Tuesday, April 27, 2021

TỪ CHUYỆN CƠM CHÁY: HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HOẢNG VỊ GIÁC






 Thời đại cơm cháy lên ngôi

Trong các thực đơn tại các tiệm ăn hiện nay món "cơm cháy' cũng là một món đặc biệt dành cho khách sành ăn. Trên các show TV người Việt hải ngoại, các Đầu Bếp (Cook) còn biểu diễn món cơm cháy ví dụ cơm cháy với cá Salmon 

Trong các món cơm cháy hiện nay người ta thấy "ngon" do nó lạ? Nhưng thực chất nó chỉ là dạng cơm dòn do bị nướng hay hạt cam đã bị rang nổ 

Thực ra vài năm trước phong trào cơm cháy đã có nghe với dạng cơm cháy hành phi sau này các tiệm ăn thêm thắt vào menu này cho nó phong phú thêm và các đầu bếp có tiếng lại nghĩ ra cách câu thêm khách bằng các kiểu lạ hơn 

Nhưng nói gì thì nó đây là hậu quả của tâm lý dư thừa sinh ra cả.

KHI NGƯỜI TA DƯ THỪA ĂN GÌ CŨNG KHÔNG THẤY NGON DÙ GAN RUỒI MỠ MUỖI 

CŨNG VẬY THÔI 

Thời đại thông tin chúng ta biết những thứ như dế, cào cào chiên hay bò cạp nướng cũng thành ĐẶC SẢN ? 

Một thời đại cái vị giác của con người đang bị 'tàn phá' do bị lạm dụng đã khiến sự thưởng thức của con người bị phá hoại từng ngày? 

Người ta có thể phì cười do ý tưởng này. 

NHƯNG ĐÂY LÀ MỘT THỰC TẾ, DÙ CHUA CHÁT 

HÃY ĂN KHI ĐÓI, HÃY THƯỞNG THỨC KHI CƠ THỂ BẠN ĐANG CẦN THỨ GÌ ĐÓ đây là lúc vị giác của bạn làm việc xứng đáng với nhiệm vụ của nó. 

Nếu cơ thể bạn đang dư thừa, đang cần tiết giảm ăn uống thì nhà hàng nào, đầu bếp có giỏi cỡ nào chỉ làm bạn khen và thích một đến hai lần thôi. 

Một giai đoạn của câu CƠM DẺO CANH NGỌT bây giờ đang đà xuống dốc để nhường chỗ cho CƠM CHÁY lên ngôi?



Đầu Bếp Lâm Hiền giới thiệu CƠM CHẤY CÁ SALMON VỚI SAIGON TV

*

Viết ngang đây tôi chợt nhớ đến hai hình ảnh trái ngược của dư thừa và thiếu thốn. 

Nạn Béo Phì của con nít Mỹ. Nước Mỹ đang hoảng sợ với tỷ lệ BÉO PHÌ CỦA TRẺ EM HOA KỲ CÀNG LÚC CÀNG TĂNG. CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC, VÀ LÀM CHÍNH SÁCH ĐANG KÊU GỌI CÙNG LÚC BÁO ĐỘNG NƯỚC MỸ HÃY CỨU LẤY THẾ HỆ TƯƠNG LAI 

Hậu quả của dư thừa, và người Mỹ chưa biết đến ảnh hưởng vô cùng TIÊU CỰC CỦA DƯ THỪA TÁC HẠI THẾ NÀO ĐẾN THẾ HỆ TƯƠNG LAI 

Nhưng điều trước tiên nói về vị giác thì chúng ta chắc chắn rằng sự 'bất hạnh' của các em thiếu nhi Mỹ này đó là CÁC EM KHÔNG BIẾT THẾ NÀO LÀ CHỮ NGON CẢ.



Tôi lại liên tưởng đến hình ảnh ĐÓI KHÁT CỦA CÁC EM NHỎ PHI CHÂU dưới dây. Các dỉa thức ăn từ thiện dưới này dù không có những cái bánh McDonald Béo Ngậy, hay THỊT CHIÊN THƠM PHỨC chỉ cháo và đậu thôi nhưng các em nhỏ bất hạnh PHi CHâu này sẽ có CÁI CẢM GIÁC NGON LÀNH VÔ CÙNG 

LÝ DO: Các bộ xương biết di động này ĐANG ĐÓI KHÁT VÀ ĐANG CẦN CÁI ĂN 

LÚC NÀY DÙ CHỈ LÀ CỌNG CỎ THÔI NHƯNG CÁC EM BÉ PHI CHÂU NÀY CŨNG CÓ HƯƠNG VỊ VÀ CẢM GIÁC NGON LÀNH SẼ DIỄN ĐẠT TẬN CÙNG Ý NGHĨA 

Schoolchildren in the Amboasary-South district of Madagascar eat lunch provided by the World Food Programme. Photograph: Rijasolo/AFP/Getty Images
các em học sinh tỉnh Amboasary South của nước Madagascar PHi châu đang ăn buổi trưa từ thiện của Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới 

***

Vị giác của bạn có thể bị đánh mất khi bạn quá dư thừa. Người ta không bao giờ thỏa mãn theo nhu cầu thưởng thức khi vị giác đi vắng. 

Chớ chạy theo cái lạ hơn, cầu kỳ hơn trong vấn dề ẩm thực mà hãy duy trì tính truyền thống của ẩm thực.




Triết Gia thời cổ đại là Socrates ông sinh năm  469 và mất năm 399 trước Công Nguyên, nói: CÁC NGƯƠI ĂN ĐỂ SỐNG CHỚ SỐNG ĐÊ ĂN Ngay cả Moliere nhà kịch nghệ Pháp (1622- 1673) cũng có ý tương tự.

Nếu SỐNG ĐỂ ĂN thì cho đến một thời điểm nào đó VỊ GIÁC SẼ BỊ THOÁI HÓA VÀ BIẾN MẤT DO HẬU QUẢ CỦA LẠM DỤNG

Cho đến lúc này dù có tìm ra GAN RUỒI MỠ MUỖI CON NGƯỜI CHÚNG TA SẼ CHÀO THUA 

Một sự MẤT MÁT KHỐN CÙNG ĐẾN DO TA CHẴNG BIẾT ĐÂU LÀ ĐIÊM DỪNG CHÂN CỦA TÂM LÝ THÕA MÃN ./.


ĐHL 27/4/2021


Wednesday, April 7, 2021

TRONG RỪNG THANH HÓA

 


 cánh rừng lim mênh mông thành hồ nước bao la
Hồ sông Mực hiện nay Như xuân Thanh Hoá chụp từ vệ tinh


CÁI  ĐÓI CỦA NGƯỜI TÙ BINH TRONG RỪNG THANH HÓA




  Bình thuờng khi đói người ta càng ăn ngon miệng và sẵn sàng ăn ngay để đáp lại nhu cầu cơ thể . Đây là chuyện trong đời sống bình thuờng , vì lỡ hay bận việc chúng ta chưa kịp ăn.
Nhưng có những trường hợp trái ngược : đói mà chưa dám ăn ngay vì 
cái được ăn nó quá hiếm hoi ít ỏi, biến mất quá nhanh trước những cặp mắt háu đói lâu ngày
    Câu chuyện này được kể lại mà người viết là chứng nhân và cũng cùng chung số phận trong quá khứ .


                                             ***

Gió đón mưa về thêm đau thương trần thế
Người bước năng nề, tìm chưa thấy tình quê
Ai đã thề mà ai đã thề
Có hồn thiêng dẫn mẹ đang còn nghe
...(Gió Núi Mưa Rừng / Huỳnh Anh )


Huyện Như xuân-Thanh hóa đầu năm  1978

  Giờ ăn trưa,  rừng vẫn còn nhả khói. Làn mưa xuân nhè nhẹ trong cái lạnh miền núi cao, tất cả không đủ làm tắt những đống lửa khổng lồ do vô số gỗ cây đang bị khai hoang và đốt dọn. Trai, người tù binh chậm rãi khều từng cục than từ đống  lim và trường mật đang ngùn ngụt cháy cho vừa đủ độ nóng để nướng miếng bánh mỳ luộc, khẩu phần ăn trưa cho mỗi người tù cải tạo tại chốn này, miền núi huyện Như xuân tỉnh Thanh hóa.  Sau những giờ vật lộn với từng cây lim và trường mật khổng lồ Trai cùng các bạn tù khác, ai cũng mong đợi nhận khẩu phần trưa-mỗi một miếng bánh mỳ luộc lớn non lòng bàn tay, dày na ná một phân tây. Tuy đơn giản vậy mà nó là niềm mong đợi của tất cả mọi người. Người tù nhận nhiệm vụ gánh bữa trưa ra cho toán tù làm rừng, vừa đặt gánh xuống. Một đầu là thùng nước nấu với lá ngái rừng, đầu kia là một cái thúng đựng những lát bột mì luộc. Mỗi người sẽ lãnh một lát mì này cho buổi ăn trưa. Chẳng còn gì hơn nữa, trước bao cặp mắt háu đói của anh em...


      Trước khi nướng miếng bánh, Trai cẩn thận lấy mũi rìu rạch từng ô vuông nho nhỏ, anh rạch cả hai mặt của miếng bánh mỳ đó. Vừa thong thả làm anh vừa tưởng tượng miếng bánh sẽ phồng rộp lên, phơn phớt vàng dưới hơi nóng của lớp than hồng, sự hấp dẫn đó làm anh nuốt nước bọt mấy lần. Nhưng than phải trãi mỏng thôi vì nhiều than quá sẽ thiêu cháy miếng bánh quý giá đó mất. Chiếc que để xiên miếng bánh, Trai vót từ thân cây lụi, một thứ cây mà người dân Huế nơi quê T dùng để làm nan quạt. Tiếng than nổ tí –tách, đống gỗ rừng vẫn còn cháy ngùn ngụt. Tất cả cánh rừng lim này phải bị chặt hạ và đốt cháy thành bình địa, sau này nơi đây sẽ biến thành lòng hồ mênh mông. Công trình này được gọi là ‘Công Trường Giải Phóng Lòng Hồ Sông Mực" nó sẽ đem nước về huyện Diễn châu tỉnh Thanh hóa. Rừng mênh mông, đa số là thứ gỗ lim cứng như thép nguội mà xưa kia danh tướng Ngô Quyền đã dùng đóng cọc dưới lòng sông Bạch đằng và đã phá tan tành quân xâm lăng Nam Hán. Giờ thì những cánh rừng lịch sử và quý báu này đang bị phá hủy một cách  tàn khốc. 


   Giờ người tù binh tiếp tục trở hai mặt của miếng bánh trên mặt than, tay của T đều đặn đưa miếng bánh qua lại thật đều và mềm mại như bàn tay của một người "vũ nữ điệu nghệ". Thật ra miếng bánh đã vàng lắm rồi! thơm lắm rồi !  nhưng T chưa muốn ăn ngay như sợ mất đi "một vật báu trên đời" và như T muốn kéo dài việc nướng bánh để hương thơm đó bốc lên tận cùng của khứu giác.  T thở dài vì  không thể kiên nhẫn kéo dài thời gian thêm được nữa,! T cắn một miếng bánh. Quanh T mấy bạn tù cũng đang loay hoay nướng bánh giống y T, không ai để ý đến ai. Mọi người đồng mang một ý tưởng là muốn kéo dài 'sự hiện hữu" của chiếc bánh để mà ngắm, không ai muốn nó "chui  nhanh"  vào những cái dạ dày "lép kẹp"  lâu  ngày.

    Giờ anh từ từ nhai, cử động nhai xem chừng cẩn thận - rành rẽ không kém lúc nướng chút nào. Trai cố cho nước bọt của mình thấm thật đều, thật nhuyễn vào lượng bột của miếng bánh. Trai đang tạo cho chiếc lưỡi của mình một cảm giác thật ‘hưởng thụ’ thật ‘đê mê’ đến tận từng tế bào vị giác. Người tù không muốn hấp tấp để khối bánh đã được nhào nặn với nước bọt của T xuống nhanh qua cổ họng của mình. Cái dạ dày trống rỗng khốn nạn  thỉnh thoảng lại kêu lên "ồn -ột"...đó là âm thanh anh nghe và ai đang gần hay nghe lúc Trai đói bụng. Anh nhớ lại chứng bệnh này xảy ra từ lúc trại Ái Tử đi làm ruộng muối ở thôn Hà La - Cửa Việt.


      Trai đưa mắt nhìn lên từng ngọn đồi trơ trọi , cháy loang lỗ, toang hoác, hai bên còn nhiều mảng rừng tiếp tục phải bị chặt hạ và đốt sạch. Mấy dãy núi bao quanh trông giống như một lòng chảo, mai đây nước sẽ dâng cao, người ta sẽ thả lưới đánh cá nên mặt đất bắt buộc phải sạch gốc cây. Đây là điều vô phúc, ai rủi để gốc cây còn cao thì phải khuân củi tới đốt cho gốc cây đó cháy ra tro bụi mới thôi. Sao cũng được, T nghĩ-nhưng khốn nạn nhất là sự hành hạ của cơn đói, nó cứ kéo dài tháng này qua năm khác. 
 

 

di ảnh người bạn Bùi băng Bim bạn tù cùng lán trại với tác giả ĐHL


    Trai tiếp tục nhai. Giờ thì Trai ‘cho phép’ mình được nuốt. Hàm dưới của anh đưa qua, lại chậm rãi.  Mắt anh nửa như lơ đảng hay  lờ đờ chẳng khác chi "cụ trâu già" xong buổi cày, đang nằm nhai lại dưới bụi tre làng. Ta có thể tạm cho anh đang nhìn gì đó nhưng thật ra anh chẳng phải nhìn? Trai nghĩ về hình ảnh cái chết của bạn tù Bùi  Bằng Bim, cùng ‘lán’ với anh.  Bim tối đó, đã dùng dây điện thoại liên lạc của hai trại 1 và 4 tự mình treo cổ chết trong rừng. Một đêm cả trại đổ xô đi tìm Bim.Trại 4 báo động.Trong ánh đuốc bập-bùng, Trai thấy hai mắt Bim tuy chết nhưng còn hé mở. Lưỡi anh hơi nhô ra. Cuối cùng trại xác minh cái chết của B là treo cổ tự vẩn.  Hình ảnh hai năm trước, khoảng thời gian 1975-1976 khi hai đứa cùng ở tù Ái Tử, Quảng Trị, ngày đó Bim khá còn vui vẻ.  Mỗi lần đi rừng kiếm được cây gỗ nào đẹp và thẳng Bim  huýt sáo luôn miệng. Ngày tháng đó, tuy từng gánh củi nặng chĩu trên vai hay những khi mưa gió phải lặn lội tìm gỗ trong rừng hai đứa không quên chia nhau từng nắm rau tàu bay cùng rau má.  Có lần Bim đi rừng về lượm đâu được mảnh nhôm đạn pháo sáng. Anh chờ dịp nghỉ lao động vội đem nó ra giũa, mài thành một chiếc lược nhôm thật đẹp. Dịp rảnh rang  khác Bim lại đem lược ra, tỉ mỉ chà lại thật bóng. Trai không ngờ Bim ngóng ngày người yêu của  ở Huế ra thăm. Rồi anh sẽ tặng nàng chiếc lược của tù để nàng làm kỷ niệm.

    Hết nghĩ đến cái chết của Bim, Trai lan man nhớ đến cái chết của Đại úy Trần hữu Lực, rồi Trung Úy Nguyễn Di, Trại Một bên kia. Chết vì  "ăn nhầm gan cóc", người thì ốm đau.  Thế là hết! các anh  vĩnh viễn chẳng còn dịp trở về sum họp  với gia đình. 

 
 Lòng Hồ Sông Mực ngày nay (năm 2000) trông nên thơ nhưng đã phủ lấp bao nấm mồ người tù binh VNCH

    Có tiếng con tắc-kè kêu phá lên từ bộng cây lim đằng kia, đưa Trai về thực tại. Còn ít phút nữa, đám tù sẽ tiếp tục công việc. Một vài người còn gắng kiếm thêm vài nắm nấm rừng, thứ nấm tù đặt cho cái tên “nấm dai” do chúng dính cứng thân cây gỗ mục. Họ sẽ kiếm làm sao cho đầy cái lon ‘gô’ đen đầy lọ nghẹ. Chiều hết làm, về lại trại ai cũng bỏ chung với phần ăn chén cơm trộn bắp.  Buổi ăn chiều như thế nếu thêm nước vào nấu thành cháo nấm, cho no bụng. Đêm lạnh và dài, cháo nấm sẽ giúp đám tù bằng sự no nê giả tưởng. Dù sao có còn hơn không. Nấm hay bao môn thục, rau rừng là cứu tinh là bạn cho tù. Trước mắt Trai, hình ảnh quen thuộc vào những phút giải lao trong rừng, số bạn tù thật nhẹ nhàng, thật khéo, đang gỡ từng tai nấm. Giữa khung cảnh ngổn ngang cây gỗ của cánh rừng đang bị triệt hạ,  hình ảnh những con người đang đói. Tất cả đều gầy guộc trong những bộ áo quần tù trông rất ‘quái lạ’: đằng trước nửa xanh nửa trắng, phía sau lưng nửa trắng nửa xanh. Áo quần quái dị như vậy, chẳng ai dám trốn vào đâu? Tuy vậy, gai rừng ‘chẳng tha’, gai rừng từng làm rách tơi tả thứ vải tù mỏng manh kia.

    Rừng vắng lặng, đám người cũng im lặng lủi thủi đi tìm cái ăn trông như những bóng ma nơi rừng thiêng nước độc.

     T bỗng nhếch mép cười một mình khi nghĩ đến thứ trái cây lạ trong rừng. Bữa đó, mấy anh em liều lĩnh ăn xong thấy không chết mới hỏi nhau trái gì đây? ai cũng không biết;đành tạm đặt cho nó cái tên là ‘Trái Hết Sẫy’. Ơn rừng ở đây cho mấy thứ để ăn như măng nứa, môn thục dưới khe, nấm dai từ cây gỗ mục. Có người còn tìm ra loại cây leo cam thảo nấu ra sắc đỏ vị ngọt cũng tạm khỏi nhớ chất đường. Có ai đó còn tìm ra thứ cây giống cây quế, cạo vỏ ra nhai thấy cay cay. Một buổi tối nghe lao-xao có mấy người còn vớ được một mớ hạt sót nơi "đống phân voi" để lại; nhưng ăn được hạt sót cũng lắm công phu, phải nấu chín chà cho tan lớp vỏ ngoài còn hạt ở trong phải nấu kỹ rồi rang lại một lần nữa mới ăn được. Có lần T cưa cây, cả tổ gặp may khi cưa bộng cây có một tổ ong muỗi, thứ ong này nhỏ hơn cả ong ruồi, rũi thay gặp lúc ong con đã nở hết vì vậy mật không còn nữa thế mà ai cũng tiếc rẻ chia nhau mỗi người một ít sáp ong còn lại. Sáp khá chua nhưng dù sao cũng phảng phất một ít hương vị mật ong, đó là chất bổ dưỡng , là chất sống , cho những người đang hồi suy kiệt đang khát khao mọi thứ khả dĩ bỏ vào được trong miệng , và sau hết vì ai cũng còn muốn sống để hi vọng có ngày trở lại miền Nam.


                               cái lon GÔ đầy kỷ niệm

    T nuốt miếng bánh cuối cùng xuống cổ họng, theo thói quen T  với ‘gô’ nước cam thảo lên miệng, chợt T ngừng tay lại. T  ngừng tay, một thoáng ngừng khốn khổ và tội nghiệp; nó bắt nguồn từ hai ý nghĩ đối nghịch: nửa thì Trai muốn lưu lại hương vị miếng bánh trên lưỡi, nửa kia anh  muốn ‘gô’ nước vào thật đầy trong bụng, rồi thứ bột mỳ đó sẽ thấm nhiều nước hơn và "trương phình ra "  như thế T sẽ no hơn dù biết đó là sự "no nê giả tạo" !

      Trai giờ đây đã đứng hẳn dậy, tay cầm lại cái rìu. Chống rìu, một thoáng T ngước lên ngắm bầu trời.  Những cơn mưa phùn giờ đã dứt, bầu trời trong sáng trở lại .  Những đám mây trắng  bay bềnh bồng  dưới khoảng trời xanh rộng thênh thang làm  T  ước sao  mình được  biến thành những đám mây trắng kia,  được  "thảnh thơi phiêu du"  bay về  phương nam -  nơi đó có Huế quê huơng yêu dấu và những người thân  đang mong đợi anh về  ./.


Đinh Hoa Lư 

Edition 7/4/2021