Tuesday, April 27, 2021

TỪ CHUYỆN CƠM CHÁY: HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HOẢNG VỊ GIÁC






 Thời đại cơm cháy lên ngôi

Trong các thực đơn tại các tiệm ăn hiện nay món "cơm cháy' cũng là một món đặc biệt dành cho khách sành ăn. Trên các show TV người Việt hải ngoại, các Đầu Bếp (Cook) còn biểu diễn món cơm cháy ví dụ cơm cháy với cá Salmon 

Trong các món cơm cháy hiện nay người ta thấy "ngon" do nó lạ? Nhưng thực chất nó chỉ là dạng cơm dòn do bị nướng hay hạt cam đã bị rang nổ 

Thực ra vài năm trước phong trào cơm cháy đã có nghe với dạng cơm cháy hành phi sau này các tiệm ăn thêm thắt vào menu này cho nó phong phú thêm và các đầu bếp có tiếng lại nghĩ ra cách câu thêm khách bằng các kiểu lạ hơn 

Nhưng nói gì thì nó đây là hậu quả của tâm lý dư thừa sinh ra cả.

KHI NGƯỜI TA DƯ THỪA ĂN GÌ CŨNG KHÔNG THẤY NGON DÙ GAN RUỒI MỠ MUỖI 

CŨNG VẬY THÔI 

Thời đại thông tin chúng ta biết những thứ như dế, cào cào chiên hay bò cạp nướng cũng thành ĐẶC SẢN ? 

Một thời đại cái vị giác của con người đang bị 'tàn phá' do bị lạm dụng đã khiến sự thưởng thức của con người bị phá hoại từng ngày? 

Người ta có thể phì cười do ý tưởng này. 

NHƯNG ĐÂY LÀ MỘT THỰC TẾ, DÙ CHUA CHÁT 

HÃY ĂN KHI ĐÓI, HÃY THƯỞNG THỨC KHI CƠ THỂ BẠN ĐANG CẦN THỨ GÌ ĐÓ đây là lúc vị giác của bạn làm việc xứng đáng với nhiệm vụ của nó. 

Nếu cơ thể bạn đang dư thừa, đang cần tiết giảm ăn uống thì nhà hàng nào, đầu bếp có giỏi cỡ nào chỉ làm bạn khen và thích một đến hai lần thôi. 

Một giai đoạn của câu CƠM DẺO CANH NGỌT bây giờ đang đà xuống dốc để nhường chỗ cho CƠM CHÁY lên ngôi?



Đầu Bếp Lâm Hiền giới thiệu CƠM CHẤY CÁ SALMON VỚI SAIGON TV

*

Viết ngang đây tôi chợt nhớ đến hai hình ảnh trái ngược của dư thừa và thiếu thốn. 

Nạn Béo Phì của con nít Mỹ. Nước Mỹ đang hoảng sợ với tỷ lệ BÉO PHÌ CỦA TRẺ EM HOA KỲ CÀNG LÚC CÀNG TĂNG. CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC, VÀ LÀM CHÍNH SÁCH ĐANG KÊU GỌI CÙNG LÚC BÁO ĐỘNG NƯỚC MỸ HÃY CỨU LẤY THẾ HỆ TƯƠNG LAI 

Hậu quả của dư thừa, và người Mỹ chưa biết đến ảnh hưởng vô cùng TIÊU CỰC CỦA DƯ THỪA TÁC HẠI THẾ NÀO ĐẾN THẾ HỆ TƯƠNG LAI 

Nhưng điều trước tiên nói về vị giác thì chúng ta chắc chắn rằng sự 'bất hạnh' của các em thiếu nhi Mỹ này đó là CÁC EM KHÔNG BIẾT THẾ NÀO LÀ CHỮ NGON CẢ.



Tôi lại liên tưởng đến hình ảnh ĐÓI KHÁT CỦA CÁC EM NHỎ PHI CHÂU dưới dây. Các dỉa thức ăn từ thiện dưới này dù không có những cái bánh McDonald Béo Ngậy, hay THỊT CHIÊN THƠM PHỨC chỉ cháo và đậu thôi nhưng các em nhỏ bất hạnh PHi CHâu này sẽ có CÁI CẢM GIÁC NGON LÀNH VÔ CÙNG 

LÝ DO: Các bộ xương biết di động này ĐANG ĐÓI KHÁT VÀ ĐANG CẦN CÁI ĂN 

LÚC NÀY DÙ CHỈ LÀ CỌNG CỎ THÔI NHƯNG CÁC EM BÉ PHI CHÂU NÀY CŨNG CÓ HƯƠNG VỊ VÀ CẢM GIÁC NGON LÀNH SẼ DIỄN ĐẠT TẬN CÙNG Ý NGHĨA 

Schoolchildren in the Amboasary-South district of Madagascar eat lunch provided by the World Food Programme. Photograph: Rijasolo/AFP/Getty Images
các em học sinh tỉnh Amboasary South của nước Madagascar PHi châu đang ăn buổi trưa từ thiện của Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới 

***

Vị giác của bạn có thể bị đánh mất khi bạn quá dư thừa. Người ta không bao giờ thỏa mãn theo nhu cầu thưởng thức khi vị giác đi vắng. 

Chớ chạy theo cái lạ hơn, cầu kỳ hơn trong vấn dề ẩm thực mà hãy duy trì tính truyền thống của ẩm thực.




Triết Gia thời cổ đại là Socrates ông sinh năm  469 và mất năm 399 trước Công Nguyên, nói: CÁC NGƯƠI ĂN ĐỂ SỐNG CHỚ SỐNG ĐÊ ĂN Ngay cả Moliere nhà kịch nghệ Pháp (1622- 1673) cũng có ý tương tự.

Nếu SỐNG ĐỂ ĂN thì cho đến một thời điểm nào đó VỊ GIÁC SẼ BỊ THOÁI HÓA VÀ BIẾN MẤT DO HẬU QUẢ CỦA LẠM DỤNG

Cho đến lúc này dù có tìm ra GAN RUỒI MỠ MUỖI CON NGƯỜI CHÚNG TA SẼ CHÀO THUA 

Một sự MẤT MÁT KHỐN CÙNG ĐẾN DO TA CHẴNG BIẾT ĐÂU LÀ ĐIÊM DỪNG CHÂN CỦA TÂM LÝ THÕA MÃN ./.


ĐHL 27/4/2021


Wednesday, April 7, 2021

TRONG RỪNG THANH HÓA

 


 cánh rừng lim mênh mông thành hồ nước bao la
Hồ sông Mực hiện nay Như xuân Thanh Hoá chụp từ vệ tinh


CÁI  ĐÓI CỦA NGƯỜI TÙ BINH TRONG RỪNG THANH HÓA




  Bình thuờng khi đói người ta càng ăn ngon miệng và sẵn sàng ăn ngay để đáp lại nhu cầu cơ thể . Đây là chuyện trong đời sống bình thuờng , vì lỡ hay bận việc chúng ta chưa kịp ăn.
Nhưng có những trường hợp trái ngược : đói mà chưa dám ăn ngay vì 
cái được ăn nó quá hiếm hoi ít ỏi, biến mất quá nhanh trước những cặp mắt háu đói lâu ngày
    Câu chuyện này được kể lại mà người viết là chứng nhân và cũng cùng chung số phận trong quá khứ .


                                             ***

Gió đón mưa về thêm đau thương trần thế
Người bước năng nề, tìm chưa thấy tình quê
Ai đã thề mà ai đã thề
Có hồn thiêng dẫn mẹ đang còn nghe
...(Gió Núi Mưa Rừng / Huỳnh Anh )


Huyện Như xuân-Thanh hóa đầu năm  1978

  Giờ ăn trưa,  rừng vẫn còn nhả khói. Làn mưa xuân nhè nhẹ trong cái lạnh miền núi cao, tất cả không đủ làm tắt những đống lửa khổng lồ do vô số gỗ cây đang bị khai hoang và đốt dọn. Trai, người tù binh chậm rãi khều từng cục than từ đống  lim và trường mật đang ngùn ngụt cháy cho vừa đủ độ nóng để nướng miếng bánh mỳ luộc, khẩu phần ăn trưa cho mỗi người tù cải tạo tại chốn này, miền núi huyện Như xuân tỉnh Thanh hóa.  Sau những giờ vật lộn với từng cây lim và trường mật khổng lồ Trai cùng các bạn tù khác, ai cũng mong đợi nhận khẩu phần trưa-mỗi một miếng bánh mỳ luộc lớn non lòng bàn tay, dày na ná một phân tây. Tuy đơn giản vậy mà nó là niềm mong đợi của tất cả mọi người. Người tù nhận nhiệm vụ gánh bữa trưa ra cho toán tù làm rừng, vừa đặt gánh xuống. Một đầu là thùng nước nấu với lá ngái rừng, đầu kia là một cái thúng đựng những lát bột mì luộc. Mỗi người sẽ lãnh một lát mì này cho buổi ăn trưa. Chẳng còn gì hơn nữa, trước bao cặp mắt háu đói của anh em...


      Trước khi nướng miếng bánh, Trai cẩn thận lấy mũi rìu rạch từng ô vuông nho nhỏ, anh rạch cả hai mặt của miếng bánh mỳ đó. Vừa thong thả làm anh vừa tưởng tượng miếng bánh sẽ phồng rộp lên, phơn phớt vàng dưới hơi nóng của lớp than hồng, sự hấp dẫn đó làm anh nuốt nước bọt mấy lần. Nhưng than phải trãi mỏng thôi vì nhiều than quá sẽ thiêu cháy miếng bánh quý giá đó mất. Chiếc que để xiên miếng bánh, Trai vót từ thân cây lụi, một thứ cây mà người dân Huế nơi quê T dùng để làm nan quạt. Tiếng than nổ tí –tách, đống gỗ rừng vẫn còn cháy ngùn ngụt. Tất cả cánh rừng lim này phải bị chặt hạ và đốt cháy thành bình địa, sau này nơi đây sẽ biến thành lòng hồ mênh mông. Công trình này được gọi là ‘Công Trường Giải Phóng Lòng Hồ Sông Mực" nó sẽ đem nước về huyện Diễn châu tỉnh Thanh hóa. Rừng mênh mông, đa số là thứ gỗ lim cứng như thép nguội mà xưa kia danh tướng Ngô Quyền đã dùng đóng cọc dưới lòng sông Bạch đằng và đã phá tan tành quân xâm lăng Nam Hán. Giờ thì những cánh rừng lịch sử và quý báu này đang bị phá hủy một cách  tàn khốc. 


   Giờ người tù binh tiếp tục trở hai mặt của miếng bánh trên mặt than, tay của T đều đặn đưa miếng bánh qua lại thật đều và mềm mại như bàn tay của một người "vũ nữ điệu nghệ". Thật ra miếng bánh đã vàng lắm rồi! thơm lắm rồi !  nhưng T chưa muốn ăn ngay như sợ mất đi "một vật báu trên đời" và như T muốn kéo dài việc nướng bánh để hương thơm đó bốc lên tận cùng của khứu giác.  T thở dài vì  không thể kiên nhẫn kéo dài thời gian thêm được nữa,! T cắn một miếng bánh. Quanh T mấy bạn tù cũng đang loay hoay nướng bánh giống y T, không ai để ý đến ai. Mọi người đồng mang một ý tưởng là muốn kéo dài 'sự hiện hữu" của chiếc bánh để mà ngắm, không ai muốn nó "chui  nhanh"  vào những cái dạ dày "lép kẹp"  lâu  ngày.

    Giờ anh từ từ nhai, cử động nhai xem chừng cẩn thận - rành rẽ không kém lúc nướng chút nào. Trai cố cho nước bọt của mình thấm thật đều, thật nhuyễn vào lượng bột của miếng bánh. Trai đang tạo cho chiếc lưỡi của mình một cảm giác thật ‘hưởng thụ’ thật ‘đê mê’ đến tận từng tế bào vị giác. Người tù không muốn hấp tấp để khối bánh đã được nhào nặn với nước bọt của T xuống nhanh qua cổ họng của mình. Cái dạ dày trống rỗng khốn nạn  thỉnh thoảng lại kêu lên "ồn -ột"...đó là âm thanh anh nghe và ai đang gần hay nghe lúc Trai đói bụng. Anh nhớ lại chứng bệnh này xảy ra từ lúc trại Ái Tử đi làm ruộng muối ở thôn Hà La - Cửa Việt.


      Trai đưa mắt nhìn lên từng ngọn đồi trơ trọi , cháy loang lỗ, toang hoác, hai bên còn nhiều mảng rừng tiếp tục phải bị chặt hạ và đốt sạch. Mấy dãy núi bao quanh trông giống như một lòng chảo, mai đây nước sẽ dâng cao, người ta sẽ thả lưới đánh cá nên mặt đất bắt buộc phải sạch gốc cây. Đây là điều vô phúc, ai rủi để gốc cây còn cao thì phải khuân củi tới đốt cho gốc cây đó cháy ra tro bụi mới thôi. Sao cũng được, T nghĩ-nhưng khốn nạn nhất là sự hành hạ của cơn đói, nó cứ kéo dài tháng này qua năm khác. 
 

 

di ảnh người bạn Bùi băng Bim bạn tù cùng lán trại với tác giả ĐHL


    Trai tiếp tục nhai. Giờ thì Trai ‘cho phép’ mình được nuốt. Hàm dưới của anh đưa qua, lại chậm rãi.  Mắt anh nửa như lơ đảng hay  lờ đờ chẳng khác chi "cụ trâu già" xong buổi cày, đang nằm nhai lại dưới bụi tre làng. Ta có thể tạm cho anh đang nhìn gì đó nhưng thật ra anh chẳng phải nhìn? Trai nghĩ về hình ảnh cái chết của bạn tù Bùi  Bằng Bim, cùng ‘lán’ với anh.  Bim tối đó, đã dùng dây điện thoại liên lạc của hai trại 1 và 4 tự mình treo cổ chết trong rừng. Một đêm cả trại đổ xô đi tìm Bim.Trại 4 báo động.Trong ánh đuốc bập-bùng, Trai thấy hai mắt Bim tuy chết nhưng còn hé mở. Lưỡi anh hơi nhô ra. Cuối cùng trại xác minh cái chết của B là treo cổ tự vẩn.  Hình ảnh hai năm trước, khoảng thời gian 1975-1976 khi hai đứa cùng ở tù Ái Tử, Quảng Trị, ngày đó Bim khá còn vui vẻ.  Mỗi lần đi rừng kiếm được cây gỗ nào đẹp và thẳng Bim  huýt sáo luôn miệng. Ngày tháng đó, tuy từng gánh củi nặng chĩu trên vai hay những khi mưa gió phải lặn lội tìm gỗ trong rừng hai đứa không quên chia nhau từng nắm rau tàu bay cùng rau má.  Có lần Bim đi rừng về lượm đâu được mảnh nhôm đạn pháo sáng. Anh chờ dịp nghỉ lao động vội đem nó ra giũa, mài thành một chiếc lược nhôm thật đẹp. Dịp rảnh rang  khác Bim lại đem lược ra, tỉ mỉ chà lại thật bóng. Trai không ngờ Bim ngóng ngày người yêu của  ở Huế ra thăm. Rồi anh sẽ tặng nàng chiếc lược của tù để nàng làm kỷ niệm.

    Hết nghĩ đến cái chết của Bim, Trai lan man nhớ đến cái chết của Đại úy Trần hữu Lực, rồi Trung Úy Nguyễn Di, Trại Một bên kia. Chết vì  "ăn nhầm gan cóc", người thì ốm đau.  Thế là hết! các anh  vĩnh viễn chẳng còn dịp trở về sum họp  với gia đình. 

 
 Lòng Hồ Sông Mực ngày nay (năm 2000) trông nên thơ nhưng đã phủ lấp bao nấm mồ người tù binh VNCH

    Có tiếng con tắc-kè kêu phá lên từ bộng cây lim đằng kia, đưa Trai về thực tại. Còn ít phút nữa, đám tù sẽ tiếp tục công việc. Một vài người còn gắng kiếm thêm vài nắm nấm rừng, thứ nấm tù đặt cho cái tên “nấm dai” do chúng dính cứng thân cây gỗ mục. Họ sẽ kiếm làm sao cho đầy cái lon ‘gô’ đen đầy lọ nghẹ. Chiều hết làm, về lại trại ai cũng bỏ chung với phần ăn chén cơm trộn bắp.  Buổi ăn chiều như thế nếu thêm nước vào nấu thành cháo nấm, cho no bụng. Đêm lạnh và dài, cháo nấm sẽ giúp đám tù bằng sự no nê giả tưởng. Dù sao có còn hơn không. Nấm hay bao môn thục, rau rừng là cứu tinh là bạn cho tù. Trước mắt Trai, hình ảnh quen thuộc vào những phút giải lao trong rừng, số bạn tù thật nhẹ nhàng, thật khéo, đang gỡ từng tai nấm. Giữa khung cảnh ngổn ngang cây gỗ của cánh rừng đang bị triệt hạ,  hình ảnh những con người đang đói. Tất cả đều gầy guộc trong những bộ áo quần tù trông rất ‘quái lạ’: đằng trước nửa xanh nửa trắng, phía sau lưng nửa trắng nửa xanh. Áo quần quái dị như vậy, chẳng ai dám trốn vào đâu? Tuy vậy, gai rừng ‘chẳng tha’, gai rừng từng làm rách tơi tả thứ vải tù mỏng manh kia.

    Rừng vắng lặng, đám người cũng im lặng lủi thủi đi tìm cái ăn trông như những bóng ma nơi rừng thiêng nước độc.

     T bỗng nhếch mép cười một mình khi nghĩ đến thứ trái cây lạ trong rừng. Bữa đó, mấy anh em liều lĩnh ăn xong thấy không chết mới hỏi nhau trái gì đây? ai cũng không biết;đành tạm đặt cho nó cái tên là ‘Trái Hết Sẫy’. Ơn rừng ở đây cho mấy thứ để ăn như măng nứa, môn thục dưới khe, nấm dai từ cây gỗ mục. Có người còn tìm ra loại cây leo cam thảo nấu ra sắc đỏ vị ngọt cũng tạm khỏi nhớ chất đường. Có ai đó còn tìm ra thứ cây giống cây quế, cạo vỏ ra nhai thấy cay cay. Một buổi tối nghe lao-xao có mấy người còn vớ được một mớ hạt sót nơi "đống phân voi" để lại; nhưng ăn được hạt sót cũng lắm công phu, phải nấu chín chà cho tan lớp vỏ ngoài còn hạt ở trong phải nấu kỹ rồi rang lại một lần nữa mới ăn được. Có lần T cưa cây, cả tổ gặp may khi cưa bộng cây có một tổ ong muỗi, thứ ong này nhỏ hơn cả ong ruồi, rũi thay gặp lúc ong con đã nở hết vì vậy mật không còn nữa thế mà ai cũng tiếc rẻ chia nhau mỗi người một ít sáp ong còn lại. Sáp khá chua nhưng dù sao cũng phảng phất một ít hương vị mật ong, đó là chất bổ dưỡng , là chất sống , cho những người đang hồi suy kiệt đang khát khao mọi thứ khả dĩ bỏ vào được trong miệng , và sau hết vì ai cũng còn muốn sống để hi vọng có ngày trở lại miền Nam.


                               cái lon GÔ đầy kỷ niệm

    T nuốt miếng bánh cuối cùng xuống cổ họng, theo thói quen T  với ‘gô’ nước cam thảo lên miệng, chợt T ngừng tay lại. T  ngừng tay, một thoáng ngừng khốn khổ và tội nghiệp; nó bắt nguồn từ hai ý nghĩ đối nghịch: nửa thì Trai muốn lưu lại hương vị miếng bánh trên lưỡi, nửa kia anh  muốn ‘gô’ nước vào thật đầy trong bụng, rồi thứ bột mỳ đó sẽ thấm nhiều nước hơn và "trương phình ra "  như thế T sẽ no hơn dù biết đó là sự "no nê giả tạo" !

      Trai giờ đây đã đứng hẳn dậy, tay cầm lại cái rìu. Chống rìu, một thoáng T ngước lên ngắm bầu trời.  Những cơn mưa phùn giờ đã dứt, bầu trời trong sáng trở lại .  Những đám mây trắng  bay bềnh bồng  dưới khoảng trời xanh rộng thênh thang làm  T  ước sao  mình được  biến thành những đám mây trắng kia,  được  "thảnh thơi phiêu du"  bay về  phương nam -  nơi đó có Huế quê huơng yêu dấu và những người thân  đang mong đợi anh về  ./.


Đinh Hoa Lư 

Edition 7/4/2021

Monday, March 29, 2021

HỒI TƯỞNG CỦA NGƯỜI TÙ BINH VÀO NGÀY 30 THÁNG TƯ 1975



HỒI ÚC Đinh hoa Lư 

Cám ơn anh kịp lớn giữa thù hằn
Thắp đôi vai gồng gánh nỗi điêu linh
Bóng vinh quang lắp sâu trong huyệt lạnh
Hay ngồi đau thầm lặng giữa thanh bình ... (Trầm Tử Thiêng/ Cám Ơn Anh)



CÓ  KHI TÔI NGỒI MỘT MÌNH, NGHE LẠI BẢN NHẠC CÁM ƠN ANH CÙNG NHỚ VỀ HÌNH ẢNH MỘT NGÀY CỦA THÁNG TƯ THUA TRẬN,  LÒNG TÔI CHỢT BUỒN DA DIẾT. 

ĐHL 

***
Một khu lán trại đầu nguồn Thạch Hãn

Đoàn tù binh xuống hết đèo Ba Lòng thì trời đã về chiều. Nguồn sông hẹp và cạn nên chúng tôi chỉ lội một chút chi là qua sông. Đầu nguồn vào tháng này nước vừa ít vừa chảy chậm, trông chẳng khác gì một dòng suối lớn.Tôi cố tìm theo trí nhớ xem thử còn một bãi đá ven sông, một bờ sông có vô vàn viên đá lớn tròn trịa. Giờ cái tên "Bến Đá Nổi"  nó ở đâu, tôi không còn thấy được? 



Trước mắt tôi, một cánh rừng hoang vắng, rậm rạp, không bóng người, không làng mạc, dân cư? Từ 1960 cho đến lúc toán tù binh chúng tôi bị dẫn tới đây là mười lăm năm.  Đúng mười lăm năm có nhiều thay đổi cho một vùng mang danh là "Miền Hỏa Tuyến". Khoảng 1963, tôi mới học lớp ba, đó là năm đảo chánh, Quận Ba Lòng cũng mất từ năm này. Từ đó người Tỉnh Quảng Trị ít nghe ai nhắc đến địa danh Ba Lòng.  Một vùng dân cư miền núi mới lập lại trong thời cụ Diệm, nhưng nếu ta lấy cái năm 1960 MặT Trận thành lập, chiến sự từ đó leo thang và Ba Lòng xem như 'xóa sổ' là điều tất nhiên. Sau này lúc còn đi học tôi còn nghe Tuyến McNamara thành lập đi kèm với việc “bạch hóa” hoàn toàn quận Gio Linh. Khu Định Cư Cam Lộ tiếp tục vụ Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa cho đến hôm nay những ngày cuối cùng của tháng Tư 1975 xem như định mạng một miền nam đã được QUYẾT ĐỊNH.

Lại một lần nữa chúng tôi được vào một khu lán trại bộ đội bỏ hoang ven sông. Có tiếng đồn rằng “hàng binh Trung Đoàn 56” của ông Trung tá Phạm v Đính có trú ngụ tại đây? Tiếng đồn còn ‘gay cấn’ hơn nữa là số quân này có tham gia với quân “Cách Mạng trong trận đánh úp Cửa Việt của VNCH trong đêm rạng ngày 27/1/1973 trước khi Hiệp Định Ngưng Bắn ký kết? Những lời đồn nghe “cười ra nước mắt” tin không tin tùy người nhưng “lưỡi không xương nhiều đường lắc léo” chả có gì chứng cớ? Chỉ có một chuyện đúng: mùa hè 1974 tôi đóng quân tại Vĩnh Hòa Phường là chốt cuối cùng tại mạn biển, còn Cửa Việt thuộc phía họ. Từ Vĩnh Hòa Phường men theo bờ biển ra tới Cửa Việt phải vài ba cây số. Đường ranh ngưng bắn 1973 vạch từ Vĩnh Hòa Phường cắt lên Long Quang, Nại Cửu cắt An Tiêm vượt qua sông lên tới miền núi ...

***

Cái “miệng hại cái thân” có anh chàng tân binh mới học xong ở Dạ Lê, Phú Bài lại nghe đâu khai là “trung úy” thế là bị theo đoàn tù binh chúng tôi đi tận đây! Thanh minh chẳng có cán bộ nào tin, họ chỉ tin vài tờ giấy “bàn giao” trong đó có mấy dòng nguệch ngoạc của anh du kích hay cán bộ nào trong Huế ghi trong giấy lúc bắt anh ta mà thôi?

Chuyện tù binh cũng có khi “trong cái rủi có cái may”.  bị bắt trước nhưng chúng tôi lại bị 'lội bộ' ít hơn. Từ Lai Phước đi bộ lên đây mất hơn hai ngày đường. Nghe đâu sau này tù binh từ Huế ra quá nhiều. Đi bộ từ trong đó ra ‘toe cả chân’ lại phải ngược theo đường Chín lên tới Tà Cơn, Khe Sanh?! Chỉ tính từ  Cam Lộ lên Khe Sanh cũng phải xa thêm 65 cây số nữa...chúng tôi đi trước nhưng chỉ ngang đây, số người còn ít ỏi nên dễ thở hơn sau này, thật còn may!

Mấy tuần của tháng Tư này chúng tôi ở đây. Từ trên “khung” của cán bộ xuống các lán đất chúng tôi chẳng có hàng rào nào. Chúng tôi đủ loại lính từ TQLC, Bộ Binh, Địa Phương. Phần nhiều là lính và hạ sĩ quan. Có một số sĩ quan nhưng ít hơn...

                                               TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ U BUỒN 

30 THÁNG 4, 1975 

    -Đúng 11 giờ 30 tổng thống "Ngụy Quyền" Sài Gòn Dương văn Minh chính thức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ...


Tiếng phóng thanh từ cái loa trên nhà cán bộ phát ra. Đó là tiếng của đài phát thanh Hà Nội từ “Khung” lanh lảnh dội xuống toàn khu trại tù binh sáng ngày đó làm tôi lạnh toát người. 

Tôi cảm thấy choáng váng, tai không dám tin vào sự thật đang đến? Sau hơn năm tuần làm thân phận tù binh:

  
  -Thế là hết!

 Ba tuần của tháng Tư bị giam tại thung lũng này.  Ba tuần kết tủa từ nhiều suy nghĩ, lo âu, hồi hộp cùng nhiều nhung nhớ lao lung. Đến hôm nay buổi sáng 30 tháng Tư của cái năm Một Chín Bảy Lăm chúng tôi đang trực tiếp nghe và nhận lấy một sự thật não nề.  Tính từ ngày 23 tháng Ba, đúng NĂM tuần căng thẳng lướt qua trong đầu... Hơn một tháng trời,  tôi cố gắng hình dung một Sài Gòn đang chiến đấu trong đó ra sao?  Có thể là những hình ảnh hỗn loạn, căng thẳng, những co rút chiến sự thảm thê, máu lửa. Nhưng tôi và những tù binh khác đã hi vọng một vài sự kiện gì đó xảy ra, tuy vu vơ và thất vọng. 

Từ đầu tháng Tư đến nay, trong thung lũng này chúng tôi vẫn "bị" nghe nhiều tin chiến sự.  Cán bộ  coi tù binh hàng ngày khoe khoang sức tiến nhanh của quân đội của họ. Chúng tôi còn nghe được sự chết chóc ghê gớm của hai phía tại Tuyến cuối Long Khánh do Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy tại vùng ranh cuối cùng bảo vệ cho Sài Gòn...
 
***

Những ngày cuối tháng Ba, lúc vừa bị bắt tai Mỹ Chánh ra tạm giam tại thôn An Lạc bên Sông Đông Hà tôi còn nhớ có hai cán bộ chính trị viên hay kêu chúng tôi lên “Khung" tức là nhà của cán bộ. Lý do: Ngọc và tôi tuy là hai trung đội trưởng nhưng là hai sĩ quan duy nhất trong đám tù binh đầu tiên qua sông Thạch Hãn. Ngày đầu toán tù binh 17 người chúng tôi qua sông Thạch là 24.3.1975. Hai chính trị viên nói giọng Bắc, hơi thâm trầm. Họ cần chúng tôi cung cấp những thông tin nào mà chúng tôi biết được về phía quân lực chúng tôi. Thời gian đã lâu tôi không còn nhớ họ hỏi chúng tôi những gì ? nhưng đại khái về cách thức bố trí mìn bẫy, quân số đơn vị, những gì tôi biết.

Cứ mỗi lần lên 'khung' ông ta khoe với hai chúng tôi sức tiến quân phía họ.  Quân miền bắc ngang tỉnh nào, trên cái bản đồ trong phòng, ông ta bôi đỏ tỉnh đó.

Mới hai, ba hôm trước tôi còn nhớ ông ta bôi đỏ Bình Tuy, rồi Long Khánh...

Hi vọng của tôi theo từng ngày tan biên
 dần.  Những ngày tôi vẫn cò chút hi vọng miền nam còn lại 'phần nào đó' trong xa kia...

Những đêm tôi nằm nhẫm lại những mốc thời gian vừa qua:

-24/3/ 1975 Những ngày này còn bị giam tại thôn An Lạc chân cầu Đông Hà cũng người chính trị viên này bắt Ngọc và tôi thu vào băng nhựa kêu gọi anh em tại biển Thuận An 'buông súng' . Ông ta từng bôi những chữ " được đối xử tử tế theo 
TINH THẦN QUY ƯỚC GENEVA..." phải đổi lại "... theo SỰ KHOAN HỒNG CỦA CÁCH MẠNG'. 
Cuối tháng Ba, tôi con` hi vọng '
RANH GIỚI NGƯNG BẮN' sẽ là đèo Hải Vân?

Rồi tin Huế mất 26/3, Đà nẵng mất 29 tháng 3 /1975... tất cả sự kiện này các tù binh đều được cho hay. Có thể họ cố tình lung lạc tinh thần chúng tôi.


Non một tháng Tư bị giam tại các lán thung lũng này. Những ngày đi cùi gạo. Những kho gạo do Thuợng Cộng cầm súng Ak canh giữ . Những người bộ đội CS người Thuợng  mặt mày lầm lì, khẩu AK đeo ngang trước bụng, ngón tay hờm vào cò súng. Mắt họ lườm lườm nhìn chúng tôi, im lìm. Có thể họ không nói được tiếng Việt. Trước kia  tôi được biết những bộ đội Thượng Cộng rất trung thành không gì lung lạc họ. Giờ đây nghe mấy cán bộ dẫn chúng tôi đi nhận gạo khoe họ đúng là trung thành, từng giữ các kho gạo dự trữ này mấy năm nay tại thung lũng này một cách kiên trì không hao hụt gì . Gạo mốc meo mục nát , thay bao nhiều lần . Đây là gạo dự trữ nhiều năm để 'đánh miền Nam'. Theo thời gian nay cứt chuột quá nhiều, đen như những hạt đậu, giờ cho tù binh ăn. cán bộ CS ở đây có cho chúng tôi biết, những kho gạo này dự trù cho "chiến dịch HCM kéo 
DÀI ÍT LẮM LÀ 2 NĂM"! 

Đoàn tù  đi cùi gạo, thung lũng Ba Lòng rộng lắm; sáng chúng tôi đi chiều mới về lại trại, mất cả ngày. Thung lũng này đã mất hết vết tích. Quá khứ tuổi thơ khi tôi lên đây lúc Quận Ba Lòng vẫn còn.  Chi Công An và Quận kề nhau, gần gũi xóm làng.  Những ruộng bắp đậu xanh ngút ngàn. Những buổi các chú trong Chi ba tôi đi săn heo và gà rừng, những nồi thịt heo rừng các chú kho với lá lốt rừng...Giờ thì chẳng còn chi ngoài rừng rậm, những cái khe trôi ngoằn ngoèo trong thung lũng, bao dòng nước trong vắt, lạnh mát đôi chân. 

***
 
Chiều  23/3/1975 tôi bị bắt tại Thôn Trạch Phổ, Phong Bình, trong lòng tôi vẫn tin có ngày trao trả giống năm 1973 khi ranh giới ngưng bắn hai bên sẽ rút vào nơi nào đó?

Tôi vẫn là người tù binh, vẫn những cảm nghĩ và hình dung một ngày trao trả? Một ranh giới cuối cùng của một phía thối lui và phe kia lấn tới lắp đầy chỗ trống cho đến một 'thỏa thuận mơ hồ' trong trí tưởng tượng của tôi hay của một số người?

Có khi tôi lại tính toán hay hi vọng có một ngày ba mẹ tôi trong kia sẽ được 'truy lãnh' HAI năm lương cho những người lính mất tích hay bị bắt làm tù binh?   Nhưng phải có một điều kiện khi mọi người còn một niềm tin nào đó để cùng cố mà hình dung ra một 'RANH GIỚI NGƯNG BẮN' cuối cùng cho đôi bên ở một nơi nào trên mảnh đất teo tóp dần hồi của phía chúng tôi?

Nhưng rồi...

Đà nẵng mất, hi vọng tuyến ngưng bắn Hải Vân tiêu tan. Có tin đồn hai phía sẽ ngưng bắn ở Phan Rang rồi Phan Rang và tiếp đến Bình Tuy mất...

***

Hình ảnh trao trả tù binh nam bắc tại sông Thạch Hãn  sau Ngưng Bắn Paris 27/1/2973 (hình Phạm thắng Vũ)

Từ cái loa phóng thanh dành cho học tập trong trại, chúng tôi nghe rất rõ cái giọng the thé của người phát thanh viên nữ giọng Bắc:

   -
Đúng 11 giờ 30 Tổng Thống Sài Gòn Dương văn Minh ...

Rồi những bản nhạc  "Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng" "Tiến Về Sài Gòn"... dồn dập phát lại.

Cán bộ  trong trại reo hò, các 'vệ binh' tức là bộ đội  reo hò. Những cái radio của cán bộ mở lớn 'hết volume'! 
Hôm nay trại không đi đâu. Tất cả chúng tôi được ở trong trại để  liên tục nghe loan tin ĐAI THẮNG phía người ta.

Tôi không nhớ tôi có khóc hay rơm rớm nước mắt  không? Nhưng thứ cảm giác tôi nhớ rõ nhất đó là nỗi buồn tê tái. Mình tôi lạnh ngắt, một tâm lý hụt hẫng, sâu lạnh lẫn bơ vơ lạc lõng... Tuy đã là tù binh nhưng mới hôm trước trong tôi vẫn còn hình tượng một miền nam 'vẫn còn', gia đình tôi trong kia -Bình Tuy- 'vẫn còn'?

Giờ gia đình tôi trong nam ra sao?  Cả nhà đã mất tin tôi hơn môt tháng nay. Gia đình thằng Ngọc, người sĩ quan cùng đại đội, thì ở Huế, gần hơn nhà tôi. Huế mất vào hôm 26 tháng Ba, Ngọc buồn trước tôi hơn một tháng rồi.

Giờ đến phiên tôi. Sài Gòn đầu hàng xem như số phận Bình Tuy đã xong.  Ba mạ và các em tôi ra sao? nhà tôi hơn một tháng nay chắc quay quắt vì tin tôi. 

     - Thôi rồi, tất cả sụp đổ!

Thực tế trước mắt tôi sáng ngày 30 tháng Tư đó là hình ảnh rộn ràng, âm thanh huyên náo của các cán bộ trên nhà chỉ huy, một đất trời sụp đổ của sự chết lịm từ những niềm tin bám víu, tất cả như quay cuồng  xoắn tít, tạo thành một 'ảo giác' nào đó làm tôi lịm ngất hay chóng mặt rụng rời.

 Tôi như nằm mơ. ..Có tiếng lao xao mừng rỡ của một số lính thủy quân lục chiến. Họ là lính, họ mừng vì họ sẽ được cho về nam như lời các cán bộ kia hứa hẹn trước: rằng "ít tội hơn cấp chỉ huy". Những người lính kia dù là 'thứ dử' họ cũng phải về trước thôi. Sụp đổ rồi, thế là xong. Mảnh giấy trắng, cán bộ nguệch ngoạc vài chữ, những người lính này sẽ về nam. 

Còn chúng tôi, số sĩ quan sẽ ở lại.  
       

Chúng tôi chấp nhận tháng ngày trước mắt ra sao 

cũng được.  Chúng tôi không phải là lính mà là những người đã thụ huấn với trình độ chính trị khác với những người lính. Sự chấp nhận đó là lẽ ĐƯƠNG NHIÊN là CÔNG BẰNG giữa trách nhiệm và thụ 
hưởng, giữa vinh quang và hậu quả mà thôi.   


Những cán bộ chính trị viên  sẽ "lên lớp" trong tư thế khác. Họ là kẻ chiến thắng. Trong một tình huống khác xa vượt qua tầm tưởng tượng của tôi:


-SÀI GÒN ĐÃ ĐẦU HÀNG!



Có nhiều điều hi vọng vẫn bám ví vào tâm trí 

người tù binh. Tôi vẫn tin vào 'trao trả, trao 

đổi'- một giá trị gì đó khi quân đội và một miền nam vẫn còn. Trong chiến tranh, thắng bại lẽ thuờng. Khi thua nếu ai không bị giết thì làm tù binh. Tôi còn mừng do còn sống tức là còn có ngày được 'trao trả', được trở về với một miền nam còn lại...


Hơn một tháng trời tôi từng hi vọng sẽ có một NGÀY TRAO TRẢ TÙ BINH- tương tự hình ảnh trao trả đôi bên bờ Thach Hãn vào năm 1973. Rồi  sự thật cuối cùng đã đến. Một buổi sáng,  tất cả hi vọng  đã tan như bong bóng xà phòng.

Một sự thật đau buồn, hoàn toàn ngoài  mong đợi, ước đoán, tàn nhẩn phủ chụp lên chúng tôi vào sáng 30 tháng Tư,1975 trong một Thung Lũng đầu nguồn Thạch Hãn ./.


Đinh hoa Lư  edition  2021

46 NĂM  hồi tưởng 
 

theo trí nhớ lúc 6 tuổi, năm 1960 tôi theo cha đi đò lên Ba Lòng: Đá Nổi bến này như hình tượng trưng dưới đây: