Tuesday, November 26, 2013

LỄ RA TRƯỜNG TẠI HOA KỲ


122nd COMMENCEMENT at STANFORD UNIVERSITY -16th JUNE 2013


   MỖI NĂM khoảng cuối tháng Năm DL hay trong tháng 6 DL lễ Mãn Khóa (Ra Trường) còn gọi là Commencement được các trường đại học công và tư tại Hoa kỳ tổ chức trọng thể .
Thật ra vào cuối học kỳ mùa Xuân (spring)hay mùa Thu (fall)các sinh viên  tốt nghiệp sau khi thi xong Final - đủ điểm đậu - cùng đủ các tín chỉ (unit) đòi hỏi . Khi này các phân khoa [department] sẽ niêm yết các sinh viên tốt nghiệp tức là cuối mùa xuân và thu sau thi final nêu trên . Tùy theo thông lệ của trường đại học, các phân khoa sẽ làm "lễ ra trường" (graduation ) cho từng phân khoa . Và lễ này nhỏ hơn vì các phân khoa (department) làm lễ riêng nhau .
Nhưng lễ tốt nghiệp chung cho toàn trường tức là
COMMNENCEMENT chỉ một năm 1 lần vào thời gian cuối tháng 5 hay tháng 6 như đã nói trên . Trong lễ Commencement trường sẽ mời một nhân vật có tiếng tăm nào đó làm KHÁCH DANH DỰ cho cuộc lễ và vị khách này sẽ có một bài diễn văn chào mừng các tân khoa .

   

 thị trưởng thành phố New York -Michael Bloomberg- là khách mời danh dự cho lễ mãn khóa tại đại học Stanford California năm 2013

   Như vậy các sinh viên tốt nghiệp vào tháng 5 sẽ tiện dịp chờ thêm lễ tốt nghiệp toàn trường . Trái lại các sinh viên tốt nghiệp mùa thu năm trước tức là trong tháng 12 vừa qua phải đợi lâu hơn 5 tháng mới có dịp dự lễ TỐT NGHIỆP toàn trường -Commencement -như vừa nói trên .
  Các SV sau khi tốt nghiệp chờ bằng gữi về sau một hai tuần và có quyền tham dự lễ COMMENCEMENT tùy ý . Vì vào tháng 4 hàng năm văn phòng hiệu trưởng sẽ gữi về nhà báo cho biết và hỏi sự lụa chọn dự lễ ra trường lớn này của SV .Ngang đây chúng ta cần nói thêm các SV chưa đủ tín chỉ (required units) có làm lễ Ra Trường không ? Tùy trường duyệt xét nếu SV đó chỉ thiếu vài ba tín chỉ ngoài major chính thì trường có thể cho làm lễ Commencement này nhưng
bằng thì phải đợi SV đó học thêm đủ số tín chỉ còn thiếu nộp lại cho trường thì trường mới gữi bằng về sau. Có trường sẽ NIÊM YẾT (post) tên các SV đủ tiêu chuẩn mãn khóa vào cuối học kỳ của học kỳ cuối cùng [semester 6 tha'ng hay trimeter 3 tha'ng ] của SV đó trước khi làm lễ COMMENCEMENT .
                            NH6572- đinh trọng phúc và con trai tại Stanford tháng 16-6- 2013
                   NH6572- trần túy Huệ  và con trai tại Stanford tháng16- 6- 2013
    


     Nhưng có trường hợp khác hơn, sau khi dự lễ COMMENCEMENT xong các sv tiếp tục về các phân khoa dự lễ phát bằng luôn tại đây- ví dụ đại học Stanford California-  trong ngày có sự  chứng giám của gia đình bè bạn . Hoặc có trường đại học lại cho các phân khoa làm lễ ra trường từng phân khoa một tổ chức xen kẻ nhau tại hội trường hí viện của trường đại học đó.  Còn dự lễ Commencement thì tất cả phải đợi vào dịp cả trường làm chung một lần vào cuối tháng 5 tây hay vào tháng 6 như đã nói trên -ví dụ đại học San Jose State University.



    Sau thời gian phấn đấu học hành cu`ng niềm vui tốt nghiệp , tình hình chung cho sinh viên tốt nghiệp tại Hoa kỳ đang vật lộn khó khăn trong việc tìm kiếm công việc (job) vi` sự phục hồi kinh tế chậm chạp và số lương công việc bị đem ra đầu tư nước ngoài quá nhiều . Ngoại trừ số nhỏ sinh viên các trường đại học có tiếng (trong đó phần nhiều là trường tư ) tương đối dễ kiếm việc hơn, còn tình trạng thu dụng lao động mới tại các công ty , xí nghiệp Hoa kỳ chưa có số liệu khả quan. Theo tin tức gần nhất , hiện nay tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc Hoa kỳ vẫn dao động trên dưới 7% , điều này nói lên sự hứa hẹn về thay đổi chính sách kinh tế sắp tới của Hoa kỳ đối với lượng sinh viên ra trường càng lúc càng đông . Nhưng dù sao đi nữa , sự thật hiện nay khó ai chối bỏ rằng Hoa kỳ là nước có lượng sinh viên nước ngoài vào với diện du học đông nhất thế giới và số lượng sv không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây .


  Tổng số SV quốc tế du học tại Hoa kỳ tài khóa 2011-2012
764,495
10 nước theo thứ tự có SV du học đông nhất tại Hoa kỳ






1 China 194,029    25.4%
2 India 100,270        13.1%
3 South Korea 72,295 9.5%
4 Saudi Arabia 34,139 4.5%
5 Canada 26,821 3.5%
6 Taiwan 23,250 3.0%
7 Japan 19,966 2.6%
8 Vietnam 15,572 2.0%
9 Mexico 13,893 1.8%
10 Turkey 11,973 1.6%
All Others 252,287 33.0%
http://www.iie.org/en/Services/Project-Atlas/United-States/International-Students-In-US
TIỆC TÙNG : 

                         đinh Viễn Dương con trai dhl trong bữa    tiệc dành cho các SV   tổ chức tại phân khoa trước ngày COMMENCEMENT

      NHÌN CHUNG các trường công lập tại Mỹ vì eo hẹp ngân sách hơn trường tư thục (private school) nên lễ Ra Trường tại các trường công không thấy có tiệc mừng .
Riêng tại các trường tư ít nhất có 2 tiệc mừng :
-tiệc dành cho các SV tân khoa thuờng tổ chức tại phân khoa
-tiệc chung lớn hơn dành cho tất cả phụ huynh SV và trường tổ chức đại sảnh hay tại quảng trường lớn hơn 

Hai tiệc này được tổ chức trước ngày COMMENCEMENT. Sau lễ COMMENCEMENT , sv về lại phân khoa nhận bằng cũng có đãi ăn uống nhẹ hơn vui chơi nói chuyện chụp hình lưu niệm trước khi chia tay ra về cùng nhau .

tiệc dành cho các SV tân khoa thuờng tổ chức tại phân khoa trước ngày COMMENCEMENT
tiệc dành cho phụ huynh các tân sv cử nhân -baccalaureate- tại quảng trường Stanford ngày 15/6/2013

Sinh Viên Sau Khi Ra trường cử nhân -under graduate- có thể tiếp tục học -cao học, hậu đại học, hậu tiến sĩ ra sao và bao lâu ?
   Sau khi ra trường cử nhân SV thuờng tiếp tục học thêm . SV Có thể tiếp tục học lên một cấp tức là cao học -graduation school -để tốt nghiệp bằng thạc sĩ ( master degree)cùng trường nếu phỏng vấn đươc hay phải đi học tại trường khác . Thuờng thuờng sv thuờng nộp đơn nhiều trường khác nhau cho chắc ăn . Sau thạc sĩ (master degree) sv nếu học thêm tiến sĩ (doctorate degree) tức là post graduation school cũng phải qua bằng cao hoc (master degree) và phỏng vấn đậu cùng vượt qua khóa thi ngành  mà sv đó chọn
   -ví dụ: y khoa:  MCAT (Medical College Admission Test)phải pass khi còn sv 2 năm hay sau 4 năm (under graduate school)  để vào ngành y cùng tốt nghiệp thêm thạc sĩ về ngành liên quan trong thời gian 2 năm cao học tai graduation school
  Sau phỏng vấn pass để vào trường hậu cao học -post graduation school- sv sẽ có thêm 4 năm ra bằng tiến sĩ -doctorate degree- ví dụ MD -general dành cho bác sĩ toàn khoa hay tổng quát

. Sau khi nhận bằng MD tổng quát General MD, tân khoa này muốn học thêm chuyên ngành (specialist- post doctorate degree) sẽ cần 2 năm tói 4 năm nữa .
-như vậy một bác sĩ y khoa có thể tốn thời gian tại đại học và sau đại học là :
4 under graduation school+ 2 graduation school / master  + 4 post graduation school /doctorate + 2 minimum post -doctorate school = 12 đến 14 năm

Bác Sĩ Chuyên ngành kh'ac học bao lâu ?

  SV sau tốt nghiệp đại học /cử nhân 4 năm (under graduate) các sv có thể đi thẳng vào ngành y chuyên khoa ví dụ : tai mắt mũi họng v v với điều kiện phải qua MCAT pass và phỏng vấn pass
với thời gian 4 năm nữa là ra các chuyên khoa này ra trường vói cấp độ doctorate degree-như vậy một bác sĩ chuyên ngành này có tối đa 8 năm nhưng không có bằng MD General tức là 

 Bác Sĩ Toàn Khoa 

Bác Sĩ Nha Khoa  

    Sau khi tốt nghiệp cử nhân 4 năm với cùng thi pass DAT tức là Dental Admission Test cùng phỏng vấn đậu sv sẽ vào trường nha khoa thêm 3 năm nữa mới có DDS (Doctor of Dental Surgery ) DMD (Doctor of Dental Medicine) tổng cộng 7 đến 8 năm

Dược Khoa Doctor of Pharmacy
sau khi vào đại học 2 năm sẽ thi pass PCAT tức là Pharmacy College Admission Test và pv pass sẽ vào trường dược học thêm 3 đến 4 năm nữa tổng cộng là 6 năm tại đại học.



Lễ Ra Trường Commencement khóa 30 tháng 5 /2013  Đại Học Y khoa và Nha Khoa Harvard Hoa kỳ tốt nghiệp :
-161 tân khoa bác sĩ MDs (Doctor of Medicine)
-37 tân khoa nha sĩ DMDs
(Doctor of Dental Medicine)


So Sánh ra làm Sao Giữa Các Tiến Sĩ ?
  Chúng ta sẽ đi tới một thắc mắc ông A cũng TS và bà B cũng TS cùng 2 ngành khác nhau hay cùng một ngành ? thế thì hơn nhau cái gì đây ?
  Điều hơi khó trả lời; nhưng có huớng giải thích đó là degree (cấp , độ)
    ví dụ :1 bác sĩ có degree của :  4 năm (baccalaureate) +2 năm (master) + 4 năm (doctorate)+ 2 năm (post doctorate)
 sẽ cao hơn 1 bác sĩ có degree của :  4 năm (baccalaureate)+ 4 năm (master +doctorate)


Học Phí-TUITION 

Học phí toàn niên cho sinh viên 4 năm đầu đại học tức là under- graduate sẽ tốt nghiệp cử nhân -baccalaureate- tại Hoa kỳ khác nhau . Cao nhất là trường tư rồi đến trường công
ví dụ
 -Học phí cho 1 năm sinh viên cử nhân nội trú tại đại học Harvard dao động từ 59,950 usd đến 65,150 usd

  -Học phí một năm cho sinh viên cử nhân nội trú tại đại học Stanford hiện nay là khoảng 60,749.usd 1 năm
   -Học phí sv nội trú tại đại học công San Jose State University hiện nay là 24, 223 usd 1 năm
Ngoài ra các SV cao học , hậu đại học còn trả học phí phải cao hơn nữa


dhl biên soạn và re edit
26/11/2013

Tuesday, November 19, 2013

đinh trọng phúc--CON ONG VA` GIÀN MƯỚP CUỐI MÙA



[IMG]

     Mấy cây mướp ngọt của tôi coi bộ trễ mùa dữ lắm! thu về rồi , hàng phong bên đường bắt đầu vàng lá thế mà mấy cây mướp của tôi mới ra hoa . Lỗi là ở chủ nó, tức là tôi, chợt hứng tôi bỏ vài hột mướp cho "ra vẻ" nhưng chẳng theo mùa màng chi. Tôi làm vườn "văn nghệ" cho đỡ buồn khi ngồi một mình thư giản ở vườn sau .

     Trồng mướp trễ, tôi biết vậy nên khi 'chú bông đực' nào ra tôi vội ngắt ngay úp vào nụ 'mướp cái' mới he hé nụ vàng. Tôi 'thừa kinh nghiệm' với những giàn mướp ngày xưa bên nhà nó từng giúp nhà tôi 'ra cơm ra gạo'!

    Nhưng qua đây khi đã gọi là trồng 'văn nghệ ' cho vui thì thiết chi chuyện đứng mùa hay không nữa !

    Hôm qua vào bữa ăn tôi giải thích cho con trai tôi ích lợi của mấy con ong khi mùa mướp rộ hoa; ong từng giúp cho giàn mướp ngày xưa của ba nó sum xuê kết trái giúp tiền cho mẹ nó vào cái thuở nó còn cắp sách tới trường học lớp một-- lớp hai.

   Rõ ràng mấy cây mướp của tôi hôm nay bỏ trễ nên chẳng còn một con ong nào héo lánh. Bên xứ Mỹ này đến mùa hoa nở tôi vẫn thấy bóng dáng vài loại ong nhưng nó khác bên nhà, tôi có cảm giác ong bướm ở đây hiếm hoi với cây cảnh hơn. Bên nhà tôi còn nhớ có những lúc tôi phải chống cuốc đứng nhìn từng đàn ong ruồi bay ngang. Đàn ong nhiều đến nỗi
tôi nhìn như một đám mây đen kịt, hay những đàn bướm cải màu vàng bay dập dìu quanh mấy luống cải vườn xưa.

    Sáng nay khi tưới cây tôi khám phá ra rằng một chú ong lẻ loi đang săm soi trên mấy nụ bông mướp hiếm hoi của tôi. Chú ong này chỉ lớn hơn ong ruồi một ít màu vàng nhạt. Nó như một 'anh chàng cô đơn' không bè chẳng bạn, cứ lúi húi làm công việc của nó chắng có gì e ngại tôi. Tôi bỗng thấy vui vui, thất vọng mấy hôm trước vì những bông mướp trễ mùa, đàn ong khuất dạng, thì sáng nay chú ong này là niềm vui đơn giản- nhẹ nhàng chợt đến.


[IMG]
CÁM ƠN CHÚ ONG LẺ LOI ĐÃ GIÚP CHO MẤY TRÁI MƯỚP TRỄ MÙA CỦA VƯỜN TÔI ĐẬU TRÁI

    Chỉ một mình chú ong thôi , nó đang làm một công việc có ích là vừa tô phấn điểm hoa vừa ban cho tôi một niềm sung sướng . Cám ơn chú ong nho nhỏ - cám ơn thiên nhiên đã tạo nên 1 nét đẹp cho đời .





Đầu thu 2011

Monday, November 18, 2013

đinh hoa lư --Tôi Nấu Canh Tập Tàng



      -canh tập tàng !
    Chuyện lạ đời ở xứ Mỹ này thiếu gì cái ăn sao nói cái chuyện xa xưa quê mùa quá hỉ? xin bạn đọc khoan vội cười, tôi xin thưa đây là chuyện thật . Cái duyên cớ cho tôi có cơ hội "trổ tài nhà bếp" với món nấu quê mùa nhất bảo đảm  tại đây chưa chắc có ai ngoài tôi đã thực hiện chuyện tếu tếu này  .
Chuyện là bà xã tôi chiều nay bận đi chợ về trễ không nấu ăn kịp tôi liền nói :
     -thôi để anh ra vườn kiếm mớ rau vô nấu miếng canh đổi vị  ăn chơi nghe?
    Đang  bận tay nhồi mấy pound thịt để làm mấy đòn chả cho buổi họp mặt bạn bè tuần sau , bà xã tôi liền bằng lòng ngay tuy không kịp hỏi tôi nấu miếng canh gì.
  Vuòn sau của tôi đã cuối thu , rau cỏ bắt đầu tàn héo.
      -canh tập tàng !
  Ba chữ "canh tập tàng' thoắt hiện lên trong trí nhớ tôi với bài văn nào ngày xưa -thật xưa. Ngày đó
tôi còn nhỏ dại bát canh tập tàng của người Huế- người QT  tôi nghe và nhớ được mạ tôi nấu cho nhà tôi những khi không còn đi chợ được . Hái rau tập tàng có nghĩa là đi tảo những thứ lá gì sau vườn xong vào nhà kiếm thức gì mặn để nấu tạm một món canh , giúp  nhà tôi "nuốt trôi" bữa cơm. Canh tập tàng, rau tập tàng có nghĩa không có tên canh gì hay rau gì cả.  Nó là lỡ làng-  linh động, là những "phát kiến" cho những gì kiếm được quanh mình, để tạo được một món canh khi cách sông trễ chợ. Cũng có lúc đó là khả năng mưu sinh trong vấn đề ẩm thực , khi môi trường sống quá ngặt nghèo, khô hạn.
   Giờ tôi ra vườn sau
để thực hiện những gì tôi nhớ được trong quá khứ. Một nhúm rau lang , vài ngọn rau dền còn sót lại , ít nhánh tần ô, vài đọt rau má. Tất cả mọi thứ rau này đang vào thời kỳ vàng úa vì đã hết mùa. Chỉ có vạt cải đang lên non tôi chỉ cần vài lá vì tôi đang thực hiện bữa "canh tập tàng".
   Mỗi  thứ một ít thế mà tôi đã kiếm được một ngảu nhỏ rau đủ loại cho tôi đem rửa sạch.
 Viết đến đây các bạn cũng chưa hiểu được thế nào là bát canh tập tàng nếu chưa nghe tôi diễn tả hết tôi làm thế nào để nấu bát canh này. Chỉ vài con tôm lột vỏ xong bằm nhỏ ướp với một củ hành huơng băm nhỏ tiêu hành nước mắm , một ít bột ngọt.
   Một muỗng nhỏ dầu , cho nóng trên bếp xong phi một ít hành huơng và um sơ chén tôm đã ướp kể trên. khi um tôm dĩ nhiên tôi thêm một muỗng canh nước cho khỏi cháy . Đảo tôm một phút xong tôi đổ nước vào đủ cho số lượng canh cần nấu. Nồi canh vừa sôi là tôi bỏ rau vào chỉ trộn rau vừa đủ xẹp xuống đảo đều trên dưới là tôi bắc nồi canh qua bên. Sau khi nếm tôi có thể thêm vài ít muối nếu canh quá lạt. Tôi không quên cắt mỏng vào canh một trái ớt đỏ.
    Giờ thủ thuật của tôi là làm sao cho bát canh tập tành chiều này cũng ngần ấy tôm , ngần ấy hành gia vị thôi mà vẫn ngon một cách đậm đà -ý vị ? Đó là muỗng ruốc Huế tôi sẽ nêm vào nồi canh này; thiếu nó sẽ không còn chút gì "huơng vị quê huơng" nữa !
   Góc muỗng cà phê ruốc Huế kia tôi đã quậy loãng  với vài muỗng nước lạnh để sẵn trong chén . Tôi chỉ nêm thứ ruốc này vào khi đã dời nồi canh nhỏ ra khỏi bếp. Cách này bát canh sẽ không còn mùi ruốc mà cái vị bát canh sẽ đậm đà thêm lên.
Bát canh tập tàng chiều này tôi có cơ hội thực hiện là thế đó.  Tuy đơn giản, bình dị nhưng dễ gì thực hiện được bên xứ Mỹ này trừ phi khi có mảnh vườn bé nhỏ như tôi và một trí nhớ hun đúc bằng bao kỷ niệm sang hèn sướng khổ.  Tôi lại cho rằng có thể đây là cái vốn an ủi cho những tâm hồn về chiều khi đang huớng về kỷ niệm xa xăm trong đó có hình ảnh bát canh tập tàng.
   Bát canh tập tàng chiều này , tôi tự hãnh diện cho riêng mình khi ăn nó mà cảm giác nó ngon như muốn "ngậm mà nghe" để nhớ  mạ tôi hay ra vườn sau tảo mớ rau vào nấu món canh tập tàng những lúc lỡ chợ.  Bao kỷ niệm đời thuờng nó đã truyền thừa vào trí nhớ tôi hơn nửa  đời người mà vẫn không quên như miếng canh tập tàng chiều nay vợ chồng tôi đang thuởng thức ở chốn quê người mà khen nức nở.


DHL 8h
 7/11/2013