếng sóng biển rì rào , bên chân đèo Hải vân cao vòi vọi cái xóm vắng Lăng cô này nơi chứng kiến cuộc tình ba má tôi thề non hẹn biển và "thằng TÔI" bắt đầu HIỆN HỮU.



xóm năm xưa , Lăng Cô, có bác Hai cùng gia đình với mái tranh ẩn hiện bên những liếp phi lao. Giờ không biết bác trôi giạt phưong nào hay đã trở về với những ngừơi "muôn năm cũ"?


 thế hệ con cháu đi sau có ngờ rằng sau lưng chúng là nơi hẹn hò năm xưa của ông bà?
Hình vợ chồng con gái DHL  trong ngày về thăm VN , mùa giáng sinh 2012 và tết tây 2013

  Tiếp nối những năm sau này , đôi tình nhân "ra rít " đó về lại thăm chốn xưa, cuộc tình kỷ niệm . Và tôi là một thằng bé chạy "lon ton" theo Ba Mạ. Tôi làm sao quên được những buổi "nghịch cát " bên mé biển tại doi cát trắng "nghìn năm " như hình trên . Đến khi về quê ngoại Quảng trị tôi mịt mù xa Lăng Cô từ dạo đó.


                                        Sò huyết Lăng cô"độc nhất vô nhị " !


 Tôi quên sao được những dĩa sò huyết tuyệt vời !thiết tưởng không nơi nào có được! Tuyệt vời ở đây nghĩa là khi ba mạ tôi dắt tôi về thăm lại xóm Lăng cô, thăm nhà bác Hai từng che chở cho  đôi tình nhân, thăm một vùng biển mà sò huyết tập trung sinh sôi nảy nở nhiều vô kể. Vừa chơi  cạnh biển vừa luộc sò thỏa thích. Cách ăn sò cũng không cầu kỳ, kiểu cách gì cho lắm, chỉ cần một ít muối tiêu và chanh là đủ . Chất ngon vị ngọt từ trong con sò huyết cho ra chẳng nhờ vào những thứ khác làm mất đi tính tuyệt phẩm của cái tên sò huyết Lăng Cô; tính chất này đã làm cho tôi nhớ mãi, dù vào tận trong nam tôi từng thuởng thức con sò lông Phan Thiết cũng không thể sánh bì . Mỗi lần nhớ đến sò huyết tôi có một định kiến rằng VN : sò huyết Lăng Cô"độc nhất vô nhị " !


Sau này người dân Lăng cô còn có làm thêm món mắm sò huyết đóng chai nữa . Thứ mắm chua từ con sò huyết này nếu bạn là dân Huế thì ăn kẹp với thịt heo ba chỉ cùng vả , khế chua, rau thơm chuối chát thì "hết ý !"   
Sau này cứ mỗi lần đi ngang Lăng cô tối cứ nhìn chằm chặp vào cái xóm bao quanh cũng vẫn  bãi cát trắng hình bán nguyệt- kỷ niệm của ba mạ tôi ngày xưa nó vẫn ngày đêm nhìn ra trùng dương xa tít. Lim dim mắt trong khi chiếc xe đò đang ì ạch bò lên đèo Hải Vân cao chớm chở, tôi cố hình dung hình ảnh cũ... bên sóng biển Lăng cô rì rào vổ bờ cát trắng, một đôi tình nhân yêu nhau tha thiết, tay đang dắt theo đứa con trai bé nhỏ năm naò .
 
============================================================ 

 hôm nay xóm cũ ngày xưa đâu còn nữa!  khách sạn Nhà hàng- mãnh lực kinh tế đã xóa mất hình ảnh thương yêu của xóm biển Lăng cô ngày đó của tôi rồi


đinh hoa lư


CON TÀU NĂM CŨ

Chiều nào, tiễn nhau đi khi bóng ngả xế chiều
Hoàng hôn đến đâu đây, màu tím dâng trong hồn ta...  [Hoài Linh]


[ BÀI LƯU TRỮ có phụ chú]

*************************************************************************** 


     Tôi hay dùng lại tiếng tàu 'HỎA' tiếng ngày xưa bà con QT hay dùng để chỉ tàu lửa. Có khi nào các bạn đang ngồi trong những toa xe hỏa hạng sang như hiện nay, nó có đầu máy chạy bằng diesel tối tân với tốc độ nhanh chợt nhớ đến hình ảnh chiếc tàu hỏa năm xưa ì ạch chạy cùng hú còi inh ỏi không nhỉ ?

   Ngày xưa đó, có nghĩa là khoảng thời gian cuối từ 1960 trở về trước khi con đường sắt cận sơn tỉnh Quảng trị còn đi qua những vùng hẻo lánh - hoang vu. Lúc này đường xe hỏa trong Nam vẫn còn xuyên suốt từ Sài Gòn ra đến Đông hà. Thế hệ sinh sau 1970 có thể nhìn thấy những đầu máy xe lửa cổ xưa, đen sì chạy bằng than đá và củi trong sách vở. Riêng thế hệ tôi còn đươc "hân hạnh" đi trên những chuyến tàu "cỗ lổ xỉ" này trước khi chúng bị bỏ phế trên những khoảng vắng tại những nhà ga lớn.

   Tôi nhớ về cái nhà ga xe lửa Quảng trị thuở đó nó cách cầu Thạch hãn không xa. Bởi thế ngày xưa dân mình hay gọi cầu này là Cầu Ga. Thời này tôi hay đi tàu hỏa dù chỉ một đoạn ngắn từ Quảng trị vào Mỹ chánh hay từ Quảng trị ra Đông hà. Sau hiệp định GENEVE 1954 trong Nam  ga Đông hà trở thành ga cuối cùng của miền nam. Nhà mẹ đích tôi kế chợ Mỹ chánh, mỗi lần tôi từ Quảng trị vào thăm xong tôi đi lên ga xép Mỹ chánh đón cho được chuyến tàu chợ cuối ngày để ra Quảng trị.[*]
  
   Tôi mường tượng hình ảnh cũ, đó là những chuyến 'viễn hành' trong thời thơ ấu. Ga Mỹ chánh trên khoảng dốc cao. Tôi ngồi đợi tàu trong lòng thấp thỏm ngóng mong. Tiếng còi tàu hú từ xa. Lúc đầu tiếng còi tàu nghe còn nhỏ nhưng sau càng lớn dần. Từ xa cái chấm đen tròn xuất hiện, cột khói đen ngòm bốc lên . Cái đầu tàu đằng trước đen- tròn , phì phò khói bốc càng lúc càng rõ dần cùng tiếng rầm rập trên con đường sắt. Tôi làm sao quên được bao cảm giác hồi hộp khi cái khối sắt từ từ chậm lại và dừng hẳn trước cái ga nhỏ bé ,đìu hiu này . Con tàu chợ tạm dừng ít phút lấy thêm khách cùng cho một vài người xuống tàu. Cột khói và hơi nước từ trên cái đầu tròn dài đen nhẵn của đầu máy còn gầm gừ như muốn 'doạ nạt' thằng bé như tôi. Đối với trí tưởng tượng của tôi lúc đó, những bánh xe sắt khổng lồ của đầu tàu cùng với lửa khói hợp lại trông như một con 'quái thú '- vừa lạ lùng vừa ghê sợ vừa hùng vĩ, những ấn dấu ghi đậm trong trí óc trẻ thơ !
   Người phu lái tàu áo quần đầy dầu mỡ, xốc xếch nhảy xuống khỏi đầu phòng lái, nơi hình như ông chỉ đứng lái tàu chứ không ngồi như bác tài xế xe hơi . Ông vội vàng dùng cây sắt dài hì hục nạy đống lửa và than đang hừng hực tỏa nóng để tăng thêm sức mạnh cho đầu tàu tiếp tục hành trình về nhà ga khác.

   Lại hồi còi khác lanh lảnh rúc lên, đằng trước nhà ga người phu trạm phất lá cờ đỏ báo hiệu cho con tàu lăn bánh. Tiếng " sình sịch , sình sịch" đầu chậm sau nhanh, con tàu từ từ rời ga Mỹ chánh, người phu trạm đứng ngó theo; bóng ông cùng cái nhà ga khuất dần .

   Đã là tàu chợ thì nó phải chạy chậm thôi lại còn lắc lư nữa nhưng cảm giác của tôi lúc này thấy nó chạy nhanh lạ lùng . Tôi say sưa ngắm những triền cát những vùng rú càn , những triền đồi hoang sơ không một bóng người . Phía trái là núi trường sơn trùng trùng điệp điệp. Cảm giác phiêu lưu mạo hiểm của một đứa nhỏ đi xa theo toa tàu lắc đều. Thỉnh thoảng từ đầu máy một hồi còi kéo lên phá tan không gian tĩnh lặng . Gần đến ga lớn Quảng trị con tàu kéo còi liên tục cùng với niềm vui của tôi, đứa bé đi chơi xa về lại thành phố thân yêu.

   Lớn thêm một ít , tôi có dịp vào Huế về thăm quê nội tôi tức là Truồi và tôi cũng có dịp đi tàu hỏa nữa. Rồi tôi còn được theo người lớn cùng lấy vé tàu tại ga Truồi mà vào đến Đà Nẵng . Nói sao hết nỗi vui mừng của tôi với cái thú "phiêu lưu " xa xôi như lúc này . Làm sao quên được hình ảnh sóng nước rì rào khi con tàu chạy men theo bên đầm Cầu Hai, Đá Bạc giã từ cái đầm Lăng cô mà tiến sâu vào chân núi Hải vân .
Nếu chúng ta hiện nay có những phương tiện dồi dào - hiện đại thì mới thấu được nỗi ' gian nan" của chiếc tàu chợ đen đúa năm nào ! Chiếc đầu máy chạy bằng than kia phải ì ạch kéo cả đoàn tàu qua núi Hải vân nơi có những độ dốc khiến nó phải "phì phò " phun khói dày đặc tưởng chừng muốn "ngất lịm " đến nơi .

   
            Cảm giác rờn rợn của tôi tăng lên khi con tàu phải chui qua mấy cái hầm dài xuyên qua Hải vân sơn . Những toa xe không có điện , tối thui như cảnh âm ti địa ngục . Cứ qua một hầm những kẻ thích đùa lại cứ la hét lên như dọa nạt những ai yếu bóng vía . Khói tàu trong hầm chui vào hết trong các toa xe , mùi hắc ín mùi khói than khét lẹt sặc sụa đầy phổi mọi người . Đầu tàu trước khi vào hay ra khỏi một hầm lại hú lên 1 hồi báo hiệu . Cứ mãi vậy cho đến cái hầm thứ thứ 6 - cái hầm dài nhất thì mới qua ranh giới Đà Nẵng. Toa xe sáng lần lên cho đến khi tất cả đều lọt vào khoảng trời quảng khoát bên ngoài. Ai nầy đều hít thở sảng khoái , nhìn lại nhau thì ôi thôi mặt ai cũng có một lớp mỏng đầy muội khói .

   Một thuở thanh bình người dân tự thoải mãn với nhưng gì hiện có trong tay . Người ta đi con tàu chợ, nhưng khúc củi to tướng đốt lẫn với than - những cột khói hình nấm phùn phụt bay lên trời cao tiếng còi tàu hú vang dài lê thê nhưng lại đem niềm vui cho khách đi xa đang mòn mỏi ngóng trông.

Làm sao tôi quên được những lúc đợi con tàu về ga cũ. Tôi đã áp tai vào đường tàu cố lắng nghe chấn động con tàu lan truyền từ những dặm xa. Có tiếng còi tàu xa xa âm thanh mơ hồ -phảng phất. Niềm vui của tôi tăng dần khi nhìn thấy làn khói đen từ phía chân trời cùng lúc tiếng còi tàu to dần liên hồi như tiếng reo vui của người con đi xa nay về lại cố hương. Đoàn tàu thân quen đã về bến cũ để đón thêm người đi, lưu luyến chia tay cho ai ở lại. Từng cụm khói tàu bốc cao phùn phụt lên trời, nó vẫn tiếp tục chuyến viễn hành, vẫn tiếp tục chia phôi, sẽ để lại phía sau một sân ga bé nhỏ cùng số phận đợi chờ.

DHL Quang Tri 1969

   Thời gian trôi mau , phôi pha bóng dáng con tàu năm cũ. Bao nhân ảnh cuộc đời cũng lần hồi nhạt nhòa theo quá khứ . Từng hồi còi tàu lịm tắt - từng sân ga xa dần và khuất hẳn theo ngả rẽ cuộc đời; tất cả sẽ theo nhau trôi về vùng kỷ niệm.


đinh hoa Lư

=========================================================== 
[*]: nhà mẹ đích tôi ở chợ Mỹ Chánh, có chị tôi là Đinh thị Biên-' hoa khôi Mỹ chánh một thời'. Năm 1966 có ra học khóa giáo viên ấp tân sinh ngụ tại nhà ông Út sau lưng miệu ông VOi, gần tiệm Vạn An ,chị Văn- chị Uyển- chị Bình--- bà con thầy Nguyễn Bảo-- chị Huơng  con gái O Đào  Xuân Sang , chị Vinh/Tân Mỹ  - chi Quynh Hoa ...ai cũng mến chị Biên  .
   Hồng nhan bạc mệnh, mới lấy anh Lê khắc Kha người Ưu Điềm ,  trung đoàn I , chưa đầy 1 năm thì chị tôi  bị bắn chết khi trên đường vào Huế tại cây số 23 , năm 1967








DHD

Tuesday, November 26, 2013

LỄ RA TRƯỜNG TẠI HOA KỲ


122nd COMMENCEMENT at STANFORD UNIVERSITY -16th JUNE 2013


   MỖI NĂM khoảng cuối tháng Năm DL hay trong tháng 6 DL lễ Mãn Khóa (Ra Trường) còn gọi là Commencement được các trường đại học công và tư tại Hoa kỳ tổ chức trọng thể .
Thật ra vào cuối học kỳ mùa Xuân (spring)hay mùa Thu (fall)các sinh viên  tốt nghiệp sau khi thi xong Final - đủ điểm đậu - cùng đủ các tín chỉ (unit) đòi hỏi . Khi này các phân khoa [department] sẽ niêm yết các sinh viên tốt nghiệp tức là cuối mùa xuân và thu sau thi final nêu trên . Tùy theo thông lệ của trường đại học, các phân khoa sẽ làm "lễ ra trường" (graduation ) cho từng phân khoa . Và lễ này nhỏ hơn vì các phân khoa (department) làm lễ riêng nhau .
Nhưng lễ tốt nghiệp chung cho toàn trường tức là
COMMNENCEMENT chỉ một năm 1 lần vào thời gian cuối tháng 5 hay tháng 6 như đã nói trên . Trong lễ Commencement trường sẽ mời một nhân vật có tiếng tăm nào đó làm KHÁCH DANH DỰ cho cuộc lễ và vị khách này sẽ có một bài diễn văn chào mừng các tân khoa .

   

 thị trưởng thành phố New York -Michael Bloomberg- là khách mời danh dự cho lễ mãn khóa tại đại học Stanford California năm 2013

   Như vậy các sinh viên tốt nghiệp vào tháng 5 sẽ tiện dịp chờ thêm lễ tốt nghiệp toàn trường . Trái lại các sinh viên tốt nghiệp mùa thu năm trước tức là trong tháng 12 vừa qua phải đợi lâu hơn 5 tháng mới có dịp dự lễ TỐT NGHIỆP toàn trường -Commencement -như vừa nói trên .
  Các SV sau khi tốt nghiệp chờ bằng gữi về sau một hai tuần và có quyền tham dự lễ COMMENCEMENT tùy ý . Vì vào tháng 4 hàng năm văn phòng hiệu trưởng sẽ gữi về nhà báo cho biết và hỏi sự lụa chọn dự lễ ra trường lớn này của SV .Ngang đây chúng ta cần nói thêm các SV chưa đủ tín chỉ (required units) có làm lễ Ra Trường không ? Tùy trường duyệt xét nếu SV đó chỉ thiếu vài ba tín chỉ ngoài major chính thì trường có thể cho làm lễ Commencement này nhưng
bằng thì phải đợi SV đó học thêm đủ số tín chỉ còn thiếu nộp lại cho trường thì trường mới gữi bằng về sau. Có trường sẽ NIÊM YẾT (post) tên các SV đủ tiêu chuẩn mãn khóa vào cuối học kỳ của học kỳ cuối cùng [semester 6 tha'ng hay trimeter 3 tha'ng ] của SV đó trước khi làm lễ COMMENCEMENT .
                            NH6572- đinh trọng phúc và con trai tại Stanford tháng 16-6- 2013
                   NH6572- trần túy Huệ  và con trai tại Stanford tháng16- 6- 2013
    


     Nhưng có trường hợp khác hơn, sau khi dự lễ COMMENCEMENT xong các sv tiếp tục về các phân khoa dự lễ phát bằng luôn tại đây- ví dụ đại học Stanford California-  trong ngày có sự  chứng giám của gia đình bè bạn . Hoặc có trường đại học lại cho các phân khoa làm lễ ra trường từng phân khoa một tổ chức xen kẻ nhau tại hội trường hí viện của trường đại học đó.  Còn dự lễ Commencement thì tất cả phải đợi vào dịp cả trường làm chung một lần vào cuối tháng 5 tây hay vào tháng 6 như đã nói trên -ví dụ đại học San Jose State University.



    Sau thời gian phấn đấu học hành cu`ng niềm vui tốt nghiệp , tình hình chung cho sinh viên tốt nghiệp tại Hoa kỳ đang vật lộn khó khăn trong việc tìm kiếm công việc (job) vi` sự phục hồi kinh tế chậm chạp và số lương công việc bị đem ra đầu tư nước ngoài quá nhiều . Ngoại trừ số nhỏ sinh viên các trường đại học có tiếng (trong đó phần nhiều là trường tư ) tương đối dễ kiếm việc hơn, còn tình trạng thu dụng lao động mới tại các công ty , xí nghiệp Hoa kỳ chưa có số liệu khả quan. Theo tin tức gần nhất , hiện nay tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc Hoa kỳ vẫn dao động trên dưới 7% , điều này nói lên sự hứa hẹn về thay đổi chính sách kinh tế sắp tới của Hoa kỳ đối với lượng sinh viên ra trường càng lúc càng đông . Nhưng dù sao đi nữa , sự thật hiện nay khó ai chối bỏ rằng Hoa kỳ là nước có lượng sinh viên nước ngoài vào với diện du học đông nhất thế giới và số lượng sv không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây .


  Tổng số SV quốc tế du học tại Hoa kỳ tài khóa 2011-2012
764,495
10 nước theo thứ tự có SV du học đông nhất tại Hoa kỳ






1 China 194,029    25.4%
2 India 100,270        13.1%
3 South Korea 72,295 9.5%
4 Saudi Arabia 34,139 4.5%
5 Canada 26,821 3.5%
6 Taiwan 23,250 3.0%
7 Japan 19,966 2.6%
8 Vietnam 15,572 2.0%
9 Mexico 13,893 1.8%
10 Turkey 11,973 1.6%
All Others 252,287 33.0%
http://www.iie.org/en/Services/Project-Atlas/United-States/International-Students-In-US
TIỆC TÙNG : 

                         đinh Viễn Dương con trai dhl trong bữa    tiệc dành cho các SV   tổ chức tại phân khoa trước ngày COMMENCEMENT

      NHÌN CHUNG các trường công lập tại Mỹ vì eo hẹp ngân sách hơn trường tư thục (private school) nên lễ Ra Trường tại các trường công không thấy có tiệc mừng .
Riêng tại các trường tư ít nhất có 2 tiệc mừng :
-tiệc dành cho các SV tân khoa thuờng tổ chức tại phân khoa
-tiệc chung lớn hơn dành cho tất cả phụ huynh SV và trường tổ chức đại sảnh hay tại quảng trường lớn hơn 

Hai tiệc này được tổ chức trước ngày COMMENCEMENT. Sau lễ COMMENCEMENT , sv về lại phân khoa nhận bằng cũng có đãi ăn uống nhẹ hơn vui chơi nói chuyện chụp hình lưu niệm trước khi chia tay ra về cùng nhau .

tiệc dành cho các SV tân khoa thuờng tổ chức tại phân khoa trước ngày COMMENCEMENT
tiệc dành cho phụ huynh các tân sv cử nhân -baccalaureate- tại quảng trường Stanford ngày 15/6/2013

Sinh Viên Sau Khi Ra trường cử nhân -under graduate- có thể tiếp tục học -cao học, hậu đại học, hậu tiến sĩ ra sao và bao lâu ?
   Sau khi ra trường cử nhân SV thuờng tiếp tục học thêm . SV Có thể tiếp tục học lên một cấp tức là cao học -graduation school -để tốt nghiệp bằng thạc sĩ ( master degree)cùng trường nếu phỏng vấn đươc hay phải đi học tại trường khác . Thuờng thuờng sv thuờng nộp đơn nhiều trường khác nhau cho chắc ăn . Sau thạc sĩ (master degree) sv nếu học thêm tiến sĩ (doctorate degree) tức là post graduation school cũng phải qua bằng cao hoc (master degree) và phỏng vấn đậu cùng vượt qua khóa thi ngành  mà sv đó chọn
   -ví dụ: y khoa:  MCAT (Medical College Admission Test)phải pass khi còn sv 2 năm hay sau 4 năm (under graduate school)  để vào ngành y cùng tốt nghiệp thêm thạc sĩ về ngành liên quan trong thời gian 2 năm cao học tai graduation school
  Sau phỏng vấn pass để vào trường hậu cao học -post graduation school- sv sẽ có thêm 4 năm ra bằng tiến sĩ -doctorate degree- ví dụ MD -general dành cho bác sĩ toàn khoa hay tổng quát

. Sau khi nhận bằng MD tổng quát General MD, tân khoa này muốn học thêm chuyên ngành (specialist- post doctorate degree) sẽ cần 2 năm tói 4 năm nữa .
-như vậy một bác sĩ y khoa có thể tốn thời gian tại đại học và sau đại học là :
4 under graduation school+ 2 graduation school / master  + 4 post graduation school /doctorate + 2 minimum post -doctorate school = 12 đến 14 năm

Bác Sĩ Chuyên ngành kh'ac học bao lâu ?

  SV sau tốt nghiệp đại học /cử nhân 4 năm (under graduate) các sv có thể đi thẳng vào ngành y chuyên khoa ví dụ : tai mắt mũi họng v v với điều kiện phải qua MCAT pass và phỏng vấn pass
với thời gian 4 năm nữa là ra các chuyên khoa này ra trường vói cấp độ doctorate degree-như vậy một bác sĩ chuyên ngành này có tối đa 8 năm nhưng không có bằng MD General tức là 

 Bác Sĩ Toàn Khoa 

Bác Sĩ Nha Khoa  

    Sau khi tốt nghiệp cử nhân 4 năm với cùng thi pass DAT tức là Dental Admission Test cùng phỏng vấn đậu sv sẽ vào trường nha khoa thêm 3 năm nữa mới có DDS (Doctor of Dental Surgery ) DMD (Doctor of Dental Medicine) tổng cộng 7 đến 8 năm

Dược Khoa Doctor of Pharmacy
sau khi vào đại học 2 năm sẽ thi pass PCAT tức là Pharmacy College Admission Test và pv pass sẽ vào trường dược học thêm 3 đến 4 năm nữa tổng cộng là 6 năm tại đại học.



Lễ Ra Trường Commencement khóa 30 tháng 5 /2013  Đại Học Y khoa và Nha Khoa Harvard Hoa kỳ tốt nghiệp :
-161 tân khoa bác sĩ MDs (Doctor of Medicine)
-37 tân khoa nha sĩ DMDs
(Doctor of Dental Medicine)


So Sánh ra làm Sao Giữa Các Tiến Sĩ ?
  Chúng ta sẽ đi tới một thắc mắc ông A cũng TS và bà B cũng TS cùng 2 ngành khác nhau hay cùng một ngành ? thế thì hơn nhau cái gì đây ?
  Điều hơi khó trả lời; nhưng có huớng giải thích đó là degree (cấp , độ)
    ví dụ :1 bác sĩ có degree của :  4 năm (baccalaureate) +2 năm (master) + 4 năm (doctorate)+ 2 năm (post doctorate)
 sẽ cao hơn 1 bác sĩ có degree của :  4 năm (baccalaureate)+ 4 năm (master +doctorate)


Học Phí-TUITION 

Học phí toàn niên cho sinh viên 4 năm đầu đại học tức là under- graduate sẽ tốt nghiệp cử nhân -baccalaureate- tại Hoa kỳ khác nhau . Cao nhất là trường tư rồi đến trường công
ví dụ
 -Học phí cho 1 năm sinh viên cử nhân nội trú tại đại học Harvard dao động từ 59,950 usd đến 65,150 usd

  -Học phí một năm cho sinh viên cử nhân nội trú tại đại học Stanford hiện nay là khoảng 60,749.usd 1 năm
   -Học phí sv nội trú tại đại học công San Jose State University hiện nay là 24, 223 usd 1 năm
Ngoài ra các SV cao học , hậu đại học còn trả học phí phải cao hơn nữa


dhl biên soạn và re edit
26/11/2013

Tuesday, November 19, 2013

đinh trọng phúc--CON ONG VA` GIÀN MƯỚP CUỐI MÙA



[IMG]

     Mấy cây mướp ngọt của tôi coi bộ trễ mùa dữ lắm! thu về rồi , hàng phong bên đường bắt đầu vàng lá thế mà mấy cây mướp của tôi mới ra hoa . Lỗi là ở chủ nó, tức là tôi, chợt hứng tôi bỏ vài hột mướp cho "ra vẻ" nhưng chẳng theo mùa màng chi. Tôi làm vườn "văn nghệ" cho đỡ buồn khi ngồi một mình thư giản ở vườn sau .

     Trồng mướp trễ, tôi biết vậy nên khi 'chú bông đực' nào ra tôi vội ngắt ngay úp vào nụ 'mướp cái' mới he hé nụ vàng. Tôi 'thừa kinh nghiệm' với những giàn mướp ngày xưa bên nhà nó từng giúp nhà tôi 'ra cơm ra gạo'!

    Nhưng qua đây khi đã gọi là trồng 'văn nghệ ' cho vui thì thiết chi chuyện đứng mùa hay không nữa !

    Hôm qua vào bữa ăn tôi giải thích cho con trai tôi ích lợi của mấy con ong khi mùa mướp rộ hoa; ong từng giúp cho giàn mướp ngày xưa của ba nó sum xuê kết trái giúp tiền cho mẹ nó vào cái thuở nó còn cắp sách tới trường học lớp một-- lớp hai.

   Rõ ràng mấy cây mướp của tôi hôm nay bỏ trễ nên chẳng còn một con ong nào héo lánh. Bên xứ Mỹ này đến mùa hoa nở tôi vẫn thấy bóng dáng vài loại ong nhưng nó khác bên nhà, tôi có cảm giác ong bướm ở đây hiếm hoi với cây cảnh hơn. Bên nhà tôi còn nhớ có những lúc tôi phải chống cuốc đứng nhìn từng đàn ong ruồi bay ngang. Đàn ong nhiều đến nỗi
tôi nhìn như một đám mây đen kịt, hay những đàn bướm cải màu vàng bay dập dìu quanh mấy luống cải vườn xưa.

    Sáng nay khi tưới cây tôi khám phá ra rằng một chú ong lẻ loi đang săm soi trên mấy nụ bông mướp hiếm hoi của tôi. Chú ong này chỉ lớn hơn ong ruồi một ít màu vàng nhạt. Nó như một 'anh chàng cô đơn' không bè chẳng bạn, cứ lúi húi làm công việc của nó chắng có gì e ngại tôi. Tôi bỗng thấy vui vui, thất vọng mấy hôm trước vì những bông mướp trễ mùa, đàn ong khuất dạng, thì sáng nay chú ong này là niềm vui đơn giản- nhẹ nhàng chợt đến.


[IMG]
CÁM ƠN CHÚ ONG LẺ LOI ĐÃ GIÚP CHO MẤY TRÁI MƯỚP TRỄ MÙA CỦA VƯỜN TÔI ĐẬU TRÁI

    Chỉ một mình chú ong thôi , nó đang làm một công việc có ích là vừa tô phấn điểm hoa vừa ban cho tôi một niềm sung sướng . Cám ơn chú ong nho nhỏ - cám ơn thiên nhiên đã tạo nên 1 nét đẹp cho đời .





Đầu thu 2011

Monday, November 18, 2013

đinh hoa lư --Tôi Nấu Canh Tập Tàng



      -canh tập tàng !
    Chuyện lạ đời ở xứ Mỹ này thiếu gì cái ăn sao nói cái chuyện xa xưa quê mùa quá hỉ? xin bạn đọc khoan vội cười, tôi xin thưa đây là chuyện thật . Cái duyên cớ cho tôi có cơ hội "trổ tài nhà bếp" với món nấu quê mùa nhất bảo đảm  tại đây chưa chắc có ai ngoài tôi đã thực hiện chuyện tếu tếu này  .
Chuyện là bà xã tôi chiều nay bận đi chợ về trễ không nấu ăn kịp tôi liền nói :
     -thôi để anh ra vườn kiếm mớ rau vô nấu miếng canh đổi vị  ăn chơi nghe?
    Đang  bận tay nhồi mấy pound thịt để làm mấy đòn chả cho buổi họp mặt bạn bè tuần sau , bà xã tôi liền bằng lòng ngay tuy không kịp hỏi tôi nấu miếng canh gì.
  Vuòn sau của tôi đã cuối thu , rau cỏ bắt đầu tàn héo.
      -canh tập tàng !
  Ba chữ "canh tập tàng' thoắt hiện lên trong trí nhớ tôi với bài văn nào ngày xưa -thật xưa. Ngày đó
tôi còn nhỏ dại bát canh tập tàng của người Huế- người QT  tôi nghe và nhớ được mạ tôi nấu cho nhà tôi những khi không còn đi chợ được . Hái rau tập tàng có nghĩa là đi tảo những thứ lá gì sau vườn xong vào nhà kiếm thức gì mặn để nấu tạm một món canh , giúp  nhà tôi "nuốt trôi" bữa cơm. Canh tập tàng, rau tập tàng có nghĩa không có tên canh gì hay rau gì cả.  Nó là lỡ làng-  linh động, là những "phát kiến" cho những gì kiếm được quanh mình, để tạo được một món canh khi cách sông trễ chợ. Cũng có lúc đó là khả năng mưu sinh trong vấn đề ẩm thực , khi môi trường sống quá ngặt nghèo, khô hạn.
   Giờ tôi ra vườn sau
để thực hiện những gì tôi nhớ được trong quá khứ. Một nhúm rau lang , vài ngọn rau dền còn sót lại , ít nhánh tần ô, vài đọt rau má. Tất cả mọi thứ rau này đang vào thời kỳ vàng úa vì đã hết mùa. Chỉ có vạt cải đang lên non tôi chỉ cần vài lá vì tôi đang thực hiện bữa "canh tập tàng".
   Mỗi  thứ một ít thế mà tôi đã kiếm được một ngảu nhỏ rau đủ loại cho tôi đem rửa sạch.
 Viết đến đây các bạn cũng chưa hiểu được thế nào là bát canh tập tàng nếu chưa nghe tôi diễn tả hết tôi làm thế nào để nấu bát canh này. Chỉ vài con tôm lột vỏ xong bằm nhỏ ướp với một củ hành huơng băm nhỏ tiêu hành nước mắm , một ít bột ngọt.
   Một muỗng nhỏ dầu , cho nóng trên bếp xong phi một ít hành huơng và um sơ chén tôm đã ướp kể trên. khi um tôm dĩ nhiên tôi thêm một muỗng canh nước cho khỏi cháy . Đảo tôm một phút xong tôi đổ nước vào đủ cho số lượng canh cần nấu. Nồi canh vừa sôi là tôi bỏ rau vào chỉ trộn rau vừa đủ xẹp xuống đảo đều trên dưới là tôi bắc nồi canh qua bên. Sau khi nếm tôi có thể thêm vài ít muối nếu canh quá lạt. Tôi không quên cắt mỏng vào canh một trái ớt đỏ.
    Giờ thủ thuật của tôi là làm sao cho bát canh tập tành chiều này cũng ngần ấy tôm , ngần ấy hành gia vị thôi mà vẫn ngon một cách đậm đà -ý vị ? Đó là muỗng ruốc Huế tôi sẽ nêm vào nồi canh này; thiếu nó sẽ không còn chút gì "huơng vị quê huơng" nữa !
   Góc muỗng cà phê ruốc Huế kia tôi đã quậy loãng  với vài muỗng nước lạnh để sẵn trong chén . Tôi chỉ nêm thứ ruốc này vào khi đã dời nồi canh nhỏ ra khỏi bếp. Cách này bát canh sẽ không còn mùi ruốc mà cái vị bát canh sẽ đậm đà thêm lên.
Bát canh tập tàng chiều này tôi có cơ hội thực hiện là thế đó.  Tuy đơn giản, bình dị nhưng dễ gì thực hiện được bên xứ Mỹ này trừ phi khi có mảnh vườn bé nhỏ như tôi và một trí nhớ hun đúc bằng bao kỷ niệm sang hèn sướng khổ.  Tôi lại cho rằng có thể đây là cái vốn an ủi cho những tâm hồn về chiều khi đang huớng về kỷ niệm xa xăm trong đó có hình ảnh bát canh tập tàng.
   Bát canh tập tàng chiều này , tôi tự hãnh diện cho riêng mình khi ăn nó mà cảm giác nó ngon như muốn "ngậm mà nghe" để nhớ  mạ tôi hay ra vườn sau tảo mớ rau vào nấu món canh tập tàng những lúc lỡ chợ.  Bao kỷ niệm đời thuờng nó đã truyền thừa vào trí nhớ tôi hơn nửa  đời người mà vẫn không quên như miếng canh tập tàng chiều nay vợ chồng tôi đang thuởng thức ở chốn quê người mà khen nức nở.


DHL 8h
 7/11/2013

Sunday, October 13, 2013

BOSTON VÙNG TRỜI MƠ ƯỚC

                                           Boston, MA
    Cư dân Qung tr ti San Jose đang kháo nhau v ngày Đi Hi Qung Tr ti Boston vào cui tháng 5 sp ti !Đ tài hp dn đây !V chng chúng tôi nghĩ ra vì liên tưởng đến đã có ln đa con trai th 3 ca chúng tôi nhn xét:
-Con thích Boston vì đó là vùng tri mơ ước ca gii tr
-Vì răng? đó lnh mun chết !
-Mi hc sinh ,sinh viên đu ước mơ được có ln đt chân vô trường đi hc danh tiếng bên đó !
-À, ra là ra!
  Con trai tôi đang nói ti trường đi hc Harvard đó mà! ra thì con ơi, ba m không còn tr na nhưng cũng ước mơ con ca mình đt được mơ ước ! Và ri thì ước mơ ca con trai chúng tôi đã thành. Ri thì chúng tôi được vinh d đến thăm Boston trong dp l White Coat Ceremony .


                    v chng Hai Lúa đã mò ti trường con hc!
   Đã 3 năm ri nhưng chúng tôi vn chưa quên được cm giác b ng ca ln đu đi xa . S là dù đã đnh cư được 15 năm(tính đến hi đó)nhưng chúng tôi như "cp gà què ăn qun Cali", chưa khi mô đi xa khi Cali vì bn "p" l con 5 đa. Được dp đi xa ln đó , chúng tôi trong tư thế ca v chng "Hai Lúa" khi lên Sài Gòn, lp cà lp cp đng trước cái Computer in vé vì mt mũi vn đã là bn thiết ca đôi mc knh, thiếu nó thì như mù . Ra mà vì s đ quên hay lc mt nên đã nhét k cp kính dưới đáy va li c ra mà đng nght mt ra , không đc được s hung dn trên màn hình. Li càng lính quýnh hơn vì tiếng complain ca đám người xếp hàng sau lưng mình ch đi khi thy chúng tôi càng lúc càng lúng túng. Đúng là 1 cp gà m! May quá! có 1 anh tr trung sáng láng in giúp mi xong vic. Hú hn ! sau 6 gi bay , chúng tôi đến phi trừơng Boston, đây cũng ti tân , sch s không thua phi trường nơi chúng tôi đang (San Francisco đó mà!). 


                     "m Hai Lúa" cũng không lc đường nơi t !

   Ln đu tiên ti x l thi gian eo hp nên chúng tôi t lo theo hung dn ca tm bn đ , chưa có dp đi đến nhng đa danh ni tiếng đây. Hi vng ln ni , mt công đôi vic(chúng tôi li hơn quý v đó !)chúng tôi s được hi đng huơng mà đã có ln nghe v nhng người Qung tr Boston rt hiếu khách và nhit tình hung dn đi tham quan đây đó vài nơi. Và cũng trong dp này con trai chúng tôi có dp sinh hot vi quý v trong nhng dp l lc năm mi. Hi vng cháu s được là mt thành viên ca nhng đng huơng ti Boston đ cháu s không quên mình là con dân Qung tr dù ln lên M. Cháu s không b đng hóa tr thành mt gc !
                      "m Hai Lúa" & con trai 16/ 8/2012
 
Trn túy Hu